Lý thuyết và 15 đề ôn tập kiểm tra chương 1 Hình học 8 - Hoàng Thái Việt
lượt xem 119
download
Lý thuyết và 15 đề ôn tập kiểm tra chương 1 Hình học 8 của Hoàng Thái Việt giới thiệu tới các bạn những kiến thức lý thuyết trong chương 1 của môn Hình học lớp 8 như tính chất, dấu hiệu của hình tứ giác. Đặc biệt, những bài tập được đưa ra ở cuối tài liệu sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức này một cách tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý thuyết và 15 đề ôn tập kiểm tra chương 1 Hình học 8 - Hoàng Thái Việt
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI LÝ THUYẾT CHƯƠNG I HÌNH HỌC 8 TÍNH CHẤT CÁC TỨ GIÁC I. ĐỊNH NGHĨA Trong các hình thì hình thang là hình gốc: 1. Hình thang là 1 tứ giác có 2 cạnh đối song song. 2. Hình thang cân là hình thang có 2 góc kề một đáy bằng nhau. 3. Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông. 4. Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song 5. Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông 6. Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau. 7. Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau. II. TÍNH CHẤT - Hình thang : Nếu 1 hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau. Nếu 1 hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau. - Hình thang vuông : Hình thang vuông có hai góc vuông - Hình thang cân : Trong hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau Trong hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau. - Hình bình hành : Trong hình bình hành - Các cạnh đối bằng nhau. - Các góc đối bằng nhau. - Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. - Hình chữ nhật : Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành, hình thang cân. Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường Hình chữ nhật có bốn cạnh và bốn góc vuông. Những cạnh đối nhau thì song song và Trang 1 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI bằng nhau. - Hình thoi : Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành Trong hình thoi: Hai đường chéo vuông góc với nhau. Hai đường chéo là các đường phân giác các góc của hình thoi - Hình vuông : Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi - Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng một nửa cạnh ấy. - Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy. III. DẤU HIỆU 1): Dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang vuông, hình thang cân: - Tứ giác có hai cạnh đối song song là hình thang - Hình thang có một góc vuông là hình thang vuông - Hình thang có 2 góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân - Hình thang có 2 đường chéo bằng nhau là hình thang cân 2): Dấu hiệu nhận biết hình bình hành (Có 5 dấu hiệu nhận biết): - Tứ giác có các cặp cạnh đối song song - Tứ giác có các cặp cạnh đối bằng nhau - Tứ giác có 2 cạnh đối song song và bằng nhau - Tứ giác có các góc đối bằng nhau - Tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. 3): Hình chữ nhật (có 4 dấu hiệu nhận biết): - Tứ giác có 3 góc vuông - Hình thang cân có một góc vuông - Hình bình hành có một góc vuông - Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau 4): Hình thoi (có 4 dấu hiệu nhận biết): - Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau - Hình bình hành có 2 cạnh kề bằng nhau - Hình bình hành có 2 đường chéo vuông góc nhau - Hình bình hành có 1 đường chéo là đường phân giác của 1 góc. Trang 2 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI 5): Hình vuông (có 5 dấu hiệu nhận biết): - Hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau - Hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc - Hình chữ nhật có 1 đường chéo là đường phân giác của một góc - Hình thoi có 1 góc vuông - Hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau. SƠ Đ Ồ C Á C H N H Ậ N B IẾ T C Á C L O Ạ I T Ứ G IÁ C Trang 3 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI CÁC ĐỀ KT & ÔN TẬP CHƯƠNG I HÌNH HỌC 8 PHẦN 1 : 10 ĐỀ HỖN HỢP TRẮC NGHIỆM & TỰ LUẬN (45PH) ĐỀ SỐ 1 A :TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Hãy khoanh tròn câu đúng trong các câu sau: Câu 1:Hình nào vừa có tâm đối xứng vừa có trục đối xứng là hai đường chéo? A/ Hình thang cân B/ Hình thoi C/ Hình chữ nhật D/ Hình bình hành Câu 2: Câu phát biểu nào sau đây là sai? A/ Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi. B/ Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình vuông. C/ Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật. D/ Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân. Câu 3:Một hình vuông có cạnh bằng 2 cm thì đường chéo của hình vuông là: A/ 8 cm B/ 8 cm C/ 4cm D/ 4 cm Câu 4: Cho hình thang ABCD (AB//DC) có đáy nhỏ AB = 2 cm, đáy lớn CD = 4 cm. Đường trung bình bằng: A/ 2,5 cm B/ 1cm C/ 3cm D/ 3,5 cm Câu 5: Cho tứ giác ABCD có: AB// DC; AB= DC và góc B = 900 thì: A/ ABCD là hình bình hành B/ ABCD là hình chữ nhật C/ ABCD là hình vuông D/ ABCD là hình thoi Câu 6: Câu nào đúng? A/ Hình thang có một góc vuông là hình chữ nhật. B/ Tứ giác có hai góc vuông là hình chữ nhật. C/ Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật. D/ Cả A, B , C đều đúng. Câu 7: Cho hình thang cân ABCD (AB//CD, AB < CB). Nếu có góc ở đáy lớn là góc C = 1150 thì góc B ở đáy là: A. 650 B. 1150 C. 2450 D. 1800 Câu 8: Tổng các góc của một tứ giác bằng : A. 900 B. 1800 C . 2700 D. 3600 B – TỰ LUẬN (6 điểm) Bài 1: (3,5 đ) Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Chứng minh rằng: a)Tứ giác EFGH là hình thoi. b)Tứ giác EFGH là hình bình hành. Bài 2: (2,5 đ) Cho hình thang ABCD (AB//CD), E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Đường thẳng EF cắt BD ở I, cắt AC ở K. Cho AB = 6cm, CD = 10cm. a) Tính độ dài đường thẳng EF? b) Chứng mình rằng: AK = KC, BI = ID. c) Tính độ dài đường thẳng EI, KF, IK? Trang 4 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỀ SỐ 2 A :TRẮC NGHIỆM (3điểm): Hãy khoanh tròn câu đúng trong các câu sau: 1/. Cho hình thang ABCD có AB, CD là hai đáy; I và K là trung điểm AD và BC; IK được gọi là gì của hình thang ABCD? A). IK là đường trung bình B). IK là đường trung tuyến C). IK là đường trung trực D). IK là đường cao. 2/. Hình vuông có mấy trục đối xứng A). 1 trục B). 3 trục C). 4 trục D). 2 trục 3/. Cho hình chữ nhật ABCD, có AC = 5cm. Độ dài của đoạn thẳng BD là: A). 7cm B). 5cm C). 3cm D). 25cm 4/. Cho hình thoi ABCD. Nếu AC = BD thì tứ giác ABCD là hình gì? A). Hình chữ nhật B). Hình bình hành C). Hình vuông D). Cả đáp án A và C. 5/. Cho hình thang ABCD, có AB và CD là hai đáy. Nếu AB = 3cm, CD = 7cm. Đường trung bình của hình thang ABCD có độ dài là: A). 2cm B). 10cm C). 4cm D). 5cm 0 6/. Cho hình bình hành ABCD, có góc A = 90 . Tứ giác ABCD là hình gì A). Hình vuông B). Hình thoi C). Hình thang cân D). Hình chữ nhật B – TỰ LUẬN (7 điểm) 7/. Cho h×nh thang ABCD ( AB // CD), E lµ trung ®iÓm cña AD, F lµ trung ®iÓm cña AC. §−êng th¼ng EF c¾t BD t¹i P, c¾t BC t¹i Q. a) Chøng minh r»ng PB = PD, QB = QC. b) Cho AB = 6 cm, EF = 5 cm. TÝnh ®é dµi CD, EQ. 8/. Cho tam giác ABC (  = 900 ), AM là trung tuyến. Biết AB = 6cm, AC = 8cm. a). Tính độ dài cạnh BC và AM. b). Từ M kẻ MD vuông góc với AB. Tứ giác ADMC là hình gì? Vì sao? c). Trên tia đối của tia DM, lấy điểm E sao cho DM = DE. Chứng minh tứ giác AEBM là hình thoi. d). Tứ giác AEMC là hình gì? Vì sao? e). Gọi F là điểm đối xứng với M qua AC. Chứng tỏ rằng F đối xứng với E qua điểm A. ĐỀ SỐ 3 A :TRẮC NGHIỆM (4điểm): Hãy khoanh tròn câu đúng trong các câu sau: Câu 1: Tổng các góc của một tứ giác bằng: A. 900 B. 1800 C. 2700 D. 3600 Câu 2: Góc kề cạnh bên của hình thang có số đo 700, góc kề còn lại của cạnh bên đó là: A. 700 B. 1400 C. 1100 D. 1800 Câu 3: Tam giác ABC vuông tại A, cạnh huyền BC = 24cm. Trung tuyến AM (M ∈ BC) bằng giá trị nào sau đây : A. 6cm B. 12cm C. 24cm D. 48cm. Trang 5 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI Câu 4: Hình thoi có hai đường chéo bằng 12cm và 16cm. Cạnh hình thoi là giá trị nào trong các giá trị sau: A. 6cm B. 8cm C. 10cm D. 12cm. Câu 5: Độ dài đáy lớn của một hình thang bằng 16 cm, đáy nhỏ 14 cm. Độ dài đường trung bình của hình thang đó là: A. 14 cm, B. 15 cm C. 16 cm D. 20 cm Câu 6: Hình bình hành có một góc vuông là: A. hình chữ nhật B. hình thang C. hình vuông D. hình thoi Câu 7: Tứ giác nào sau đây vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi ? A. Hình bình hành B. Hình vuông C. Hình thang D. Hình tam giác Câu 8: Hình chữ nhật có độ dài các cạnh là 3 cm và 4 cm thì độ dài đường chéo của hình chữ nhật đó là: A. 5cm B.10cm C. 7cm D. 14cm B – TỰ LUẬN (6 điểm) Bài 1: (2 điểm) Cho tam giác nhọn ABC, gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC. a) Tứ giác BMNC là hình gì? Vì sao? b) Cho biết BC = 8cm. Tính MN? Bài 2: (4 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A, AM là đường trung tuyến ứng với cạnh BC (M ∈ BC). Biết AB = 6 cm, AC = 8 cm . a) Tính BC, AM ? b) Từ M, kẻ MD ⊥ AB, ME ⊥ AC. Tứ giác ADME là hình gì? Vì sao? c) Tam giác ABC phải có thêm điều kiện gì thì tứ giác ADME là hình vuông? ĐỀ SỐ 4 A :TRẮC NGHIỆM (3điểm): Hãy khoanh tròn câu đúng trong các câu sau: I. Trắc nghiệm : Khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng (3,5đ). 1. Tứ giác ABCD có A = 1200; B = 800 ; C = 1000 thì: A. D = 1500 B. D = 900 C. D = 400 D. D = 600 2. Hình chữ nhật là tứ giác: A. Có hai cạnh vừa song song vừa bằng nhau. B. Có bốn góc vuông. C. Có bốn cạnh bằng nhau. D. Có bốn cạnh bằng nhau và bốn góc vuông 3. Nhóm hình nào đều có trục đối xứng: A. Hình bình hành, hình thang cân, hình chữ nhật. B. Hình thang cân, hình thoi, hình vuông, hình bình hành. C. Hình thang cân, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. D. Hình thang cân, hình chữ nhật, hình bình hành, hình vuông. 4. Cho hình vẽ. Biết AB song song DC và AB = 4 ; DC = 8. Hỏi EF = ? Trang 6 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI A.10 B. 4 C. 6 D. 20 Hỏi IK = ? A.1,5 B. 2 C. 2,5 D. Cả A, B, C sai. 5. Cho hình thoi ABCD có 2 đường chéo AC = 3 cm và BD = 4cm. Độ dài canh của hình thoi đó là: A.2 cm B. 7 cm C. 5 cm D. 14 cm 0 6. Nhóm tứ giác nào có tổng số đo hai góc đối bằng 180 ? A. Hình thang cân, hình chữ nhật, hình vuông. B. Hình thang cân, hình thoi, hình vuông. C. Hình thang cân, hình chữ nhật, hình thoi. D. Hình bình hành, hình thang cân, hình chữ nhật. 7. Hai đường chéo của hình vuông có tính chất : A. Bằng nhau, vuông góc với nhau. B. Cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường C. Là tia phân giác của các góc của hình vuông. D. Cả A,, B, C B – TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. (1đ) Tam giác vuông có cạnh huyền bằng 12cm. Hỏi trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng bao nhiêu? Câu 2. (2,5đ) Cho góc xOy có số đo 90 ; điểm A nằm trong góc đó. Vẽ điểm B đối xứng với A qua Ox, vẽ điểm C đối xứng với A qua Oy . a) So sánh các độ dài OB và OC. b) Chứng minh 3 điểm B, O, C thẳng hàng. Câu 3. (3đ) Cho ∆ ABC. Gọi D, M, E theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CA. a) Chứng minh tứ giác ADME là hình bình hành. b) Tam giác ABC có điều kiện gì thì tứ giác ADME là hình chữ nhật ? c) Khi M di chuyển trên cạnh BC thì trung điểm J của AM di chuyển trên đường nào ? ĐỀ SỐ 5 A :TRẮC NGHIỆM (3điểm): Bài 1: Nối mỗi cụm từ ở cột A với một cụm từ ở cột B để được câu đúng. Cột A Cột B Kết quả 1. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau a. Hình thoi là... b. Hình thang cân 1 + …… 2. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là… c. Hình chữ nhật 3. Hình thang cân có một góc vuông là… d. Hình vuông 2 + …… 4. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là…. e. Hình bình hành 3 + …… 4 + …… Bài 2: Hãy chọn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Trang 7 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI 1) Hình thoi có cạnh bằng 2cm. Chu vi hình thoi là: A. 8cm B. 6cm C. 4cm D. Một kết quả khác 2) Một hình thang có đáy lớn là 3cm, đáy nhỏ ngắn hơn đáy lớn là 0,2cm. Độ dài trung bình của hình thang là: A. 2,8cm B. 2,9cm C. 2,7cm D. Một kết quả khác 3) Một hình thang cân có cạnh bên là 2,5 cm, đường trung bình là 3cm. Chu vi của hình thang là: A. 8cm B. 8,5cm C. 11,5cm D. 11cm 4) Cho hình thang ABCD (AB // CD, AB < CD) và các đoạn EF, MN song song với AB, (AE = EM = MD). Nếu AB = 24cm, MN = x(cm) ; CD = y(cm) thì x, y thỏa mãn hệ thức nào dưới đây: A B A. 2x – y = 24 B. 3x – 2y = 48 E F C. 3x – 2y = 24 N D. Hệ thức khác M Bài 3: Các khẳng định sau đúng hay sai ? C D điểm mỗi đường. 1. Trong hình thoi hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung 2. Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và là đường phân giác các góc của hình chữ nhật. 3. Tam giác đều là hình có tâm đối xứng. 4. Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền II. Tự luận (7đ): Bài 1 (1đ): Vẽ hình thang cân ABCD (AB//CD) có MN là đường trung bình. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AB và CD. Xác định điểm đối xứng của các điểm A, N, C qua EF. Bài 2 (2,5đ): Tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau. Gọi M, N, P, Q theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. a) Tứ giác MNPQ là hình gì ? Vì sao? b) Hai đường chéo AC và BD có thêm điều kiện gì thì tứ giác MNPQ là hình vuông? Bài 3 (3,5đ): Cho tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC. a) Tứ giác BMNC là hình gì? Vì sao? b) Lấy điểm E đối xứng với M qua N. Chứng minh tứ giác AECM là hình bình hành. c) Tứ giác BMEC là hình gì? Vì sao? d) Tam giác ABC cần thêm điều kiện gì thì tứ giác AECM là hình vuông? Vẽ hình minh hoạ. ĐỀ SỐ 6 A Trắc nghiệm: (3,0đ). Chọn phương án đúng (Từ câu 1 – câu 4) Câu 1:Các góc của tứ giác có thể là : A. 4 góc nhọn ;B. 4 góc tù ;C. 4 góc vuông ;D. 1 góc vuông, 3 góc nhọn Câu 2: Trong các hình sau, hình nào không có trục đối xứng ? A. Hình thang cân ;B. Hình bình hnh ;C. Hình chữ nhật ;D. Hình thoi Trang 8 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI Câu 3: Cho hình thang ABCD (AB//CD) có AB = 6cm; CD = 16cm. Đường trung bình MN có độ dài bằng: A. 22cm ;B. 11cm ;C. 22,5cm ;D. 10cm Câu 4:Cho tứ giác ABCD. Gọi E,F,K theo thứ tự là trung đđiểm của AD, BC, AC. Kết luận nào sau đây là đúng ? AB + CD AB + CD AB + CD AB + CD A. EF = ;B. EF < ;C. EF ≤ ;D. EF > 2 2 2 2 Câu 5: Hãy điền vào chỗ (….) các cụm từ thích hợp để được câu đúng : a) Hình vuông có đường chéo bằng 6cm thì cạnh hình vuông bằng ……………….. b) Tứ giác có 1 cặp cạnh đối……………………………thì nó là hình bình hành B. Tự luận: (7,0đ) Bài 1:(1,0đ). Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 7cm ; AC = 24cm. Tính độ dài đường trung bình của tam giác song song với cạnh BC ? Bài 2:(6,0đ). Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm D là trung điểm của BC. Gọi M là điểm đối xứng với D qua AB, E là giao điểm của DM và AB. Gọi N là điểm đối xứng với D qua AC, F là giao điểm của DN và AC. a) Tứ giác AEDF là hình gì ? Vì sao ? b) Tứ giác ADBM là hình gì ? Vì sao ? c) BN cắt AD tại I. Chứng minh IA = ID d) Khi ABC = 60o , chứng minh tứ giác ABCN là hình thang cân. e) Chứng minh rằng M đối xứng với N qua A. f) Tam giác vuông ABC có điều kiện gì thì tứ giác AEDF là hình vuông ? ĐỀ SỐ 7 A/ Phần trắc nghiệm (3,0đ). Chọn phương án đúng (Từ câu 1 – câu 4) Câu 1: Tứ giác ABCD có A = 120o ; B = 70o ; C = 100o thì : A. D = 50o ;B. D = 70o ;C. D = 80o ;D. D = 150o Câu 2: Trong các hình sau, hình nào không có tâm đối xứng ? A. Hình thang cân ; B. Hình bình hành ; C. Hình chữ nhật ; D. Hình thoi Câu 3: Độ dài đường trung bình của hình thang là 16 cm ; hai đáy tỉ lệ với 3 và 5 thì độ dài hai đáy là : A.12 cm và 20 cm ; B. 6 cm và 10 cm ; C. 3 cm và 5 cm ; D. Đáp số khác Câu 4: Hình vuông có cạnh bằng 3dm thì đường chéo của hình vuông bằng ? A. 18 dm ; B. 9 dm ; C. 6dm ; D. 18 dm Câu 5: Hãy điền vào chỗ (….) các cụm từ thích hợp để được câu đúng : a) Tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông là 6 cm và 8 cm thì độ dài đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng…………………………… b) Tứ giác có 2 cạnh đối bằng nhau và hai đường chéo bằng nhau thì nó là …………………….. B Phần tự luận:(7,0đ). Trang 9 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI Bài 1:(1,0đ). Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 5cm ; BC = 13cm . Tính độ dài đường trung bình của tam giác song song với cạnh AC ? Bài 2: (6,0đ).Cho hình bình hành ABCD có AD = 2AB, A = 600 . Gọi E, F lần lượt là trung điểm của BC và AD. a) Chứng minh tứ giác AECF là hình bình hành. b) Chứng minh AE ⊥ BF c) Tính ABD d) Chứng minh tứ giác BFDC là hình thang cân. e) Chứng minh E và D đối xứng với nhau qua FC. f) Chứng minh các đường thẳng AC, BD, EF cùng đi qua một điểm. ĐỀ SỐ 8 A. Trắc nghiệm: (3đ).Chọn phương án đúng (Từ câu 1 – câu 3) Câu 1:Các góc của tứ giác ABCD có A : B : C : D = 1:1: 2 : 2 thì số đo các góc là : A. A = B = 120o ; C = D = 60o B. A = B = 108o ;C = D = 72o ; C. A = B = 60o ;C = D = 120o ; D. A = B = 54o ;C = D = 36o Câu 2: Tứ giác nào vừa có tâm đối xứng vừa có hai trục đối xứng là hai đường chéo A. Hình thang cân ; B. Hình bình hành ; C. Hình chữ nhật ; D. Hình thoi Câu 3: Một hình thang có 1 cặp góc đối là 125 và 65 . Cặp góc còn lại là: o o A. 105o ; 45o ; B. 105o ;65o ;C. 115o ;65o ;D. 115o ;55o Câu 4: Hãy điền vào chỗ (….) các cụm từ thích hợp để được câu đúng : a) ∆ABC đều có độ dài đường trung bình ứng với cạnh AB là 4 cm. Vậy chu vi tam giác là … ......cm. b) Hình thang cân có hai đường chéo…………...................................................thì nó là hình chữ nhật. c) Hình thang có 2 cạnh bên song song thì nó là hình………………....................... B. Tự luận: (7,0đ). Bài 1:(1,0đ). Cho tam giác ABC vuông tại A, có AC = 24cm ; BC = 26cm . Tính độ dài đường trung bình của tam giác song song với cạnh AB ? Bài 1:(6,0đ). Cho tam giác ABC cân tại A có B = 60o , đường cao AM.Trên tia đối của tia MA lấy điểm E sao cho ME = MA. a) Chứng minh tứ giác ABEC là hình thoi. b) Lấy điểm D đối xứng với E qua C. Đường thẳng qua E song song với BC cắt AC tại F. Tứ giác ADFE là hình gì ? Vì sao ? c) Chứng minh tứ giác ABEF là hình thang cân. d) Tứ giác ABCD là hình gì ? Vì sao ? e) Điểm C có phải là trực tâm ∆DBF không ? Vì sao ?. IB f) Gọi I là giao điểm của BD và AM. Tính tỉ số ? ID Trang 10 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỀ SỐ 9 A. Trắc nghiệm: (3đ).Chọn phương án đúng (Từ câu 1 – câu 3) Câu 1: Tứ giác ABCD có A = 70o ; B =100o ; C - D = 90o : A. C = 150o ; D = 60o ;B. C = 140o ; D = 50o ;C. C = 130o ; D = 40o ;D. C = 120o ; D = 30o Câu 2: Tứ giác nào vừa có tâm đối xứng vừa có hai trục đối xứng là hai đường chéo A. Hình thang cân ; B. Hình bình hành ; C. Hình chữ nhật ; D. Hình thoi Câu 3: Một hình thang có 1 cặp góc đối là 125 và 65 . Cặp góc còn lại là: o o A. 105o ; 45o ; B. 105o ;65o ;C. 115o ;65o ;D. 115o ;55o Câu 4: Hãy điền vào chỗ (….) các cụm từ thích hợp để được câu đúng : a) Hình thang có độ dài hai đáy là 8cm và 14cm thì độ dài đường trung bình là .........................cm b) Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau tại…………………………thì nó là hình thoi. c) Hình thang có 2 cạnh bên song song thì nó là hình………………....................... B. Tự luận: (7,0đ). Bài 1:(1,0đ). Cho tam giác ABC AB = 12cm có AC = 24cm ; BC = 26cm . Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh AB, AC, BC.Tính chu vi tam giác MNP ? Bài 1:(6,0đ). Cho hình chữ nhật ABCD có O là giao điểm hai đường chéo. Lấy điểm E nằm giữa O và B. Gọi F là điểm đối xứng với A qua E, và I là trung điểm của CF. a) Chứng minh tứ giác ÒEFC là hình thang. b) Chứng minh tứ giác OEIC là hình bình hành c) Gọi H , K lần lượt là hình chiếu của F trên các đường thẳng BC và CD. Chứng minh tứ giác CHFK là hình chữ nhật. d) Chứng minh H và K đối xứng với nhau qua CF. e) Chứng minh E, H, K thẳng hàng. ĐỀ SỐ 10 A. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 4) Câu 1: Cho tứ giác ABCD, trong đó có ∠A + ∠B = 1400. Khi đó, tổng ∠C + ∠D bằng: A. 1600 B. 2200 C. 2000 D. 1500 Câu 2: Hình thang ABCD (AB // CD), M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AD, BC. Biết AB = 14cm, MN = 20cm. Độ dài cạnh CD bằng: A. 17cm B. 24cm C. 26cm D. 34cm Câu 3: Hình thoi có hai đường chéo bằng 6cm và 8cm thì cạnh hình thoi bằng: Trang 11 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI A. 5cm B. 7cm C. 10cm D. 12,5cm Câu 4: Hình vuông có cạnh bằng 1dm thì đường chéo bằng: A. 1dm B. 1,5dm C. 2 dm D. 2dm Câu 5: Hãy điền vào chỗ trống (….) các câu sau một trong các cụm từ: hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông để được một câu trả lời đúng. A. Tứ giác có hai cạnh đối song song và hai đường chéo bằng nhau là …………………. B. Hình bình hành có một góc vuông là ………………………………………………… C. Hình chữ nhật có một đường chéo là phân giác của một góc là ……………………… D. Hình thang có hai cạnh bên song song là …………………………………………… B. Tự luận: (7,0đ). Bài 1: (3 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 5cm, AC = 12cm. Gọi AM là trung tuyến của tam giác. a) Tính độ dài đoạn thẳng AM. b) Kẻ MD vuông góc với AB, ME vuông góc với AC. Tứ giác ADME là hình gì? Vì sao Bài 2: (4 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A, đường trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC, K là điểm đối xứng với M qua điểm I. a) Chứng minh rằng điểm K đối xứng với điểm M qua AC. b) Tứ giác AKCM là hình gì ? Vì sao ? c) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AKCM là hình vuông. Trang 12 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẦN 2 : 5 ĐỀ TỰ LUẬN (45PH) ĐỀ SỐ 1 Bài 1: (2 điểm) a) Phát biểu định lý tổng các góc của một tứ giác. b) Áp dụng: Cho tứ giác MLKJ có L $ = 1050 ; K = 750 ; M = 950 . Tính số đo của góc J? Bài 2: (2điểm) Cho ∆ DEF vuông tại D có DE = 3cm, DF = 4cm. Kẻ đường trung tuyến DM. Tính độ dài đoạn thẳng EF và DM. Bài 3: (2 điểm) Cho hình thang ABCD ( AB // CD ). Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AD và BC. Gọi G là giao điểm của EF và AC. Biết rằng AB = 6cm, CD = 8cm. Tính các độ dài EG và EF Bài 4: (4 điểm) Cho ∆ ABC vuông tại A. D là trung điểm của BC. Từ D kẻ DM vuông góc với AB tại M, DN vuông góc với AC tại N a) Tứ giác AMDN là hình gì? vì sao? b) Gọi K là điểm đối xứng với D qua N. Tứ giác ADCK là hình gì? Vì sao? c) Để tứ giác ADCK là hình vuông thì tam giác ABC cần có thêm điều kiện gì? ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (1điểm) Cho hình 1. Tính số đo x. Biết F = 750 , D = 850 , G = 1300 , Câu 2: (2điểm) Cho hình 2. Tính độ dài x D A 85° H x I 130° G x? E 8 cm 75° B C Hình 1 F Hình 2 Câu 3: (3điểm) Cho tứ giác ABCD có BC =2AB, gọi E, F lần lượt là trung điểm của BC, AD. Chứng minh ABEF là hình vuông? Câu 4: (4,0 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A có đường trung tuyến AM. Gọi D là trung điểm của AB, E là điểm đối xứng với M qua D. a) Chứng minh tứ giác AEBM là hình thoi. b) Cho AB =3 cm, AC = 4 cm. Tính chu vi hình thoi AEBM c) Tứ giác AEMC là hình gì? Vì sao? d) Gọi I là trung điểm của AM. Chứng minh E, I, C thẳng hàng. Trang 13 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (2điểm) a) Phát biểu định lí về tổng các góc của một một tứ giác. b) Cho tứ giác ABCD vuông ở A, biết góc B bằng 400, góc C bằng 700. Tính số đo góc D. Câu 2: (3điểm) a) Phát biểu định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác. b) Cho ABC , D là trung điểm cạnh AB, E là trung điểm cạnh AC. Tính độ dài cạnh BC, biết DE= 5cm. Câu 3: (2điểm) Nêu các dấu hiệu nhận biết hình bình hành Câu 4: (3điểm) Cho ABC vuông tại A, D là trung điểm của BC. Gọi M là điểm đối xứng với D qua AB, E là giao điểm của DM và AB. Gọi N là điểm đối xứng với D qua AC, F là giao điểm của DN và AC. a)Tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao? b)Các tứ giác ADBM, ADCN là hình gì? Vì sao? * Lưu ý: Vẽ đúng hình và ghi đúng GT, KL được 1 điểm. ĐỀ SỐ 4 Câu 1: a) Phát biểu định lí về tổng các góc của một một tứ giác. b) Cho tứ giác ABCD vuông ở A, biết góc B bằng 400, góc C bằng 700. Tính số đo góc D. Câu 2: Cho tam giác ABC có trung tuyến AM. Gọi E là điểm đối xứng của A qua M a) Chứng minh rằng tứ giác ABEC là hình bình hành. b) Tìm điều kiện của ∆ABC để tứ giác ABEC là hình chữ nhật? Hình thoi? Hvuông ? A Câu 3: a) Biết: AM = MP = PB ; AN = NQ = QC và PQ = 5cm. Tính độ dài x,y ? A M x N b) Biết: AB = 5 ; 12 5cm AC = 12; 5 x P Q Aˆ = 90 0 . Tính AM = ? y B C B C Câu 4: M Cho ∆ABC vuông tại A. M là trung điểm của BC. Kẻ MH ⊥ AC; MK ⊥ AB. a) Chứng minh: AKMH là hình chữ nhật. Từ đó suy ra: AM = HK b) Gọi P là điểm đối xứng của M qua H. Chứng minh: AMCP là hình thoi? Trang 14 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỀ SỐ 5 Bài 1: (1điểm) Cho ∆ABC và một điểm O tùy ý. Vẽ ∆A’B’C’ đối xứng với ∆ABC qua tâm O Bài 2: (2điểm) Độ dài đường trung bình của hình thang là 26cm. Hai đáy của hình thang tỉ lệ với 9 và 4. Tính độ dài 2 đáy của hình thang. Bài 3: (4 điểm) Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại I. Gọi H là trung điểm của IB, Klà trung điểm của IC. a) chứng minh tứ giác MNHK là hình bình hành b) Nếu các đường trung tuyến BM và CN vuông góc nhau thì tứ giác MNHK là hình gì? c) Tam giác ABC có điều kiện gì thì tứ giác MNHK là hình chữ nhật? d) Tam giác ABC có điều kiện gì thì tứ giác MNHK là hình vuông. MỘT SỐ BÀI TẬP ÔN TẬP KHÁC Bài 1.Cho tam giác ABC. Qua điểm D thuộc canh BC, kẻ các đường thẳng song song với AB, AC, cắt AC và AB theo thứ tự ở E và F. a) Tứ giác AEDF là hình gì? b) Điểm D ở vị trí nào trên BC thì AEDF là hình thoi? Bài 2. Cho tứ giác ABCD có A = C = 900 , các tia DA và CB cắt nhau tại E, các tia AB và DC cắt nhau ở F. a) CMR: E = F $ b) Tia phân giác của góc E cắt AB, CD theo thứ tự ở G và H. Tia phân giác của góc F cắt BC, AD theo thứ tự ở I và K. CMR: GKHI là hình thoi. Bài 3.Cho ∆ ABC, trung tuyến AM. Qua M kẻ đường thẳng song song với AB ở P, Qua M kẻ Đường thẳng song song AB cắt AC ở Q, biết MP= MQ a) Tứ giác APMQ là hình gì ? b) PQ / / BC Bài 4.Cho tam giác đều ABC. Gọi M là điểm thuộc cạnh BC. Gọi E, F là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB, AC. Gọi I là trung điểm của AM, D là trung điểm của BC. a) Tính số đo các góc DIE, FID. b) CMR: DEIF là hình thoi. Bài 5.Tìm x trong hình vẽ sau: A 10 B x 13 D H C 15 Trang 15 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
- BS: HOÀNG THÁI VIỆT – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI Bài 6.Cho tam giác ABC vuông tại A.Gọi M là trung điểm BC. Qua M kẻ ME ⊥ AB (E ∈ AB) MF ⊥ AC (F ∈ AC ) . a) Chứng minh tứ giác AEMF là hình chữ nhật. b) Gọi N là điểm đối xứng của M qua F. Tứ giác MANC là hình gì ? Tại sao? c) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AEMF là hình vuông? Bài 7.Cho tam giác ABC vuông tại A (AC > AB), M là trung điểm của AB, P là điểm nằm trong ∆ ABC sao cho MP ⊥ AB. Trên tia đối của tia MP lấy điểm Q sao cho MP = MQ. 1/ Chứng minh : Tứ giác APBQ là hình thoi. 2/ Qua C vẽ đường thẳng song song với BP cắt tiaQP tại E. Chứng minh tứ giác ACEQ là hình bình hành 3/ Gọi N là giao điểm của PE và BC. a/ Chứng minh AC = 2MN b/ Cho MN = 3cm, AN = 5cm. Tính chu vi của ∆ ABC. 4/ Tìm vị trí của điểm P trong tam giác ABC để APBQ là hình vuông. Bài 8. Cho tam giác ABC vuông tại A, Gọi H là trung điểm AC, E là trung điểm của BC. F điểm đối xứng với E qua H. Chứng minh tứ giác AECF Là hình thoi. Bài 9. Cho tam giác ABC vuông tại A, có AD đường trung tuyến ứng với cạnh BC ( D ∈ BC). Biết : AB = 6 cm, AC = 8 cm . a) Tính AD ? . b) Kẽ DM ⊥ AB, DN ⊥ AC. Chứng minh tứ giác AMDN là hình chữ nhật. c) Tam giác ABC phải có thêm điều kiện gì thì AMDN là hình vuông. HOÀNG THÁI VIỆT (ĐỒNG VĂN – TÂN KỲ - NGHỆ AN ) SĐT: 01695316875 TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA – ĐH SƯ PHẠM HN XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ CŨNG CÁC EM HỌC SINH ĐÃ THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU NÀY. Truy cập face để được hỗ trợ học tập: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv Truy cập trang này để download tài liệu của thầy HTV: http://www.slideshare.net/barackobamahtv Trang 16 Ymail: nguyenvanvietbkdn@gmail.com face: https://www.facebook.com/ttbdgdhtv
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
15 CÁC BÀI ĐIỆN XOAY CHIỀU TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC TỰ LUẬN
19 p | 410 | 53
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Mạch điện xoay chiều RLC có R thay đổi
2 p | 129 | 18
-
Bài giảng Hóa học lớp 12 bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime - Trường THPT Bình Chánh
10 p | 16 | 7
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Cộng hưởng trong mạch RLC khi độ tự cảm L biến thiên
2 p | 121 | 6
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B,D Toán Học 2013 - Phần 30 - Đề 15
2 p | 42 | 6
-
Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý 11 - THPT Cần Thạnh
2 p | 163 | 6
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B,D Toán Học 2013 - Phần 28 - Đề 15
1 p | 44 | 6
-
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp Văn 2013 - Phần 4 - Đề 15
4 p | 35 | 5
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B,D Toán Học 2013 - Phần 29 - Đề 15
2 p | 49 | 4
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Dùng số phức để giải toán điện xoay chiều
2 p | 101 | 4
-
Đề Thi Thử Văn Học 2013 - Phần 5 - Đề 15
2 p | 55 | 4
-
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp Văn 2013 - Phần 3 - Đề 15
2 p | 50 | 4
-
Chuyên đề LTĐH môn Hóa học: Một số vấn đề mở đầu về hóa học hữu cơ (Đề 2)
2 p | 94 | 4
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Điện áp xoay chiều và dòng điện xoay chiều
2 p | 83 | 3
-
Hướng dẫn giải bài 7,8,9,10,11,12, 13,14,15 trang 8, 9 SGK Toán lớp 8 tập 1
7 p | 678 | 3
-
Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 65 SGK Toán 2
3 p | 69 | 3
-
Giải bài tập Luyện tập 15,16,17,18 trừ đi một số SGK Toán 2
3 p | 68 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn