Cá lóc bông (Channa micropeltes) là loài cá sống ở sông, ao, hồ, đầm lầy, ...Tuy sống được ở nhiều vùng sinh thái nhưng ở sông thì tốc độ lớn của cá lóc bông nhanh hơn nhiều. Hình thức nuôi, chủ yếu là nuôi bè.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Lưu ý khi nuôi cá lóc bông trong bè
- Lưu ý khi nuôi cá lóc bông trong bè
Cá lóc bông (Channa micropeltes) là loài cá sống ở
sông, ao, hồ, đầm lầy, ...Tuy sống được ở nhiều vùng
sinh thái nhưng ở sông thì tốc độ lớn của cá lóc bông
nhanh hơn nhiều. Hình thức nuôi, chủ yếu là nuôi bè.
Vì nuôi trong lồng bè nên nguồn nước không thể chủ
động, cho nên nếu có dịch bệnh và môi trường xấu
xảy ra trong nước sông, thì không thể kiểm soát,
khống chế được, gây ra thiệt hại về kinh tế cho người
nuôi là không nhỏ.
Do đó nuôi cá lóc bông trong lồng bè thì người nuôi
cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Trước khi nuôi phải vệ sinh lồng bè thật kỹ, dùng
bàn chải sắt chà rửa sạch đáy, hai vách bè và hai mặt
lưới trước, sau bè để loại bỏ lớp rong bám và mùn bã
- hữu cơ, công tác vệ sinh này sẽ được thực hiện định
kỳ thường xuyên hằng tháng trong suốt vụ nuôi vì sự
có mặt của rong bám và mùn bã hữu cơ cũng làm
giảm lưu tốc dòng chảy của bè và đây được xem là
giá thể lưu trữ mầm bệnh của những vụ nuôi
trước lưu lại, nếu không loại bỏ mầm bệnh, dễ
lây sang đối tượng nuôi mới.
- Thay hoặc vá lại những tấm gỗ ở đáy và vách bè đã
mục yếu, hai mặt lưới trước, sau bè có nguy cơ mất
an toàn trong suốt vụ nuôi, kiểm tra hệ thống dây neo
đậu, phao nâng, kết cấu của bè để tránh thất thoát cá
nuôi do các tác động cơ học của dòng chảy, sóng tàu,
mưa bão...
- Cá lóc bông nuôi ở bè cần dòng nước lưu thông
thường xuyên. Nên chú ý vào những lúc nước đứng
trong thời gian dài, phải dùng máy đạp nước đặt ở
- đầu bè để tạo dòng nước lưu thông cho cá. Dòng
nước chảy quá mạnh, không tốt cho cá vì lúc đó cá sẽ
hoạt động nhiều, làm cá mệt, tiêu hao nhiều năng
lượng dẫn đến cá chậm lớn hơn bình thường, hiệu
quả kinh tế không cao. Do đó khi nước chảy quá
mạnh, dùng bạt cao su chắn đầu bè nhằm hạn chế tốc
độ dòng chảy.
- Cá lóc bông nuôi trong bè ít bệnh tật, cá chỉ hao hụt
nhiều ở giai đoạn mới thả nuôi trong hai tháng đầu,
do một số bệnh ký sinh trùng và bệnh đường tiêu hoá.
Tuy nhiên các loại bệnh này hoàn toàn có thể hạn chế
được nếu chúng ta biết cách chăm sóc hợp lý như
trước khi thả cá giống vào bè, phải tắm dung dịch
nước muối pha loãng 3-4% trong thời gian 3 đến 5
phút để tiêu diệt các loài vi khuẩn ngoại ký sinh trên
da cá. Do giai đoạn cá giống ương trong ao nước tĩnh
nên khi đưa ra ngoài bè, phải luyện cho cá quen với
- môi trường nước chảy bằng cách dùng bạt cao su
chắn đầu bè rồi dần dần mở tấm bạt ra cho cá quen
dần với môi trường nước sông. Sau khi thả cá vào bè
thì định kỳ mỗi tháng hai lần, treo túi vôi kết hợp với
muối trước lồng bè để hạn chế mầm bệnh xâm nhập
lên cá. Do cá giống còn nhỏ, bộ máy tiêu hoá tuy có
hoàn chỉnh nhưng khả năng tiêu hoá các loại thức ăn
cá tạp không như cá trưởng thành, do đó trong các
buổi cho ăn hằng ngày, cần trộn men tiêu hoá vào
thức ăn để bổ sung một số loài vi khuẩn có lợi trong
đường ruột, tăng cường tiêu hoá tốt thức ăn mà cá đã
ăn vào đồng thời phải thường xuyên định kỳ bổ sung
Vitamin C vào trong thức ăn cho cá trong suốt quá
trình nuôi để cơ thể cá nuôi có sức đề kháng tốt,
chống lại các tác động xấu của môi trường bên ngoài.
- Thức ăn cho cá cần chú ý là phải chọn thức ăn cá
tươi không bị ươn thối. Cá biển làm mồi phải chú ý
- nguồn cung cấp, vì cá biển có thể được ướp hoá chất
làm cho cá tươi nhưng khi cá lóc bông ăn vào thì bị
còi cọc, chậm lớn, hệ số chuyển đổi thức ăn cao gây
thiệt hại cho người nuôi. Do chi phí đầu tư thức ăn
cho cá lóc bông hơn 80% tổng chi phí nuôi nên
chúng ta cần đặc biệt chú ý nguồn thức ăn cho cá để
đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong vụ nuôi.
Ks. Ngô Tuấn Tính
Trung tâm Khuyến nông An Giang