intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Hướng dẫn giải một số bài tập khó-Pin điện hóa ăn mòn và bảo vệ kim loại

Chia sẻ: Thành Chung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

178
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Hướng dẫn giải một số bài tập khó-Pin điện hóa ăn mòn và bảo vệ kim loại" gồm 25 câu hỏi lý thuyết và bài tập với hình thức trắc nghiệm nhằm giúp các bạn củng cố kiến thức. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Hướng dẫn giải một số bài tập khó-Pin điện hóa ăn mòn và bảo vệ kim loại

  1. Khoá học LTĐH 2015 môn HOÁ HỌC - Thầy LÊ PHẠM THÀNH (0976.053.496) https://www.facebook.com/thanh.lepham M061. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ (Chủ đề 3. PIN ĐIỆN HOÁ – ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI) Câu 1. Hãy cho biết anot trong pin điện và anot trong bình điện phân xảy ra quá trình gì ? A. pin điện: quá trình oxi hóa và bình điện phân: quá trình khử. B. tại pin điện và bình điện phân đều xảy ra quá trình oxi hóa. C. tại pin điện và bình điện phân đều xảy ra quá trình khử. D. pin điện: quá trình khử và bình điện phân: quá trình oxi hóa. Câu 2. Khi cho vài giọt dung dịch CuCl2 vào dung dịch HCl đã nhúng sẵn một thanh Al. Hãy cho biết hiện tượng nào sẽ xảy ra sau đó ? A. Khí H2 ngừng thoát ra. B. Khí H2 thoát ra chậm hơn. C. Khí H2 thoát ra nhanh hơn. D. Khí H2 thoát ra với tốc độ không đổi. Câu 3. Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau 1 thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên ? A. Cồn y tế. B. Dầu ăn. C. Dầu hoả. D. Giấm ăn. Câu 4. Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị sây sát sâu đến lớp sắt, thì vật nào bị gỉ chậm nhất ? A. Sắt tráng kẽm B. Sắt tráng thiếc C. Sắt tráng niken D. Sắt tráng đồng Câu 5. Trong các chất sau: Mg, Al, hợp kim Al - Ag, hợp kim Al - Cu, chất nào khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng bọt khí H2 nhanh nhất ? A. Mg B. Al C. Hợp kim Al – Ag. D. Hợp kim Al-Cu Câu 6. Người ta dự định dùng một số cách để chống ăn mòn kim loại sau: (1) Cách li kim loại với môi trường xung quanh. (2) Dùng hợp kim chống gỉ. (3) Dùng chất kìm hãm. (4) Ngâm kim loại trong H2O. (5) Dùng phương pháp điện hóa. Số cách làm đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7. Cắm 2 lá kim loại Zn và Cu nối với nhau bằng một sợi dây dẫn vào cốc thuỷ tinh. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thuỷ tinh đó thấy khí H2 thoát ra từ lá Cu. Giải thích nào sau đây không đúng với thí nghiệm trên? A. Cu đã tác dụng với H2SO4 sinh ra H2. B. Ở cực dương xảy ra phản ứng khử: 2H + + 2e   H2 .  Zn 2+ + 2e . C. Ở cực âm xảy ra phản ứng oxi hoá: Zn  D. Zn bị ăn mòn điện hóa và sinh ra dòng điện. "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn"
  2. Khoá học LTĐH 2015 môn HOÁ HỌC - Thầy LÊ PHẠM THÀNH (0976.053.496) https://www.facebook.com/thanh.lepham Câu 8. So sánh pin điện hoá và ăn mòn điện hoá, điều nào sau đây không đúng ? A. Chất có tính khử mạnh hơn bị ăn mòn. B. Kim loại có tính khử mạnh hơn luôn là cực âm. C. Tên các điện cực giống nhau: catot là cực âm, anot là cực dương. D. Pin điện hoá phát sinh dòng điện, ăn mòn điện hoá không phát sinh dòng điện. Câu 9. Trong các trường hợp sau trường hợp nào không xảy ra ăn mòn điện hoá ? A. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ một vài giọt dung dịch H2SO4. B. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển. C. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4. D. Sự gỉ của gang thép trong tự nhiên. Câu 10. Kết luận nào sau đây không đúng ? A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học. B. Nối thanh kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ. C. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá. D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước. Câu 11. Điểm giống nhau giữa ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá là: A. Đều có sự trao đổi electron nên phát sinh dòng điện B. Đều chỉ xảy ra với kim loại nguyên chất C. Đều bị tác dụng của O2 không khí D. Đều xảy ra phản ứng oxi hoá - khử Câu 12. Hãy so sánh tốc độ ăn mòn khi nhúng một thanh sắt tây (sắt được tráng bằng thiếc) và một thanh hợp kim Fe-Sn (thu được khi nung chảy Fe, Sn) cùng vào các dung dịch HCl cùng nồng độ. A. sắt tây ăn mòn mạnh hơn. B. thanh hợp kim bị ăn mòn nhanh hơn. C. 2 thanh bị ăn mòn với tốc độ bằng nhau. D. không xác định được. Câu 13. Khẳng định nào dưới đây là đúng ? A. Trong pin điện hóa và trong điện phân catot là nơi xảy ra sự khử, anot là nơi xảy ra sự oxi hóa. B. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là oxi hóa ion kim loại thành kim loại. C. Khi hai kim loại tiếp xúc với nhau thì kim loại yếu hơn sẽ bị ăn mòn điện hóa. D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy các kim loại phân nhóm IIA giảm dần. "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn"
  3. Khoá học LTĐH 2015 môn HOÁ HỌC - Thầy LÊ PHẠM THÀNH (0976.053.496) https://www.facebook.com/thanh.lepham Câu 14. Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc với nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng. Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn cho đi qua một điện kế. Quan sát thấy hiện tượng: kim điện kế quay; thanh Zn bị mòn dần, bọt khí H2 thoát ra ở cả thanh Cu. Chọn phát biểu sai: A. Điện cực Zn là anot; điện cực Cu là catot. B. Kim điện kế quay do có dòng điện chạy từ thanh Zn sang thanh Cu. C. Thanh Zn bị ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá. D. Thanh Zn bị ăn mòn điện hoá. Câu 15. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 16. Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 17. Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dd một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 1. B. 2. C. 0. D. 3. Câu 18. Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 19. Cho các dung dịch: Fe2(SO4)3 + AgNO3, FeCl2, CuCl2, HCl, CuCl2 + HCl, ZnCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh kim loại Fe, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 4 B. 3 C. 1 D. 6 Câu 20. Có 5 dung dịch riêng biệt: HCl; CuSO4; Fe2(SO4)3; HCl có lẫn CuSO4; AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn"
  4. Khoá học LTĐH 2015 môn HOÁ HỌC - Thầy LÊ PHẠM THÀNH (0976.053.496) https://www.facebook.com/thanh.lepham Câu 21. Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là: A. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện. B. Đều sinh ra Cu ở cực âm. C. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại. D. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hóa Cl. Câu 22. Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hoá: Zn-Cu là 1,10V; Cu-Ag là 0,46V. Vậy thế điện cực o o chuẩn EZn2+ /Zn và ECu2+ /Cu có giá trị lần lượt là: A. -0,76V và +0,34V. B. -1,46V và -0,34V. C. +1,56V và +0,64V. D. -1,56V và +0,64V. Câu 23. Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử Ag+/Ag, Cu2+/Cu, Pb2+/Pb, Zn2+/Zn có giá trị lần lượt là : +0,80V; +0,34V; 0,13V; 0,76V. Trong các pin sau, pin nào có suất điện động chuẩn lớn nhất ? A. Pin Pb-Cu. B. Pin Pb-Ag. C. Pin Zn-Cu D. Pin Zn-Ag. o Câu 24. Pin điện hoá M-X có suất điện động chuẩn là EMX ; Pin điện hoá Cu-X có suất điện chuẩn là 1,10V; Pin o điện hoá M-Cu có suất điện động chuẩn là 0,46V. Vậy giá trị của EMX là A. 1,56V. B. 0,32V. C. 0,64V. D. 0,78V. Câu 25. Cho các thế điện cực chuẩn : E 0Al3 / Al = -1,66 V ; E 0Cu 2 / Cu = + 0,34 V. Biết suất điện động chuẩn của pin: E 0ZnCu =1,1 V, E 0Mg Al = 0,71 V. Vậy suất điện động chuẩn của pin Mg-Zn (E 0Mg Zn ) là A. 1,81 V. B. 0,9 V. C. 1,61 V. D. 2 V. Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: www.moon.vn "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn"
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1