intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mang thai tháng thứ 5: Sự phát triển của da, xương và các giác quan

Chia sẻ: Chim Chichbong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn đã bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ, thời kỳ này hệ xương của bé đang chuyển từ dạng sụn mềm sang dạng xương; dây rốn nối với nhau thai đang phát triển mạnh và dày hơn; các khớp có thể di chuyển và các tuyến mồ hôi cũng bắt đầu phát triển. Tay, chân cử động linh hoạt hơn. Những cử động ở tuần thai này sẽ thu hút sự chú ý của bạn nhiều hơn so với các tuần đầu tiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mang thai tháng thứ 5: Sự phát triển của da, xương và các giác quan

  1. Mang thai tháng thứ 5: Sự phát triển của da, xương và các giác quan Bạn đã bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ, thời kỳ này hệ xương của bé đang chuyển từ dạng sụn mềm sang dạng xương; dây rốn nối với nhau thai đang phát triển mạnh và dày hơn; các khớp có thể di chuyển và các tuyến mồ hôi cũng bắt đầu phát triển. Tay, chân cử động linh hoạt hơn. Những cử động ở tuần thai này sẽ thu hút sự chú ý của bạn nhiều hơn so với các tuần đầu tiên.
  2. Tuần thứ 17 Lúc này, chiều dài của thai nhi tính từ đầu đến mông đạt khoảng 12 cm, cân nặng khoảng 95 – 100g. Hệ xương của bé đang chuyển từ dạng sụn mềm sang dạng xương; dây rốn nối với nhau thai đang phát triển mạnh và dày hơn; các khớp có thể di chuyển và các tuyến mồ hôi cũng bắt đầu phát triển. Thời gian này, bụng của bạn đã to hơn, trọng lực trung tâm cũng bị thay đổi cho nên thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy hơi bị mất thăng bằng đi, đứng không được vững. Vì vậy, bạn nên đi giày bệt và không nên đứng ở những vị trí nguy hiểm, tránh những chấn thương vùng bụng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của bạn và bé. Thời gian này, bạn cũng sẽ thấy mắt trở nên khô hơn và bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt loại có tác dụng bôi trơn. Nếu bạn bị cận và việc đeo kính
  3. áp tròng khiến bạn thấy khó chịu thì bạn có thể chuyển sang đeo kính thường cho đến lúc sinh xong. Tuần thứ 18 Ở tuần này, thai nhi có chiều dài từ đầu đến mông khoảng 13 – 14 cm và nặng khoảng 145 – 150g. Tay, chân cử động linh hoạt hơn. Những cử động ở tuần thai này sẽ thu hút sự chú ý của bạn nhiều hơn so với các tuần đầu tiên. Bạn có thể nhìn thấy các mạch máu của bé qua lớp da mỏng. Mặc dù tai vẫn hơi xa đầu, nhưng lúc này chúng đã tìm đến vị trí cố định cuối cùng của mình. Một lớp màng bảo vệ tuỷ sống đang bắt đầu hình thành và bao quanh các tế bào thần kinh. Quá trình này sẽ vẫn được tiếp tục trong vòng một năm sau khi bé ra đời. Nếu thai nhi là một bé gái thì tử cung và ống dẫn trứng đã được hình thành đúng chỗ. Nếu đó là bé trai thì lúc này bộ phận sinh dục đã hình thành, nhưng khó có thể nhìn thấy trong suốt quá trình siêu âm. Trong giai đoạn này, cảm giác thèm ăn của bạn thường tăng lên. Vì thế, bạn hãy chọn các bữa ăn chính và phụ bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Bạn nên chọn cho mình những bộ đồ rộng rãi thoải mái. Tuần thứ 19 Đây là thời điểm các giác quan của thai nhi phát triển mạnh mẽ. Não đang phân chia thành từng vùng chuyên biệt như khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác, xúc giác. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, lúc này, thai nhi đã có khả năng nghe được giọng nói của bạn, vì thế, bạn đừng
  4. ngại ngần đọc thật to, nói chuyện hoặc hát cho bé nghe những giai điệu hạnh phúc. Bé lúc này nặng hơn 240g và chiều dài từ đầu đến chân là khoảng hơn 15cm. Tay và chân đang phát triển theo hướng tỉ lệ thuận với nhau và với các phần còn lại trong cơ thể. Thận tiếp tục tiết ra nước tiểu và da đầu đang mọc tóc. Một lớp sáp bảo vệ gọi là các tuyến bã nhờn được hình thành trên da, có nhiệm vụ ngăn chặn sự thâm nhập của muối trong nước ối. Tuần thứ 20 Ở tuần thai này, thai nhi nặng khoảng 240 – 260g, chiều dài từ đầu đến chân khoảng 14 – 16cm. Cử động nuốt của thai nhi nhiều hơn, đây là một sự luyện tập tốt cho hệ tiêu hoá. Bé cũng đang thải ra meconium (một sản phẩm phụ màu đen, dinh dính của quá trình tiêu hoá). Chất dính nhớp nháp này sẽ tích lại trong ruột và bạn có thể nhìn thấy nó trong lần đầu tiên thay tã cho bé (một vài em bé sẽ bài tiết chất meconium này ngay trong bụng mẹ hoặc trong quá trình đẻ Da của bé đã phát triển thành hai lớp. Các lớp này bao gồm: lớp biểu bì (lớp trên bề mặt) và lớp bì (nằm lớp bên trong). Cho đến thời điểm này của thai kỳ, lớp biểu bì được sắp xếp thành 4 lớp. Một trong các lớp này có chứa các cung biểu bì, có vai trò cấu tạo nên mẫu bề mặt trên các đã có ngón tay, lòng bàn tay. Tất cả đều mang đặc tính gen. Khi đứa trẻ được sinh ra, da của nó được che phủ một hợp chất màu trắng giống như dạng bột, được gọi là bã nhờn. Nó được tạo ra bởi các
  5. tuy trên da trong vòng 20 tuần của thai kỳ. Các tuyến nhờn này có tác dụng bảo vệ da của bé trong môi trường nước ối.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2