MẠCH HỌC - MẠCH HOÃN
lượt xem 24
download
Chương ‘Bình Mạch Pháp’ (TH. Luận) ghi: “Vệ khí høòa gọi là Hoãn. - Âm mạch và dương mạch điều hòa gọi là Hoãn”. - Sách ‘Thiên Kim Dực’ ghi: “Ấn tay thấy mạch vẫn y nguyên gọi là Hoãn”. - Sách ‘Y Học Nhập Môn’ ghi: “Hoãn là hòa hoãn “ B- HÌNH TƯỢNG MẠCH HOÃN - Chương ‘Mạch Hình Trạng Chỉ Hạ Bí Quyết’ (M. Kinh) ghi: “Hoãn qua lại cũng chậm, nhanh hơn Trì một ít”. -Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi : “Mạch Hoãn, 1 hơi thở 4 chí, nư sợi tơ ở dưới tay...”....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: MẠCH HỌC - MẠCH HOÃN
- MẠCH HỌC MẠCH HOÃN
- A- ĐẠI CƯƠNG - Chương ‘Bình Mạch Pháp’ (TH. Luận) ghi: “Vệ khí høòa gọi là Hoãn. - Âm mạch và dương mạch điều hòa gọi là Hoãn”. - Sách ‘Thiên Kim Dực’ ghi: “Ấn tay thấy mạch vẫn y nguyên gọi là Hoãn”. - Sách ‘Y Học Nhập Môn’ ghi: “Hoãn là hòa hoãn “ B- HÌNH TƯỢNG MẠCH HOÃN - Chương ‘Mạch Hình Trạng Chỉ Hạ Bí Quyết’ (M. Kinh) ghi: “Hoãn qua lại cũng chậm, nhanh hơn Trì một ít”. -Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi : “Mạch Hoãn, 1 hơi thở 4 chí, nư sợi tơ ở dưới tay...”. - Sách ‘Chẩn Gia Khu Yếu’ ghi: “Hoãn là không cấp bách, qua lại thong thả”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi: “Mạch Hoãn đi khoan hòa, đều đặn, số mạch đập không thay đổi mấy”.
- - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Hoãn, 1 hơi thở 4 chí, đi lại khoan thai”. HÌNH VẼ BIỂU THỊ MẠCH HOÃN - Sách ‘Mạch Chẩn’ ghi hình vẽ mạch Hoãn như sau: - Sách ‘Tam Tài Đồ Hội’ và sách ‘Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết’ ghi hình vẽ biểu diễn mạch Hoãn:
- - Sách ‘Kết Hợp YHCT với YHHĐ Trong Lâm Sàng’ ghi: “Mạch Hoãn thuộc loại tần số trung bình từ 60-80 lần / phút”. C- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH MẠCH HOÃN - Chương ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT. Lĩnh) ghi: “Khí huyết đều hư vì vậy mạch đến thong thả [Hoãn]”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Tỳ thuộc thổ mà chủ thấp, khí cơ bị thấp tà mà khốn đốn vì vậy thấy mạch Hoãn”. -Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học’ giải thích : “Do khí cơ bị thấp tà dính lại gây nên. Tỳ Vị hư yếu, mà Tỳ Vị là nguồn của khí huyết, khí huyết bất túc, không vận hành được, kết lại gây nên mạch Hoãn” D- MẠCH HOÃN CHỦ BỆNH - Chương ‘Thương Hàn Lệ’ (TH. Luận) ghi: “Mạch ở bộ xích và thốn mà đều và Hoãn thì bệnh ở quyết âm”.
- - Chương ‘Biện Thái Dương... trị’ (TH. Luận) ghi: “Thái Dương bệnh, mạch bộ thốn Hoãn, bộ quan Phù, bộ xích Thực, phát sốt, ra mồ hôi sợ lạnh, không nôn mửa, chỉ thấy mạch Vi, Hoãn, đầy tức, đó là do thầy thuốc sử dụng phép Hạ gây ra”. - Chương ‘Biện Thái Âm... Trị’ (TH. Luận) ghi: “Thương Hàn, mạch Phù Hoãn, bì phu mất cảm giác là phong hàn ở cơ nhục”, “Mạch bộ quan Hoãn, biếng ăn là do vị khí không điều hòa, Tỳ khí không đủ. Mạch bộ xích Hoãn thì chân yếu, tiểu tiện không thông”. - Chương ‘Bình Tam Quan... Nghi’ (M. Kinh) ghi: “Mạch thốn khẩu Hoãn, bì phu mất cảm giác là phong hàn ở cơ nhục”. “Mạch bộ quan Hoãn, biếng ăn là do vị khí không điều hòa, Tỳ khí không đủ. Mạch bộ xích Hoãn thì chân yếu, tiểu tiện không thông”. - Chương ‘Bình Tạp Bệnh’ (M. Kinh) ghi: “Mạch Hoãn là hư“. - Sách ‘Giáp Ất’ ghi: “Mạch Hoãn là nhiệt nhiều”. - Sách ‘Chẩn Gia Khu Yếu’ ghi: “Mạch Hoãn là phong, là hư, là tý, là yếu, là đau, ở trên là gáy cứng, ở dưới là chân yếu. Mạch bộ thốn bên trái Hoãn là tâm khí không đủ, hồi hộp, hay quên, gáy và lưng đau cấp - Mạch bộ quan (trái) Hoãn là phong hư, chóng mặt, khí kết ở bụng sườn - Mạch bộ
- xích (trái) Hoãn là Thận hư hàn, tiểu khó, kinh nguyệt ra nhiều - Mạch bộ thốn (phải) Hoãn là Phế khí phù lên, thở ngắn - Mạch bộ quan (phải) Hoãn là Vị khí hư yếu - Mạch bộ xích (phải) Hoãn là chân lạnh yếu, phong bí, khí trệ”. - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi: “Mạch Hoãn là phần vinh (huyết) bị suy mà phần vệ (khí) lại dư, là phong hoặc thấp hoặc Tỳ hư, trên là gáy cứng đau, dưới là chân tê bại”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi: “Mạch Hoãn chủ bệnh do thấp tà gây ra”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Hoãn chủ bệnh về thấp”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Hoãn chủ về phong thấp, trúng phong, đau nhức, hoa mắt, chóng mặt, hư nhức, ung nhọt, tiểu khó”. Tả Thốn HOÃN Hữu Thốn HOÃN Tâm khí không đủ. Thương phong.
- Tả Quan HOÃN Hữu Quan HOÃN Can hư. Tỳ thấp. Tả Xích HOÃN Hữu Xích HOÃN Âm hư. Dương suy. F- MẠCH HOÃN KIÊM MẠCH BỆNH - Thiên ‘Bình Nhân Khí Tượng Luận’ (T. Vấn) ghi: “Mạch Hoãn mà Hoạt là chứng nhiệt bên trong”. - Chương ‘Biện Thái Dương... Trị’ (TH. Luận) ghi: “Thương hàn mạch Phù Hoãn, mạch Vi Hoãn là bệnh sắp khỏi”. - Chương ‘Trúng Phong Lịch Tiết... Trị’ (KQY. Lược) ghi: “Mạch ở thốn khẩu Trì mà Hoãn, Trì là hàn, Hoãn là hư . Phần vinh thấy mạch Hoãn là ung huyết, vệ thấy mạch Hoãn là trúng phong “. - Chương ‘Hoàng Đản Bệnh... Trị’ (KQY. Lược) ghi: “Mạch ở thốn khẩu Phù mà Hoãn, phù là phong, Hoãn là chứng tý”.
- - Sách ‘Mạch Ngữ’ ghi: “Mạch Phù mà Hoãn là vệ khí bị tổn thương, Trầm mà Hoãn là vinh khí suy yếu”. - Sách ‘Chẩn Gia Chính Nhân’ ghi: “Mạch Phù Hoãn là thương phong, Trầm Hoãn là hàn thấp. Hoãn Đại là phong hư. Hoãn Tế là thấp tý. Hoãn Nhược là khí hư “. - Sách ‘Chẩn Gia Khu Yếu’ ghi: “Mạch Phù Hoãn hoặc Trầm Hoãn là khí huyết suy yếu”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: · Mạch Hoãn mà Phù là thương phong ở phần biểu. · Mạch Hoãn mà Trầm là thấp tý. · Mạch Hoãn mà Hoạt là nóng ở trong. · Mạch Hoãn mà Sáp là huyết hư. · Mạch Hoãn mà Trầm, Tế, vô lực là dương hư. G- MẠCH HOÃN VÀ ĐIỀU TRỊ - Chương ‘Biện Thái Dương...Trị’ (TH. Luận) ghi: “Thương hàn mạch Phù Hoãn, cơ thể không đau mà chỉ nặng nề, có khi nhẹ bớt, không có
- chứng của Thiếu âm, dùng bài Đại Thanh Long Thang (Ma Hoàng, Hạnh Nhân, Thạch Cao, Cam Thảo, Quế Chi) để phát hãn”. - Chương ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT. Lĩnh) ghi: “Mạch bộ thốn Hoãn là cổ gáy cứng, cho uống bài Trừ Thấp Thang (Phục Linh, Can Cát, Bạch Truật, Chích Thảo). - Mạch bộ quan (trái) Hoãn: Can hư thấp thịnh. Bộ quan (phải) Hoãn: Tỳ thấp quá nhiều. Nên cho uống bài Nhất Khí Thang hoặc bài Kiến Trung Thang (Hoàng Kỳ, Nhân Sâm, Quế, Bạch Thược, Đương Quy). Khí kết trong bụng không duỗi ra được, cho uống bài Ôn Bạch Thang (Tử Uyển, Ngô Thù Du, Xương Bồ, Sài Hồ, Hậu Phác, Cát Cánh, Tạo Giác, Ô Đầu, Phục Linh, Quế Tâm, Hoàng Liên, Thục Tiêu, Ba Đậu, Sinh Khương). Mạch tả xích Hoãn là hàn, trưng hà, nằm mơ thấy ma quỷ, cho uống bài Ngũ Linh Tán (Trư Linh, Trạch Tả, Bạch Truật, Phục Linh, Quế Chi) thêm Thương Truật. H- MẠCH HOÃN QUA CÁC LỜI BÀN - Sách ‘Mạch Ngữ'‘ ghi: “Các bộ mạch thấy Hoãn là không đủ vì mạch khí không bật lên vậy”. - Chương ‘Mạch Thần’ (CNT. Thư) ghi: Mạch Hoãn có âm dương có 3 nghĩa:
- · Một là mạch khí thong dong, hòa hoãn, là mạch khí của người bình thường.
- Hai là Hoạt mà Đại là thực nhiệt như sách Nội Kinh ghi: “Mạch Hoãn mà Hoạt là nóng ở trong “. · Ba là Hoãn mà Trì Tế là hư hàn. Nếu thực nhiệt thì phải là Hoãn mà kiêm Đại có lực, là phiền nhiệt, miệng hôi, bụng đầy, unh nhọt, đại tiểu tiện không thông hoặc thương hàn, ôn ngược mới khỏi mà dư nhiệt chưa hết thì thường thấy mạch này. Nếu hư hàn thì phải Hoãn mà kiêm Trì, Tế, là dương hư, sợ lạnh, đau nhức, chóng mặt, hồi hộp, hay quên, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, tiêu sống phân, thận tinh hàn, tiểu nhiều, đàn bà thì kinh nguyệt bị bế, thiếu, mất máu. Phàm các chứng sang độc, trúng phong, sản hậu mà gặp mạch Hoãn đều là sắp khỏi”. - Chương ‘Sư Truyền Tam Thập Nhị Tắc’ (CGK. Yếu) ghi: “Thái dương bệnh phát sốt, đầu đau, mồ hôi tự ra, mạch Phù Hoãn là do phong tà làm hại phần vệ biểu. Mạch Hoãn là gốc của Tỳ, tất phải hòa hoãn, có thần, là triệu chứng tỳ khí sung mãn. Nếu Hoãn nhiều mà Nhược là Tỳ khí không đủ. Hoãn mà hoạt lợi là Vị khí xung hòa. Người xưa cho mạch Hoãn là thương phong - Trầm Hoãn là hàn thấp - Hoãn Đại là phong hư - Hoãn Trầm là có thấp ở trong âm”.
- - Sách ‘Mạch Ngữ'‘ ghi: “Mạch Hoãn chủ bệnh, có Hoãn của Trì, Nhược. Hoãn Trì là thương thấp - Hoãn Nhược là khí hư. Hoãn kiêm Sắc là huyết hư - Phù Hoãn là phong thương kinh lạc - Trầm Hoãn là thấp thương tạng phủ - Hồng Hoãn là thấp nhiệt - Tế Hoãn là hàn thấp. Còn có âm hư thấy mạch Phù Hồng vô lực mà Hoãn, dương hư thì Trầm Tế vô lực mà Hoãn. Nếu thấy mạch Huyền ở bộ vị của thổ (hữu quan), mạch Hoãn ở bộ vị của thủy (tả xích) là trạng thái mạch khắc. Khi gặp mạch này càng phải xem xét Vị khí ít hoặc nhiều bật nhảy cao hoặc thấp, qua lại chậm hoặc mau thì mới nắm được bệnh tình”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Hoạt Bá Nhân hình dung mạch khí thư thả, hòa hoãn là rất đúng, còn Vương Thúc Hòa cho rằng: “Mạch Hoãn qua lại cũng chậm” thì chưa ổn”. I- CÁC Y ÁN MẠCH HOÃN Y Án Mạch HOÃN ĐẠI VÔ LỰC (Trích trong ‘Lục Thị Tam Thế Y Nhiệm’). “Lục Thiên Ngu chữa 1 người đã già tên là Ngô-Nan-Khâu, ông này vào khoảng tháng 8, sau khi no say lại nhập phòng, qua ngày hôm sau phát đi lỵ, 1 ngày đi tiêu cả trăm lần, trắng đỏ lẫn lộn, trong bụng đau ngầm, tay
- chân lạnh. Xem mạch thì thấy Hoãn, Đại vô lực, 2 bộ xích càng Nhược. Tôi nói, chứng này phải nên bổ và cho toa có vị Nhân Sâm, Nhục Quế. Các con của người bệnh thấy đều sợ hãi nói rằng không có tích trệ thì không thành chứng lỵ, nay mới có 1-2 ngày mà đã dùng thuốc bổ sao? Bất đắc dĩ tôi mới cho uống bài Điều Khí Dưỡng Vinh Thang nhưng bệnh tình cũng cho tăng hoặc giảm. Hôm sau tôi xem lại, nói rằng phải nên dùng bổ gấp. Trong nhà lại tranh cãi và không chịu dùng, bệnh tình cũng không thuyên giảm. Nhân dịp tôi có người mời, nên người nhà người bệnh đi mời thầy thuốc khác. Thầy này cho uống các vị như Hoàng Cầm, Hoàng Liên, Tân Lang, Mộc Hương... thì bụng đau dữ như cắt, chân lạnh như băng, ra mồ hôi lạnh, thiếu hơi không đủ thở, thức ăn ăn vào thì đại tiện ra hết... Đến nửa đêm cho người nhà đến mời tôi. Đến xem thấy người bệnh không tự xoay trở được, đại tiện như chảy máu, bệnh tình rất nguy hiểm, nhưng còn may là mạch và thần khí chưa tuyệt. Liền cho uống Nhân Sâm Phụ Tử Lý Trung Thang (Bạch truật, Chích Thảo, Nhân Sâm, Can Khương, Phụ Tử) thêm Nhục Quế. Uống 1 thang thì bụng bớt đau, thêm mấy thang thì chân ấm, đại tiện ngừng; Lại dùng đến 2 cân (1.280g) Nhân Sâm thì mới khỏi, râu và tóc đều rụng “.
- Y Án 6 Mạch Đều HOÃN. (Trích trong ‘Lục Thị Tam Thế Y Nhiệm’). “Lục Thiên Ngu chữa 1 người bệnh tên là Ngô Tồn Trai, người mập mà thường hay uống rượu,vị quản thường đau nay lại thấy đau các khớp, nưả người phía dưới nặng hơn. Có thầy thuốc cho là phong, cho dùng bài Sử Quốc Công Tửu, thì lúc đau lúc bớt. Lại thấy lâu ngày không bớt, cho là do tinh huyết không đủ mà ra, lại cho dùng Hổ Trượng, Hà Xa... thì chỗ đau lại sưng lên. Lúc đó mới mời tôi xem bệnh. Xem mạch thì thấy 6 bộ đều Hoãn mà bộ quan lại hơi Huyền. Tôi liền nói rằng: Xem mạch thì thấy đây là do đàm thấp, không thấy phong cũng chẳng thấy hư. Thuốc chữa phong tuy không trừ thấp nhưng lại hành khí, vì vậy có lúc bớt. Nếu cho là hư chứng rồi tự bổ tức là làm cho ủng trệ thêm, như vậy không nặng thêm sao được? Cách chữa, trước hết là dùng thuốc hoàn để thanh đờm tích ở trung cung, sau đó dùng thuốc thang để sơ hoãn kinh lạc bị ủng trệ thì không những các khớp hết đau mà chứng đau ở vị quản cũng hết. Về thuốc hoàn, dùng Hà Thiên Khúc, Sơn Tra Nhục, Quất Hồng, Bạch Truật, Phục Linh, Chỉ Thực, Thần Khúc, Trúc Lịch. Dùng hồ làm hoàn. - Thuốc thang dùng : Thương Truật, Ý Dĩ Nhân, Bán Hạ, Nam Tinh, Bạch Giới Tử, Uy Linh Tiên, Chích
- Thảo, Thanh Mộc Hương, Tần Giao. Sắc thuốc xong rồi cho vào 1 chung rượu, uống lúc bụng hơi no. Sau 1 thời gian điều phục thì khỏi bệnh”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn