intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mạng xã hội có liên hệ thế nào với quảng cáo?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

101
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mạng xã hội chiếm 1% thị phần quảng cáo trực tuyến, miếng bánh này quá nhỏ (để mà tranh nhau).“Quảng cáo” xét về bản chất là bán đi sự trải nghiệm, chẳng hạn quảng cáo dầu gội đầu người ta sẽ không treo banner và nói dầu gội đầu này siêu sạch mà sẽ có cảnh cô gái được người yêu vuốt tóc và khen “tóc em thật đẹp”. Hình ảnh này cho người xem một trải nghiệm sản phẩm dầu gội đầu một cách gián tiếp thông qua hình ảnh do diễn viên đóng. Mạng xã hội có thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mạng xã hội có liên hệ thế nào với quảng cáo?

  1. Mạng xã hội có liên hệ thế nào với quảng cáo? Mạng xã hội chiếm 1% thị phần quảng cáo trực tuyến, miếng bánh này quá nhỏ (để mà tranh nhau).“Quảng cáo” xét về bản chất là bán đi sự trải nghiệm, chẳng hạn quảng cáo dầu gội đầu người ta sẽ không treo banner và nói dầu gội đầu này siêu sạch mà sẽ có cảnh cô gái được người yêu vuốt tóc và khen “tóc em thật đẹp”. Hình ảnh này cho người xem một trải nghiệm sản phẩm dầu gội đầu một cách gián tiếp thông qua hình ảnh do diễn viên đóng. Mạng xã hội có thể mang lại sự trải nghiệm một cách trực tiếp thông qua hiệu ứng lan truyền rất “social” (xã hội), nhắm đúng đối tượng một cách rất trực tiếp. Ví dụ, dầu gội đầu là một loại sản phẩm phổ thông, ai cũng phải dùng, người ta sẽ quảng cáo trên tivi, hiệu quả sẽ cao nhất. Vậy muốn quảng cáo tã lót cho trẻ em con nhà khá giả thì sẽ làm thế nào? Không phải ai cũng cần loại mặt hàng đó và có thể những quảng cáo truyền hình về thuốc đau bao tử, tã lót… có thể khiến người ta khó chịu đến mức chuyển kênh và thậm chí chẳng nhớ gì về quảng cáo họ vừa xem.Những lúc đó mạng xã hội là câu trả lời chuẩn xác nhất cho các nhà làm marketing. Các bác sỹ phụ khoa, các nhà sản xuất đồ dùng cho trẻ em, các hãng thuốc và các nhà tư vấn hôn nhân gia đình có thể tìm thấy khách hàng của mình ở diễn đàn làm cha mẹ hoặc những trang web dành cho trẻ thơ.
  2. Tất cả những người thuộc mạng xã hội đó tất nhiên rất cần thông tin mà các nhà quảng cáo cung cấp. Họ tham gia mạng xã hội này vì nhu cầu thông tin các loại dịch vụ đang cần, hơn thế nữa, họ còn có được sự tư vấn thông qua những trải nghiệm của các thành viên (user) khác. Ví dụ: ở một mạng xã hội là sàn nhạc, người ta có thể bán micro, tai nghe, băng đĩa nhạc, thuốc chữa viêm họng, soundcard cho máy tính… Khái niệm direct marketing (marketing trực tiếp), viral marketing (marketing lan truyền) sẽ trở nên thừa thãi và vô nghĩa dành cho những người quá tin tưởng vào quảng cáo trên truyền hình. Bạn có thể lựa chọn: quảng cáo cho số ít người thực sự cần sản phẩm của bạn hoặc quảng cáo cho cả tỉ người về sản phẩm của bạn, ai cần thì cần, ai không cần thì mặc kệ… Nếu bạn có nhiều tiền, quảng cáo tràn lan cũng chẳng hề gì, nhưng nếu bạn có ít tiền và làm cái gì cũng muốn hiệu quả thì mạng xã hội là điều khiến bạn phải quan tâm. Con số 1% là con số thể hiện sự hạn chế của tất cả các nhà quảng cáo online thời điểm hiện tại, trừ banner ra người ta chẳng biết làm gì hơn. Quảng cáo truyền hình cũng có lịch sử hàng trăm năm tồn tại mới được sáng tạo và đỉnh cao như ngày hôm nay, vì cớ gì quảng cáo online mới ra đời mà lại có được con số 18%? Miếng bánh 18% thị phần mà bài báo đó nói đến là miếng bánh ứng với thế hệ tiêu dùng 7X, 8Y, vậy liệu nó có là miếng bánh của thế hệ tiêu dùng 9Z, 10N một thế hệ đã quá chán các chương trình truyền hình và có thể online đến 18 tiếng/ngày ?
  3. Một anh bạn của tôi (thuộc thế hệ 196X, thông minh, thành đạt và nổi tiếng) cho biết trước khi mua thiết bị gì anh rất hay lên search Youtube xem kỹ sản phẩm rồi mới quyết định mua… Tôi nghĩ Youtube, Facebook, Google bán sự trải nghiệm cho khách hàng thành công nên họ là những nhà quảng cáo đại tài, họ tự tăng cái 1% lên đến 90% một cách hết sức đơn giản. Thế nên, vấn đề đặt ra ở đây là không phải bánh chúng ta nhỏ mà vì chúng ta kém tài. Mạng xã hội có cần đông? Tất nhiên, chợ thì cần đông, có đông đúc mới có trao đổi. Tuy nhiên, không phải mạng xã hội nào cũng đông được. Tại Mỹ, có những mạng xã hội rất đặc biệt có khi vài trăm người cùng yêu thích hút tẩu, với họ thế đã là quá đông và những nhà bán thuốc thì bán cho vài trăm người với giá cắt cổ, giá của “đẳng cấp”, của “hội kín” nhưng trên tinh thần thuận mua vừa bán. Còn mạng xã hội ở Việt Nam cái nào cũng quá đông, tạp nham đủ mọi thành phần, tìm mọi cách để nổi trội hơn. Kết quả là được gì, được những con số thành viên bằng mọi cách, đem đi bán hàng và… kết quả chúng ta có được 1% như vừa nhắc ở trên. Giá trị cốt lõi của mạng xã hội là gì ? Facebook - giá trị cốt lõi là những mối quan hệ. Theo định nghĩa của Facebook, theo cách của Facebook thì tất cả mọi người đều có mối liên hệ với nhau qua một người nào đấy. Youtube - giá trị cốt lõi là nội dung của người dùng và kênh cho các ngôi sao.
  4. Myspace music được coi là MTV cỡ lớn của Internet, hàng triệu nghệ sỹ sáng tác chuyên và không chuyên, nổi tiếng và chưa nổi tiếng tiếng kết nối nhau qua Myspace. Ning.com - mạng xã hội của các mạng xã hội. Ở đây, hội hút tẩu có thể biết đến hội nuôi chó thông qua một member vừa hút tẩu vừa nuôi chó và sinh ra một hội nữa vừa hút tẩu, vừa nuôi chó vừa độc thân. Tất cả những mạng xã hội muốn sống phải có đặc trưng riêng, nếu chỉ cóp nhặt thì sớm muộn cũng bị “cá mẹ” nuốt. Cần lưu ý thêm: ở Việt Nam, văn hóa ứng xử trên mạng, thú vui và thói quen giải trí trên Internet còn rất thấp nên làm mạng xã hội ở Việt Nam sẽ khó hơn rất nhiều…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2