intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lưu ý dịch hại trên lúa vụ hè thu

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

193
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong vụ lúa Đông Xuân 05-06, tuy bị ảnh hưởng của rầy nâu và bệnh cháy lá, nhưng chúng ta vẫn đảm bảo được năng suất và sản lượng của toàn vùng, phục vụ tốt cho yêu cầu xuất khẩu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lưu ý dịch hại trên lúa vụ hè thu

  1. Lưu ý dịch hại trên lúa vụ hè thu Nguồn: khuyennongvn.gov.vn Trong vụ lúa Đông Xuân 05-06, tuy bị ảnh hưởng của rầy nâu và bệnh cháy lá, nhưng chúng ta vẫn đảm bảo được năng suất và sản lượng của toàn vùng, phục vụ tốt cho yêu cầu xuất khẩu. Trong vụ lúa Hè Thu xắp tới, tình hình thời tiết sẽ bất lợi hơn, dịch hại sẽ nhiều hơn; nên Bà Con nông dân sản xuất lúa cần lưu ý một số vấn đề như sau: 1- Tình hình khí tượng thủy văn Vụ Hè Thu 2006 thường được gieo cấy vào cuối mùa khô ở những vùng chủ động nguồn nước tưới, vào đầu mùa mưa ở những vùng canh tác nhờ nước trời và thu hoạch vào giữa mùa mưa. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, đầu vụ Hè Thu 2006 thời tiết khu vực phía Nam khô hạn liên tục kéo dài xen kẽ với những đợt nắng nóng gay gắt nước ở các sông rạch bị nhiễm mặn, phèn có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống và sự phát triển của cây lúa của các tỉnh miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Kiên Giang, Long An... Giữa và cuối vụ, thời tiết chuyển sang mùa mưa với lượng mưa phân bố không đều có mưa lớn liên tục xen kẽ với nắng hạn ở một số vùng. Về Thuỷ văn, mực nước đầu nguồn các sông lớn trong khu vực ở mức thấp và độ mặn tại các vùng cửa sông tăng cao vào những ngày cuối mùa khô, ở một số vùng lượng nước tưới tiêu không đủ đáp ứng. Cần hết sức chú ý để có biện pháp khắc phục kịp thời không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của lúa và các loại cây trồng khác 2- Tình hình sản xuất và sâu bệnh trên lúa 2.1- Giống và điều kiện gieo trồng
  2. - Tổng diện tích lúa Hè Thu 2006 toàn vùng hàng năm dự kiến thường khoảng 1,6 triệu ha, được tập trung gieo cấy vào các tháng 4 – 5. - Có khoảng 30 giống được gieo sạ phổ biến trong vụ Hè Thu, các giống lúa thuộc bộ giống xuất khẩu (IR 64, OM 1490, OMCS 2000, VND 95-20, MTL 250), các giống lúa thơm đặc sản (Jasmine 85, Nam thơm, Nàng thơm, Hương lài, nếp, VD 85-20, ST3, OM 3536) và một số giống lúa có phẩm chất tốt khác như AS996, OM997, OM 2031, OM 2517, OM 2395... hiện đang chiếm ưu thế trong sản xuất và chiếm hơn 80% diện tích gieo trồng ở các địa phương trong vùng. 2.2- Những sinh vật gây hại cần lưu ý - Rầy nâu: Là đối tượng có mặt thường xuyên trong ruộng lúa, tỷ lệ giống nhiễm rầy trong vụ Hè Thu vẫn như vụ ĐX 2005-2006 (khoảng 70%). Có khả năng rầy sẽ di chuyển từ vụ Đông Xuân sang vụ Hè Thu đặc biệt ở những vùng có diện tích lúa Hè Thu sớm (Xuân Hè) xen kẻ, nhất là ở các tỉnh thường có diện tích nhiễm rầy cao như Sóc Trăng, Kiên Giang, Long An, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ. Các địa phương trong vùng cần thường xuyên bám sát đồng ruộng, điều tra và nắm được diễn biến của rầy nâu để có biện pháp phòng trị kịp thời. Đặc biệt nhất là phải điều tra và phát hiện sớm bệnh vàng 1ùn và lùn xoắn lá ở đầu vụ và có biện pháp đúng để ngăn ngừa kịp thời. Dự kiến trong vụ Hè Thu 2006, rầy nâu sẽ có cao điểm vào cuối tháng 5 và trung tuần tháng 7. - Bọ trĩ (Bù lạch): Đầu vụ cần chú ý sự phát sinh phát triển của bọ trĩ trên trà lúa mới gieo sạ – đẻ nhánh đặc biệt ở những vùng bị nắng hạn, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Kết hợp cả 3 yếu tố trên nhiều diện tích lúa có thể bị chết phải gieo sạ lại. Cần chú ý đến sự gây hại của bọ trĩ ở những trà lúa gieo sạ sớm trong điều kiện khô hạn đầu vụ. - Ốc Bươu Vàng: Hầu hết các tỉnh trong vùng đều có sự xuất hiện của OBV từ ruộng lúa, ao mương, kênh rạch. Các tỉnh có lượng mưa nhiều, thường xuyên bị ngập úng, cần theo dõi chặc chẽ đối tượng này, để phát hiện và
  3. phòng trị kịp thời tránh cho nông dân phải sạ đi sạ lại nhiều lần do OBV gây hại. Nên áp dụng biện pháp tổng hợp, ưu tiên giải pháp thủ công, hạn chế áp dụng thuốc hóa học có độc cao ảnh hưởng đến thủy sinh vật. - Bệnh đạo ôn lá và cổ bông: Đạo ôn lá (bệnh cháy lá) sẽ phát sinh gây hại vào giữa-cuối tháng 5 đầu tháng 6, còn đạo ôn cổ bông có thể sẽ phát sinh vào cuối tháng 6-đầu tháng 7 trên Hè Thu đại trà trổ – chín. Do phần lớn các giống canh tác trong vụ Hè Thu đều nhiễm bệnh, các giống nhiễm nặng như Jasmine, tài nguyên, OM 1490, OM 2031, OM 3536, OM 2514, OMCS 2000… Các địa phương hướng dẫn nông dân tránh lạm dụng phân bón lá cho lúa. Cần theo dõi và phát hiện bệnh kịp thời để có biện pháp hướng dẫn nông dân phòng trị thích hợp. - Bệnh vàng lá, lem lép hạt: Bệnh vàng lá có thể sẽ phát sinh mạnh vào cuối vu HT sớm (cuối tháng 6 đầu tháng 7). Bệnh lem lép hạt sẽ xuất hiện vào cuối tháng 7-đầu tháng 8/2006, do điều kiện thời tiết có nhiều mưa bão, lúa dễ đổ ngã. - Chuột: Cần thường xuyên phát động phong trào diệt chuột, ngay từ đầu vụ phải tuyên truyền tập huấn hướng dẫn nông dân diệt chuột bằng nhiều biện pháp thường xuyên và mang tính cộng đồng. Do sự chuyển giao giữa 2 vụ nên chú ý sự gây hại của chuột trên các trà lúa mới gieo sạ làm mất lượng giống phải sạ lại Ngoài ra, các địa phương cần chú ý các đối tượng sâu bệnh đặc thù đã gây hại nặng các vụ Hè Thu trước ở địa phương mình như rầy cánh trắng ở Long An, Tiền Giang, An Giang – bọ xít đen ở Long An, Trà Vinh và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ – sâu đục bẹ ở Trà Vinh, An Giang, Tiền Giang – nhện gié ở An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long... Bà Con nông dân nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật như gieo sạ thưa, bón phân cân đối, chọn giống thích hợp theo vùng sinh thái, phòng trừ sâu bệnh theo chương trình "Ba giảm-Ba tăng" để giảm chi phí và tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2