LƯỢC SỬ HỘI HỌA CỔ ĐIỂN CỦA TÂY PHƯƠNG<br />
(Phan Thượng Hải)<br />
Cho đến thời Phục Hưng, Họa sĩ theo hình thức Tự Nhiên (Naturalism) nghĩa là Họa hình đối<br />
tượng có thật (hiện tại hay quá khứ) trong trạng thái tự nhiên của nó. Nó khác với hình thức<br />
Tượng Trưng (Symbolism), nghĩa là Họa hình thể nào đó để bày tỏ ý tưởng và cảm xúc của họa<br />
sĩ. Hình thức Tự Nhiên tiếp tục cho tới cuối thế kỷ 19. Bắt đầu thế kỷ 20, Hội Họa bắt đầu có<br />
thêm Hình thức Tượng Trưng.<br />
Hội Họa khác với Họa khi kết cấu của bức họa có "3 chiều" (3-dimensional).<br />
Để cho bức họa có có "3 chiều", họa sĩ dùng những phương pháp ghép Phối Cảnh (Perspective)<br />
và để rõ hơn còn dùng thêm Kỹ thuật "Chiaroscuro" (Kỹ thuật Đậm-Nhạt). Phối Cảnh là phương<br />
pháp Hội Họa thể hiện không gian của đối tượng trên mặt tranh. Phương pháp Phối Cảnh có<br />
nhiều thay đổi theo thời gian.<br />
Đối tượng trong một bức họa có thể là nhân vật hay phong cảnh.<br />
Hình của nhân vật (đại đa số là con người) trong bức họa gồm có khuôn mặt, thân thể và<br />
trang phục. Chân dung là trong bức họa chỉ có 1 nhân vật thường là khuôn mặt. Hình của nhân<br />
vật có khi biểu lộ cảm xúc (bắt đầu từ thời Phục Hưng).<br />
Hình của phong cảnh trong bức họa có thể là tập hợp (nhiều) nhân vật (kiểu Gothic) hay<br />
thành phố hay thiên nhiên.<br />
Hội Họa Tự Nhiên giữ độc quyền trong suốt lịch sử Hội Họa cổ điển của Tây Phương (thế kỷ 14<br />
cho tới hết thế kỷ 19) gồm: Phục Hưng, Baroque, Rococo, Tân Cổ Điển, Lãng Mạn, Ấn Tượng<br />
và Hậu Ấn Tượng.<br />
PHỤC HƯNG Ở Ý (ITALIAN RENAISSANCE)<br />
Thời Phục Hưng bắt đầu từ thế kỷ 14 cho đến thế kỷ 17.<br />
Đề tài của bức họa là từ Thánh Kinh, Thần thoại Hy Lạp, lịch sử thời Trung Cổ và quí tộc đương<br />
thời; rất hiếm khi từ người thường. Hình nhân vật là thông thường nhứt. Hiếm khi có hình<br />
phong cảnh, thường là gồm nhiều nhân vật như trận chiến...<br />
Với nước sơn cũ, họa sĩ ở Florence, Rome và Parma thường chú trọng đến "vẽ" nhưng từ khi<br />
sáng chế ra nước sơn dầu, họa sĩ ở Venice chú trọng về "sơn" hơn là "vẽ".<br />
1) Florence<br />
*<br />
Nền Hội Họa ở Florence khởi đầu cho thời Phục Hưng, nó bắt đầu từ Giotto. Giotto cố gắng tạo<br />
ra "3 chiều" trong bức họa, khác với thầy mình là Cimabue. Tuy có tiến bộ nhưng ông chưa<br />
thành công. Giotto là họa sĩ bắt đầu vẽ hình nhân vật biểu lộ tình cảm. Các họa sĩ ở Florence<br />
trong thời Phục Hưng chỉ chú trọng đến "vẽ".<br />
Masaccio và Uccello bắt đầu dùng Phối Cảnh Đường Thẳng (Linear Perspective) và riêng<br />
Masaccio còn sáng tạo ra Chiaroscuro (kỹ thuật Đậm-Nhạt). Đặc tính "3 chiều" của bức họa giữ<br />
độc tôn trong ngành Hội Họa cho đến đầu thế kỷ 20 khi có phái Lập Thể (Cubism) của Picasso.<br />
<br />
(Madonna and Child enthroned with six angels/Cimabue): Hình "2 chiều" 1270<br />
<br />
(The Battle of San Romano/Uccello): Hình "3 chiều" với Phối Cảnh Đường Thẳng 1432<br />
<br />
Masaccio cũng nâng cao kỹ thuật vẽ hình khuôn mặt, thân thể con người và trang phục cho các<br />
họa sĩ Florence về sau.<br />
Tu sĩ Fra Angelico, Tu sĩ Fra Filipo Lippi và Mantegna cũng như Uccello chỉ dùng Phối Cảnh<br />
Đường Thẳng (cũng đủ tạo ra hình có "3 chiều" cho 1 bức họa). Tu sĩ Fra Filipo Lippi vẽ khuôn<br />
mặt người rất tế nhị. Mantegna vẽ hình thân thể con người vững chắc hơn, như hình những bức<br />
tượng điêu khắc.<br />
Từ Piero della Francesca và môn đệ là Gozzoli, các họa sĩ ở Florence đều dùng cả 2: Phối Cảnh<br />
Đường Thẳng và Chiaroscuro.<br />
Cimabue (1240-1302)<br />
Giotto di Bondone (1267-1337)<br />
Masaccio tên thật là Tommaso di Ser Giovani di Mone (1401-1428)<br />
Fra Angelico tên thật là Guido di Pietro (1395-1455)<br />
Paolo Uccello tên thật là Paolo di Dono (1397-1475)<br />
Fra Filippo Lippi (1406-1469)<br />
Piero della Francesca tên thật là Pieri dei Benedetto Franceschi (1422-1492)<br />
Benozzo Gozzoli (1421-1497)<br />
Andrea Mantegna (1430-1506)<br />
<br />
(St Sebastian/Mantegna) 1459<br />
<br />
*<br />
Verrocchio tiến bộ hơn Mantegna trong "vẽ" hình thân thể con người, khởi đầu cho những bức<br />
họa "cơ thể học" của Michelangelo sau nầy. Verrocchio có 3 môn đệ là Ghirlandaio, Botticelli<br />
và Leonardo da Vinci.<br />
Ghirlandaio vẽ không khác Verrocchio nhưng Đề tài của ông là "Người ngoài đời" trong giới quí<br />
tộc không phải từ Thánh Kinh hay Thần thoại Hy Lạp. Ông đặc biệt có những bức họa Chân<br />
Dung cũng như Tu sĩ Fra Filipo Lippi.<br />
Botticelli cũng vẽ hình người (thân thể) vững chắc như Mantegna (và Masaccio) nhưng ông chú<br />
trọng tới nét vẽ rõ ràng (ở chu vi) và có khuynh hướng Cầu Kỳ (Mannerism).<br />
Leonardo da Vinci không khác Verrocchio nhưng ông sáng tạo ra Phối Cảnh Không Gian (Aerial<br />
Perspective) và đi ngược với Botticelli: không dùng nét vẽ rõ ràng khi vẽ hình nhân vật (đó là kỹ<br />
thuật Sfumato được sáng tạo từ Leonardo). Phối Cảnh Không Gian khi nước sơn dầu ra đời thay<br />
thế Phối Cảnh Đường Thẳng.<br />
<br />
(The Birth of Venus / Botticelli) 1485<br />
<br />
(Mona Lisa / Leonardo da Vinci) 1503-1506<br />
Sau những họa sĩ trên, Bronzino ở Florence nhưng lại vẽ giống Michelangelo (ở Roma). Từ Tu<br />
sĩ Fra Bartolommeo, sau khi có nước sơn dầu, các họa sĩ Florence đổi qua chú trọng về "sơn"<br />
thay vì chú trọng về "vẽ".<br />
Andrea del Verrocchio tên thật là Andrea di Cioni (1435-1488)<br />
Domenico Ghirlandaio (1448-1494)<br />
Sandro Botticelli tên thật là Alesandro di Maciano (1444-1510)<br />
Leonardo da Vinci (1452-1519)<br />
Fra Bartolommeo tên thật là Baccio della Porta (1472-1517)<br />
Bronzino tên thật là Agnolo di Cosimo (1503-1572)<br />
2) Roma<br />
Hội Họa ở Roma bắt đầu sau Florence. Nó có 3 họa sĩ nổi danh là Raphael, Michelangelo và<br />
Piombo. Tất cả đều "vẽ" như họa sĩ cùng thời ở Florence.<br />
<br />