intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Marilyn Monroe khổng lồ có gì sai?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

45
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lại một vụ tranh cãi về nghệ thuật công cộng vừa nổ ra. Tháng vừa rồi là tháng ra mắt của một tác phẩm nghệ thuật mới mang tính biểu tượng ở Chicago: Forever Marilyn của J. Seward Johnson ở Pioneer Court trên đại lộ Michigan. Cao gần 8 mét, nặng hơn 15.4 tấn, được làm ở New Jersey với chất liệu là nhôm và thép không rỉ được phủ sơn, bức tượng là một tác phẩm điêu khắc siêu lớn, thể hiện lại một cảnh “đã đi vào sử xanh” của Marilyn Moroe trong bộ phim hài của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Marilyn Monroe khổng lồ có gì sai?

  1. Marilyn Monroe khổng lồ có gì sai? Gì cũng sai . Lại một vụ tranh cãi về nghệ thuật công cộng vừa nổ ra. Tháng vừa rồi là tháng ra mắt của một tác phẩm nghệ thuật mới mang tính biểu tượng ở Chicago: Forever Marilyn của J. Seward Johnson ở Pioneer Court trên đại lộ Michigan. Cao gần 8 mét, nặng hơn 15.4 tấn, được làm ở New Jersey với chất liệu là nhôm và thép không rỉ được phủ sơn, bức tượng là một tác phẩm điêu khắc siêu lớn, thể hiện lại một cảnh “đã đi vào sử xanh” của Marilyn Moroe trong bộ phim hài của đạo diễn Billy Wilder năm 1955 về sự lăng nhăng, The Seven-Year Itch - chính là cảnh lúc váy của
  2. Marily bị luồng hơi thổi tốc. Bức tượng sẽ được trưng bày cho đến mùa xuân năm 2012 – trừ khi sự lên án của công chúng khiến Marilyn phải cuốn gói ra đi. . Rõ ràng cảnh phim The Seven-Year Itch từ lâu đã trở thành một phần của giấc mơ Mỹ – đến nỗi chiếc đầm trắng Monroe mặc trong cảnh đó vừa mới bán đấu giá được 5.6 triệu đô. Nhưng tác phẩm điêu khắc của Johnson chưa gì đã khiến người ta xếp hàng phản đối, vì một loạt các lý do. Thử tóm tắt như sau: “Với nhiều người, chiếc đầm này là tuyên ngôn của một vẻ đẹp Mỹ cổ điển” báo Chicago Tribune nói năng rất đúng kiểu ngoại giao. “Nhưng với nhiều người khác, việc dựng tượng này ở đại lộ Michigan không khác gì một màn bài phụ nữ rất thô sơ và đáng xấu hổ.”
  3. Đây không phải lần đầu tiên Johnson dính tới cảnh tốc váy này – nghệ sĩ từng làm những phiên bản nhỏ hơn trong chuỗi tác phẩm được đặt hàng ở Dayton, Ohio. Tuy nhiên chuyện phóng to hình ảnh như ở Chicago thì chỉ có thể dẫn đến một kết quả duy nhất: khuyến khích các kiểu chụp hình nhố nhăng dâm dục. Những hình chụp kiểu này đã xuất hiện, từ hình một đám phụ rể háo hức dùng điện thoại di động chụp từ dưới váy lên (hay nhỉ, các vị?) đến hình chụp ca sĩ nhạc rap người Chicago là Sergio Rockstar, trong tư thế nhảy lên dùng tay vỗ vào quần lót của Marilyn. Thậm chí còn có ảnh chụp cảnh lúc bức tượng được dựng gần xong, có một anh thợ đeo mặt nạ đang được cần cẩu đưa lên bên trong váy của Marilyn, trông khá là eo ơi. Sergio Rockstar nhảy lên bên dưới tượng
  4. Đám phù rể không biết xấu hổ Tờ Sun Times thì không phán xét Forever Marilyn mấy: “Tệ hơn bức tượng chính, chính là những vụ chụp hình mà bức tượng đã mang lại ‘cảm hứng’ (cho đám người xem). Đàn ông (và cả phụ nữ) liếm chân Marily, trố mắt nhìn lên váy của nàng, chỉ tay vào chiếc quần lót khổng lồ rồi cười hô hố.” Ở đây rõ ràng có chuyện rồi… Ở đảo Key West chẳng hạn, Johnson thực hiện một tác phẩm điêu khắc từ bức The Dance của Matisse, trong đó các nhân vật nữ trần truồng nắm tay thành vòng tròn nhảy múa. Tuy nhiên, Johnson không chỉ tái tạo lại cảnh trong tranh mà còn thêm vào một chút: một cậu bé, nằm ngả lưng ở ngay chính giữa, mắt nhìn mơ màng vào chỗ đó của các cô gái đang vui đùa. Và tên tác phẩm? The
  5. Daydream (Nằm mơ giữa ban ngày). Đến đây thì khỏi bàn, đích thị là KITSCH! The Daydream Johnson là nghệ sĩ điêu khắc chuyên thực hiện tác phẩm công cộng rất được ưa chuộng hiện nay. Nhưng tác phẩm của ông chẳng có gì là ghê gớm cả. Nghệ sĩ từng làm tượng nụ hôn kinh điển thời thế chiến thứ hai giữa chàng thủy thủ và nàng y tá, từng tái tạo lại bức Déjeuner Sur l’Herbe của Edouard Manet bằng ngôn ngữ điêu khắc.
  6. “Unconditional Surrender” (Đầu hàng vô điều kiện) “Déjeuner déjà vu” (Bữa ăn “tiền định”?)
  7. Forever Marilyn thay thế cho một tác phẩm đặt hàng cỡ lớn khác cũng của Johnson được trưng bày ở Chicago – một cặp tượng khổng lồ tái hiện hai nhân vật trong bức tranh kinh điển American Gothic của Grant Wood. Tượng dựa theo bức tranh nổi tiếng “American Gothic” Báo Sun Times gọi tác phẩm “Marilyn” mới này là “còn hơn cả kitsch”. Và thực sự là, với một thành phố từ lâu đã gắn liền với những tác phẩm ngoài trời của Picasso, với Bean của Anish Kapoor- là một trong những tác phẩm nghệ thuật công cộng thành công nhất của thập kỷ rồi – thật khó để cãi rằng Forever Marilyn là một bước tiến.
  8. “Bean” (Hạt đậu) của Anish Kapoor tại quảng trường Thiên niên kỷ - Chicago TỘI THỨ NHẤT: CHẲNG LIÊN QUAN GÌ ĐẾN CHICAGO CẢ Trong khi tác phẩm dựa trên American Gothic trước đó của Johnson ít ra cũng liên quan đến việc biểu tượng Hoa Kỳ của Wood có nằm trong bộ sưu tập của Viện nghệ thuật Chicago, thì lần này cư dân của thành phố đang giận sôi lên với chuyện The Seven-Year Itch là một phim rất… New York. Trong cảnh đó, chính nắp ga của đường tàu điện ngầm New York (/hay một đoàn tàu New York chạy qua?) đã khiến váy của nàng bị tốc lên – một cảnh quá ư là New York đến từng chi tiết nhỏ.
  9. “Sao không làm từ phim The Dark Knight, hay The Fugitive hay Jake and Elwood – hoặc nếu đã chơi kiểu cổ điển, thì tại sao không phải là Cary Grant trong North by Northwest hay James Stewart trong Call Northside 777”, nhà phê bình phim Richard Roeper của Sun Times càm ràm. “Bất cứ cảnh đáng nhớ nào trong một bộ phim dòng pop culture với một chút Chicago đều được mà. Marilyn từ The Seven-Year Itch ngay trên đại lộ Michigan cũng có ý nghĩa nghệ thuật ngang với việc dựng một bức tượng Ferris Bueller 8 mét đang trốn học đi chơi ở Quảng trường Thời đại New York” (Bộ phim Ferris Bueller’s Day Off kể chuyện một cậu học sinh trung học trốn học đi chơi, lấy bối cảnh ở Chicago- ND). Rõ ràng, anh chàng này nói có lý. Seward Johnson tại studio ở Hamilton Township của ông TỘI THỨ HAI: GÂY LY HÔN
  10. Hình ảnh gốc mặc dù rất có tính biểu tượng nhưng cũng khiến nhiều người bực mình. Báo Chicago Tribune viết rằng khi quảng bá bộ phim này lần đầu, 20th Century Fox Studios có treo một tấm áp phích dài gần 16 mét cũng y cảnh Monroe bị tốc váy ngay trước mặt tiền nhà hát Loew’s State Theatre – nhưng sau đó phải lấy xuống vì bị chê là quá dâm dục. Giới phê bình của phim này hồi đó có ai nói gì đáng nhớ? Joe DiMaggio. Trong một bài báo mạt sát nảy lửa tác phẩm Forever Marilyn trên tờ Wall Street Journal, Eric Felter kể lại chuyện chính cảnh này dẫn đến vụ Monroe chia tay anh chàng cầu thủ. “Khi đạo diễn Billy Wilder cho quay cảnh này vào một đêm năm 1954 tại đại lộ Lexington Avenue và đường số 52, cả ngàn người Manhattan lắm chuyện đứng quanh đó để nghía hàng họ của cô Monroe. Chồng cô vào thời đó, Joe DiMagio cũng có mặt, giận sôi lên. Cơn giận dữ này dẫn đến việc họ ly hôn.” Ai mà biết được?
  11. . Felton bồi thêm: “Tôi ngờ là người phát ngôn của nhà quản lý tác phẩm ở Chicago không hề biết câu chuyện này, khi bà này dám mô tả Marily khổng lồ là thứ ‘nghệ thuật khiến người ta phải suy nghĩ’”. Công bằng mà nói, cũng có nhiều người tỏ ra thích thú với tác phẩm pop kỳ quái này. Nhưng, nếu tác phẩm lại dẫn đến một vụ ly dị nữa – giữa Johnson và công chúng – thì cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0