intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Hóa: Điều chế kim loại (Tài liệu bài giảng)

Chia sẻ: Bá Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

105
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Hóa: Điều chế kim loại (Tài liệu bài giảng) giúp người học nắm được các kiến thức về nguyên tắc điều chế kim loại, các phương pháp điều chế kim loại. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Hóa: Điều chế kim loại (Tài liệu bài giảng)

  1. Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Điều chế kim loại ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI (TÀI LIỆU BÀI GIẢNG) Giáo viên: PHẠM NGỌC SƠN Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng “Điều chế kim loại” thuộc Khóa học LTĐH KIT–1: Môn Hóa học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần “Điều chế kim loại”, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này. I. NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI Trong thiên nhiên, chỉ có một số ít kim loại như vàng, platin,... tồn tại ở dạng tự do, hầu hết các kim loại còn lại đều tồn tại ở dạng hợp chất. Trong hợp chất, kim loại tồn tại dưới dạng ion dương Mn+. Muốn điều chế kim loại, ta phải khử ion kim loại thành nguyên tử. Vậy : Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử. Mn+ + ne M II. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI 1. Phƣơng pháp nhiệt luyện Những kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện, nghĩa là khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử thông thường như C, CO, H2. to Thí dụ : PbO + H 2 Pb + H 2O to Fe2 O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 Phương pháp này được dùng để sản xuất kim loại trong công nghiệp. Chất khử hay được sử dụng trong công nghiệp là cacbon. 2. Phƣơng pháp thuỷ luyện Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung môi thích hợp như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN,... để hoà tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó khử những ion kim loại này bằng kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn, ... Thí dụ : Dùng Fe để khử ion Cu2+ trong dung dịch muối đồng. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu . Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu . Hoặc dùng Zn để khử ion Ag+ trong dung dịch muối bạc. Zn + 2AgNO3 Zn(NO3)2 + 2Ag . Zn + 2Ag+ Zn2+ +2Ag . 3. Phƣơng pháp điện phân a) Điện phân hợp chất nóng chảy Những kim loại có độ hoạt động mạnh như K, Na, Ca, Mg, Al được điều chế bằng ph ương pháp điện phân nóng chảy, nghĩa là khử ion kim loại bằng dòng điện. Thí dụ 1 : Điện phân Al2O3 nóng chảy để điều chế Al. Ở catot (cực âm) : Al3+ + 3e Al. Ở anôt (cực dương) : 2O2- O2 + 4e. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
  2. Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Điều chế kim loại ®pnc 2Al2O3 4Al + 3O2 . Điện phân Al2O3 nóng chảy là phương pháp sản xuất nhôm trong công nghiệp. Thí dụ 2 : Điện phân MgCl2 nóng chảy để điều chế Mg. Ở catot : Mg2+ + 2e Mg. Ở anot : 2Cl- Cl2 + 2e. ®pnc MgCl2 Mg + Cl2 . b) Điện phân dung dịch Cũng có thể điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình hoặc yếu bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng. Thí dụ : Điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế Cu. Ở catot : Cu2+ + 2e Cu . Ở anot : 2Cl- Cl2 + 2e. ®pdd CuCl2 Cu + Cl2 . c) Tính lượng chất thu được ở các điện cực Dựa vào công thức biểu diễn định luật Farađây ta có thể xác định được khối lượng các chất thu được ở điện cực : AIt m= trong đó m : Khối lượng chất thu được ở điện cực (gam). 96500n A : Khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực . n : Số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận. I : Cường độ dòng điện (ampe). t : Thời gian điện phân (giây). Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2