Nghiªn cøu khoa häc c«ng nghÖ<br />
<br />
<br />
lùc quang häc ba chiÒu<br />
trong líp chÊt lu Kerr máng<br />
HOÀNG VĂN NAM<br />
Tóm tắt: Mẫu kìm quang học giam giữ vi cầu lơ lửng trong chất lưu Kerr mỏng đã<br />
được đề xuất. Biểu thức tính lực dọc và ngang tác động lên vi cầu đề cập đồng thời đến sự<br />
phụ thuộc của chiết suất chất lưu và cường độ và hiệu ứng tự hội tụ qua lớp chất lưu mỏng<br />
đã được dẫn giải. Trên cơ sở đó, ảnh hưởng của cường độ đỉnh, bán kính thắt chùm đầu<br />
vào và bán kính vi cầu lên quang lực đã được khảo sát và phân tích, từ đó bình luận về khả<br />
năng hoạt động của kìm và ổn định của vi cầu trong vùng bẫy.<br />
Từ khóa: Kìm quang học, Hiệu ứng Kerr, Tự hội tụ, Ổn định của vi cầu.<br />
<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Cho đến nay, kìm quang học được sử dụng để giam giữ và điều khiển các vi cầu tuyến<br />
tính (chiết suất không phụ thuộc vào cường độ laser) nhúng trong chất lưu tuyến tính. Các<br />
nghiên cứu trước đây, đã chỉ ra khả năng giam giữ vi cầu của các kìm quang học dựa trên<br />
phân tích phân bố quang lực ngang, dọc và tán xạ tác động lên vi cầu [1-4, 7-11]. Tuy<br />
nhiên, việc lựa chọn chất lưu tuyến tính khi sử dụng kìm quang học trong nghiên cứu các<br />
chất hữu cơ, các tế bào sinh học có thể dẫn đến phá hủy các đối tượng nghiên cứu, mà phải<br />
chọn các chất lưu phù hợp, ví dụ: sử dụng glycecol, enzyme, ... cho các phân tử ADN hay<br />
các vi cầu polystyrene [15]. Các chất lưu này không thể xác định được tính chất quang của<br />
nó, đặc biệt, độ cảm phi tuyến bậc ba. Trong trường hợp này, việc xác định các tham số<br />
quang học của kìm như cường độ laser, phân bố không gian của cường độ để có thể bẫy<br />
được các đối tượng nghiên cứu là rất cần thiết, nhằm nâng cao độ ổn định của vi cầu cần<br />
nghiên cứu. Trong các công trình của mình [2], [4], [11], chúng tôi đã công bố ảnh hưởng<br />
của sự thay đổi chiết suất theo cường độ chùm tia laser lên phân bố quang lực trong không<br />
gian và bình luận về ổn định của vi cầu trong không gian hai chiều (chất lưu có chiều dày<br />
tương đương đường kính vi cầu). Chúng tôi đã chỉ ra rằng, sự ổn định của vi cầu tỉ lệ<br />
nghịch với hệ số chiết suất phi tuyến, trong một số trường hợp kìm không hoạt động khi sử<br />
dụng chùm Gauss. Tuy nhiên, trong các công trình này chúng tôi chưa quan tâm đến hiệu<br />
ứng tự hội tụ khi chất lưu có chiều dày lớn hơn đường kính vi cầu.<br />
Trong công trình này chúng tôi sẽ xem xét đến kìm quang học Kerr ba chiều, tức là khi<br />
độ dày chất lưu lớn hơn đường kính vi cầu. Khảo sát ảnh hưởng của các tham số lên phân<br />
bố quang lực và ổn định của vi cầu khi đề cập đến tự hội tụ.<br />
<br />
2. QUANG LỰC TRONG KÌM PHI TUYẾN BA CHIỀU<br />
2.1. Mẫu kìm quang học phi tuyến ba chiều<br />
Chúng ta quan tâm kìm quang học được mô tả trong hình 1. Một chùm laser bước<br />
sóng được hội tụ bởi một thấu kính có<br />
khẩu độ số xác định. Sau khi hội tụ, chùm<br />
tia có dạng Gaussian có bán kính thắt chùm<br />
W0 và cường độ đỉnh tại tâm thắt chùm I 0 .<br />
Vi cầu cần bẫy có chiết suất nh bán<br />
kính a được nhúng trong chất lưu Kerr có<br />
chiết suất tuyến tính nm , hệ số chiết suất<br />
phi tuyến n2 với chiều dày d 6a (giả thiết<br />
Hình 1. Cấu hình kìm quang học với<br />
vi cầu nhúng trong chất lưu Kerr.<br />
<br />
<br />
T¹p chÝ Nghiªn cøu KH&CN qu©n sù, Sè 32, 08 - 2014 111<br />
VËt lý<br />
<br />
vi cầu lơ lửng và dao động xung quanh tâm của chất lưu). Giả thiết kích thước vi cầu cỡ<br />
nanô mét, chiều dày của chất lưu cũng cỡ nanô mét nhỏ hơn nhiều so với độ dài Rayleigh<br />
của chùm tia ( d z0 W02 / ), do đó, phần chùm tia truyền trong chất lưu được xem gần<br />
đúng sóng phẳng. Như vậy, vết chùm tia tại mặt vào của của chất lưu cũng được lấy gần<br />
đúng bằng thắt chùm. Với giả thiết vi cầu có đường kính D 2a lơ lửng trong chất lưu có<br />
chiều dày d 6a , do đó, phần chất lưu Kerr lớn nhất có thể trở thành thấu kính phi tuyến<br />
là l 4a .<br />
2.2. Phân bố chùm tia chất lưu<br />
Giả sử sau khi hội tụ bởi thấu kính ngoài, bán kính vết tại đầu vào của chất lưu là W0 ,<br />
cường độ đỉnh tại tâm thắt chùm là I 0 , khi đó, phân bố của chùm laser vào theo bán kính<br />
hướng tâm sẽ là:<br />
2 (1)<br />
I ( ) I 0 exp 2 2 <br />
W0 <br />
Theo [14], chùm laser này sẽ tạo ra trong chất lưu thấu kính phi tuyến với tiêu cự<br />
W02 (2)<br />
f <br />
2n2 I 0l<br />
trong đó, l là độ dày lớp chất lưu trước vi cầu. Sự xuất hiện của thấu kính phi tuyến, chùm<br />
tia laser sẽ bị phân bố lại trong chất lưu, trước khi chiếu vào vi cầu. Theo công trình [15],<br />
bán kính thắt chùm của chùm tự hội tụ bởi thấu kính mỏng tiêu cự f sẽ là: W0tht W0 f / z 0 ,<br />
trong đó, z0 là độ dài Rayleigh của chùm vào. Với giả thiết thấu kính phi tuyến nằm gần<br />
thắt chùm, độ dài Rayleigh có thể chọn đủ dài để có thể xem chùm tia laser chiếu vào chất<br />
lưu là sóng phẳng. Sau khi tự hội tụ, phân bố chùm tia trong chất lưu được mô tả bởi biểu<br />
thức sau:<br />
2<br />
W tht 2 <br />
I z , I 0 0 exp 2 2 (3)<br />
W(z) W (z) <br />
trong đó, W ( z ) W0tht 1 z 2 / z02 1/ 2 là bán kính vết tại tọa độ z và z0 W0tht 2 / <br />
là độ dài Rayleigh của chùm tia tự hội tụ.<br />
2.3. Quang lực dọc tác động lên vi cầu<br />
Theo các công trình [1]-[5], quang lực dọc tác động lên vi cầu được tính như sau:<br />
2 <br />
m2 1 zn f a3 1 2 2 (4)<br />
Fgr , z ( z, ) z 2 2<br />
I 0 exp 2 2<br />
2<br />
m 2 z0 1 ( z / z0 )2 W ( z) 1 ( z / z0 ) W0tht <br />
<br />
và quang lực ngang sẽ là:<br />
m 2 1 W0' <br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
Fgr , z , 2n f a 3 I 0 2 exp 2 (5)<br />
2 <br />
m 2 W (z) W ( z ) <br />
trong đó, n f nm n2 I ( z , ) , là chiết suất phi tuyến của chất lưu phụ thuộc vào cường độ<br />
<br />
chùm laser tự hội tụ, m nh / n f là tỉ số chiết suất phi tuyến; z là véc tơ đơn vị trên trục z,<br />
chỉ hướng chuyển động của vi cầu. Sử dụng các biểu thức (1) ÷ (5), chúng ta khảo sát phân<br />
bố quang lực và ảnh hưởng của tham số lên ổn định của vi cầu trong kìm.<br />
Trước khi khảo sát ảnh hưởng của các tham số vào phân bố quang lực, chúng ta đánh<br />
giá ngưỡng tự hội tụ. Giả thiết một mẫu kìm quang học: chùm tia laser bước sóng<br />
1, 06 m , bán kính vết tại đầu vào W0 2 m , chất lưu có chiết suất nm 1,33 và hệ số<br />
<br />
<br />
<br />
112 Hoµng V¨n Nam, "Lùc quang häc ba chiÒu trong líp chÊt lu Kerr máng."<br />
Nghiªn cøu khoa häc c«ng nghÖ<br />
<br />
chiết suất phi tuyến n2 1.10 14 cm2 / W . Với các tham số của chùm laser và chất lưu trên,<br />
cường độ ngưỡng của hiệu ứng tự hội tụ sẽ là: I ng 2, 44 2 / nm n2 W02 0, 4.106 W/cm 2 .<br />
Với cường độ ngưỡng này, chúng ta chọn cường độ đỉnh của chùm tia lớn hơn<br />
0, 4.108 W/cm 2 là phù hợp đủ để xuất hiện hiệu ứng tự hội tụ, vì nếu tăng hệ số chiết suất<br />
phi tuyến thì cường độ ngưỡng càng giảm, còn giảm bán kính vết xuống W0 1 m thì<br />
cường độ ngưỡng cũng chỉ tăng lên 1, 6.106 W/cm2 . Nếu chúng ta chọn I 0 1107 W/cm 2 , hệ<br />
số giảm chiết suất theo bán kính hướng tâm chùm tia 4n2 I 0 / W02 n0 n2 I 0 87, 43cm 1 ,<br />
khi đó, giới hạn chiều dày thấu kính mỏng l / 2 2.102 cm lớn hơn nhiều so với chiều<br />
dày lớp chất lưu D 40nm 4.106 cm sẽ chọn. Như vậy, lớp chất lưu phi tuyến có thể xét<br />
như một thấu kính phi tuyến mỏng.<br />
2.4. Ảnh hưởng của các tham số lên quang lực dọc<br />
Chúng ta xem xét cho mẫu kìm với các tham số đầu vào sau: Laser: 1, 06 m ,<br />
7 2<br />
W0 2 m , I 0 1 10 W/cm ; Vi cầu: a 1nm , nh 1.55 , Chất lưu Kerr: nm 1.25 ,<br />
n2 1 1014 cm 2 / W . Như chúng ta đã biết, trong quá trình bẫy quang lực ngang có nhiệm<br />
vụ đẩy vi cầu vào trục chùm tia, còn quang lực dọc có nhiệm vụ kéo vi cầu vào tâm kìm<br />
theo trục chùm tia. Do đó, chúng ta chỉ giới hạn khảo sát quang lực trên trục chùm tia, tại<br />
đó 0 .<br />
Quang lực dọc (N)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a b<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c) d)<br />
Khoảng cách đến tiêu điểm (cm)<br />
Hình 2. Phân bố quang lực dọc trên trục chùm tia.<br />
a) n2 1, 0.10 14 cm 2 / W , W0 2 m , I 0 1 10 7 W/cm 2 , a 1nm<br />
b) n2 1, 0.10 13 cm 2 / W , W0 2 m , I 0 1 107 W/cm 2 , a 1nm<br />
c) n2 1, 0.10 13 cm 2 / W , W0 2 m , I 0 1 108 W/cm 2 , a 1nm<br />
d) n2 1, 0.10 13 cm 2 / W , W0 2 m , I 0 1 108 W/cm 2 , a 2nm<br />
<br />
Qua hình 2a, chúng ta nhận thấy quang lực dọc tác động lên vi cầu rất nhỏ. Giá trị cực<br />
đại chỉ khoảng 5 104 pN tương đương với lực Brownian [17]. Hơn nữa, giá trị cực đại<br />
của quang lực dọc đạt được tại khoảng cách rất xa tâm chất lưu (gọi là bán kính vùng bẫy)<br />
vào khoảng zb 20 m , tức là nằm ngoài lớp chất lưu Kerr. Như vậy, trong chất lưu có hệ<br />
số chiết suất phi tuyến n2 1, 0.1014 cm 2 / W , quang lực dọc hầu như không có tác động<br />
giam giữ vi cầu có kích thước a 1nm khi sử dụng chùm laser có cường độ đầu vào đỉnh<br />
<br />
<br />
<br />
T¹p chÝ Nghiªn cøu KH&CN qu©n sù, Sè 32, 08 - 2014 113<br />
VËt lý<br />
<br />
I 0 1 107 W/cm 2 .<br />
Giả sử hệ số chiết suất lớn hơn 10 lần, tức là n2 1, 0.10 13 cm 2 / W . Khi đó,<br />
quang lực dọc cực đại vẫn không thay đổi nhiều, tuy nhiên, bán kính vùng bẫy rút ngắn<br />
còn lại zb 0, 2 m (hình 2b). Rõ ràng, trong trường hợp này hệ số chiết suất làm tăng hiệu<br />
ứng tự hội tụ, dẫn đến sự tập trung năng lượng vào vùng gần tâm kìm. Có thể thấy rằng dù<br />
vi cầu nhúng trong chất lưu có hệ số chiết suất lớn n2 1, 0.1013 cm2 / W thì quang lực dọc<br />
vẫn không có tác dụng đẩy vi cầu vào tâm kìm.<br />
Thay vì sử dụng chất lưu có hệ số chiết suất tăng lên 10 lần, chúng ta giữ nguyên chất<br />
lưu với n2 1, 0.10 14 cm 2 / W và tăng cường độ đỉnh lên 10 lần I 0 1 107 W/cm 2 . Trong<br />
trường hợp này, quang lực cực đại tăng đồng thời bán kính vùng ổn định giảm (hình 2c).<br />
Tuy nhiên, với cường độ lớn lên đến I 0 1, 0.109 W/cm 2 thì quang lực dọc vẫn rất bé không<br />
đủ để giữa vi cầu bán kính a 1nm . Mặc dù, bán kính vùng bẫy đã giảm đi rất nhiều xuống<br />
còn zb 2nm , tương đương đường kính vi cầu, song quang lực vẫn rất nhỏ. Quang lực cực<br />
đại chỉ đạt 5 102 pN không đủ để giam giữ vi cầu kích thước a 1nm . Thông thường để<br />
giảm giữ vi cầu có bán kính này, quang lực phải có giá trị khoảng hàng chục pN [10]. Vậy,<br />
vi cầu có kích thước thế nào để mẫu kìm trên có thể giam giữ nó. Câu trả lời ở hình 2d, mô<br />
phỏng cho vi cầu bán kính a 2nm , quang lực dọc sẽ tăng lên ( 3 pN ) và có khả năng giữ<br />
vi cầu (hình 2d).<br />
Với các vi cầu, có kích thước lớn hơn 2nm , bán kính vùng bẫy tương đương hoặc nhỏ<br />
hơn bán kính vi cầu, do đó, lúc này vùng bẫy có thể xem là vùng ổn định của nó. Sự phụ<br />
thuộc của quang lực cực đại và bán kính vùng ổn định được trình bày tương ứng trên hình<br />
3a và hình 3b. Như vậy, khi vi cầu càng lớn thì khả năng ổn định của nó càng cao.<br />
Khoảng cách ổn định (nm)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
70 200<br />
Quang lực doc (pN)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
60<br />
50 150<br />
40<br />
100<br />
30<br />
20 50<br />
10<br />
0 0<br />
1 3 5 7 9 11 1 3 5 7 9 11<br />
Bán kính vi cầu (nm) Bán kính vi cầu (nm)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a b<br />
Hình 3. Phụ thuộc quang lực dọc (a) và bán kính vùng ổn định (b) vào bán kính vi cầu<br />
2.5. Ảnh hưởng của tham số lên quang lực ngang<br />
2.5.1. Ảnh hưởng của hệ số chiết suất n2<br />
Trước tiên chúng ta khảo sát phân bố quang lực ngang trên bán kính hướng tâm với<br />
một vài giá trị khác nhau của hệ số chiết suất phi tuyến (hình 4). Kết quả cho thấy, quang<br />
lực ngang cực đại tỉ lệ thuận với hệ số chiết suất phi tuyến, trong khi đó bán kính vùng ổn<br />
định ngược lại. Điều này được thể hiện rõ hơn trong hình 5.<br />
2.5.2. Ảnh hưởng của cường độ đỉnh I 0<br />
Trong các biểu thức tính tỉ số chiết suất phi tuyến của chất lưu cũng như tiêu cự của<br />
thấu kính phi tuyến, tích n2 I được xem như một biến tương tự (similar argument), do<br />
đó, việc tăng cường độ và giữ nguyên hệ số chiết suất phi tuyến cũng tương tự như tăng hệ<br />
số chiết suất phi tuyến và giữ nguyên cường độ. Phân bố quang lực ngang trên bán kính<br />
hướng tâm với các giá trị khác nhau của cường độ đỉnh I 0 . Trong trường hợp này, sự phụ<br />
thuộc của quang lực ngang cực đại và bán kính vùng ổn định vào cường độ cũng tương tự<br />
như đối với hệ số chiết suất phi tuyến (xem hình 7).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
114 Hoµng V¨n Nam, "Lùc quang häc ba chiÒu trong líp chÊt lu Kerr máng."<br />
Nghiªn cøu khoa häc c«ng nghÖ<br />
<br />
<br />
200<br />
<br />
15 0<br />
<br />
10 0<br />
<br />
50<br />
<br />
0<br />
<br />
1 1. 5 2 2.5 3 3.5<br />
<br />
<br />
H ệ s ố c hế<br />
i t s u ất p h i t u y ến ( 1 0 - 1 4 c m 2 / W )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bán kính vùng bẫy (micro mét)<br />
1.2<br />
1<br />
0.8<br />
<br />
Hình 4. Phân bố quang lực trên bán 0.6<br />
0.4<br />
<br />
<br />
kính hướng tâm 0.2<br />
0<br />
1 1.5 2 2.5 3 3.5<br />
<br />
n2 1, 0.10 14 cm 2 / W (liên tục). Hệ số chiết suất phi tuyến (10-14cm2/W)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
n2 1,5.10 14 cm 2 / W (chấm), b<br />
Hình 5. Phụ thuộc của Fgr , max (a) và bay (b) vào n2 .<br />
n2 2, 0.10 14 cm 2 / W (vạch,<br />
<br />
<br />
15 0 0<br />
<br />
<br />
10 0 0<br />
<br />
<br />
500<br />
<br />
<br />
0<br />
<br />
10 15 20 25 30 35 40 45 50<br />
<br />
<br />
C ườn g độ v à o đỉn h ( M W / c m 2 )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a<br />
1. 5<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Phân bố quang lực ngang 0. 5<br />
<br />
0<br />
trên bán kính hướng tâm 10 15 20 25 30 35 40 45 50<br />
<br />
<br />
I 0 1, 0.107 W/cm 2 (liên tục), C ườn g độ v à o đỉn h ( M W / c m 2 )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I 0 2,0.107 W/cm 2 (chấm) b<br />
và I 0 3, 0.107 W/cm 2 (vạch). Hình 7. Phụ thuộc Fgr ,max (a) và bay (b) vào I 0 .<br />
<br />
Do đó, khi tăng cường độ sẽ làm tăng quang lực cực đại và giảm bán kính vùng bẫy.<br />
Các kết quả khảo sát cho trường hợp tăng cường độ đỉnh của laser vào thể hiện trên hình 6<br />
và hình 7. Tuy nhiên, khi tăng cường độ đỉnh của laser vào, ngoài ảnh hưởng của nó quang<br />
lực gián tiếp qua hiệu ứng Kerr và tự hội tụ, còn ảnh hưởng trực tiếp nên lên quang lực cực<br />
đại tăng nhanh hơn nhiều. Như vậy, có thể khẳng định, khi vi cầu nằm trong chất lưu Kerr,<br />
hiệu quả bẫy hay sự ổn định của vi cầu tăng mạnh khi tăng cường độ đỉnh của laser.<br />
2.5.3. Ảnh hưởng của bán kính vết tại đầu vào W0<br />
Trong hiệu ứng tự hội tụ, tiêu cự thấu kính phụ thuộc phi tuyến vào bán kính vết tại<br />
đầu vào của chất lưu. Do đó, bán kính vết ảnh hưởng lớn lên phân bố của quang lực như<br />
trên hình 8. Kết quả cho thấy, khi tăng bán kính vết laser vào W0 , quang lực cực đại<br />
Fgr , max giảm nhanh (hình 9a) và bán kính vùng bẫy bay cũng tăng lên rất nhanh (hình 9b).<br />
Có thể khẳng định rằng, khi tăng bán kính vết laser vào, hiệu ứng tự hội tụ cũng như<br />
gradient cường độ giảm rất nhanh. Điều này dẫn đến quang lực giảm nhanh. Vì bán kính<br />
vết laser vào tăng đã làm giảm năng lượng vùng lân cận tâm vi cầu và trải rộng ra vùng xa<br />
tâm vi cầu, do đó, điểm có gradient cường độ xa tâm vi cầu. Hiện tượng này sẽ làm tăng<br />
bán kính vùng bẫy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
T¹p chÝ Nghiªn cøu KH&CN qu©n sù, Sè 32, 08 - 2014 115<br />
VËt lý<br />
<br />
<br />
300<br />
<br />
200<br />
<br />
100<br />
<br />
0<br />
<br />
1 1. 5 2 2. 5 3<br />
<br />
B á n k í n h v ết v à o ( m i c r o m é t )<br />
<br />
<br />
<br />
a<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bán kính vùng bẫy (micro mét)<br />
3.5<br />
3<br />
2.5<br />
2<br />
1.5<br />
Hình 8. Phân bố quang lực ngang 1<br />
0.5<br />
0<br />
trên bán kính hướng tâm 1 1.25 1.5 1.75 2 2.25 2.5 2.75 3<br />
<br />
<br />
W0 1,5 m (chấm) ; W0 2 m (liên tục)<br />
Bán kính vết vào (micro mét)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
và W0 2,5 m (vạch). b<br />
Hình 9. Phụ thuộc Fgr, max (a) và bay (b) vào W 0<br />
<br />
<br />
2.5.4. Ảnh hưởng của bán kính vi cầu a<br />
Bán kính vi cầu không những ảnh hưởng trực tiếp đến quang lực tác động lên nó mà<br />
còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn độ dày của chất lưu Kerr. Do đó, kích thước của vi cầu<br />
sẽ ảnh hưởng phi tuyến lên quang lực. Kết quả khảo sát sự thay đổi quang lực tác động lên<br />
các vi cầu có kích thước khác nhau được trình bày trên hình 10 và 11.<br />
Quang lực ngang (pN)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12000<br />
10000<br />
8000<br />
6000<br />
4000<br />
2000<br />
0<br />
<br />
2 3 4 5 6 7 8<br />
Bán kính vi cầu (nm)<br />
<br />
<br />
<br />
a<br />
1.2<br />
Bán kính vùng bẫy (micro<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
0.8<br />
0.6<br />
mét)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.4<br />
0.2<br />
0<br />
Hình 10. Phân bố quang lực ngang 2 3 4 5 6 7 8<br />
Bán kính vi cầu (nm)<br />
trên bán kính hướng tâm<br />
a 2nm (liên tục), a 3nm (chấm), b<br />
Hình 11. Phụ thuộc Fgr, max (a) và bay (b) vào a .<br />
a 4nm (vạch).<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Chúng ta đã đề xuất kìm quang học sử dụng chất lưu Kerr cho vi cầu tuyến tính có<br />
tính đến hiệu ứng tự hội tụ. Mẫu được đơn giản hóa khi chiều dày chất lưu bằng đường<br />
kính vi cầu, tức là bảo đảm điều kiện vùng chất lưu Kerr trước vi cầu trở thành thấu kính<br />
mỏng. Từ các tham số thiết kế, biểu thức tính tiêu cự thấu kính phi tuyến, tài phân bố<br />
chùm tia Gaussian và quang lực đã được dẫn ra một cách tường minh dựa trên các gần<br />
đúng và điều kiện ngưỡng của tự hội tụ và thấu kính mỏng. Dựa trên các số liệu cụ thể đã<br />
được các công trình trước đây sử dụng trong thực tế, ảnh hưởng của các tham số liên quan<br />
đến hiệu ứng tự hội tụ đã được khảo sát và bình luận về vùng ổn định của vi cầu. Kết quả<br />
cho thấy, để nâng cao ổn định của vi cầu, tức là quang lực cực đại lớn và bán kính vùng<br />
bẫy nhỏ, cần tăng hệ số chiết suất phi tuyến, cường độ đỉnh chùm laser vào và kích thước<br />
vi cầu hoặc giảm bán kính vết chùm laser vào. Kết quả rút ra rằng, khi đặt vi cầu tuyến<br />
tính trong chất lưu Kerr, cần tăng chiều dày của chất lưu lớn hơn đường kính vi cầu. Có<br />
như vậy, hiệu ứng tự hội tụ sẽ xẩy ra và chính hiệu ứng này sẽ làm tăng khả năng ổn định<br />
của vi cầu mà không làm giảm khả năng ổn định của vi cầu khi chiều dày chất lưu bằng<br />
hoặc nhỏ hơn đường kính vi cầu như đã chỉ ra trong các công trình trước đây [2], [4].<br />
<br />
<br />
116 Hoµng V¨n Nam, "Lùc quang häc ba chiÒu trong líp chÊt lu Kerr máng."<br />
Nghiªn cøu khoa häc c«ng nghÖ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1]. Q.Q. Ho, “Simulation of Influence of partially coherent Gaussian laser beam on gradient<br />
force acting on dielectric nanoparticle inside random medium,” J. Phys. Scien. and Appl.<br />
Vol.2, No.9 (2012) 301-305.<br />
[2]. Q.Q. Ho and V. N. Hoang, “Influence of the Kerr effect on the optical forrce acting on the<br />
dielectric particle,”J. Phys. Scien. and Appl. Vol.2, No. 10 (2012) 414-419.<br />
[3]. H.Q. Quy, M.V. Luu, Hoang Dinh Hai and Donan Zhuang, “The Simulation of the Stabilizing<br />
Process of Dielectric Nanoparticle in Optical Trap using Counter-propagating Pulsed Laser<br />
Beams,” Chinese Optic Letters, Vol. 8, No. 3 / March 10, 2010, pp.332-334.<br />
[4]. H.V. Nam, C.T. Le, H.Q. Quy, “The influence of the Self-focusing effect on the optical force<br />
acting on dielectric particle embedded in Kerr medium,” Commun. In Phys. Vol. 23, 2013,<br />
pp. 155-161.<br />
[5]. H. Q. Quý, Quang phi tuyến ứng dụng, NXB ĐHQGHN, 2007.<br />
[6]. H.Q. Quý, Đ.H. Sơn, C.V. Lanh, Nhập môn bẫy quang học, NXB ĐHQGHN, 2011.<br />
[7]. A. A. Ambardekar, Y.Q. Li, (2005), “Optical levitation and manipulation of stuck particle<br />
with pulsed optical tweezer,” Opt. Lett. 30, pp. 1797-1799.<br />
[8]. A. Ashkin (1970), “Atomic beam- deflection by resonance-radiation pressure,” Phys, Rev.<br />
Lett. 24 (1970), pp.1321-1324.<br />
[9]. D.C. Appleyard, K.Y. Vandermeulen, H.Lee, and M.J. Lang (2007), “Optical trapping for<br />
undergraduate,” Am.J. Phys. 67, pp. 393-400.<br />
[10]. C. L. Zhao, L. G. Wang, X. H. Lu (2007), “Dynamic radiation force of a pulsed Gaussian<br />
beam acting on a Rayleigh dielectric sphere,” Opt. Soc. Of Am., Vol. 32, pp. 1393-1395.<br />
[11]. H. V. Nam, C. T. Le, H. Q. Quy (2013), “Influence of Kerr Effect on Tweezer Center Location<br />
in nonlinear Medium,” IJEIT, Vol. 3, No.4, 2013, pp. 134-138.<br />
[12]. R.W. Boyd (1992), Nonlinear Optics, Acad. Press. Inc.<br />
[13]. P.A. Franken et al (1961), Phys. Rev. Lett. 7, p.118-123.<br />
[14]. B.E.A. Saleh and M.C. Teich (1998), Fundamentals of Photonics, John Wiley & Sons, INC,<br />
New York.<br />
[15]. T. T. Perkin (2009), “Optical trap for single molecular biophysics: a primer,” Laser &<br />
Photon. Rev.3, No. 1-2, pp.203-220/Doi 10.1002/lpor.20081004.<br />
[16]. H.V. Nam, C.T.Le, C.V.Lanh (2014), “Ảnh hưởng của tỉ số chiết suất lên phân bố quang lực<br />
trong kìm quang học tuyến tính,” NC KH&CNQS, Số 30, 4-2014, tr.101-108.<br />
[17]. V. Giorgio, V. Giovani (2013), “Simulation of a Brownian particle in an optical trap,” Am. J.<br />
Phys. 81, pp.224-230.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THREE-DIMENSION KERR TWEEZER<br />
<br />
A model of three-dimension optical tweezer trapping the micro sphere<br />
embedded on the Kerr medium is proposed. The expresions of the optical forces<br />
concerning the intensity-dependence of refractive index and relating self-<br />
focusing effect are derived. The influence of all parameters as peak intensity,<br />
beam waist’ radius of input laser beam, nonlinear coefficient of refractive index,<br />
and sphere radius on the force distribution is simulated. Consequently, the<br />
bistability of micro sphere in the trapping region is discussed.<br />
Keywords: Opticasl tweezer, Kerr effect, Self-focusing, Stability of micro sphere .<br />
<br />
Nhận bài ngày 11 tháng 12 năm 2013<br />
Hoàn thiện ngày 28 tháng 12 năm 2013<br />
Chấp nhận đăng ngày 27 tháng 03 năm 2014<br />
Địa chỉ: Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.<br />
<br />
<br />
<br />
T¹p chÝ Nghiªn cøu KH&CN qu©n sù, Sè 32, 08 - 2014 117<br />