YOMEDIA
ADSENSE
Lý do cho tàu ngầm bỏ túi
96
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Như chúng ta đã biết, kể từ năm 1974 (và có lẽ là trước đó nữa) cho đến nay, người Việt chúng ta, mặc dù rất tự hào và cố gắng gượng tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước bất khuất, lại chưa bao giờ bảo vệ trọn vẹn được biển đảo của chính mình trước sự xâm lấn của người láng giềng to bự ấy.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý do cho tàu ngầm bỏ túi
- Chúng ta sắp có Kilo rồi, có thể ăn no ngủ kỹ??? Tàu ngầm bỏ túi liệu có thích hợp cho chúng ta? Như chúng ta đã biết, kể từ năm 1974 (và có lẽ là trước đó nữa) cho đến nay, người Việt chúng ta, mặc dù rất tự hào và cố gắng gượng tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước bất khuất, lại chưa bao giờ bảo vệ trọn vẹn được biển đảo của chính mình trước sự xâm lấn của người láng giềng to bự ấy. Qua thời gian, người đồng chí ấy cứ gặm nhấm dần dần từng chút một biển đảo của chúng ta mỗi khi cơ thể của Tổ quốc ta đau yếu khi trái gió trở trời, còn chúng ta chỉ có thể làm được một động tác duy nhất là kêu la ỏm tỏi lên cho quốc tế nó biết. Dĩ nhiên là chúng ta ai cũng xem qua video clip “Vòng tròn bất tử” trên Youtube, nhưng điều đó chỉ khiến chúng ta uất ức nhiều hơn là tự hào. Thỉnh thoảng, người láng giềng ấy lại điểm xuyết thêm cho tình hữu nghị ngọt ngào giữa hai nước bằng những động thái như dọa nạt, bắt bớ, đánh đập hay bắn giết những ngư dân vô tội của chúng ta, thậm chí khi họ đang tránh bão! Trong chiến tranh trên bộ, phe yếu nếu biết lợi dụng địa hình địa vật khéo léo thì có thể cầm cự, thậm chí chiến thắng được phe mạnh xâm lăng. Trên mặt biển thì không được hay ho như vậy. Vì hầu như mặt biển là phẳng lì, không nhấp nhô thơ mộng đồi núi thung lũng như trên đất liền nên bên nào đông hơn, trang thiết bị nghe nhìn mạnh hơn để nghe và nhìn xa hơn, súng và tên lửa bắn xa hơn thì bên đó chiếm ưu thế và phe yếu hầu như chẳng có cơ hội nào/ chẳng có cửa nào để chiến thắng, thậm chí giữ được mạng đã là khó rồi. Bây giờ xét đến chiến tranh dưới mặt nước. Vì hầu như các tàu ngầm chiến đấu hiện nay đều không có bánh xe để chạy kiểu đua xe địa hình dưới đáy biển nên xem như chuyện lợi dụng địa hình địa vật dưới đáy biển chỉ là chuyện kể cho vui tai. Vậy thì chỉ còn cách lơ lửng trong khoảng nước nôi mênh mông ấy mà chiến đấu. Nếu hai phe đều dùng các tàu ngầm có kích cỡ to như nhau (cỡ như Kilo chẳng hạn), đều có trang thiết bị hiện đại như nhau (Chúng ta ai cũng biết là người láng giềng ấy đã đưa đượ c n g ườ i lên v ũ trụ, vậy thì chuyện công nghệ đối với bạn ấy là c huy ệ n nh ỏ như con th ỏ . Rất nhiều bạn nước ta đánh giá thấp người láng giềng ấy qua hàng hóa tiêu dùng chất lượng cao có pha thêm các chất bổ dưỡng, giá hấp dẫn mà người láng giềng ấy có nhã ý xuất sang chúng ta. Các bạn ấy quên rằng đó là cái mà người láng giềng ấy cố ý làm thế để giúp cho kinh tế và công nghiệp của chúng ta phát triển, con người chúng ta chóng về đoàn tụ với tổ tiên, con cháu chúng ta là tương lai của đất nước thông minh và mạnh khỏe hơn và các bạn ấy tỏ ra rất lạc quan trước sự yếu kém của người láng giềng và truyền thống đánh giặc ngoại xâm của nước nhà. Thời chống Mĩ khác với bây giờ lắm các bạn ạ (Dĩ nhiên là biết rồi, khổ lắm, nói mãi, nhưng sao vẫn có người cứ quên!). Ngày xưa, nhờ Liên Xô và người láng giềng giúp đỡ (rồi sau đó trở mặt mà làm cuộc viếng thăm biên giới phía Bắc cùng với ủng hộ Khơ-me đỏ chọc sườn chúng ta) mà ta mới đẩy được Mẽo ra khỏi bờ cõi (thậm chí khá chật vật là đằng khác), còn bây giờ thì ai viện trợ đây???) thì xem như không ai tàng hình hơn ai, và tình hình Trang 1/5
- Chúng ta sắp có Kilo rồi, có thể ăn no ngủ kỹ??? lại diễn biến như cuộc chiến trên mặt biển. Ai đông hơn, mạnh hơn thì thắng. Chúng ta xem như (trong tương lai gần) có 6 chiếc Kilo to bự cùng vài chiếc nhỏ hơn một chút, nhưng như thế liệu có đông hơn số tàu ngầm của người láng giềng (đã, ngay bây giờ đây đang có và sẽ có) hay không? Vậy thì chỉ dựa vào vài tàu ngầm lớn chứa vài chục nhân mạng mỗi chiếc có vẻ không ổn rồi. Để trở nên tàng hình hơn, chỉ có một cách khá khả thi là thu nhỏ vũ khí lại. Tàu ngầm bỏ túi có vẻ là ứng cử viên thích hợp nhất. Sau đây, để cho có vẻ khách quan, ta xét đến các nhược điểm của tàu ngầm bỏ túi trước (xét theo công nghệ của Đệ nhị Thế chiến): Không chạy được xa do mang ít nhiên liệu. – Thời gian bám biển ít. – Người lái ít nên khó nghỉ ngơi, thay nhau trực chiến. – Lượng vũ khí không thể nặng. – Thiết bị điều khiển bắn quá đơn giản nên kém chính xác. – Thiết bị thụ cảm (sonar, radar, từ trường) thiếu kém. Nếu không dùng kính tiềm vọng, xem như – mù hoàn toàn. Không thể lặn lâu. – Kém an toàn cho hoa tiêu do CO của khí thải động cơ đốt trong. – Và còn gì nữa? – Và đây là các ưu điểm: Khó bị phát hiện hơn (khiến cho một quan chức quân đội phe Đồng minh trong Thế chiến 2 phải – thốt lên mấy chữ “chết tiệt” khi nhận xét về tàu ngầm bỏ túi của phát-xít Đức), vậy thì có thể đến sát địch hơn. Có thể dùng thêm trong các nhiệm vụ đặc công thủy, triển khai và thu hồi người nhái. Khó bị bắn trúng hơn. – Cơ động hơn, dễ xoay xở hơn khi ở gần bờ hay gần các đảo nhỏ, đá ngầm, khó bị mắc cạn hơn. – Có thể hoạt động ở vùng biển nông hơn, do đó khó bị phát hiện hơn bằng sonar. Cũng là một – kiểu lợi dụng địa hình – địa vật. Trên mạng, nhiều nguồn tin cho rằng tàu ngầm bỏ túi của Bắc Triều Tiên có thể bắn chìm được tàu nổi của Nam Hàn (có Mẽo chống lưng) có thể là do có ưu thế như thế. Tàu địch to cũng khó mà đuổi theo ta vào nơi thâm sơn cùng cốc. Tàu nhỏ của ta thậm chí cũng có thể trốn được vào cửa sông – sông nhỏ. Lực lượng hậu cần đi theo để bảo dưỡng cũng nhỏ hơn, cơ động hơn. – Dễ chuyên chở trên đất liền để đến được bất kì nơi hạ thủy nào thích hợp, cũng dễ kéo lên bờ – hơn, suy ra là không cần một căn cứ hải quân cụ thể nào. Hợp với đánh du kích (vừa di chuyển Trang 2/5
- Chúng ta sắp có Kilo rồi, có thể ăn no ngủ kỹ??? vừa đánh). Tận dụng được cách bắn chéo cánh sẻ (cross-fire) nếu dùng nhiều tàu ngầm bỏ túi một lúc, suy – ra con mồi khó thoát hơn. Nếu có bị hy sinh thì thiệt hại nhân mạng không quá lớn và đau đớn. – Rẻ tiền hơn. – Có thể chế tạo nhanh hơn. – Vậy thì có thể chế được nhiều hơn trong cùng một thời gian. – Có thể được biến cải hoặc dùng như một vũ khí cảm tử (bất đắc dĩ thôi!) – Chịu tác động của khối nổ độ sâu (depth charge) ít hơn so với các tàu ngầm lớn. – Dễ cất giấu, ngụy trang hơn. Cơ xưởng để chế tạo cũng không cần quá to và có thể ở sâu trong – đất liền. Còn gì nữa? – Cách khắc phục các nhược điểm và các cải tiến bổ sung (quan điểm hiện đại): Ít nhiên liệu: mang bình nhiên liệu phụ hoặc được tiếp nhiên liệu bằng các tàu tiếp liệu ngầm – hay nổi. Chuyện này không mới trong Thế chiến 2. Đất mẹ cũng là con tàu tiếp liệu vĩ đại nhất. Tầm hoạt động ngắn: Vì là tàu bảo vệ biển đảo Tổ quốc nên không cần phải đi quá lâu, quá xa – nhà. Tuy nhiên, nếu cần thì có thể dùng các tàu to hơn chở hay lai dắt đến nơi chiến đấu. Sức chịu đựng của người lái trong nhiệm vụ dài ngày kém: Tăng số người lái lên, tối thiểu là 2 – người để có thể thay phiên nhau trực chiến (tuy nhiên nhiều người quá lại trở thành tàu ngầm cỡ lớn, lúc đó lại không hay; thời gian làm việc của một người bình thường trong một ngày là 8 giờ đồng hồ, vậy 2 người là hơi thiếu, 3 người là đủ (8×3=24 giờ), 4 người là tốt (có những lúc có 2 người cùng trực), 5 người là bắt đầu thừa rồi). Có phương tiện nghỉ ngơi (thậm chí chỉ là một cái giường xếp nhỏ) cùng các tiện nghi khác. Trang bị thêm hoa tiêu tự động, các thiết bị cảnh báo, canh gác điện tử. Vũ khí: ngư lôi hoặc tên lửa có dẫn đường hoặc điều khiển bằng dây nên chính xác hơn, không – phải tiêu tốn nhiều đạn cho một mục tiêu như ngư lôi bắn thẳng. Có thể mang nhiều ngư lôi loại nhỏ để đánh tàu ngầm địch (Tàu ngầm địch lẽ dĩ nhiên được thiết kế để dễ... chìm hơn, nên không cần đạn to quá. Một vài mạng ta đổi hàng chục, thậm chí hàng trăm mạng địch, kể cũng không đắt lắm). Dĩ nhiên ngư lôi nhỏ cũng có thể đánh được các tàu chiến nổi loại nhỏ. Nếu cần thì chỉ làm vài lỗ be bé xinh xinh thôi, không cần phải xẻ nửa vầng trăng ra để làm gì, để giúp người láng giềng ấy ít ra là kết thúc sớm nhiệm vụ bắt nạt, buộc phải quay về để sửa chữa, đoàn tụ cùng gia đình, khóc lóc mếu máo với vợ và các con trong niềm vui mừng khôn tả. Thật là cảm động! Như thế là ta đã thực hiện được chính sách khoan hồng, bao dung của Chính phủ và Trang 3/5
- Chúng ta sắp có Kilo rồi, có thể ăn no ngủ kỹ??? Nhà nước, bảo vệ được tình hữu nghị nghìn đời giữa hai quốc gia (tuy không đáng phải làm như thế!). Thiết bị máy móc thụ cảm, máy tính đạn đạo ngày nay dùng công nghệ điện tử, máy tính nên rất – nhỏ gọn, gắn vào tàu nhỏ không là vấn đề lớn. Vấn đề tốc độ và độ sâu: Theo logic thông thường thì nhẹ hơn, nhỏ hơn sẽ nhanh hơn. Diện tích – vỏ bên ngoài nhỏ hơn thì chịu được nhiều áp suất hơn, lặn sâu hơn. Bằng chứng là các tàu ngầm nghiên cứu khoa học là các tàu nhỏ, chỉ chứa được vài người là các tàu có thể lặn đến nơi sâu nhất của biển chứ không phải các tàu lớn, chứa được hàng trăm người. Vấn đề tiếng ồn động cơ: mình không biết. Động cơ nhỏ hơn thì có lẽ lặng lẽ hơn, đó là cách – nghĩ thông thường. Ngoài ra còn có các loại nhiên liệu và động cơ khác ít ồn hơn, thải khí thải an toàn hơn (ít hoặc không có CO), hiệu suất cao hơn, có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu khác nhau và cần ít bảo dưỡng hơn động cơ diesel, tiêu biểu là động cơ Stirling. Nếu buộc phải dùng động cơ loại cũ, nên có thêm bộ thụ cảm khí độc, cụ thể là CO, để giúp hoa – tiêu nhận biết hoặc thiết kế lại ngăn động cơ để cô lập với ngăn hoa tiêu. Về khoản lặn không thể lâu do thiếu khí thở thì hơi nan giải, mình bó tay. Có lẽ dùng ống thông – hơi nhưng không lặn sâu được. Dĩ nhiên tàu phải có không khí hay ô-xi nén cho hoa tiêu dùng khi cần kíp. Do tàu nhỏ, nhanh nhẹn, khó bị phát hiện và bắn trúng hơn nên có thể bù cho nhược điểm này. Do nhỏ nhẹ nên có thể thiết kế loại tàu có khả năng cơ động tương tự như máy bay tiêm kích, – nghĩa là có thể nhào lộn được, do đó có thể ngóc mũi thẳng lên mà phụt ngư lôi vào đáy tàu địch đang đi ngang qua bên trên để rải depth charge, thay vì chỉ có thể đi ngang hay lặn chênh chếch mà cam chịu trận như các tàu ngầm lớn. Do có thể đổi hướng nhanh nên không cần các ống ngư lôi phía đuôi. Có thể thay đổi độ sâu nhanh bằng cách lặn chúi hay nổi ngóc thẳng đứng. Có thể trang bị thêm các máy đẩy ngang để ổn định thân tàu khi đang đứng yên ngắm bắn (giảm – hoặc triệt tiêu động tác quay thân tàu do sóng tạo ra) hoặc tạo các loại vận động dạt ngang tương tự như cử động thò thụt khi bắn súng bộ binh, tận dụng các núi đá hay đảo làm vật che chắn, trong khi vẫn duy trì được hướng ngắm bắn cho tàu. Kiểu động tác này tương tự như kiểu vận động của máy bay trực thăng chiến đấu. Máy đẩy ngang còn giúp tàu quay tròn, đổi hướng tại chỗ mà không cần phải tiến lên hay lùi lại, cơ động tốt ở nơi chật hẹp (Giá mà xe cộ ngày nay mà có khả năng này thì hay biết mấy, tự giải thoát được ở nơi kẹt xe hay đỗ được vào nơi đỗ xe chật hẹp). Về khoản thoát hiểm thì mình không biết. Có lẽ khi hoạt động không sâu lắm thì có thể dùng – thiết bị cá nhân. Nếu sâu hơn nữa thì dùng nang thoát hiểm có lẽ là hay nhất. Chiếc tàu bé tí thì Trang 4/5
- Chúng ta sắp có Kilo rồi, có thể ăn no ngủ kỹ??? dĩ nhiên là chẳng có cơ hội nào mà dùng tàu ngầm cứu hộ được rồi. Có gắn thêm thiết bị phóng mồi nhử để chống ngư lôi địch. – Có thêm các vây hãm tốc độ, có thể cụp vào khi chạy nhanh, xòe ra khi cần giảm tốc độ, giúp – tăng thêm tính dễ kiểm soát và tính cơ động. Ví dụ: đang ở vùng biển trống trải, cần chạy nước rút vào đất liền hay đảo, bãi đá ngầm hay san hô khúc khuỷu để lẩn tránh. Đang lặn chúi nhanh, cần giảm tốc độ lại nhanh để đi ngang. Đang chạy nhanh về trước, cần giảm tốc nhanh để lùi lại. Cũng có thể gắn thêm các tấm điều khiển ở gần mũi tàu, giúp đổi hướng tốt hơn. – Thế giới đảo ngược: Thế giới dưới nước dường như là một sự đảo ngược của thế giới trên bộ. Các tàu nổi to lớn trên mặt biển tương tự các công trình trên mặt đất nhưng có thể di động. Để đánh được các công trình to lớn này thì chỉ có thể dùng các bom lớn, tức là các ngư lôi lớn. Các ngư lôi lớn chỉ có thể dùng được bởi các tàu ngầm lớn, tức là các máy bay ném bom cỡ lớn. Để đánh được các máy bay ném bom cỡ lớn thì chỉ cần dùng các tên lửa không đối không loại nhỏ, tương tự với các ngư lôi nhỏ. Các tàu ngầm bỏ túi có thể mang nhiều ngư lôi loại nhỏ tương tự với các máy bay tiêm kích mang nhiều tên lửa không đối không. Trong lịch sử không quân thế giới, máy bay ném bom ra đời trước. Thậm chí phi công máy bay ném bom của các phía đối địch vẫn vẫy tay chào nhau trên bầu trời (Thật là lạ!), tương tự như chuyện tàu ngầm diệt được tàu ngầm là chuyện hiếm trong Thế chiến 2 (Dĩ nhiên là vì lý do kỹ thuật, không phải vì tình hữu nghị rồi). Mãi về sau, các loại máy bay tiêm kích mới ra đời để diệt các máy bay ném bom này. Dĩ nhiên là chẳng ai có thể cấm máy bay tiêm kích mang một ít bom lớn. Mình có cảm giác là thế giới ngầm cũng sẽ lại phát triển theo khuynh hướng này. Không quân Việt Nam nổi tiếng là bởi các máy bay tiêm kích nhỏ bé nhanh nhẹn chứ chẳng phải các máy bay ném bom cỡ lớn. Nếu biển đảo Tổ quốc không còn thì ngành đóng tàu còn tồn tại để làm gì, đúng không các bạn? Thân chào đoàn kết và quyết thắng! Trang 5/5
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn