intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Marketing hướng tới tuổi “teen”

Chia sẻ: Love Love | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

146
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để chuẩn bị tốt kế hoạch marketing hướng tới lớp đối tượng khá đặc biệt này, bạn hãy đầu tư thích đáng cho công đoạn chuẩn bị, mà trước tiên là tìm hiểu cụ thể hơn về lứa tuổi “teen”. Hãy đặt mình ở độ tuổi teen, đọc, nghe, xem những nội dung mà “teen” yêu thích. Nếu có thời gian, người làm marketing cũng nên lui tới những địa điểm mà các teen thường xuyên tụ tập, cả trực tuyến (các diễn đàn, các mạng xã hội…) và cả ngoại tuyến....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Marketing hướng tới tuổi “teen”

  1. Marketing hướng tới tuổi “teen” Theo thống kê sơ bộ tại Việt Nam, trẻ vị thanh niên (từ 10 đến 17 tuổi) có khoảng 23,8 triệu người, chiếm 31% dân số. Trong quá trình hoạch định chiến lược marketing, thị trường dành cho lứa tuổi “teen” này luôn là phân khúc quan trọng được các nhà marketing tập trung chú ý. Nói một cách đơn giản, thanh thiếu niên là khách hàng của cả hiện tại và tương lai. Nếu một thương hiệu gắn được với tuổi teen, sản phẩm mang thương hiệu đó sẽ có được những khách hàng trung thành trong giai đoạn trung và dài hạn. Điều đáng đề cập là khi khách hàng trẻ trưởng thành hơn, khả năng mua sắm của họ cũng tăng lên nhờ khả năng tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, để thành công hoạt động marketing hướng tới tuổi teen cũng không hề dễ dàng. Những khách hàng trẻ khá nhạy cảm và rất dễ phát giác khi trở thành “mục tiêu” của một chiến dịch marketing. Trong trường hợp này, họ sẽ trở nên hoài nghi và khá cảnh giác với những thông điệp mà công ty marketing muốn truyền tải. Ở lứa tuổi này, tỷ lệ tiếp cận công nghệ cao và các công cụ truyền thông hiện đại cũng rất lớn. Chính vì vậy, sẽ là “thảm họa” nếu như thông điệp marketing của doanh nghiệp để lại ấn tượng xấu đối với các khách hàng tiềm năng
  2. đang ở tuổi “teen” bởi ấn tượng này có thể sẽ được lan truyền rất nhanh qua nhiều hình thức truyền tải thông tin. Hiểu rõ đối tượng Để chuẩn bị tốt kế hoạch marketing hướng tới lớp đối tượng khá đặc biệt này, bạn hãy đầu tư thích đáng cho công đoạn chuẩn bị, mà trước tiên là tìm hiểu cụ thể hơn về lứa tuổi “teen”. Hãy đặt mình ở độ tuổi teen, đọc, nghe, xem những nội dung mà “teen” yêu thích. Nếu có thời gian, người làm marketing cũng nên lui tới những địa điểm mà các teen thường xuyên tụ tập, cả trực tuyến (các diễn đàn, các mạng xã hội…) và cả ngoại tuyến. Bạn cũng có thể xây dựng các nhóm thăm dò để ghi nhận những phản hồi trực tiếp bởi hầu hết thanh thiếu niên đều rất sẵn sàng chia sẻ quan điểm của mình đối với nhiều chủ đề bàn luận khác nhau. Trong suốt quá trình thăm dò, bạn cũng nên lưu ý những thay đổi về nhu cầu, thị hiếu ở lứa tuổi “teen” cũng diễn ra rất nhanh. Để tránh lạc hậu, doanh nghiệp nên hình thành các cơ chế thường xuyên cập nhật về những biến đổi có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới lĩnh vực mình đang hoạt động để có thể kịp thời điều chỉnh thông điệp marketing cho thích hợp. Marketing tới “teen” như thế nào cho hiệu quả? Mỗi nhóm độ tuổi, tùy thuộc vào từng vùng, miền sẽ có những đặc tính khác nhau mà người làm marketing cần khai thác. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng nhận diện những đặc tính chung sau: Thứ nhất, nổi cộm nhất trong nhu cầu của nhóm tuổi thanh thiếu niên là nhu cầu được tôn trọng, được thể hiện bản thân gắn liền với nhu cầu giải trí. Lời khuyên cho bạn: Hiểu rõ và tuân thủ chặt chẽ đặc tính này rất quan trọng. Khi triển khai hoạt động marketing, hãy tôn trọng đối tượng thanh thiếu niên và đừng nghĩ rằng họ chỉ là những đứa trẻ! Thông điệp quảng bá phải ăn khớp, tương đồng với chất lượng thật của sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Ngoài ra, phương thức tốt nhất để truyền tải thông điệp quảng bá tới lứa tuổi này
  3. là qua các nội dung giải trí. Phim ảnh, âm nhạc… có khả năng tác động rất lớn tới hành vi của thanh thiếu niên. Để cho phù hợp và có thể tận dụng tốt đặc tính này, mẫu mã, bao bì sản phẩm của bạn cũng cần được thiết kế độc đáo, phù hợp với người tiêu dùng trẻ. Đương nhiên để tránh phản tác dụng, bạn cũng không nhất thiết phải “teen hóa” một cách thái quá sản phẩm, dịch vụ cũng như thông điệp quảng cáo của mình. Mới đây Honda Việt Nam đã khá thành công khi phối hợp với VTV3 phát động chương trình “Hành trình 2468km”. Bản thân tên chính của chiến dịch quảng bá (Be U with Honda – tạm dịch: Tự tin thể hiện chính mình cùng Honda) cũng đã “đánh” vào nhu cầu thể hiện bản thân của các “teen”. Chương trình lồng ghép các hoạt động giao lưu dọc tuyến đường từ Bắc vào Nam và các cuộc thi tài năng (mang tính giải trí) nên đã mang lại hiệu quả ngoài mong đợi. Thứ hai, nhìn chung thanh thiếu niên thường có thiên hướng ủng hộ, mong muốn tham gia các chương trình mang lại lợi ích chung cho xã hội. Lời khuyên cho bạn: Nhu cầu được chia sẻ, được giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình có ở trong tất cả mọi người, không riêng gì người trẻ tuổi. Khả năng thành công, sức hút của thông điệp marketing sẽ cao hơn nếu doanh nghiệp khéo léo lồng vào những chương trình nhân đạo, các hoạt động vì cộng đồng. Ngoài ra, hãy tạo điều kiện để các “teen” trực tiếp tham gia vào các hoạt động do công ty bạn gây dựng. Ví dụ, tài trợ chi phí cho một đoàn từ thiện ở vùng sâu, vùng xa với sự tham gia của các bạn trẻ sẽ là một hình thức quảng bá hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Không dừng lại ở đó, bạn có thể dựng lên cả một diễn đàn trực tuyến hoặc chỉ đơn giản là một trang blog cá nhân để dành riêng cho mục đích chia sẻ thông tin của các thành viên. Nếu hoạt động của công ty bạn thực sự có ý nghĩa, các thành viên đoàn sẽ giúp phát tán thông tin tới nhiều đối tượng khác chỉ trong một thời gian ngắn (hình thức marketing truyền miệng hay word of mouth).
  4. Thứ ba, lứa tuổi thanh thiếu niên rất năng động và rất ưa công nghệ. Họ ưa thích làm nhiều việc cùng lúc, thích tiếp nhận thông tin ngắn gọn, đáp ứng chính xác nhu cầu. Lời khuyên cho bạn: Doanh nghiệp cần tập trung sử dụng nhiều kênh truyền thông – đặc biệt là các kênh truyền thông mới như điện thoại di động, tin nhắn tức thời (IM), các blog cá nhân… để tăng cường khả năng tiếp cận đối tượng “teen”. Ngoài ra như trên đã đề cập, bạn phải nắm bắt rõ, nắm bắt chính xác nhu cầu của nhóm đối tượng này đối với các sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể cô đọng tối đa thông điệp marketing cần truyền tải. Ví dụ, thương hiệu nước giải khát Sprite đã rất “trực diện” (và cũng rất thành công) khi tung ra thông điệp “Marketing is nothing—Taste is everything. Don’t believe the hype—Obey your thirst” dành cho người trẻ tuổi (tạm dịch: Marketing không là gì cả - Vị giác là tất cả. Đừng tin những quảng cáo thổi phồng – Hãy tuân theo cơn khát của mình). Thay lời kết Tương tự như những khách hàng khác, khách hàng tuổi teen sẽ có xu hướng tiêu dùng tập trung vào những hạng mục sản phẩm gắn liền với thị hiếu, nhu cầu của họ. Những hạng mục nào bao gồm giày dép, quần áo, âm nhạc, điện thoại di động, các thiết bị điện tử gia dụng và giải trí. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp công ty bạn cung cấp sản phẩm, dịch vụ không chỉ đơn thuần dành cho teen, xét tới tầm quan trọng của nó, bạn vẫn không thể bỏ qua nhóm đối tượng này. Trong mọi trường hợp, bạn có thể “teen” hóa một cách hợp lý sản phẩm, dịch vụ của mình khi đối tượng marketing, bán hàng của bạn là giới trẻ. “Hiện tượng iPhone” do Apple giới thiệu là một ví dụ điển hình. Chiếc điện thoại không phải được thiết kế dành riêng cho teen nhưng nó lại được các teen chào đón hơn hẳn so với nhiều chủng loại khác. Nguyên nhân không chỉ đơn thuần là sự sáng tạo, độc đáo trong thiết kế và các tính năng ưu việt. Một nguyên nhân nữa cần phải đề cập là nhu cầu
  5. thể hiện bản thân của các teen cũng được đáp ứng phần nào khi họ sở hữu một chiếc iPhone!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1