Dưới tác hại của tia cực tím, sức nóng của các loại máy sấy, ép tóc, hoá chất có trong thuốc uốn, duỗi, nhộm… mái tóc của bạn trở nên khô, xơ, chẻ ngọn...
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Lưu ý khi hấp dầu cho tóc
- Lưu ý khi hấp dầu cho tóc
Dưới tác hại của tia cực tím, sức nóng của các loại máy sấy, ép tóc, hoá chất
có trong thuốc uốn, duỗi, nhộm… mái tóc của bạn trở nên khô, xơ, chẻ
ngọn...
Hấp dầu được xem là một biện pháp chăm sóc và điều trị hiệu quả và bạn sẽ
cảm nhận được sự khác biệt ngay sau lần trị liệu đầu tiên.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý:
- Kỹ thuật hấp dầu
Về cơ bản, có hai dạng kỹ thuật hấp dầu: hấp nóng và hấp lạnh. Trong đó, kỹ
thuật hấp lạnh bằng máy ozone ngày càng được ưa chuộng nhờ tính năng
diệt khuẩn và cung cấp oxy cho tóc.
Nếu tóc bị khô xơ nghiêm trọng, nên chọn giải pháp hấp lạnh.
Không dùng dầu xả trước khi hấp dầu
Thông thường, chỉ nên gội sạch tóc trước khi bắt tay vào trị liệu. Vì như vậy,
dưỡng chất từ sản phẩm hấp dầu sẽ thẩm thấu vào tóc nhanh hơn.
Không thoa sản phẩn hấp dầu lên da đầu
Nếu da đầu nhờn (tiết nhiều mồ hôi và dầu), bạn nên nói trước với thợ làm
tóc. Họ sẽ hạn chế để sản phẩm hấp dầu tiếp xúc với da đầu vì chúng chỉ làm
trầm trọng thêm tình trạng nhờn, rít của tóc.
Tuân thủ hướng dẫn sử dụng
Bạn đừng lầm tưởng có thể áp dụng kỹ thuật hấp nóng hoặc hấp lạnh cho
mọi sản phẩm hấp dầu.
Một khi sử dụng sai tính năng sản phẩm, bạn sẽ không thu được hiệu quả
như mong muốn. Vì thế, khi mua bất kỳ sản phẩm hấp dầu nào, bạn nên đọc
kỹ hướng dẫn sử dụng và thực hiện đúng quy trình.
Không nên hấp dầu trước khi duỗi hoặc nhuộm tóc
- Quá trình hấp dầu sẽ “đóng cửa” các biểu bì tóc, khiến tóc khó hấp thụ thuốc
duỗi hoặc nhuộm.
Nếu muốn, bạn có thể chờ từ 7-10 ngày sau khi hấp dầu để duỗi hoặc thay
màu cho mái tóc. Khi đó, dưỡng chất từ sản phẩm hấp dầu có thể thấm hết
vào tóc.