Nguyễn Đăng Bình và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
72(10): 73 - 77<br />
<br />
MẠ COMPOSITE TiO2-Ni MỘT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO KHẢ NĂNG<br />
LÀM VIỆC CỦA LỚP MẠ Ni<br />
Nguyễn Đăng Bình1*, Phan Quang Thế1, Trương Đức Thiệp2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên<br />
2<br />
Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ NN & PTNT<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mạ composite là một trong những biện pháp công nghệ bề mặt tiên tiến đang được ứng dụng rộng<br />
rãi để tạo nên lớp bề mặt có tính chất vượt trội so với lớp mạ điện thông thường. Kết quả nghiên<br />
cứu mạ composite TiO2 trên nền Ni chỉ ra rằng mật độ hạt TiO2 tham gia vào lớp mạ phụ thuộc<br />
đáng kể vào tốc độ khuấy dung dịch và độ cứng tế vi của lớp mạ composite TiO 2-Ni tăng khoảng<br />
gần 1,4 lần so với lớp mạ Ni thông thường. Đây là cơ sở để triển khai những nghiên cứu tiếp theo<br />
nhằm đưa mạ composite vào ứng dụng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam.<br />
Keywword: Mạ composite, composite TiO2-Ni, mạ điện thông thường<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Mạ điện là một phương pháp để tạo ra lớp mạ<br />
composite. Các hạt trong tính không tan trong<br />
dung dịch điện phân được giữ lơ lửng trong<br />
dung dịch và tham gia vào quá trình hình<br />
thành và phát triển của lớp mạ kim loại. Việc<br />
đưa các hạt trung tính tham gia vào lớp mạ<br />
composite làm thay đổi đáng kể độ cứng, độ<br />
bền của lớp mạ cũng như làm thay đổi đặc<br />
tính tương tác của lớp mạ với bề mặt đối tiếp<br />
hoặc môi trường xung quanh [1].<br />
Quá trình mạ composite ZrO2 hoặc TiO2 trên<br />
nền Ni được thực hiện trong bể mạ điện Ni<br />
thông thường. Dung dịch mạ được điều chế từ<br />
hóa chất và nước cất. Các hạt trung tính được<br />
<br />
các hạt trung tính thường dưới 20 µm cho đến<br />
kích thước ở thang nano. Chiều dày lớp mạ có<br />
thể đạt từ vài µm đến vài trăm µm [1].<br />
Các thông số quá trình cơ bản ảnh hưởng đến<br />
tính chất của lớp mạ composite trên nền kim<br />
loại bao gồm mật độ dòng điện, bản chất của<br />
dung dịch điện phân, nhiệt độ dung dịch, độ<br />
pH, chất phụ gia, tính chất của hạt trung tính<br />
và cỡ hạt, tốc độ khuấy v.v. [1, 2].<br />
Nhóm nghiên cứu đã thiết kế, chế tạo thành<br />
công hệ thống mạ composite trên nền Ni hoặc<br />
Cr tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.<br />
Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về mạ<br />
composite TiO2 trên nền Ni được trình bày<br />
trong bài báo này.<br />
<br />
khuấy theo sơ đồ nguyên lý trên Hình 1. Cỡ<br />
<br />
(a) khuấy nhờ bơm tưới (b) khuấy cơ học<br />
<br />
*<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý mạ composite<br />
<br />
Tel: 0913286661<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 73<br />
<br />
Nguyễn Đăng Bình và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
THÍ NGHIỆM<br />
Thiết bị thí nghiệm<br />
Thiết bị mạ composite trên nền Ni do nhóm<br />
nghiên cứu tự thiết kế và chế tạo bao gồm bể<br />
chứa dung dịch điện phân dung tích 60 lít, hệ<br />
thống gia nhiệt tự động đóng ngắt điện có thể<br />
nâng và ổn định nhiệt độ của dung dịch tới<br />
80C, hệ thống điều khiển tự động cung cấp<br />
dòng một chiều xung hoặc liên tục cho bể mạ,<br />
hệ thống khuấy cơ học có thể điều chỉnh vô<br />
cấp tốc độ khuấy từ 10 v/p đến 350 v/p.<br />
Hóa chất<br />
Các hóa chất sử dụng cho quá trình mạ<br />
composite Ni liệt kê trong bảng 1.<br />
Sodium dodecyl sulfate được sử dụng là chất<br />
phụ gia để tăng hoạt tính bề mặt của các hạt<br />
trung tính. Hạt trung tính sử dụng trong thí<br />
nghiệm là TiO2 với cỡ hạt 1 m. Các hạt có<br />
kích thước tương đối đồng đều thể hiện trên<br />
ảnh SEM (Hình 2).<br />
<br />
72(10): 73 - 77<br />
<br />
khuấy bằng máy khuấy siêu âm SW3H của<br />
Thụy sỹ trong 30 phút, sau đó khuấy cơ học<br />
trong bể mạ trong 6 giờ.<br />
Mẫu mạ composite là thép 09CrSi, tôi đạt độ<br />
cứng 58-60 HRC, dạng hình trụ kích thước d<br />
= 26 mm, h = 10 mm được đánh bóng, sau đó<br />
làm sạch, rửa trong bể hỗn hợp axít loãng ở<br />
nhiệt độ môi trường trước khi mạ. Trong quá<br />
trình mạ, dung dịch huyền phù được khuấy cơ<br />
học trong dải tần số 140, 175, 210, 245 v/p<br />
trong thời gian 1,5 giờ. Sau khi mạ, mẫu được<br />
rửa trong nước chảy, sau đó được rửa siêu âm<br />
trong nước cất khoảng 10 phút.<br />
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM<br />
Chiều dày lớp mạ t = 50m 70 m. Mẫu<br />
được đánh bóng trên máy đánh bóng mẫu kim<br />
loại học của Đài Loan bằng bột kim cương<br />
sau đó thực trong dung dịch Nital 2% trong<br />
thời gian 1 phút. Độ cứng lớp mạ được đo<br />
trên máy đo độ cứng tế vi Future fm 700e<br />
của Nhật, tải trọng 10 gram cho kết quả trên<br />
Bảng 2.<br />
Sự tham gia của các hạt trung tính TiO2 trong<br />
lớp mạ Ni được khảo sát trên kính hiển vi<br />
điện tử quét (scanning electron microscopy)<br />
Jeol 5410 LV tại trường Đại học Khoa học Tự<br />
nhiên Hà Nội. Kết quả quan sát trên kính hiển<br />
vi điện tử cho thấy mật độ hạt trung tính TiO2<br />
tham gia vào lớp mạ Ni giảm dần khi tăng tốc<br />
độ khuấy từ 140 v/p đến 245 v/p. Tại tốc độ<br />
khuấy 140 v/p mật độ hạt tham gia vào lớp mạ<br />
đạt cực đại.<br />
<br />
Hình 2. Hạt trung tính TiO2 sử dụng trong thí nghiệm<br />
<br />
Chế độ và quá trình chuẩn bị<br />
Quá trình mạ được thực hiện với mật độ dòng<br />
điện 3A/dm2; độ pH trong khoảng từ 4 4,5<br />
(độ pH được điều chỉnh bằng cách cho thêm<br />
NH3 hoặc axit HCl loãng); nhiệt độ 40C; tần<br />
số xung 200 Hz; tỷ lệ xung thuận/ nghịch là<br />
80%.<br />
Trước khi mạ dung dịch huyền phù được<br />
<br />
Từ hình 3 có thể thấy các hạt TiO2 tham gia<br />
vào lớp mạ tương đối đồng đều khi khuấy với<br />
vận tốc 175 v/p (Hình 3a). Mật độ hạt trở nên<br />
dày đặc hơn khi giảm tốc độ khuấy xuống 140<br />
v/p (Hình 3b). Tuy nhiên, nếu giảm vận tốc<br />
khuấy xuống tới 105 v/p các hạt TiO2 bị kết<br />
hợp lại với nhau tạo thành những mảng tương<br />
đối lớn làm giảm cơ tính của lớp mạ. Phân<br />
tích EDS (Hình 3c) cho thấy bề thành phần<br />
hóa học của lớp mạ tương đối thuần nhất chủ<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 74<br />
<br />
Nguyễn Đăng Bình và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
yếu là Ni và TiO2, sự xuất hiện của Fe có thể<br />
<br />
72(10): 73 - 77<br />
<br />
do ảnh hưởng của vật liệu nền.<br />
<br />
Bảng 1. Các loại hóa chất sử dụng cho quá trình mạ composite TiO2-Ni<br />
Hóa chất<br />
Hàm lượng<br />
<br />
NiSO4.6H2O<br />
(g/l)<br />
300<br />
<br />
NiCl2.6H2O<br />
(g/l)<br />
50<br />
<br />
H3BO3<br />
(g/l)<br />
40<br />
<br />
Sodium dodecyl<br />
sulfate (g/l)<br />
0,1<br />
<br />
(b)<br />
<br />
(a)<br />
<br />
(c)<br />
Hình 3. (a) Ảnh SEM thể hiện sự tham gia vào lớp mạ của các hạt TiO2 khi khuấy với tốc độ 175 v/p;<br />
(b) Khuấy với tốc độ 140 v/p; (c) EDS phân tích bề mặt của (b) khẳng định sự tham gia của các hạt TiO2<br />
trong lớp mạ Ni<br />
<br />
Lần đo<br />
1<br />
2<br />
3<br />
Trung bình<br />
<br />
Bảng 2. Độ cứng tế vi của bề mặt mẫu sau khi mạ composite<br />
TiO2-Ni<br />
TiO2-Ni<br />
TiO2-Ni<br />
Ni<br />
140 v/p<br />
175 v/p<br />
210 v/p<br />
154<br />
240<br />
250<br />
225<br />
184<br />
235<br />
230<br />
240<br />
170<br />
222<br />
250<br />
230<br />
170<br />
232<br />
243<br />
230<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
TiO2-Ni<br />
245 v/p<br />
160<br />
213<br />
200<br />
191<br />
<br />
| 75<br />
<br />
Nguyễn Đăng Bình và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
72(10): 73 - 77<br />
<br />
Từ kết quả đo độ cứng tế vi có thể thấy rằng độ cứng của lớp mạ composite TiO 2-Ni phụ thuộc vào mật<br />
độ hạt TiO2 và mức độ phân bố đồng đều của các hạt này trong lớp mạ tức là phụ thuộc vào tốc độ khuấy.<br />
Với tốc độ khuấy 245 v/p độ cứng tế vi của lớp mạ đạt thấp nhất (191 HV 10). Độ cứng tế vi của lớp mạ<br />
composite TiO2-Ni đạt cao nhất là 243 HV10 gấp 1,4 lần độ cứng lớp mạ Ni thông thường (170 HV10) tại<br />
tốc độ khuấy 175 v/p.<br />
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ<br />
Cơ tính của lớp mạ composite phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong quá trình mạ điện. Tuy nhiên, các<br />
thông số về mật độ dòng điện, nhiệt độ dung dịch điện phân và độ pH nói chung ít ảnh hưởng đến sự<br />
tham gia của các hạt trung tính vào lớp mạ nên được giữ cố định trong quá trình nghiên cứu đầu tiên này.<br />
Mật độ dòng điện có thể là một thông số được khảo sát rộng nhất. Ảnh hưởng của mật độ dòng điện đến<br />
mật độ các hạt tham gia vào lớp mạ có thể khác nhau. Thứ nhất, mật độ dòng điện có ảnh hưởng rất ít<br />
hoặc gần như không có ảnh hưởng đến số hạt bám vào lớp mạ. Thứ hai, sự phụ thuộc của mật độ dòng<br />
điện và số lượng các hạt bám dính vào lớp mạ có thể theo quy luật có vài điểm cực trị [2].<br />
Ảnh hưởng của nhiệt độ dường như khác nhau đối với các hệ mạ composite. Với hệ Ni-Al2O3, ảnh hưởng<br />
của nhiệt độ tới phần trăm các hạt tham gia vào lớp mạ là không đáng kể. Tuy nhiên, khi mạ graphite,<br />
thành phần graphite trong lớp mạ Cr tăng lên cùng nhiệt độ tới 50C [2].<br />
Các nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của độ pH cho các kết quả thống nhất, khi độ pH > 2 ảnh hưởng<br />
của pH đến mật độ hạt cứng tham gia vào lớp mạ là không đáng kể, còn ở dưới giá trị này số hạt cứng tham<br />
gia vào lớp mạ giảm đối với hệ Ni-Al2O3. Mới đây, người ta đã tìm thấy rằng hiệu suất của dòng điện đối với<br />
phản ứng khử Ni giảm đáng kể khi độ pH < 2 khi sử dụng các hạt SiC làm hạt trung tính [4].<br />
Tốc độ khuấy là thông số được đặc biệt quan tâm bởi vì đây là thông số có ảnh hưởng trực tiếp đến mức<br />
độ tham gia của các hạt vào lớp mạ. Các hạt trung tính cần đến bề mặt của cathode để tham gia vào lớp<br />
mạ composite nên phải được dịch chuyển từ nguồn hạt tới cathode. Khuấy thúc đẩy sự dịch chuyển các<br />
hạt và tăng khuấy sẽ làm cho nhiều hạt cứng tham gia vào lớp mạ. Tuy nhiên, khuấy quá nhiều sẽ giảm<br />
các hạt tham gia vào lớp mạ bởi vì các hạt này sẽ bị văng ra khỏi bề mặt cathode trước khi chúng được<br />
giữ lại [3]. Đối với hệ Ni-TiO2 ở tốc độ khuấy cao thì điểm cực đại của thành phần các hạt bám vào lớp<br />
mạ sẽ dịch chuyển về phía mật độ dòng điện cao [2,3].<br />
Khi khuấy với tốc độ cao, các hạt TiO2 phân tán vào lớp mạ đồng đều hơn nhưng mật độ thấp là nguyên<br />
nhân làm giảm độ cứng tế vi của lớp mạ. Ngược lại, khi giảm tốc độ khuấy các hạt TiO2 quá một giới hạn<br />
nào đó các hạt kết lại với nhau tạo thành những mảng tương đối lớn làm giảm độ cứng và cơ tính của lớp<br />
mạ. Điều này giải thích cho thực tế số lượng hạt tham gia vào lớp mạ lớn nhất ở tốc độ khuấy 140 v/p,<br />
lượng hạt tham gia vào lớp mạ giảm dần khi tăng tốc độ khuấy và đạt giá trị thấp nhất tại tốc độ khuấy<br />
cao nhất trong nghiên cứu (245 v/p).<br />
Độ cứng tế vi của lớp mạ hiển nhiên phụ thuộc vào mật độ hạt tham gia và mức độ phân bố đều trong lớp<br />
mạ. Ở tốc độ khuấy thấp mức độ các hạt tham gia vào lớp mạ nhiều hơn so với ở tốc độ khuấy cao. Tuy<br />
nhiên, ở tốc độ khuấy 140 v/p độ cứng tế vi của lớp mạ chỉ đạt 232 HV10 so với 243 ở tốc độ khuấy 175 v/p<br />
điều này được giải thích là do hiện tượng vón cục của các hạt TiO2 ở tốc độ khuấy thấp làm giảm độ cứng tế<br />
vi của lớp mạ [2].<br />
Từ các phân tích trên có thể thấy tốc độ khuấy 175 v/p vừa cho mật độ các hạt trung tính trong lớp mạ cao<br />
vừa cho độ cứng tế vi của lớp mạ cao nhất. Đây là tốc độ khuấy nên lựa chọn khi nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
các thông số quá trình khác trong các nghiên cứu tiếp theo.<br />
KẾT LUẬN<br />
Hệ thống mạ do trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp tự thiết kế và chế tạo cho phép thực hiện thành<br />
công mạ composite TiO2 trên nền Ni. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy mật độ các hạt tham gia vào<br />
lớp mạ giảm đáng kể khi tăng tốc độ khuấy từ 140 v/p đến 175 v/p. Độ cứng tế vi của lớp mạ cao gấp 1,4<br />
lần so với độ cứng tế vi của lớp mạ Ni thông thường tại tốc độ khuấy 175 v/p. Đây là những kết quả đầy<br />
hứa hẹn cho việc ứng dụng rộng rãi mạ composite vào thực tiễn sản xuất công nghiệp ở Việt Nam.<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 76<br />
<br />
Nguyễn Đăng Bình và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
72(10): 73 - 77<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Benea. L, Varsanyi. M. L, Maurin. G., “The Electrolytic Co-deposition of Zerconium Oxide Particles with<br />
Nikel”, the Annal of University of Galaty, (2003).<br />
[2]. Hovestad. A, Janssen. L.J.J., “Electrochemical Co-deposition of Inert Particles in a Metallic Matrix”, Journal<br />
of Applied Electrochemistry, Vol. 25, pp. 519-527, (1995).<br />
[3]. Shi. L, Sun. C, Gao. P., “Mechanical Properties and Wear and Corrosion Resistance of Electrodeposited NiCo/SiC Nanocomposite Coatings”, Applied Surface Science, Vol. 252, pp.3591-3599, (2006).<br />
[4]. Indira Rajagopal., “Composite Coatings”, Surface Modification Technologies” Marcel Dekker, Inc, New York,<br />
1989.<br />
<br />
SUMMARY<br />
COMPOSITE TiO2-Ni COATING, A TECHNICAL SOLUTION TO INCREASE THE<br />
WORKING CAPACITY OF Ni COATING LAYER<br />
Nguyen Dang Binh1, Phan Quang The1, Truong Duc Thiep2<br />
1<br />
College of Technology – Thai Nguyen University<br />
College of Agriculture Mechanics – Ministry of Agriculture and Rural Development<br />
<br />
2<br />
<br />
Composite coating is an advanced technology that is being widely applied to produce surface electroplating<br />
coatings with properties much better than that of the normal electroplating layer. The studying result of the<br />
TiO2-Ni composite coatings showed that the density of TiO2 particles in Ni matrix depends considerably on<br />
the rotating velocity and the micro-hardness of the coating layer is 1,4 times higher than that of the Ni<br />
normal electroplating layer. This is a fundamental to develop further study to put composite coatings<br />
technology into practice of the industrial manufacturing of Vietnam.<br />
Keywords: Composite coating , composite TiO2-Ni, electroplating coatings<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0913286661<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 77<br />
<br />