intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lysosome - Nguyễn Huỳnh Thịnh

Chia sẻ: Huỳnh Thịnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

104
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập môn Sinh học, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Lysosome" dưới đây. Nội dung tài liệu trình bày về hình thể cấu tạo, thành phần hóa học, phân loại, chức năng lysosome,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lysosome - Nguyễn Huỳnh Thịnh

  1. LYSOSOME Lysosome được De Duve mô tả lần đầu tiên vào năm 1959 I. Hình thể và cấu tạo: - Hình thể đa dạng tùy thuộc vào từng loại tế bào và trạng thái hoạt động của chúng. - Có màng sinh học cơ bản bao bọc là màng lipoproteide (màng lipid kép) và chứa đầy các hạt nhỏ, đó là các men thủy phân. - Kích thước trung bình: 0,2 – 0,4 µm Chú thích: 1. Nhân tế bào 2. Bộ máy Golgi 3. Lysosome nguyên phát 4. Lysome thứ phát Hình: Lysosome dưới kính hiển vi điện tử II. Thành phần hóa học: - Bên trong lysosome chứa enzyme thủy phân protein hoạt động ở pH acid như: Phosphatase acid, ribonuclease acid, acid desoxyribonuclease, cathepsin … - Ngoài ra, lysosome còn chứa 40 đến 50 enzyme xúc tác thủy phân một hợp chất axít khác nhau. Đặc biệt, lysosome dồi dào trong tế bào chuyên biệt về nhiệm vụ thực bào như là các bạch cầu trung tính và đại thực bào.  Những men này chỉ hoạt động ở trong môi trường acid (pH = 5) và chỉ được giải phóng ra khỏi lysosome khi bị phá huỷ. III. Phân loại: - Lysosome nguyên phát có nguồn gốc từ bộ máu Golgi, chứa điện tử dày đặc. - Lysosome thứ phát là hình ảnh đang hoạt động chức năng của lysosome. Lysosome được phân biệt thành 3 loại sau: + Không bào tiêu hóa là lysosome có chứa dị vật. + Thể cặn bã là lysosome chứa dị vật chưa tiêu hóa hoàn toàn. + Không bào tự tiêu là lysosome chứa những cấu trúc của bản thân tế bào đang trong quá trình bị tiêu hóa. Nguyễn Huỳnh Thịnh Trang 1
  2. IV. Chức năng: - Các sản phẩm do enzyme của lysosome phân giải một phần có thể được tế bào sử dụng, còn các chất có hại cho tế bào hoặc bị thải ra khỏi tế bào hoặc được tích luỹ trong lysosome ở dạng các hạt lipofucsin. - Lysosome hay tiêu thể là một hệ thống tiêu hóa trong tế bào, nó giúp tế bào: + Tiêu hóa các chất trong tế bào. + Các cấu trúc tế bào đã bị phá hủy. + Các tiểu phân thức ăn đã được đưa vào tế bào và các vi khuẩn… - Đôi khi lysosom còn tiêu huỷ ngay bản thân tế bào (sự tự tiêu), men catepsin đóng vai trò quan trọng trong sự tự tiêu. Theo De Duve, quá trình tiêu hoá nội bào diễn ra theo sơ đồ sau: V. Các bệnh lý liên quan đến lysosome: - Đó là những bệnh có liên quân đế sự bất bình thường trong cấu trúc màng và hệ enzyme của lysosome. - Màng lysosome thường được bảo vệ khỏi tác động của các enzyme bản thân chúng nhờ lớp glicoprotein phủ phía trong, nhưng có thể bị phá hủy do tác động của nhiều nhân tố như sốc, cơ giật, ngạt oxy, các nội độc tố, virus, các kim loại nặng, silic, các tia UV, RX… - Khi màng lysosome bị hư hỏng, do đó các enzyme giải phóng tác động lên các phế nang gây viêm phổi ở các thợ mỏ. - Sự phá hủy màng lysosome còn được quan sát thấy trong các bệnh nhiễm trùng do Streptococcie. Bọn vi khuẩn này có khả năng làm tiêu màng lysosome. - Màng lysosome có thể bị sai lệch do di truyền dẫn tới biến đổi tính thấm của màng lysosome gây nên bệnh Chadiak – Streinbrink – Higashi. Biểu hiện của bệnh là làm giảm sức đề kháng, gan to, to hạch lympho, sợ ánh sáng và bị bệnh tạng. Trẻ em bị bệnh này thường dẫn đến tử vong. Nguyễn Huỳnh Thịnh Trang 2
  3. - Sự tích lũy nhiều chất trong lysosome do thiếu enzyme phân giải chúng do nguyên nhân di truyền còn dẫn đến nhiều bệnh khác như thần kinh, pompe (bệnh tim mạch thừa collagen II) , bệnh Thesaurimose,… CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Lysosome của tế bào tích trữ chất: A. ARN B. Vật liệu tạo ribosome C. Các enzyme thủy phân @ D. Glycoprotein đang được xử lí để tiết ra ngoài Câu 2. Bào quan có chức năng tiêu hóa nội bào: A. Lysosome @ B. Bộ máy Golgi C. Trung thể D. Peroxysome Câu 3. Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải tự cắt bỏ đuôi của nó. Bào quan đã giúp ếch con thực hiện việc trên: A. Lưới nội chất B. Ribosome C. Lysosome @ D. Ty thể Câu 4. Nhận định sai khi nói về Lysosome: A. Có enzyme thủy phân B. Có màng lipid kép C. Khoảng 40 – 50 enzyme D. Không thể tự hủy bản thân tế bào @ Câu 5. Đôi khi lysosom còn tiêu huỷ ngay bản thân tế bào (sự tự tiêu), men catepsin đóng vai trò quan trọng trong sự tự tiêu. A. Đúng @ B. Sai TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên sách Tác giả NXB Năm 1 Mô học GS.TS Trịnh Bình NXB Y Học 2013 2 Sinh lý học – tập I GS. Phạm Đình Lựu NXB Y Học 2012 ĐH Võ 3 Sinh học đại cương Th.S Nguyễn Thị Kim Thoa 2015 Trường Toản NXB Giáo 4 Sinh học tế bào PGS.TS Nguyễn Như Hiền 2006 Dục ĐH Võ 5 Sinh lý học – tập I - 2015 Trường Toản Nguyễn Huỳnh Thịnh Trang 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2