intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý trí trên ngai vàng sáng tạo

Chia sẻ: Cafe Sua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

128
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu chuyện bay qua biển của hai cha con Đêđan và Ica dường như là tiêu biểu và thích hợp nhất để biểu tượng cho khát vọng sáng tạo của con người. Vào một ngày người thợ tài ba hết mực Đêđan bỗng thấy thèm khát đôi cánh của loài chim, ông muốn được bay lên để thâu hái cảnh vật quê hương xứ sở trong tầm mắt... Ông nghĩ, chỉ có đôi cánh với tầm bay của nó sẽ vượt qua mọi vật cản, cho dù sông sâu núi thẳm, đại dương mênh mông, hoặc những đường biên giới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý trí trên ngai vàng sáng tạo

  1. Lý trí trên ngai vàng sáng tạo Nguyễn Hoàng Đức Thể thao Văn hóa Câu chuyện bay qua biển của hai cha con Đêđan và Ica dường như là tiêu biểu và thích hợp nhất để biểu tượng cho khát vọng sáng tạo của con người. Vào một ngày người thợ tài ba hết mực Đêđan bỗng thấy thèm khát đôi cánh của loài chim, ông muốn được bay lên để thâu hái cảnh vật quê hương xứ sở trong tầm mắt... Ông nghĩ, chỉ có đôi cánh với tầm bay của nó sẽ vượt qua mọi vật cản, cho dù sông sâu núi thẳm, đại dương mênh mông, hoặc những đường biên giới nơi người đi bộ chỉ có thể đi qua bằng hộ chiếu. Và trên.hết đôi cánh đó sẽ giúp cha con ông có được tự dokhi bay qua những bước tường thành của bạo chúa xứ Cretơ. Bằng tài năng khéo léo của mình Đê đan thu nhặt các loại lông chim, gắn xi để tạo thành hai cặp cánh. Một buổi sáng Đê đan đánh thức con là Ica dậy, buộc đôi cánh vào hai tay con, và dặn dò cách bay: "Đừng bay lên cao quá, kẻo mặt trời thiêu đốt sẽ làm nóng chảy xi và sáp gắn lông mà rơi xuống biển". Bay được ít giờ, Ica bỗng say sưa độ cao khi thấy đại dương đang trải ra mênh mông dưới đôi cánh của mình, trái hẳn với lời cha dặn về sự thiêu đốt của mặt trời, cậu bay thẳng về phía mặt trời để thèm khát chính nguồn ánh sáng mãnh liệt đó... xi và sáp gắn cánh bắt đầu chảy ra, cánh rụng lả tả, và Ica rơi xuống biển chết trong khi vẫn còn đang say sưa ca hát về khao khát độ cao và ánh sáng. Câu chuyện đôi cánh bay lên và rụng xuống của cậu bé Ica biếu tượng rằng, một cậu bé hồn nhiên có thể khát vọng cả mặt trời, nhưng khát vọng thôi chưa đủ, nếu cậu bé không tuân thủ những nguyên lý của lý trí sẽ rơi ngay vào thất bại. Và trong nghệ thuật cũng vậy, nếu chúng ta mới chỉ có khát vọng thôi thì chưa đủ, mà phải biết học hỏi những kỹ thuật để đảm bảo nuôi dưỡng, duy trì cho đôi cánh sáng tạo được bay đến đích. Điều này là vô cùng cốt tử, ' người Trung Hoa nói: "Có lý đi khắp thiên hạ, không có lý không đi quá một bước chân". Chúng ta thử hình dung, với một đôi giây buộc chặt nơi chân, ta có thể chạy nhảy dẫm lên muôn ngàn sỏi đá nhưng chỉ cần một viên sỏi lọt vào trong giầy thôi, nếu không lấy nó ra, đôi chân ta sẽ không thể nào bước nổi. Một chiếc xe cũng vậy, chỉ cần vòng bi nằm vênh trong trục, cũng không cách gì lăn bánh, một động cơ chạy bằng hơi nước, nếu chiếc van xộc xệch làm xì hơi tất cả thì làm sao còn tạo ra áp xuất để động cơ lao đi. Giờ thử nhìn vào xã hội, những tên cướp hùng hố, trang bị vũ khí đầy mình, chúng vẫn ăn cướp ở một nơi, kiếm tiền đem đến chỗ khác tiêu xài ăn uống, tại sao chúng ta không dùng sức mạnh của mình áp đảo ngay các chủ hàng để khỏi phải trả tiền cho phiền? Bởi lẽ dù là tướng cướp, chúng cũng không có đủ sức mạnh liên tục, thường xuyên để chống lại xã hội, mà chúng chỉ tập trung được sức mạnh trong vài cơ hội, cướp tiền, đem đi tiêu. Nghĩa là, ngay cả những tên cướp cũng không vượt qua được ngtuyên lý mua và bán của đồng tiên. Về điểm này, người châu Âu có câu: "Ngay cả hoàng đế Xê da cũng không ở trên ngữ pháp". Nghĩa là, dù hoàng đế có quyền cao đến đâu, có thể quyết định số phận của thần dân, cũng không thể ngạo mạn đến mức nói những câu bất
  2. chấp ngữ pháp. Có nghĩa, dân nói gạo, nước, lửa, muối, củi; thì vua cũng chẳng có ngôn ngữ và cách nói nào khác hơn, mà cũng phải nói theo sự xác định có sẵn của các danh từ đó. Hôm nay, chúng ta bàn đến sức sống quan trọng nhất của vũ trụ cũng như con người. Chữ LÝ là khởi nguồn của rất nhiều giá trị quan trọng như: Lý trí. Chân lý, Nguyên lý, Luận lý. Nguyên lý là gì? Đó có thể được coi như toàn bộ cơ cấu vận động từ bên trong của vạn vật, chẳng hạn, nước chảy chỗ trũng là một nguyên lý, nguyên lý này mạnh đến mức, nếu có nước ở bất kỳ đâu thì nó đang chảy xuống một thấp hơn, chảy đến nơi thấp rồi, nó lại tiếp tục chảy xuống nơi thấp hơn, mãi mãi chẳng ngừng. Vì nguyên lý có tính hệ thống và cơ cấu, nên trong mọi sự, trí tuệ con người đều kiếm tìm LÝ DO đầu tiên, kể cả, lý do đầu tiên của mọi đầu tiên, xuất xứ của Tạo Hoá, nếu có, xuất xứ của con người: "Con người sinh ra từ đâu? Bởi ai? Và đi về đâu?". Bởi thế, cả người phương Tây và người phương Đông, khi nhìn nhận bất cứ sự việc gì thì đều tra xét Lục Hà: 1- Việc gì? 2- Bởi tại làm sao? 3- Bao giờ 4- Ai biết? 5- Thế nào? 6- Ở đâu? 1 - Việc gì, giúp người ta phân loại sự việc thuộc vật lý xã hội, hay văn học, chỉ khi xác định đúng việc, nghĩa là bắt đúng bệnh thì mới có thể có thuốc chữa. 2 - Bởi tại làm sao, tức tìm ra nguyên nhân của nó, giống như sáng ra người ta thấy những vết chân lạc đà trên cát, người ta xác định được liền đó là vết chân lạc đà (việc gì); sau đó xác định bởi có những con lạc đà đã đi qua mà có dấu chân để lại (bởi tại làm sao). 3 - Bao giờ, đó là xác định thời gian xảy ra sự việc, trong thí dụ trên, thời gian xảy ra trong đêm. 4 - Ai biết, tức nhân chứng thông báo việc đó, có vài dấu chân lạc đà trên cát, thì chỉ có ít người ở đó chứng kiến, không thể là tất cả mọi người. 5 - Thế nào, tức tính đặc thù của dấu vết, chẳng hạn và chân của lạc đà thồ nặng sẽ khác vết chân thồ nhẹ, hoặc cũng dấu chân, nhưng của người đi tự nhiên sẽ khác dấu chân của người đi giật lùi nhằm đánh lạc hướng.
  3. 6- ở đâu, tức không gian xảy ra sự việc, những dấu chân đó ở cửa nhà băng hay đường vào lăng mộ... Chúng ta vừa bàn đến sáu tra vấn của Lục Hà, đó cũng có thể coi như một thứ lộ trình tất yếu của lý trí nhằm tìm ra sự thật. Chữ Lý có gốc tiếng La tin, qua tiếng Pháp là "Raison”, qua tiếng Anh là "Reason", đều nói lên khả năng suy lý của con người. Điều này tối quan trọng, theo các triết gia Hy Lạp, lý trí tham dự một nửa vào trong chân lý của loài người. Không có lý trí ắt hẳn không có chân lý. Theo triết gia Kant, thì lý trí còn đóng vai nguyên nhân và kết quả. Có nguyên nhân tốt ắt hẳn sẽ gặt hái kết quả tốt. Gieo nguyên nhân xấu chắc sẽ không tránh được kết cục xấu. Đó là nguyên lý báo ứng tất yếu của con đường hạnh phúc, mà người Trung Quốc nói: "Ác giả ác báo, thiện giả thiện báo". Và khi đề cao lý trí cách không thể nào khác triết gia Kant đã tuyên bố đanh thép về nguyên lý giáo dục: "Giáo dục là rèn luyện lý trí”. Trước Kant. thời cổ đại, triết gia Aristóte ví lý trí như sự ngăn nắp của hệ thần kinh, guồng máy xã hội, cũng như những cỗ máy vật lý. Ông nói: một người không có hệ thần kinh có trật tự sẽ điên, một xã hội không có trật tự sẽ loạn và một cỗ máy không có trật tự sẽ không thể vận hành. Vậy thì một nghệ sĩ, một nhà văn không có lý trí sẽ vận hành cỗ máy sáng tạo của mình bằng cách nào đây. Triết gia Hégel chắc chắn xác định rằng: một nhà văn nếu không có khả năng triết lý ngôn ngữ, thì sẽ không thể thành nhà văn hạng một cùng với đặc ưu cao nhất của ngôn ngữ. Vậy triết lý là gì? Như trên chúng ta đã bàn khá nhiều về chữ lý, văn học là cuộc sống, và văn học có trách nhiệm phải trình bày ra tính hệ thống, tính nguyên nhân - kết quả, tính chân lý, và nguyên lý của cuộc sống. Nếu không làm được vậy thì văn học làm sao có nổi cơ hội trở thành công lý để hội tụ mọi người, vì văn học là công truyền chứ không phải thứ thơ tình được bí truyền trong màn the. Cho dù có ở trong màn the đi nữa, khi đã có một người gửi và một người nhận thì không thể không sống theo công lý, vì ngay những thành viên thân thiết trong gia đình cũng không thể "Cha nói oan, quan nói hiếp, chồng có nghiệp nói thừa". Nhân loại cách phổ quát vẫn ví lý trí cùng sự tiến bộ như một chiếc thang, nghĩa là, người ta phải trèo lên nấc thứ nhất, rồi nấc thứ hai, rồi nấc thứ ba. Nếu không trèo lên, nhân loại vĩnh viễn chỉ là thứ ngồi xổm bên gốc cây không đạt tới bất kỳ thành tựu nào. Vậy thì một tư duy không cố vượt mình qua mỗi nấc thang cũng sẽ chẳng đạt tới một thành tựu nào đáng kể. Lý trí là một giá trị sống còn đến mức, triết gia Jacques Maritain đã xác định: "Lý trí không bao giờ nhường ngôi". Lý trí vẫn được ví như chiếc đầu trên cơ thể con rắn, nếu rắn mất đầu sẽ không thể nào vận động. Và Maritain cũng nói, cho dù lý trí có thể hạ mình bao dung, hay hào hiệp thì nó cũng không bao giờ nhường ngôi, vì nó là bộ não cao nhất đời nào lại đòi hạ xuống khiến cơ thể rối loạn vì không có bộ tham mưu điều khiển. Chính vì vậy mà thi hào Boileau đã ca ngợi lý trí:
  4. Hỡi thi sĩ yêu chuộng lý trí Đấy phương châm tận ý noi theo Bao nhiêu vẻ đẹpgiá cao Mượn nơi lý trí văn hào mới nên Lý trí bao giờ cũng là bổn phận, mà bổn phận là cái phải làm không bao giờ là ý thích cả. Không ai trong chúng ta leo gác ngôi nhà cao trăm tầng mà thấy dễ chịu, dẫu vậy trong lúc tim đập, gối mỏi chúng ta vẫn phải thừa nhận sự kỳ vĩ của ngôi nhà trăm tầng đó. Vậy thì hãy mong cho tác phẩm của ta là một ngôi nhà cao vòi vọi, chứ không phải một chiếc lều cỏ ngả lưng dễ dàng, êm ái, và thích thú. Nguồn: Thể thao Văn hóa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2