intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MẠCH HỌC - MẠCH ĐOẢN

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

77
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương ‘Cửu Đạo Mạch’ (M. Kinh) ghi: “ Mạch đi dưới tay, thấy không đến bản vị (vị trí của mạch), gọi là mạch Đoản’. - Chương ‘Cửu Đạo’ (MQS. Ngộ) ghi: “Mạch ở bộ xích, thốn đều thụt lại, gần bộ quan thấy 1 nửa, như con rùa rụt đầu, rụt đuôi, đó là âm dương không đến bản vị, vì vậy gọi là mạch Đoản”. -Cao Dương Sinh trong sách ‘Mạch Quyết’ nói : “Mạch Đoản thuộc Âm mạch, mức độ ngắn, không đến được bản vị, gọi là Đoản”. B- HÌNH TƯỢNG MẠCH ĐOẢN -Sách ‘Mạch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MẠCH HỌC - MẠCH ĐOẢN

  1. MẠCH HỌC MẠCH ĐOẢN
  2. A- ĐẠI CƯƠNG - Chương ‘Cửu Đạo Mạch’ (M. Kinh) ghi: “ Mạch đi dưới tay, thấy không đến bản vị (vị trí của mạch), gọi là mạch Đoản’. - Chương ‘Cửu Đạo’ (MQS. Ngộ) ghi: “Mạch ở bộ xích, thốn đều thụt lại, gần bộ quan thấy 1 nửa, như con rùa rụt đầu, rụt đuôi, đó là âm dương không đến bản vị, vì vậy gọi là mạch Đoản”. -Cao Dương Sinh trong sách ‘Mạch Quyết’ nói : “Mạch Đoản thuộc Âm mạch, mức độ ngắn, không đến được bản vị, gọi là Đoản”. B- HÌNH TƯỢNG MẠCH ĐOẢN -Sách ‘Mạch Quyết San Ngộ’ ghi : “Mạch Đoản, giống như con rùa nằm phục, co đầu co đuôi”. -Sách ‘Y Biên’ ghi : Mạch Đoản, ngắn, không đến được vị của 3 bộ”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi: “Mạch ngắn mà Sáp, nhỏ, đầu đuôi như không có, ở giữa nổi lên, không đầy đủ bộ vị”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Đoản, đầu đuôi đều ngắn, không cùng bộ vị”.
  3. HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH ĐOẢN - Sách ‘Mạch Chẩn’(M.Kinh) biểu diễn hình vẽ mạch Đoản như sau: C- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH MẠCH ĐOẢN - Thiên ‘Mạch Yếu Tinh Vi Luận’ (T. Vấn17) ghi: “Mạch Đoản... do khí không được điều hòa, hư thì thuộc Phế, thực thì thuộc về Vị”. - Chương ‘Cửu Đạo’ (MQS. Ngộ) ghi: “Mạch Đoản...do âm dương không đến bản vị”. - Sách ‘Chẩn Tông Tam Muội’ ghi: “Vị khí ủng tắc không thông đều được các mạch, hoặc do đàm khí, ăn không tiêu làm trở ngại đường vận hành của khí, vì vậy thấy mạch Đoản. Cũng có khi do d ương khí không thông”.
  4. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Đoản là vì khí bị hư không đủ sức để dẫn huyết. Hoặc do huyết trệ, khí uất hoặc đàm trệ khí uất, hoặc đàm trệ thực tích làm cho khí đạo và mạch khí không thông cũng thấy mạch Đoản”. -Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học” ghi : “Mạch Đoản mà có lực, chủ khí thực, do khí bị uất hoặc khí của Tam tiêu bị ứ, hoặc do đờm, thức ăn ngăn trở ở hoành cách mô gây ra mạch Đoản”. D- MẠCH ĐOẢN CHỦ BỆNH - Thiên ‘Bình Nhân Khí Tượng Luận’ (T. Vấn) ghi: “Mạch ở thốn khẩu đụng vào ngón tay là Đoản thì đầu đau”. - Chương ‘Biện Dương Minh... Trị’ (TH. Luận) ghi: “Mồ hôi ra nhiều mà lại phát hãn, thấy triệu chứng vong dương, nói xàm, mạch Đoản thì chết”. - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi: “Mạch bộ thốn Đoản là đầu đau, bộ xích Đoản thì bụng đau”. -Sách ‘Chẩn Gia Khu Yếu’ ghi : “Mạch Đoản ...thuộc Âm trung phục dương, chủ khí của Tam tiêu bị ứ tắc, ăn uống không tiêu”.
  5. -Sách ‘Y Biên’ ghi : “Mạch Đoản chủ khí bị hư”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi: “ Mạch Đoản thấy ở chứng bất túc, nguyên khí hư suy ‘. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Đoản, nếu hữu lực thì chủ về khí bị uất, nếu vô lực thì chủ về khí bị tổn thương”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Đoản chủ hơi thở ngắn, huyết hư, phế hư, ăn không tiêu, mồ hôi ra nhiều, dương khí bị vong”. Hữu Thốn ĐOẢN Tả Thốn ĐOẢN Phế hư, đầu đau. Tâm thần, bất túc. Hữu Quan ĐOẢN Tả Quan ĐOẢN Vị quản đầy, tức, Phế khí, tổn thương. không thông. Hữu Xích ĐOẢN Tả Xích ĐOẢN Chân dương suy Bụng dưới đau.
  6. yếu. E - MẠCH ĐOẢN KIÊM MẠCH BỆNH - Chương ‘Tạp Bệnh Mạch’ (M. Kinh) ghi: “Mạch Phù, Đoản là Phế bị tổn thương, các khí đều ít, không quá 1 năm thì chết. Mạch Đoản mà Sác thì tim đau, buồn bực”. - Sách ‘Mạch Học Tập Yếu’ ghi: “Mạch Xúc, Đoản mà Sác là do độc khí phạm vào tâm, mạch đạo bị quẫn bách mà ra, là chứng chết”. -Sách ‘Mạch Quyết San Ngộ’ ghi : “Phù mà Đoản thì doanh vệ không hành, Trầm mà Đoản là tạng phủ có bỉ khối, ứ trệ”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: · Đoản Sác là tim đau, buồn bực. · Đoản, Hoạt, Sác là do uống rượu làm hại thần trí. · Phù mà Đoản là huyết bị sáp trệ hoặc phế bị tổn thương. · Trầm mà Đoản là bí kết.
  7. -Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học’ ghi : “ Mạch Đoản mà Phù là Phế khí bị hư hoặc huyết bị sáp, Đoản mà Sáp là Tâm khí bị hư hoặc Tâm mạch bị ứ trệ, Đoản mà Trầm là có bỉ khối, Đoản mà Trì là hư hàn”. G- MẠCH ĐOẢN QUA CÁC LỜI BÀN - Sách ‘Thiên Kim Phương’ ghi: “... Thấy vị quản khó chịu, suyễn thở không ngừng hoặc ra mồ hôi trắng nhiều lần, hoặc lúc nóng, lúc lạnh, mạch Xúc, Đoản mà Sác nôn mửa không cầm thì chết”. - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi: “Mạch Đoản thì chỉ tìm ở 2 bộ xích và thốn. Đoản mà Hoạt là do uống rượu làm hại thần. Đoản mà Phù là huyết bị trệ. Đoản mà Trầm là có bỉ khối. ỞÛ bộ thốn Đoản thì đầu đau, bộ xích Đoản thì bụng đau”. - Sách ‘Chẩn Gia Chính Nhãn’ ghi: “Mạch Đoản ứng với thời lệnh là mùa thu, ứùng với người ởû Phế. Phế ứùng với mùa thu, kim, thu liễm khí của trời đất, tượng mạch ứng theo, vì vậy thấy mạch Đoản. Sách’Nội Kinh’ có ghi: “Mạch Đoản thì khí bị bệnh” là vì khí thuộc dương mà sung mãn ở Phế, vì vậy, nếu chỉ thấy mạch Đoản thì đó là triệu chứng của khí bị suy yếu. Nếu Đoản mà thấy hòa hoãn là khí vẫn còn thịnh. Nếu Đoản mà Trầm Sác thì khí mới bị suy. Cao-Dương-Sinh nói: “Mạch Đoản thì chỉ có ở giưã mà
  8. không có ở 2 đầu, là bất cập ở bản vị”. Xét thấy (câu này) là không đúng vì mạch phải quán thông, nếu trong 1 hơi thở mà mạch khí không liên tục thì sinh cơ phải tuyệt, có lý nào mà dứt đoạn không thông được sao? Nếu trên không thông là dương bị tuyệt đều là mạch mà nếu thấy thì phải chết vậy”. - Sách ‘Chẩn Tông Tam Muội’ ghi: “Sách ‘Nội Kinh’ ghi: “Mạch Đoản thì khí bị bệnh” đó là do vị khí bị ủng tắc không thông đều được các mạch, hoặc do đàm khí hoặc thức ăn không tiêu tích chứa lại làm trở ngại dương khí, vì vậy tượng mạch thấy Đoản, Sác, Kết, Xúc, cũng có khi do dương khí không đủ mà thấy mạch Đoản. Mạch ở thốn khẩu đụng vào ngón tay thấy Đoản thì đầu đau vậy. Trương-Trọng-Cảnh cũng nói: “Mồ hôi ra nhiều mà lại phát hãn làm cho dương khí bị vong, nói xàm, mạch Đoản thì chết, mạch h§ïµ½achinòa hoãn thì sống”. Đái-Đông-Phụ nói: “Mạch Đoản chỉ tìm thấy ở 2 bộ xích, thốn... ở bộ quan không có lý thấy mạch Đoản được. Nếu chấp vào 6 bộ mạch thì sẽ mất đi ý nghĩa của mạch Đoản vậy”. - Sách ‘Mạch Học Tập Yếu’ ghi: “Nếu thấy mạch Đoản Xúc thì đáng sợ lắm”. - Sách ‘Y Thuật’ ghi: “Mạch Đoản cùng 1 loại với mạch Động nhưng suy yếu hơn. Mạch Động có hình tượng Hoạt mà Sác, mạch Đoản có hình tượng Sắc mà Trì”.
  9. - Sách ‘Mạch Quyết San Ngộ’ ghi: “Nếu bộ quan mà Đoản, ở trên là thốn, xuống không đến quan, ở dưới là xích, lên không đến quan là mạch của âm dương bị ly tuyệt, sẽ chết mà không chữa được, vì vậy, bộ quan không dùng mạch Đoản để xem bệnh”. - Sách ‘Hoàng Hán Y Học’ ghi: “Xét sách ‘Thiên Kim Phương’ bàn về bệnh cước khí rằng: thóp ngực đau thắt, thở suyễn không ngừng hoặc mồ hôi tựï ra, hoặc lúc nóng lúc lạnh, thấy mạch Đoản, Xúc mà Sác, nôn không cầm là bệnh chết vì mạch Đoản mà Sác. Nghiệm rằng khi xem cho người bệnh thấy có mạch Đoản mà Sác, Tật, đó là độc khí xung (xông) lên tim, đến nỗi mạch đạo bị quẫn bách, là bệnh chết. Như vậy thì mạch Đoản rất đáng sợ, vì vậy chép thêm vào đây”. H- CÁC Y ÁN MẠCH ĐOẢN Y Án Mạch Bộ Thốn Hai Tay Đều ĐOẢN NHƯỢC (Trích trong ‘Tôn-Văn-Viên Y Án’). “Một phụ nữ bị đau nhức cả cơ thể. Sốt mà ra mồ hôi nhiều, tinh thần mê muội như say rượu, nằm không dậy được, mạch bộ thốn ở cả 2 tay đều Đoản, Nhược, 2 tay đều Sác mà vô lực. Đây là do mệt nhọc quá sức gây ra. Cho uống Hoàng Kỳ 12g, Bạch Thược 16g, Cam Thảo 6g, Quế Bì 3,2g,
  10. Đương Quy 4g, Thạch Hộc 8g, uống được 1 thang thì hết đau, bớt nóng, không ra mồ hôi nữa, chỉ còn mệt mỏi không dậy được. Dùng phương thuốc cũ, thêm Nhân Sâm và Trần Bì. Uống 2 thang thì khỏi”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2