YOMEDIA
ADSENSE
Luật liên bang về công tác lưu trữ ở Liên bang Nga
197
lượt xem 38
download
lượt xem 38
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Luật Liên bang này điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực tổ chức bảo quản, thu thập, thống kê và sử dụng tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga và các tài liệu lưu trữ khác, không phụ thuộc vào hình thức sở hữu tài liệu, và cũng điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực quản lý công tác lưu trữ ở Liên bang Nga vì lợi ích của các công dân, xã hội và nhà nước.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luật liên bang về công tác lưu trữ ở Liên bang Nga
- LUẬT LIÊN BANG về công tác lưu trữ ở Liên bang Nga Đã được Đu ma Quốc gia thông qua ngày 01 tháng 10 năm 2004 và Hội đồng Liên bang phê chuẩn ngày 13 tháng 10 năm 2004 Người dịch: TS. Nguyễn Lệ Nhung
- Chương I: Các điều khoản chung Điều 1: Đối tượng điều chỉnh của Luật Liên bang này Luật Liên bang này điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực tổ chức bảo quản, thu thập, thống kê và sử dụng tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga và các tài liệu lưu trữ khác, không phụ thuộc vào hình thức sở hữu tài liệu, và cũng điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực quản lý công tác lưu trữ ở Liên bang Nga vì lợi ích của các công dân, xã hội và nhà nước. Điều 2: Luật pháp về công tác lưu trữ ở Liên bang Nga 1.Luật pháp về công tác lưu trữ ở Liên bang Nga bao gồm các luật Liên bang này, các luật khác của Liên bang, và các văn bản pháp quy khác của Liên bang Nga, của các chủ thể Liên bang Nga được thông qua phù hợp với luật pháp Liên bang. (*chủ thể : các nước cộng hoà, cộng hoà tự trị,các khu vực, tỉnh ở Liên bang Nga.- ND). 2. Các luật và các văn bản pháp quy của Liên bang Nga, các luật và các văn bản pháp quy của các chủ thể Liên bang Nga, các văn bản pháp quy của chính quyền tự quản địa phương về công tác lưu trữ không được đối lập với Luật Liên bang này. Trong trường hợp mâu thuẫn với Luật Liên bang, thì các nội dung của luật Liên bang này sẽ có giá trị hiệu lực. Điều 3: Những khái niệm cơ bản sử dụng trong Luật Liên bang này Vì các mục đích của Luật Liên bang này sẽ sử dụng các khái niệm cơ bản sau đây: 1) công tác lưu trữ ở Liên bang Nga (sau đây là công tác lưu trữ): là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các cơ quan tự quản địa phương, các tổ chức và các cá nhân trong lĩnh vực tổ chức bảo quản, thu thập, thống kê và sử dụng tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga và các tài liệu lưu trữ khác; 2) tài liệu lưu trữ là vật mang tin, có những đặc điểm riêng cho phép phân biệt chúng và được lưu giữ vì có giá trị về vật liệu mang tin và thông tin đối với các công dân, xã hội và nhà nước; 3) tài liệu nhân sự là tài liệu lưu trữ phản ánh các quan hệ lao động giữa người lao động và người giao việc; 2
- 4) tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga: là tài liệu lưu trữ đã được xác định giá trị, được thống kê nhà nước và được bảo quản vĩnh viễn; 5) tài liệu có giá trị đặc biệt: là tài liệu của Phông lưu trữ Liên bang Nga có giá trị lịch sử-văn hoá và khoa học vĩnh hằng, có tầm quan trọng đặc biệt đối với xã hội và quốc gia, và vì vậy những tài liệu này có chế độ kiểm kê, bảo quản và sử dụng đặc biệt. 6) tài liệu quý hiếm: là tài liệu có giá trị đặc biệt và không có tài liệu nào có nội dung thông tin và (hoặc) đặc trưng bên ngoài tương tự, và không thể phục hồi lại trong trường hợp bị mất xét về ý nghĩa và (hoặc) bút tích có trong đó. 7) phông lưu trữ: là một tập hợp tài liệu lưu trữ, có liên quan với nhau về lịch sử hoặc lôgic; 8) Phông lưu trữ Liên bang Nga là một tập hợp các tài liệu lưu trữ được hình thành về mặt lịch sử và thường xuyên được bổ sung, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, có các giá trị lịch sử, khoa học, xã hội, kinh tế, chính trị và văn hoá, là một phần di sản lịch sử - văn hoá không thể tách rời của nhân dân Liên bang Nga, là nguồn tài nguyên thông tin và thuộc diện bảo quản vĩnh viễn; 9) lưu trữ là cơ quan hoặc bộ phận của một tổ chức, thực hiện việc bảo quản, thu thập, kiểm kê và sử dụng tài liệu lưu trữ; 10) lưu trữ nhà nước là cơ quan nhà nước liên bang, được Chính phủ Liên bang Nga lập ra (sau đây gọi là lưu trữ nhà nước liên bang), hoặc là cơ quan nhà nước của các chủ thể Liên bang Nga, do các cơ quan của Chính phủ các chủ thể Liên bang Nga (sau đây gọi là lưu trữ nhà nước các chủ thể Liên bang Nga ) lập ra, thực hiện việc bảo quản, thu thập, kiểm kê và sử dụng tài liệu lưu trữ Phông lưu trữ Liên bang Nga và các tài liệu lưu trữ khác; 11) lưu trữ thị chính là một bộ phận của một cơ quan tự quản địa phương của quận thị chính, thị xã hoặc thành phố hoặc là cơ quan thị chính do các cơ quan địa phương đó lập ra, để thực hiện việc bảo quản, thu thập, kiểm kê và sử dụng tài liệu lưu trữ Phông lưu trữ Liên bang Nga và các tài liệu lưu trữ khác; 3
- 12) bảo quản vĩnh viễn tài liệu lưu trữ Phông lưu trữ Liên bang Nga : là bảo quản không xác định thời hạn (vô thời hạn) tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga; 13) bảo quản tạm thời tài liệu lưu trữ: là bảo quản tài liệu lưu trữ cho tới khi đến thời hạn loại hủy tài liệu theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật. 14) bảo quản tạm thời tài liệu lưu trữ Phông lưu trữ Liên bang Nga là bảo quản tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga cho đến thời hạn giao nộp để bảo quản vĩnh viễn theo quy định tại Điều 21 của Luật này. 15) bảo quản ký thác tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga: là bảo quản tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga tại các cơ quan liên bang của chính quyền hành pháp và các tại các tổ chức khác (trong đó có các viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga có quy chế quốc gia, ngoại trừ Viện hàn lâm khoa học Nga) theo thời hạn và theo các thoả thuận đã được ký kết giữa các cơ quan đó với cơ quan liên bang của chính quyền hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt. 16) xác định giá trị tài liệu: là việc nghiên cứu tài liệu dựa trên các tiêu chuẩn giá trị tài liệu nhằm xác định thời hạn bảo quản và lựa chọn tài liệu để đưa vào thành phần Phông lưu trữ Liên bang Nga; 17) sắp xếp tài liệu lưu trữ: là một tổng thể các công việc để lập các tài liệu lưu trữ thành các đơn vị bảo quản (hồ sơ), biên mục và trình bày các đơn vị bảo quản (hồ sơ) phù hợp với các qui định của cơ quan liên bang thuộc chính quyền hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt. 18) chủ nhân tài liệu lưu trữ: là cơ quan nhà nước, cơ quan tự quản địa phương hoặc các cá nhân có tư cách pháp nhân hoặc người thực thể, thực hiện việc làm chủ và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ, và thực thi các quyền hạn quản lý các tài liệu đó trong khuôn khổ quy định của pháp luật hoặc của thoả thuận ký kết; 4
- 19) người sử dụng tài liệu lưu trữ: là cơ quan nhà nước, cơ quan tự quản địa phương hoặc các cá nhân với tư cách pháp nhân hoặc người thực thể, có yêu cầu hợp pháp về tài liệu lưu trữ để thu nhận và sử dụng các thông tin cần thiết Điều 4: Quyền hạn của Liên bang Nga, các chủ thể Liên bang Nga, các tổ chức thị chính trong lĩnh vực lưu trữ 1. Quyền hạn của Liên bang Nga trong lĩnh vực lưu trữ bao gồm: 1) nghiên cứu xây dựng và thực hiện chính sách nhà nước thống nhất trong lĩnh vực lưu trữ; 2) qui định các quy tắc thống nhất trong việc tổ chức bảo quản, thu thập, thống kê và sử dụng tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga và các tài liệu lưu trữ khác, đồng thời kiểm tra việc thực hiện các quy tắc này; 3) bảo quản, thu thập, thống kê và sử dụng tài liệu lưu trữ và các phông lưu trữ của: a) các lưu trữ nhà nước liên bang, các viện bảo tàng và các thư viện liên bang; b) các cơ quan liên bang chính quyền nhà nước, các cơ quan nhà nước khác của Liên bang Nga, trong đó bao gồm cả các cơ quan kiểm sát Liên bang Nga, ủy ban bầu cử trung ương Liên bang Nga, Ban kiểm toán Liên bang Nga , Ngân hàng Liên bang Nga ; c) các quỹ không thuộc ngân sách nhà nước; d) các viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga có qui chế nhà nước và các tổ chức thuộc các viện này; e) các doanh nghiệp nhà nước liên bang và các cơ quan nhà nước liên bang (sau đây gọi là các tổ chức liên bang) kể cả các các tổ chức năm ngoài lãnh thổ LB Nga; 4) quyết định các vấn đề liên quan đến việc chuyển giao tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu Liên bang sang sở hữu của các chủ thể LB Nga và (hoặc) của chính quyền tự quản địa phương; 5) giải quyết các vấn đề về việc xuất cảnh tạm thời tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga ra khỏi lãnh thổ LB Nga. 5
- Quyền hạn của các chủ thể Liên bang Nga trong lĩnh vực lưu trữ bao gồm: 1) thực hiện chính sách nhà nước trong lĩnh vực lưu trữ trên lãnh thổ các chủ thể của Liên bang Nga; 2) bảo quản, thu thập, kiểm kê và sử dụng tài liệu lưu trữ và các phông lưu trữ của: a) các lưu trữ nhà nước thuộc chủ thể Liên bang Nga, các bảo tàng và thư viện của các chủ thể liên bang Nga. b) các cơ quan chính quyền nhà nước, các cơ quan nhà nước khác của các chủ thể Liên bang Nga; c) các doanh nghiệp nhà nước kể cả các tổ chức ngân khố và các cơ quan nhà nước thuộc chủ thể LB Nga (sau đây gọi là các tổ chức chủ thể LB Nga) 3) giải quyết các vấn đề về giao nộp tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu của các chủ thể Liên bang Nga, sang sở hữu Liên bang Nga và (hoặc) của cơ quan tự quản địa phương. Quyền hạn của các cơ quan thị chính tự quản địa phương trong lĩnh vực lưu trữ: 1) bảo quản, thu thập, thống kê và sử dụng tài liệu lưu trữ và các phông lưu trữ của: a) các cơ quan chính quyền tự quản địa phương, các lưu trữ, bảo tàng và thư viện thị chính. b) các doanh nghiệp công lập của địa phương kể cả các và các cơ quan của chính quyền tự quản địa phương (sau đây gọi là các tổ chức của chính quyền tự quản địa phương) 2) giải quyết các vấn đề về chuyển giao tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu của chính quyền tự quản địa phương thành sở hữu của Liên bang Nga, của các chủ thể Liên bang Nga và các cơ quan tự quản địa phương khác. Các cơ quan tự quản địa phương của các làng xã, huyện, quận, thị xã thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực công tác lưu trữ phù hợp với quyền hạn giải quyết các vấn đề của địa phương đã được Luật Liên bang ban hành ngày 06 6
- tháng 10 năm 2003 số 131-F3 “Về các nguyên tắc cơ bản của các tổ chức tự quản địa phương ở Liên bang Nga” quy định. 5. Bằng luật, cơ quan tự quản của thị trấn, thị xã, thành phố của chính quyền tự quản địa phương có thể được giao các quyền hạn nhà nước cụ thể trong việc bảo quản, thu thập, thống kê và sử dụng các tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu nhà nước nằm trên lãnh thổ khu vực hành chính của địa phương mình, đồng thời được cấp các phương tiện vật chất kỹ thuật để thực thi các quyền hạn này. Chương 2: Phông lưu trữ Liên bang Nga Điều 5: Thành phần Phông lưu trữ Liên bang Nga Thành phần Phông lưu trữ Liên bang Nga bao gồm các tài liệu lưu trữ nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga không phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ tài liệu, thời gian và phương thức hình thành, thể loại vật liệu mang tin, hình thức sở hữu và nơi bảo quản, trong đó bao gồm các văn bản pháp quy, tài liệu quản lý, tài liệu về kết quả nghiên cứu khoa học, thiết kế thử nghiệm, công nghệ, tài liệu xây dựng đô thị, tài liệu phim ảnh, nghe nhìn, ghi âm, tài liệu điện tử và trắc viễn, tài liệu bản thảo, tranh vẽ, bản vẽ, nhật ký, thư trao đổi, hồi ký, các bản sao tài liệu lưu trữ có giá trị thay bản gốc, và các tài liệu lưu trữ của các tổ chức nhà nước (LB Nga - ND) đóng tại nước ngoài. Điều 6. Xếp loại tài liệu lưu trữ vào thành phần Phông lưu trữ Liên bang Nga 1. Tài liệu lưu trữ được đưa vào thành phần Phông lưu trữ Liên bang Nga trên cơ sở xác định giá trị tài liệu. 2. Hội đồng thẩm định xác định giá trị của cơ quan liên bang chính quyền hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt giải quyết các vấn đề khoa học nghiệp vụ liên quan đến công tác xác định giá trị tài liệu và vấn đề đưa những tài liệu nào vào thành phần Phông lưu trữ Liên bang Nga, kể cả việc xác định các tài liệu có giá trị đặc biệt, trong đó có tài liệu quý hiếm trong thành phần Phông lưu trữ Liên bang Nga. 7
- 3. Cơ quan liên bang của chính quyền hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt phê duyệt các bản kê thời hạn bảo quản tài liệu lưu trữ mẫu. 4. Các hội đồng thẩm định xác định giá trị của các lưu trữ nhà nước liên bang và các cơ quan hành chính có thẩm quyền của các chủ thể Liên bang Nga trong lĩnh vực lưu trữ trong phạm vi quyền hạn của mình giải quyết các vấn đề về việc đưa các tài liệu cụ thể vào thành phần Phông lưu trữ Liên bang Nga. 5. Việc xác định giá trị tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền của chính quyền hành pháp của các chủ thể Liên bang Nga trong lĩnh vực lưu trữ, các lưu trữ nhà nước và lưu trữ thị chính thực hiện cùng với các chủ sở hữu hoặc chủ nhân tài liệu lưu trữ. 6. Việc xác định giá trị tài liệu được tiến hành đối với tất cả tài liệu bằng bất kỳ vật mang tin nào và thuộc sở hữu liên bang, sở hữu các chủ thể Liên bang Nga và sở hữu của chính quyền tự quản địa phương. Trước khi tài liệu được tiến hành xác định giá trị tài liệu theo thủ tục quy định, nghiêm cấm loại huỷ tài liệu. 7. Việc xếp loại tài liệu thuộc sở hữu cá nhân vào thành phần Phông lưu trữ Liên bang Nga đuợc tiến hành trên cơ sở xác định giá trị tài liệu và làm thành thoả thuận được ký kết giữa chủ sở hữu hoặc chủ nhân và lưu trữ nhà nước hoặc lưu trữ thị chính (cơ quan tự quản địa phương thị trấn, thị xã, thành phố), bảo tàng, thư viện hoặc một tổ chức của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Trong thoả thuận nêu rõ trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc chủ nhân tài liệu đối với việc bảo quản, thống kê và sử dụng tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga . Điều 7. Các tài liệu lưu trữ thuộc quyền sở hữu nhà nước 1. Các tài liệu lưu trữ sau thuộc quyền sở hữu Liên bang: 1) tài liệu lưu giữ tại các lưu trữ nhà nước liên bang, các bảo tàng và thư viện liên bang, các tổ chức của Viện hàn lâm khoa hoc Nga (trừ tài liệu lưu trữ được chuyển giao cho các lưu trữ, bảo tàng, thư viện, tổ chức của 8
- Viện hàn lâm khoa học Nga này trên cơ sở các thoả thuận bảo quản không chuyển giao quyền sở hữu). 2) tài liệu các cơ quan và các tổ chức nhà nước, được nêu trong điểm “b”mục1.3 Điều 4 của Luật này. 3) tài liệu của các quốc gia thù địch cũ đã được di chuyển sang Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II và hiện nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga nếu luật pháp Liên bang Nga về các giá trị văn hoá đã bị di chuyển không xem xét khác. 4) các tài liệu thuộc quyền sở hữu liên bang theo luật liên bang. 2. Các tài liệu lưu trữ sau thuộc quyền sở hữu của chủ thể liên bang: 1) tài liệu lưu giữ tại các lưu trữ nhà nước của chủ thể Liên bang Nga, các bảo tàng và thư viện của chủ thể Liên bang Nga ( trừ những tài liệu lưu trữ được chuyển giao cho các trung tâm lưu trữ, các viện bảo tàng, các thư viện này trên cơ sở các thoả thuận bảo quản không chuyển giao quyền sở hữu); 3) tài liệu của các cơ quan, tổ chức của chủ thể Liên bang Nga Điều 8. Tài liệu lưu trữ thuộc quyền sở hữu của chính quyền tự quản địa phương 1. Các tài liệu lưu trữ sau thuộc quyền sở hữu của chính quyền tự quản địa phương: 1) tài liệu của các cơ quan, tổ chức chính quyền tự quản địa phương 2) tài liệu lưu giữ tại các lưu trữ, bảo tàng, thư viện thị chính ( trừ những tài liệu lưu trữ được chuyển giao cho các trung tâm lưu trữ, các viện bảo tàng, các thư viện này trên cơ sở các thoả thuận bảo quản không chuyển giao quyền sở hữu); 2. Việc xác định quyền sở hữu giữa các tổ chức của chính quyền tự quản địa phương và chủ thể Liên bang Nga đối với tài liệu lưu trữ được hình thành trước khi thành lập, hợp nhất, chia tách hoặc thay đổi quy chế của các tổ chức tự quản địa phương và được lưu giữ trong các lưu trữ thị chính được thực hiện phù hợp với luật pháp của các chủ thể Liên bang Nga . Điều 9. Tài liệu lưu trữ thuộc quyền sở hữu tư nhân 9
- Các tài liệu lưu trữ sau thuộc quyền sở hữu các nhân: 1) tài liệu các tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Liên bang Nga và không phải là các tổ chức nhà nước hoặc của chính quyền tự quản địa phương, trong đó bao gồm các tổ chức xã hội tính từ ngày đăng ký theo luật pháp Liên bang Nga về các tổ chức xã hội và các tổ chức tôn giáo sau khi tách nhà thờ ra khỏi nhà nước (sau đây gọi là các tổ chức phi nhà nước); 2) tài liệu do các công dân làm ra hoặc có được một cách hợp pháp. Điều 10. Những điểm đặc biệtvề tình trạng pháp lý của các tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu Liên bang Nga, chủ thể Liên bang Nga và của chính quyền tự quản địa phương 1. Việc chuyển giao tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu Liên bang Nga thành sở hữu của chủ thể Liên bang Nga và (hoặc) của chính quyền tự quản địa phương do Chính phủ Liên bang Nga quyết định theo đề nghị của cơ quan liên bang chính quyền hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt. 2.Việc chuyển giao tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu chủ thể liên bang Nga hoặc sở hữu của chính quyền tự quản địa phương thành sở hữu Liên bang Nga, của chủ thể Liên bang Nga và (hoặc ) của chính quyền tự quản địa phương được thực hiên theo luật pháp Liên bang Nga, luật pháp các chủ thể Liên bang Nga, các văn bản pháp quy của chính quyền tự quản địa phương. 3. Tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu nhà nước hoặc của chính quyền tự quản địa phương không thuộc diện tư nhân hóa, không được đem bán, đổi chác, tặng hoặc các hành động khác có thể dẫn tới thất lạc chúng, trừ khi thoả thuận quốc tế của Liên bang Nga hoặc luật pháp Liên bang quy định khác. 3.Trong trường hợp tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp của chính quyền tự quản địa phương, các tài liệu lưu trữ đã được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan này, bao gồm cả tài liệu nhân sự, vẫn thuộc quyền sở hữu Liên bang, sở hữu chủ thể Liên bang Nga và sở hữu của chính quyền tự quản địa phương. 10
- Điều 11. Những điểm đặc biệt đối với việc lưu thông dân sự các tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga thuộc sở hữu tư nhân 1. Tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga thuộc sở hữu tư nhân có thể đuợc trưng mua hoặc chuyển giao từ nguời này sang người khác theo qui định quyền thừa kế hoặc theo phương thức khác. Trong trường hợp đó, nguời thừa kế có trách nhiệm thông báo về việc chuyển giao quyền sở hữu với lưu trữ, bảo tàng, thư viện nhà nước hoặc của chính quyền tự quản địa phương, các tổ chức của Viện hàn lâm khoa học Nga, mà người sở hữu trước đã ký kết thoả thuận. 2. Khi chuyển giao quyền sở hữu các tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga thuộc sở hữu cá nhân, người được chuyển giao phải chịu các trách nhiệm nêu trong thoả thuận được đề cập trong phần 7 Điều 6 của Luật Liên bang này. 3. Nếu người sở hữu các tài liệu có giá trị đặc biệt và được Nhà nước bảo hộ không thực hiện trách nhiệm của mình trong việc bảo quản, thống kê và sử dụng những tài liệu này có thể dẫn tới việc làm mất giá trị của tài liệu, thì những tài liệu này có thể bị thu hồi theo quyết định của toà án căn cứ vào Điều 240 của Bộ Luật dân sự Liên bang Nga . 4. Trong trường hợp tiến hành các thương vụ bán các tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu cá nhân, người tổ chức các thương vụ này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản chậm nhất là 30 ngày trước ngày đấu giá cho cơ quan liên bang chính quyền hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt và cơ quan được uỷ quyền tương ứng của chủ thể LB Nga trong lĩnh vực công tác lưu trữ là địa phương sẽ diễn ra đấu giá biết về địa điểm, thời gian và các điều kiện mua bán tài liệu. Vi phạm qui định trên có thể sẽ là lý do để cơ quan liên bang chính quyền hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt và cơ quan được uỷ quyền tương ứng của chủ thể LB Nga trong lĩnh vực công tác lưu trữ kiện ra toà theo luật dân sự về việc chuyển quyền và trách nhiệm của người mua. Điều 12. Bảo vệ quyền sở hữu đối với tài liệu lưu trữ 11
- 1. Quyền sở hữu tài liệu lưu trữ không phụ thuộc vào hình thức sở hữu, được luật pháp bảo vệ. Nghiêm cấm hành vi tịch thu tài liệu lưu trữ không theo luật pháp liên bang. 2.Tài liệu lưu trữ sở hữu không hợp pháp, được chuyển giao cho người sở hữu hoặc chủ nhân hợp pháp căn cứ theo thoả thuận quốc tế của Liên bang Nga và luật pháp Liên bang Nga. Chương III. Quản lý công tác lưu trữ ở Liên bang Nga Điều 13. Thành lập các lưu trữ 1. Các cơ quan nhà nước, các cơ quan của chính quyền tự quản địa phương thị trấn, thị xã và thành phố có trách nhiêm thành lập các lưu trữ với mục đích thu thập, thống kê và sử dụng tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan mình. 2. Các tổ chức và cá nhân được quyền thành lập lưu trữ với mục đích bảo quản các tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của họ, bao gồm cả mục đích bảo quản và sử dụng những tài liệu lưu trữ không thuộc sở hữu nhà nước và của chính quyền tự quản địa phương. Điều 14. Tổ chức quản lý công tác lưu trữ ở Liên bang Nga 1. Nhà nước bảo hộ những quyền lợi được Luật này quy định, bảo đảm sự phát triển của công tác lưu trữ ở Liên bang Nga trên cơ sở thực hiện các chính sách khoa học - kỹ thuật, tài chính phù hợp, trong đó gồm cả chính sách thuế và tín dụng. 2. Việc quản lý nhà nước công tác lưu trữ ở Liên bang Nga do các cơ quan liên bang của chính quyền nhà nước thực hiện, trong đó bao gồm cả cơ quan liên bang của chính quyền hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt. 3. Việc quản lý nhà nước công tác lưu trữ tại các chủ thể của Liên bang Nga do các cơ quan của chính quyền nhà nước của các chủ thể Liên bang Nga thực hiện, trong đó bao gồm cả cơ quan có thẩm quyền của chủ thể Liên bang Nga trong lĩnh vực công tác lưu trữ. 4. Việc quản lý công tác lưu trữ ở đơn vị hành chính tự quản địa phương do các cơ quan tự quản địa phương thực hiện. 12
- 5. Với mục đích bảo đảm các nguyên tắc thống nhất trong việc tổ chức bảo quản, thu thập, kiểm kê và sử dụng tài liệu lưu trữ, các cơ quan nhà nước, các cơ quan khu vực tự trị, các cơ quan, tổ chức và các cá nhân trong công tác phải tuân thủ luật pháp của Liên bang Nga (trong đó bao gồm cả các qui tắc do cơ quan liên bang chính quyền hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt , luật pháp các chủ thể Liên bang Nga và các văn bản pháp quy của chính quyền tự quản địa phương quy định). Điều 15. Bảo đảm tài chính và các điều kiện vật chất kỹ thuật cho công tác lưu trữ 1. Các cơ quan nhà nước, các cơ quan tự quản địa phương, các tổ chức và các cá nhân tham gia các hoạt động kinh doanh không thành lập pháp nhân, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện tài chính, vật chất – kỹ thuật và các điều kiện khác cần thiết cho việc thu thập, bảo quản, thống kê và sử dụng tài liệu lưu trữ, bố trí cho lưu trữ do các cơ quan và các cá nhân đó lập ra nhà hoặc phòng ốc đáp ứng yêu cầu bảo quản tài liệu và điều kiện làm việc của nhân viên lưu trữ. 2. Các cơ quan nhà nước, các cơ quan tự quản địa phương khi có quyết định về cải tạo, hoặc chuyển đổi các toà nhà trong đó có bố trí lưu trữ nhà nước hoặc lưu trữ thị chính, có trách nhiệm bảo đảm cho các lưu trữ này nhà cửa đáp ứng với yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ 3. Các lưu trữ nhà nước và lưu trữ thị chính (trừ các đơn vị cơ cấu tổ chức của các cơ quan tự quản địa phương) có quyền thực hiện các hoạt động mang lại thu nhập trong phạm vi các văn bản thành lập các cơ quan đó cho phép, để phục vụ cho mục đích hoạt động của các cơ quan đó, cũng như để trang trải các chi phí của mình từ các nguồn khác mà luật pháp LB Nga cho phép. Điều 16: Kiểm tra việc thực hiện luật pháp về công tác lưu trữ ở Liên bang Nga Kiểm tra việc thực hiện luật pháp về công tác lưu trữ ở Liên bang Nga do các cơ quan chính quyền nhà nước liên bang, trong đó bao gồm cơ quan 13
- hành chính thẩm quyền Liên bang Nga, các cơ quan nhà nước của các chủ thể Liên bang Nga, trong đó bao gồm cơ quan hành chính có thẩm quyền của các chủ thể Liên bang Nga trong lĩnh vực lưu trữ theo giới hạn về thẩm quyền đã được luật pháp Liên bang Nga và luật pháp các chủ thể Liên bang Nga qui định. Chương 4. Bảo quản và kiểm kê tài liệu lưu trữ Điều 17. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cơ quan chính quyền tự quản địa phương, các tổ chức và các cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh không hình thành pháp nhân đối với việc bảo đảm bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ 1.Các cơ quan nhà nước, các cơ quan chính quyền tự quản địa phương, các tổ chức và các cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh không hinh thành pháp nhân có trách nhiệm bảo đảm giữ gìn tài liệu lưu trữ, trong đó gồm cả tài liệu nhân sự, theo thời hạn bảo quản do luật pháp Liên bang hoặc các văn bản pháp quy khác của Liên bang Nga qui định, cũng như theo các bản kê tài liệu được nêu trong phần 3 Điều 6, phần 1 Điều 23 của Luật này. 2.Nghiêm cấm tiêu hủy tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga. 3.Đối với tài liệu có giá trị đặc biệt, trong đó có tài liệu quí, hiếm, phải có chế độ bảo quản, thống kê và sử dụng đặc biệt. Các tài liệu này được sao lưu bảo hiểm. 4.Thủ tục xếp loại tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga là tài liệu có giá trị đặc biệt, trong đó có tài liệu quý hiếm, thủ tục thống kê, xây dựng và bảo quản các bản sao bảo hiểm những tài liệu này, do cơ quan hành pháp cấp liên bang được Chính phủ Liên bang Nga uỷ quyền qui định. Điều 18.Bảo quản tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga 1. Tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga thuộc sở hữu nhà nước bảo quản: 1) vĩnh viễn - tại các lưu trữ nhà nước, các bảo tàng, thư viện (nhà nước) và các tổ chức của Viện Hàn lâm khoa học Nga; 2) tạm thời - theo thời hạn quy định tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhà nước, các lưu trữ do các cơ quan đó lập ra, cũng như tại lưu trữ thị chính của quận, huyện hoặc thị xã, thành phố trong trường hợp do các cơ quan nhà 14
- nước có thẩm quyền về bảo quản, thu thập, thống kê và khai thác sử dụng tài liệu thuộc sở hữu nhà nước và nằm trên địa phận của thị trấn, thị xã và thành phố tự quản phân cấp cho các cơ quan tự quản địa phương. 2.Việc bảo quản ký thác tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga thuộc sở hữu Liên bang do các cơ quan liên bang của chính quyền và tổ chức hành pháp ( kể cả các viện hàn lâm khoa học LB Nga có quy chế nhà nước, trừ Viện hàn lâm Nga) thực hiện. Chính phủ LB Nga quy định danh mục các cơ quan này. Thời hạn, điều kiện bảo quản ký thác tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga và việc khai thác sử dụng những tài liệu này được quy định trong các thoả thuận do các cơ quan hoặc tổ chức liên bang của chính quyền hành pháp ( kể cả các viện hàn lâm khoa học LB Nga có quy chế nhà nước, trừ Viện hàn lâm Nga) ký kết với cơ quan liên bang của chính quyền hành pháp được Chính phủ Liên bang Nga uỷ quyền đặc biệt. 3. Tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga thuộc sở hữu chính quyền tự quản địa phương được bảo quản: 1) vĩnh viễn - tại các lưu trữ, bảo tàng, thư viện thị chính; 2) tạm thời - tại các cơ quan, tổ chức tự quản địa phương và các lưu trữ có các cơ quan tổ chức đó lập nên theo thời hạn quy định. 4. Tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga thuộc sở hữu tư nhân có thể do các chủ nhân tự bảo quản hoặc có thể giao cho lưu trữ, thư viện, bảo tàng nhà nước, hay lưu trữ, thư viện, bảo tàng thị chính hoặc các tổ chức của Viện Hàn lâm Nga bảo quản theo thoả thuận. Trong đó, các điều kiện bảo quản những tài liệu này do các chủ nhân tài liệu quy định phù hợp với các điều khoản của Luật Liên bang này. Điều 19. Thống kê Nhà nước tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga 1. Tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga không phụ thuộc vào nơi bảo quản đều thuộc diện thống kê Nhà nước. Thủ tục thống kê Nhà nước tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga do cơ quan liên bang của chính quyền hành pháp được Chính phủ Liên bang Nga uỷ quyền đặc biệt quy định. Các tài liệu quý hiếm còn thuộc diện thống kê vào Danh mục Nnhà nước các tài liệu quý hiếm của Phông Lưu trữ LB 15
- Nga do cơ quan liên bang của chính quyền hành pháp được Chính phủ Liên bang Nga uỷ quyền đặc biệt thực hiện. 2. Tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga bảo quản tại các lưu trữ, bảo tàng, thư viện nhà nước và lưu trữ, thư viện, bảo tàng thị chính, các tổ chức thuộc Viện hàn lâm Nga không thuộc thành phần tài sản của các cơ quan đó. Chương 5. Thu thập tài liệu lưu trữ Điều 20. Các nguồn thu thập tài liệu lưu trữ của các lưu trữ nhà nước và lưu trữ thị chính 1. Các cơ quan nhà nước, chính quyền tự quản địa phương, các tổ chức và các công dân trong quá trình hoạt động có sản sinh tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga các tài liệu lưu trữ khác thuộc diện giao nộp để bảo quản tại các lưu trữ nhà nước và lưu trữ chính quyền tự quản địa phương là các nguồn thu thập tài liệu lưu trữ của các lưu trữ nhà nước và lưu trữ thị chính. 2. Các lưu trữ nhà nước và lưu trữ thị chính lập danh sách các nguồn thu thập phải giao nộp tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga và các tài liệu lưu trữ khác cho các cơ quan lưu trữ này. Việc đưa những tài liệu của các tổ chức phi nhà nước cũng như của các công dân vào danh sách thu thập được thực hiện trên cơ sở thoả thuận. Điều 21.Giao nộp tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga để bảo quản vĩnh viễn 1. Tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga thuộc sở hữu nhà nước hoặc của chính quyền tự quản địa phương sau khi hết thời hạn bảo quản tạm thời tại các cơ quan, tổ chức nhà nước, các cơ quan, tổ chức chính quyền tự quản địa phương được giao nộp để bảo quản vĩnh viễn tại các lưu trữ nhà nước và lưu trữ thị chính tương ứng. 2. Tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan khu vực thuộc các cơ quan liên bang của chính quyền và tổ chức hành pháp nằm trên địa phận chủ thể LB Nga, có thể được giao nộp cho lưu trữ nhà nước của chủ thể LB Nga trên cơ sở thoả thuận giữa cơ quan, tổ chức giao nộp 16
- tài liệu và cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực công tác lưu trữ của chính quyền hành pháp của chủ thể LB Nga. 3. Tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga thuộc sở hữu tư nhân được giao nộp vào lưu trữ, bảo tàng, thư viện nhà nước và lưu trữ, bảo tàng, thư viện thị chính, các tổ chức của Viện hàn lâm Nga trên cơ sở thoả thuận giữa các cơ quan đó với chủ nhân, chủ sở hữu của tài liệu. 4. Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức nhà nước, các cơ quan tổ chức chính quyền tự quản địa phương giao tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga sản sinh trong quá trình hoạt động của mình cho các bảo tàng, thư viện, tổ chức của Viện hàn lâm Nga và các tổ chức phi nhà nước. 5. Việc giao nộp tài liệu ở dạng lưu chiểu bắt buộc và miễn phí để bảo quản vĩnh viễn tại các lưu trữ nhà nước và lưu trữ chính quyền tự quản địa phương được thực hiện theo trình tự do Luật về các tài liệu bắt buộc phải lưu chiểu quy định. Điều 22. Thời hạn bảo quản tạm thời tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga trước khi giao nộp để bảo quản vĩnh viễn Các thời hạn bảo quản tạm thời đối với tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga trước khi giao nộp để bảo quản vĩnh viễn được quy định như sau: 1) Đối với tài liệu của các cơ quan liên bang thuộc chính quyền nhà nước và các cơ quan nhà nước khác của LB Nga (trong đó có các cơ quan Kiểm sát LB Nga, Uỷ ban bầu cử LB Nga, Viện kiểm toán LB Nga, Ngân hàng TW LB Nga), cũng như tài liệu của các tổ chức nhà nước tự hạch toán và các tổ chức liên bang, thuộc thành phần Phông Lưu trữ LB Nga theo thủ tục quy định - 15 năm; 2) Đối với tài liệu của các cơ quan chính quyền nhà nước, các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức thuộc các chủ thể LB Nga thuộc thành phần Phông Lưu trữ LB Nga theo thủ tục quy định - 10 năm; 3) Đối với tài liệu của các cơ quan, tổ chức của chính quyền tự quản địa phương thuộc thành phần Phông Lưu trữ LB Nga theo thủ tục quy định - 5 năm; 17
- 4) Đối với một số loại tài liệu đặc thù thuộc thành phần Phông Lưu trữ LB Nga theo thủ tục quy định: a) các biên bản ghi chép về tình trạng công dân (khai sinh, hôn thú, hộ tịch - ND) - 100 năm; b) tài liệu nhân sự, khế ước, các sổ sách, tài liệu liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng quỹ nhà ở - 75 năm; c) tài liệu thiết kế của các công trình đầu tư xây dựng - 20 năm; d) tài liệu chế tạo và công nghệ - 20 năm; đ) các bằng phát minh sáng chế, các mô hình, mẫu công nghiệp có ích - 20 năm; e) tài liệu khoa học - 15 năm; g) tài liệu ảnh và điện ảnh - 5 năm; h) tài liệu nghe nhìn và ghi âm - 3 năm. Điều 23. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cơ quan chính quyền tự quản địa phương, các tổ chức đối với việc thu thập tài liệu lưu trữ cho các lưu trữ nhà nước và lưu trữ thị chính 1. Các cơ quan chính quyền nhà nước LB và các cơ quan nhà nước khác của LB Nga soạn thảo và phê chuẩn sau khi đã hỏi ý kiến của cơ quan liên bang chính quyền hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt các bản kê thời hạn bảo quản tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan đó cũng như của các tổ chức trực thuộc. 2. Các cơ quan, tổ chức nhà nước, các cơ quan, tổ chức tự quản địa phương bảo đảm việc lựa chọn, chuẩn bị và giao nộp tài liệu Phông Lưu trữ LB Nga ở tình trạng đã được sắp xếp theo các thủ tục do cơ quan liên bang của chính quyền hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt quy định để bảo quản vĩnh viễn tại các lưu trữ nhà nước và lưu trữ thị chính. Mọi công việc liên quan đến công tác lựa chọn, chuẩn bị và giao nộp tài liệu lưu trữ để bảo quản vĩnh viễn, trong đó có việc sắp xếp, chuyên chở được thực hiện bằng kinh phí của các cơ quan và tổ chức giao nộp tài liệu. 18
- 3. Các tổ chức phi nhà nước bảo đảm việc lựa chọn và giao nộp tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu liên bang, sở hữu của chính quyền tự quản địa phương, sở hữu chủ thể LB Nga nhưng do các cơ quan, tổ chức đó quản lý ở tình trạng đã được sắp xếp cho lưu trữ nhà nước và lưu trữ thị chính, nhưng có quyền được thanh toán các phí tổn bằng kinh phí ngân sách liên bang theo chế độ do Chính phủ LB Nga quy định, bằng kinh phí ngân sách của chủ thể LB Nga theo chế độ do cơ quan chính quyền hành pháp của chủ thể LB Nga quy định, và bằng kinh phí ngân sách theo chế độ do cơ quan chính quyền tự quản địa phương quy định. 4. Khi cải tổ các cơ quan nhà nước, tài liệu lưu trữ ở tình trạng đã được sắp xếp được giao nộp cho các cơ quan nhà nước kế thừa đã được cải tổ. 5. Khi thay đổi cơ cấu tổ chức của các cơ quan tự quản địa phương, tài liệu lưu trữ ở tình trạng đã được sắp xếp được giao nộp cho các cơ quan tự quản địa phương được thành lập mới. 6. Khi cải tổ các tổ chức nhà nước và tổ chức tự quản địa phương, tài liệu lưu trữ ở tình trạng đã được sắp xếp được giao nộp cho tổ chức kế thừa hợp pháp đã được cải tổ. Trong đó, trong trường hợp cải tổ các tổ chức nhà nước và tổ chức tự quản địa phương kèm theo việc thay đổi hình thức sở hữu tài sản của các tổ chức đó, tài liệu lưu trữ có thể được giao cho các tổ chức kế thừa được thành lập mới bảo quản tạm thời trên cơ sở thoả thuận giữa các tổ chức đó với các lưu trữ nhà nước hoặc lưu trữ chính quyền tự quản địa phương tương ứng. 7.Khi cải tổ các tổ chức nhà nước và tổ chức tự quản địa phương bằng cách phân chia hoặc tách một hoặc một số tổ chức, thì điều kiện và nơi bảo quản tài liệu lưu trữ do cơ quan lập ra các tổ chức đó hoặc các cơ quan có thẩm quyền ra các văn bản thành lập quy định sau khi đã hỏi ý kiến của cơ quan liên bang chính quyền hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt hoặc các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực công tác lưu trữ của chính quyền hành pháp các chủ thể LB Nga. 8. Khi giải thể các cơ quan, tổ chức nhà nước, các cơ quan, tổ chức tự quản địa phương, tài liệu thuộc thành phần Phông Lưu trữ LB Nga, tài liệu nhân sự và 19
- các tài liệu lưu trữ hết thời hạn bảo quản tạm thời ở tình trạng đã được sắp xếp được giao nộp cho lưu trữ nhà nước hoặc lưu trữ thị chính tương ứng. 9. Khi cải tổ các tổ chức phi nhà nước, điều kiện và nơi tiếp tục bảo quản tài liệu lưu trữ do cơ quan sáng lập ra các tổ chức đó hoặc các cơ quan có thẩm quyền ra các văn bản thành lập quy định. 10. Khi giải thể các tổ chức phi nhà nước trong đó bao gồm cả giải thể do bị phá sản, các tài liệu hình thành trong hoạt động của các tổ chức đó thuộc thành phần Phông Lưu trữ LB Nga và đã hết thời hạn bảo quản tạm thời ở tình trạng đã đựoc sắp xếp được hội đồng giải thể hoặc ban quản lý giao nộp cho lưu trữ nhà nước hoặc lưu trữ thị chính tương ứng trên cơ sở thoả thuận giữa các cơ quan này. Trong đó hội đồng giải thể hoặc ban quản lý tổ chức việc sắp xếp tài liệu lưu trữ của tổ chức bị giải thể kể cả các tổ chức bị giải thể do phá sản. Chương 6. Cho phép tiếp cận và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ Điều 24. Cho phép tiếp cận tài liệu lưu trữ 1. Người sử dụng tài liệu lưu trữ có quyền được tra tìm tự do và nhận tài liệu lưu trữ để nghiên cứu. Việc cho phép tiếp cận tài liệu lưu trữ được bảo đảm bằng cách cung cấp cho người sử dụng tài liệu lưu trữ các phương tiện tra tìm và thông tin về các phương tiện đó, cũng như các tài liệu bản gốc và (hoặc) bản sao cần thiết cho người đó. 2. Các điều kiện cho phép tiếp cận tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu tư nhân, trừ những tài liệu lưu trữ mà việc cho phép tiếp cận do Luật pháp LB Nga quy định, do chủ nhân hoặc chủ sở hữu tài liệu lưu trữ quy định. Điều 25. Hạn chế tiếp cận tài liệu lưu trữ 1. Việc tiếp cận tài liệu lưu trữ có thể bị hạn chế căn cứ theo các hiệp định quốc tế LB Nga, luật pháp LB Nga, cũng như theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc chủ nhân tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu tư nhân. 2. Việc hạn chế tiếp cận được thực hiện đối với tài liệu lưu trữ mà không phụ thuộc vào hình thức sở hữu nếu những tài liệu này có những thông tin bí mật 20
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn