intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mang thai sau tuổi 35: Những điều cần lưu ý

Chia sẻ: Pepo Lovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuổi 35 trở đi không còn là thời gian lý tưởng để các mẹ quyết định có em bé. Tuy nhiên, nếu có mong muốn sinh con sau tuổi này, phụ nữ cần cân nhắc một số vấn đề sau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mang thai sau tuổi 35: Những điều cần lưu ý

  1. Mang thai sau tuổi 35: Những điều cần lưu ý Tuổi 35 trở đi không còn là thời gian lý tưởng để các mẹ quyết định có em bé. Tuy nhiên, nếu có mong muốn sinh con sau tuổi này, phụ nữ cần cân nhắc một số vấn đề sau. 1. Những rủi ro có thể có khi mang thai sau tuổi 35 - Có thể mất nhiều thời gian để có thai: Khi bạn bước qua độ tuổi 30, trứng của bạn có thể suy giảm chất lượng và bạn có thể rụng trứng ít thường xuyên hơn, ngay cả khi bạn vẫn còn kinh nguyệt đều đặn. Trứng của một phụ nữ lớn tuổi cũng không thụ tinh dễ dàng như trứng của một phụ nữ trẻ. Do đó, có thể bạn phải mất nhiều thời gian hơn để có thai. Nếu bạn trên 35 tuổi và đã không thể thụ thai trong vòng sáu tháng, hãy đến bác sĩ để được tư vấn. - Có nhiều khả năng để sinh đôi, sinh ba... Cơ hội có các bé sinh đôi tăng theo độ tuổi. Việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm cũng có thể đóng một vai trò quan trọng.
  2. - Có khả năng phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ: Đây là loại bệnh tiểu đường chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai, và nó phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu thông qua chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và các biện pháp khác là điều cần thiết. Đôi khi bạn cũng cần dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ. Nếu không điều trị, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khiến em bé phát triển quá lớn gây khó khăn khi sinh. - Nguy cơ phát triển cao huyết áp trong khi mang thai: Một số nghiên cứu cho rằng huyết áp cao trong thời kỳ mang thai trước 20 tuần (tăng huyết áp mãn tính), sau 20 tuần (tăng huyết áp thai kỳ) hoặc sau 20 tuần và đi kèm với protein trong nước tiểu phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Bạn nên theo dõi huyết áp rất thường xuyên để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. - Dễ gặp biến chứng: Các bà mẹ lớn tuổi khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh nhau tiền đạo hơn phụ nữ trẻ. - Nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể là cao hơn: Trẻ sinh ra từ
  3. những bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ cao hơn các vấn đề về nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down. - Nguy cơ sẩy thai cao: Nguy cơ sẩy thai cũng tăng lên khi bạn lớn tuổi hơn, có lẽ do nguy cơ cao hơn của bất thường nhiễm sắc thể. - Ngoài ra, độ tuổi của người cha cũng có thể gây ra rủi ro: Nam giới có thể suy giảm khả năng sinh sản khi bắt đầu vào cuối tuổi 30. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em sinh ra bởi người đàn ông 40 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỷ so với trẻ em của những người đàn ông trẻ hơn 30. Đàn ông hơn 50 tuổi có nhiều khả năng có con với dị tật bẩm sinh nhất định, chẳng hạn như chứng loạn sản sụn xương rối loạn tăng trưởng, do đột biến gen liên quan đến tuổi tác gây ra. Nguy cơ suy giảm nhận thức cũng có thể cao hơn cho con của người cha lớn tuổi. Trong một nghiên cứu năm 2009, trẻ em sinh ra từ bố lớn tuổi có thể kém tập trung, trí nhớ, đọc và lý luận hơn.
  4. 2. Để mẹ và bé khỏe mạnh - Nhờ sự tư vấn từ bác sĩ: Chị em nên gặp gỡ để nhận được sự tư vấn cần thiết từ phía bác sĩ nếu có nguyện vọng mang thai ngoài tuổi 35. Bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của bạn và thảo luận về các bước chuẩn bị cho một thai kì khỏe mạnh. Đây cũng là một cơ hội để bạn giải quyết những quan tâm bạn về khả năng sinh sản hoặc mang thai ở độ tuổi của hiện tại. Bạn cũng nên tham khảo bác sĩ cách thụ thai tốt nhất và các tùy chọn nếu bạn có gặp khó khăn về thụ thai. - Khám thai định kì: Trong quá trình mang thai, bạn nên thực hiện đủ các chuyến khám thai định kì để theo dõi sức khỏe của bạn và sức khỏe của bé. Báo với bác sĩ về bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng lạ mà bạn gặp phải dù bạn cho rằng nó không quan trọng. - Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh: Trong thời gian mang thai, bạn sẽ cần axit folic, canxi, sắt, protein và các chất dinh dưỡng
  5. thiết yếu khác. Bạn nên tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng về thực đơn riêng dành cho các bà mẹ. - Tăng cân vừa phải: Tăng cân hỗ trợ sức khỏe của bé và giúp dễ dàng giảm cân sau khi sinh. Tăng cân từ 11 đến 16 kg trước khi mang thai là hợp lý . Nếu bạn đang thừa cân trước khi bạn thụ thai, bạn cần tăng cân ít hơn. Nếu bạn đang mang sinh đôi hoặc sinh ba, bạn có thể cần phải tăng cân nhiều hơn. Nhờ sự tư vấn của bác sĩ để có một trọng lượng thích hợp. - Tránh các chất nguy hiểm: Rượu, thuốc lá và ma túy là những chất không được dùng trong thời kỳ mang thai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2