YOMEDIA
ADSENSE
m&a căn bản: phần 2 - nxb tri thức
71
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
nối tiếp phần 1, phần 2 "m&a căn bản" do nxb tri thức ấn hành gồm các nội dung chính: quá trình diễn ra thương vụ mua bán, thẩm định chi tiết, định giá, lập kế hoạch sáp nhập, các vấn đề tài chính, kết thúc thương vụ và hậu sáp nhập,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: m&a căn bản: phần 2 - nxb tri thức
6<br />
QUÁ TRÌNH DIỄN RA THƯƠNG VỤ MUA<br />
BÁN<br />
Trong chương này, bạn đọc sẽ hiểu rõ từng giai đoạn của thương vụ, từ kết cấu cơ<br />
bản nhất cho đến từng giai đoạn cụ thể của một vụ M&A, bao gồm đánh giá, thống<br />
nhất, đàm phán, cấp vốn, tổ chức, kết thúc thương vụ mua bán và hậu sáp nhập.<br />
Sau khi công ty đã đi đến quyết định sẽ bán công ty, điều cần thiết tiếp theo là<br />
phải quyết định xem nên quản lý quá trình đó như thế nào. Trước khi đưa ra quyết<br />
định, Bên Bán cần thực hiện một số bước cơ bản. Đây không chỉ là những bước<br />
quan trọng giúp việc bán công ty với giá tốt nhất mà còn giúp Bên Bán xác định<br />
phương thức tốt nhất sử dụng trong tiến trình mua bán.<br />
Như đã đề cập trong Chương 5, Bên Bán cần hoàn tất đánh giá hoạt động kinh<br />
doanh của công ty. Việc đánh giá này giúp công ty đưa ra được các kỳ vọng đối với<br />
những chủ sở hữu; xác nhận quyết định bán và quyết định đối tượng mua phù hợp<br />
với loại hình kinh doanh đó. Ví dụ: một công ty đưa ra mức giá từ 300 đến 500<br />
triệu đôla sẽ không chấp nhận việc Bên Mua đưa ra mức giá thấp hơn, trừ trường<br />
hợp Bên Mua có các nguồn vốn đặc biệt khác. Khi đưa ra quyết định Bên Mua nào<br />
có đủ khả năng tài chính, Bên Bán sẽ không chỉ dựa vào đánh giá hoạt động kinh<br />
doanh mà còn cần phải xem xét rõ hơn về bản chất kinh doanh của mình. Ví dụ, các<br />
công ty với nguồn vốn tiền mặt lớn có khả năng là mục tiêu Mua của các công ty cổ<br />
phần tư nhân do các công ty này sẽ sử dụng nguồn tiền mặt đó để làm đòn bẩy cho<br />
các hoạt động kinh doanh và cấp vốn cho việc thanh toán nợ nần.<br />
XÁC ĐỊNH PHẠM VI BÊN MUA<br />
Bên Bán cần phải xác định rõ phạm vi Bên Mua tiềm năng. Về cơ bản, công ty<br />
này sẽ để mắt tới các đối thủ trực tiếp với công ty mình. Tuy nhiên, Bên Mua tiềm<br />
năng nhất cũng có thể là một công ty thuộc ngành hoàn toàn khác hoặc ở khu vực<br />
địa lý khác. Khi xem xét việc bán công ty và cố gắng xác định Bên Mua tiềm năng,<br />
công ty cần phải đặt mình vào địa vị Bên Mua. Bên Bán tiềm năng cần phải đánh<br />
giá đúng nguồn vốn, tài sản của công ty để cân nhắc, lựa chọn Bên Mua phù hợp.<br />
Lập danh sách Bên Mua tiềm năng đòi hỏi rất nhiều công sức, Bên Bán cần xem<br />
xét tiềm năng hoạt động kinh doanh và các vấn đề khác của các Bên Mua tiềm<br />
năng. Đây cũng là một trong những khía cạnh mà nhiều nhà tư vấn bên ngoài<br />
thường quan tâm để tăng thêm giá trị do điều này góp phần mang lại hướng tiếp<br />
cận mới cho Bên Bán và giúp họ xác định được đối tượng Bên Mua mà trước đó họ<br />
không hề quan tâm. Khi lập danh sách Bên Mua tiềm năng, Bên Bán cũng cần phải<br />
cân nhắc tại sao Bên Mua muốn mua lại công ty của họ và khả năng tài chính của<br />
Bên Mua như thế nào cũng như xem xét liệu hành động mua lại có phải là quyết<br />
<br />
định mang tính chiến lược của công ty đó hay không.<br />
Đối với những công ty lần đầu tiên tiến hành mua lại công ty của đơn vị khác,<br />
việc Bên Bán ký được hợp đồng mua bán với Bên Mua tương đối dễ dàng. Song, đối<br />
với trường hợp Bên Mua đã quen với các thương vụ mua lại công ty, Bên Bán sẽ<br />
phải thực sự khôn khéo. Xu hướng và chu kỳ phát triển thị trường hiện nay cũng là<br />
những vấn đề cần được quan tâm vào những thời điểm khác nhau của chu kỳ kinh<br />
doanh, công ty có những quyết định mua bán khác nhau.<br />
Một yếu tố khác Bên Bán cần phải cân nhắc khi lập danh sách Bên Mua là cách<br />
thức Bên Mua sẽ tích hợp hoạt động kinh doanh của Bên Bán. Về lý thuyết, một<br />
công ty mong muốn tối đa hóa giá trị cổ đông sẽ chỉ tìm kiếm những đối tượng Bên<br />
Mua đưa ra mức giá tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều công ty, đặc biệt là các công ty có<br />
các thành viên hội đồng quản trị đồng thời là chủ sở hữu sẽ quan tâm đến cách thức<br />
Bên Mua sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh của họ như thế nào, liệu đội ngũ nhân<br />
viên của Bên Bán có được giữ lại hay không hoặc thậm chí thương hiệu và tầm nhìn<br />
của Bên Bán có tiếp tục được tồn tại hay không.<br />
Một khi Bên Bán đã chọn chiến lược bán công ty; đồng thời hoàn tất việc đánh<br />
giá hoạt động kinh doanh và lập danh sách Bên Mua tiềm năng, Bên Bán cũng cần<br />
quyết định sẽ quản lý quá trình bán này như thế nào. Có rất nhiều hình thức bán<br />
công ty và mỗi hình thức đều có những thuận lợi và bất lợi riêng. Bên Bán cần phải<br />
lựa chọn quá trình bán phù hợp mục tiêu, đối tượng và các yếu tố khác của Bên<br />
Mua. Lựa chọn quá trình bán phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ<br />
giúp Bên Bán tối đa hóa giá trị thương vụ mà còn tăng khả năng hoàn tất vụ mua<br />
bán. Trong nhiều trường hợp, một công ty đã quyết định bán nhưng cuối cùng lại<br />
không bán. Cho nên, đôi khi quyết định bán công ty cũng không đảm bảo rằng việc<br />
bán thành công. Đôi khi điều này là khó có thể tránh khỏi do Bên Bán không được<br />
đáp ứng đúng kỳ vọng của mình, hoặc do những ảnh hưởng tác động bên ngoài.<br />
Tuy nhiên, lý do cũng có thể do lựa chọn quá trình bán sai lầm và khả năng quản lý<br />
quá trình này không tốt.<br />
HƯỚNG TIẾP CẬN<br />
Cả Bên Bán và Bên Mua đều có thể lựa chọn đơn vị đại diện cho mình. Trong<br />
trường hợp đó, ban đầu mỗi bên phải tìm hiểu thương vụ mua bán. Về lý thuyết,<br />
hướng tiếp cận ban đầu nên đơn giản và mỗi bên chỉ cần đưa ra gợi ý về việc giao<br />
dịch tiềm năng; bên còn lại sẽ thể hiện sự quan tâm của mình và mong muốn ký<br />
hợp đồng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, cách tiếp cận ban đầu góp phần<br />
tạo ra ấn tượng cho lần đàm phán tiếp theo và thậm chí điều này còn quyết định<br />
điều gì sẽ xảy ra trong lần đàm phán đó.<br />
Có rất nhiều phương pháp thiết lập cách tiếp cận ban đầu. Khi sử dụng cá nhân<br />
được ủy quyền, người ta thường hi vọng rằng cá nhân đó có mối quan hệ riêng tư<br />
khiến việc tiếp cận ban đầu không còn cần thiết nữa. Chúng ta có thể tiếp cận các<br />
hình thức khác như sử dụng thư tay, email hoặc điện thoại trực tiếp. Điều quan<br />
trọng cần phải lưu ý là cách tiếp cận bằng văn bản viết không chỉ trang trọng hơn<br />
mà nó còn có tầm ảnh hưởng lớn hơn. Đối với những công ty công khai yêu cầu của<br />
<br />
mình, hướng tiếp cận càng chính thức, khả năng gợi mở và hấp dẫn với các nhà đầu<br />
tư càng cao. Sử dụng hướng tiếp cận bằng văn bản sẽ tạo cơ hội làm rõ ý nghĩa và ý<br />
định của người gửi văn bản. Một cuộc điện thoại có thể khiến nhà đầu tư có cơ hội<br />
nêu lên những thắc mắc, đề xuất của họ với Bên Bán. Tuy nhiên, thường khó thực<br />
hiện các cuộc nói chuyện trực tiếp. Trong khi tiếp cận bằng văn bản bao giờ cũng<br />
đến được đối tượng tiếp nhận như mong đợi, thì vẫn thường khó kết nối thực sự với<br />
một đối tác, đặc biệt khi người đó là lãnh đạo trong một công ty tầm cỡ. Khi tiếp cận<br />
bằng điện thoại, Bên Bán có khả năng sẽ phải nghe thư thoại hoặc gặp người trung<br />
gian, ví dụ như thư ký và chỉ có thể để lại lời nhắn với hi vọng sẽ được đối tác trả lời.<br />
Với người gọi điện, việc để lại tin nhắn khá giống với cách tiếp cận bằng văn bản ở<br />
chỗ, tin nhắn phải được đẽo gọt cẩn thận. Hoặc trường hợp khác, người trung gian<br />
có nhiệm vụ chặn và lọc các tin nhắn gửi tới lãnh đạo công ty và tin nhắn phải được<br />
chuẩn bị cẩn thận để đảm bảo không bị xóa bỏ. Đồng thời cũng cần phải duy trì sự<br />
thận trọng cần thiết.<br />
Việc truyền đạt thông tin là rất quan trọng vừa đủ để nói lên ý định của mình,<br />
vừa không để lộ các chi tiết quan trọng với người trung gian. Trong hầu hết các<br />
trường hợp, một tin nhắn kiểu như: “Vui lòng thông báo với giám đốc trả lời điện<br />
thoại của tôi để chúng tôi có thể thảo luận việc mua lại công ty của ông ấy” sẽ không<br />
được đón nhận. Ngược lại, một yêu cầu gọi lại đơn giản sẽ không quá nghiêm trọng<br />
và đủ để đến tay người lãnh đạo. Ngôn ngữ được chuẩn hóa như “Giao dịch Chiến<br />
lược” hay “đồng minh chiến lược” sẽ có ích khi thông báo những vấn đề hệ trọng với<br />
vị lãnh đạo, khi không đưa quá nhiều thông tin chi tiết cho người trung gian.<br />
Khi một Bên Bán tìm cách tiếp cận ban đầu với các khách hàng tiềm năng, anh<br />
ta sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Vì một lý do nào đó anh ta phải thông tin giá trị<br />
thừa kế và sức mạnh của doanh nghiệp, thậm chí ngay khi mới bắt đầu quá trình<br />
bán danh nghiệp. Phản ứng đầu tiên của bất kì Bên Mua nào trước một lời mời có<br />
thể là: “Nếu nó tốt vậy, sao anh lại bán nó?” hoặc “Có vấn đề gì với công ty của anh<br />
không?” Một công cụ quý giá để giải thích tuyên bố này chính là nhanh chóng nhận<br />
định lý do của việc bán công ty. Nếu không có lý do bán rõ ràng, Bên Mua có thể<br />
cho rằng doanh nghiệp của Bên Bán đang gặp vấn đề. Có vô vàn lý do Bên Bán có<br />
thể chọn để bán một công ty đang hoạt động tốt. Thông báo lý do này cho Bên Mua<br />
trước có thể làm giảm bớt lo ngại. Bên Bán cũng cần cố gắng thông tin đến Bên<br />
Mua rằng họ sẽ là đối tác thỏa thuận dễ dàng với mức giá hợp lý. Đặc biệt trong<br />
trường hợp bán các công ty do chính các nhà sáng lập hoặc cá nhân điều hành, Bên<br />
Mua cần nhớ rằng thỏa thuận với những cá nhân này sẽ phức tạp, khó khăn và cần<br />
lưu tâm rằng những người đã gắn bó với doanh nghiệp trong suốt quá trình phát<br />
triển của nó có thể có những đòi hỏi không hợp lý, thậm chí là quá đáng.<br />
Khi tiến hành tiếp cận ban đầu, Bên Mua cũng cần đưa ra một số thông tin. Đầu<br />
tiên, cần thể hiện thái độ nghiêm túc của mình. Do các thỏa thuận mua bán thường<br />
đòi hỏi Bên Bán trình bày thông tin bí mật và có giá trị về doanh nghiệp của họ,<br />
nên họ sẽ lo ngại Bên Mua có thể thực hiện một “Cuộc điều tra thông tin” bằng cách<br />
đề nghị một cuộc mua bán để tiếp cận thông tin bí mật. Các thỏa thuận mua bán<br />
cũng gây thiệt hại lớn, đặc biệt đối với Bên Bán khi khiến Ban lãnh đạo sao nhãng<br />
<br />
công việc chính. Vì những lý do trên, Bên Bán cần thể hiện mức độ nghiêm túc với<br />
giao dịch là thực sự cần thiết. Giống Bên Mua, Bên Bán cũng lo ngại việc thực hiện<br />
giao dịch với đối tác có những đòi hỏi vô lý hoặc quá đáng. Bên Mua có thể ít<br />
nghiêng về khả năng cá nhân hóa một thương vụ họ không phải là những người<br />
sáng lập bán chính công ty do mình gây dựng lên, họ vẫn có thể là một đối tác rất<br />
khó thỏa thuận. Ví dụ, Bên Mua xây dựng danh tiếng bằng việc đưa ra những lời đề<br />
nghị ban đầu khá cao để khuấy động một cuộc thảo luận, để rồi sau đó giảm mạnh<br />
mức giá họ đã đưa ra khi họ nắm được “phương thức kinh doanh” của Bên Bán. Bên<br />
Mua đang thực hiện kế hoạch tiếp cận cũng cần cố gắng lường trước một vài yêu cầu<br />
và mối lo ngại cụ thể từ phía Bên Bán và tập trung giải quyết những vấn đề đó trong<br />
suốt quá trình tiếp cận ban đầu. Ví dụ Bên Bán tiềm năng sẽ đặc biệt lo ngại việc<br />
bảo vệ nhân viên của họ trong bất kỳ cuộc giao dịch nào. Trong trường hợp này,<br />
Bên Mua đưa ra cam kết giữ lại hầu hết nhân viên của Bên Bán, có thể là một động<br />
lực mạnh mẽ để Bên Bán tiếp tục đàm phám.<br />
ĐÀM PHÁN TRỰC DIỆN<br />
Hình thức cơ bản nhất của quá trình thương lượng là một cuộc đàm phán trực<br />
tiếp của hai bên. Ở đây, Bên Mua và Bên Bán cùng nhau thỏa thuận trực tiếp và cố<br />
gắng đạt được các điều khoản mà cả hai bên đều chấp nhận được. Ngay lập tức<br />
chuyển sang một thỏa thuận riêng, đàm phán trực diện có những thuận lợi dễ nhận<br />
thấy. Quá trình đơn giản này là một yêu cầu đối với Bên Bán, do nó loại trừ nguy cơ<br />
từ một quá trình đấu thầu cạnh tranh. Điều này không có nghĩa Bên Mua có tất cả<br />
quyền quyết định. Bên Mua luôn luôn có quyền ngừng đàm phán và bước vào một<br />
quá trình cạnh tranh với các đối tác mua tiềm năng khác, tuy nhiên, miễn là đàm<br />
phán mặt đối mặt tiếp tục, Bên Mua chỉ cần đạt được một loạt các điều kiện được<br />
Bên Bán chấp nhận mà không mạo hiểm để các Bên Mua khác trả giá cao hơn.<br />
Đàm phán mặt đối mặt cũng mang lại lợi ích cho Bên Bán. Đàm phán trực tiếp với<br />
đối tác mua tiềm năng thường là một quá trình tương đối nhanh và cũng làm tăng<br />
khả năng thực hiện thành công giao dịch. Một khi đàm phán trực tiếp bắt đầu, Bên<br />
Bán có thể nhanh chóng biết chắc chắn liệu cuộc giao dịch có khả thi không, do cả<br />
hai bên đều nhanh chóng đặt ra các điều kiện trên bàn đàm phán. Nếu những điều<br />
kiện này không quá chênh lệch, Bên Bán có thể tin vào khả năng thực hiện được<br />
giao dịch. Có nghĩa là đàm phán trực diện thường được Bên Mua ưu tiên lựa chọn.<br />
Bên Bán có thể do dự khi bước vào một cuộc đàm phán trực diện, do điều này sẽ<br />
không tạo cơ hội cho Bên Bán được lựa chọn nhiều Bên Mua tiềm năng khác nhằm<br />
tối đa hóa giá trị. Đàm phán trực diện cũng tạo ra rủi ro với Bên Bán nếu thương vụ<br />
không thành công, họ sẽ phải quay trở lại bước đầu và cố gắng tìm một đối tác mua<br />
khác.<br />
Chẳng có thương vụ mua bán nào là giống hệt nhau cả. Điều này càng đúng hơn<br />
với các các cuộc đàm phán trực diện. Câu hỏi mấu chốt là liệu Bên Bán lựa chọn<br />
cách thức, phương pháp nào để lựa chọn được một Bên Mua duy nhất trong rất<br />
nhiều đối tác mua tiềm năng. Một khi đã bước đầu đàm phán trực diện, hai bên<br />
cũng phải thống nhất cách thức đàm phán.<br />
<br />
Đàm phán trực diện đặc biệt phổ biến khi Bên Mua tự tiếp cận Bên Bán. Trong<br />
trường hợp này, Bên Bán có thể xem xét thương vụ nhưng họ không là người bắt<br />
đầu hay đúng hơn là Bên Mua tiếp cận đầu tiên. Việc tiếp cận, nếu không bị từ chối,<br />
thường có thể tạo ra một cuộc đàm phán trực diện. Bên Bán chắc chắn không bị yêu<br />
cầu tham gia ngay lập tức vào cuộc đàm phán trực diện với Bên Mua. Họ có thể<br />
chần chừ để giữ giá cao”. Tuy nhiên, đây là một cách thức mạo hiểm. Nếu Bên Bán<br />
cứ không tham gia các cuộc đám phán trực diện với Bên Mua, họ sẽ chịu mạo hiểm<br />
mất đi lời đề nghị đã “chắc trong tay” từ Bên Mua. Khi xem xét bất kỳ cuộc đàm<br />
phán trực diện nào, đặc biệt là một lời đề nghị từ Bên Mua, Bên Bán cần cân bằng<br />
mục tiêu của mình để có giá tốt nhất và nhanh nhất cho thương vụ.<br />
Đối với bất kỳ quá trình mua bán nào đều không có những quy tắc nhanh gọn và<br />
cứng nhắc về cách thức tiến hành. Điều này đặc biệt đúng với một cuộc đàm phán<br />
trực diện, Bên Bán không phải lo ngại về việc duy trì một sân chơi giữa các bên trả<br />
giá khác nhau. Có nghĩa cuộc thảo luận này sẽ cố gắng đưa ra một tiêu chuẩn, hay ít<br />
nhất là cách thức một cuộc đàm phán trực diện.<br />
Bước đầu tiên là thiết lập mối liên hệ và quyết định mức độ quan tâm. Trong<br />
một số trường hợp, các bên sẽ thỏa thuận trực tiếp với nhau. Bên Bán có thể đạt<br />
được thỏa thuận trực tiếp với Bên Mua, hoặc Bên Mua đưa ra lời đề nghị tự nguyện<br />
hay thể hiện sự quan tâm với Bên Bán. Trong nhiều trường hợp, bên đối tác khác sẽ<br />
sử dụng người đại diện để thực hiện tiếp cận ban đầu. Trong khi các chủ ngân hàng<br />
đầu tư có lẽ là những đại diện phổ biến nhất, Bên Mua và Bên Bán cũng có thể sử<br />
dụng các luật sư, cố vấn và các nhà tư vấn khác.<br />
Bên liên hệ đầu tiên thường đề nghị các điều khoản chung chung và chưa hoàn<br />
thiện, nhằm thu hút sự quan tâm của phía bên kia. Khi Bên Mua tiếp cận, điều này<br />
chỉ là việc bày tỏ quan tâm tới việc mua một công ty. Khi Bên Bán tìm cách tiếp<br />
cận, họ thường có ý định thu hút sự quan tâm tới việc chào bán công ty với một vài<br />
thông tin cơ bản về doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của nhà nước, điều này có thể<br />
không cần thiết, nhưng với một công ty tư nhân, người ta hay sử dụng kiểu “quảng<br />
cáo khó hiểu”. Một quảng cáo khó hiểu thường là một tài liệu dài từ một đến hai<br />
trang mô tả doanh nghiệp được chào bán.<br />
Một khi hai bên đã xây dựng được điều đó, họ sẽ đạt được sự hiểu biết lẫn nhau<br />
trong khi thảo luận về một giao dịch, họ thường trao đổi các thỏa thuận không được<br />
tiết lộ (non disclosure agreements – NDA). Tài liệu này ban đầu bảo vệ Bên Bán,<br />
nhưng cũng bảo vệ cả Bên Mua. Trong các điều khoản chung, nó thể hiện không<br />
bên nào chia sẻ thông tin có được trong toàn bộ quá trình và thường bao gồm các<br />
điều khoản khác như: không cho phép bên này tuyển nhân viên từ phía bên kia.<br />
Khi đã ký thỏa thuận không được tiết lộ, Bên Bán thường chia sẻ thêm thông tin mở<br />
rộng với Bên Mua, bao gồm dữ liệu tài chính chi tiết, tổng quan về doanh nghiệp và<br />
hoạt động kinh doanh cũng như các tài sản quan trọng. Thông tin này thường dưới<br />
dạng một thông báo hoặc bản ghi nhớ. Tài liệu này về cơ bản nhằm đạt được sự chú<br />
ý xác đáng. Sau khi cung cấp bản ghi nhớ thông tin, Bên Bán thường tạo cho Bên<br />
Mua cơ hội gặp gỡ các thành viên của ban điều hành cấp cao, các bài thuyết trình về<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn