Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 3 - 2007 37<br />
<br />
<br />
<br />
Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của<br />
cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam<br />
Đỗ Thiên Kính<br />
<br />
Theo cuốn sách của Ochiai Emiko, mô hình gia đình hiện đại ở châu Âu xuất hiện vào<br />
khoảng giữa thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX trong tầng lớp trung lưu. Các gia đình này có người<br />
ở giúp việc, vợ chồng gắn kết với nhau bởi tình yêu và con cái ngoan ngoãn. Đây là một trong số<br />
nhiều kiểu loại gia đình của xã hội. Các gia đình thuộc tầng lớp công nhân, đặc biệt là gia đình ở<br />
tầng lớp nghèo hơn có hình ảnh khác hẳn: con cái nghiện rượu, vợ chồng hay cãi lộn nhau (Ochiai<br />
Emiko, 1997: 79-81). Mặc dù có vẻ là hoàn hảo hơn các kiểu loại gia đình khác, nhưng gia đình<br />
hiện đại vẫn chưa chiếm ưu thế trong xã hội. Hình ảnh về gia đình hiện đại được biết đến rộng rãi<br />
hơn vào thế kỷ XX ở châu Âu. Những gia đình này, 2 hoặc 3 con, ngoan ngoãn, công việc nội trợ<br />
thường do người vợ đảm nhận. Điều này được thể hiện qua tỉ lệ nữ tham gia lực lượng lao động<br />
đã giảm và tỉ lệ sinh cũng giảm trong toàn xã hội (Ochiai Emiko, 1997: 81).<br />
Ngoài những đặc điểm và chức năng của gia đình nói chung, ta có thể đưa ra những<br />
đặc điểm quan trọng khác của kiểu loại gia đình hiện đại ở thế kỷ XX (Biên tập lại từ cuốn<br />
sách của Ochiai Emiko, 1977: 76-78) như sau:<br />
A. Gia đình hiện đại là gia đình hạt nhân, có 2 hoặc 3 con.<br />
B. Phân công lao động trên cơ sở giới: công việc nội trợ thường do người vợ đảm<br />
nhận và người chồng là trụ cột kinh tế trong gia đình.<br />
C. Vợ chồng gắn kết với nhau bởi tình yêu, hoặc là hôn nhân do tình yêu, mà không<br />
phải hôn nhân do sắp đặt.<br />
D. Con cái là trung tâm chú ý và được sự quan tâm chăm sóc trong gia đình.<br />
E. Tính cá nhân của các thành viên trong gia đình được đề cao và tôn trọng.<br />
Bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xã hội công nghiệp<br />
phát triển, nhiều người vợ được giải phóng khỏi những công việc nội trợ trong gia đình và<br />
tham gia vào lực lượng lao động xã hội. Đây là thời kỳ phụ nữ tham gia vào những hoạt động<br />
xã hội nhiều hơn.<br />
Có thể thấy rằng mẫu hình nghề nghiệp của hai vợ chồng trong mô hình gia đình hiện<br />
đại ở châu Âu là sự phân công lao động trên cơ sở giới: công việc nội trợ trong nhà thường<br />
do người vợ đảm nhận và người chồng tham gia vào lực lượng lao động xã hội và là trụ cột<br />
kinh tế trong gia đình.<br />
<br />
Bài viết này dựa trên cơ sở số liệu của Dự án: “Nghiên cứu liên ngành về gia đình Việt<br />
Nam trong chuyển đổi (2004-2007)”. Mẫu nghiên cứu của Dự án gồm 900 hộ gia đình được lựa<br />
chọn ở 3 xã, đại diện cho 3 miền: Bắc (Yên Bái), Trung (Thừa Thiên - Huế) và Nam (Tiền<br />
Giang) của Việt Nam. Thời gian thực hiện nghiên cứu là 3 năm: năm 2004 (Yên Bái), năm 2005<br />
(Tiền Giang), và năm 2006 (Thừa Thiên - Huế).<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
38 Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam<br />
<br />
Trong bài viết chỉ đề cập đến những gia đình có đầy đủ cả hai vợ chồng. Mục đích là<br />
tìm hiểu mẫu hình việc làm/nghề nghiệp của hai vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam.<br />
Mẫu hình việc làm/nghề nghiệp này sẽ được thể hiện như thế nào tại thời điểm kết hôn và thời<br />
điểm hiện nay? Qua đó, có thể đưa ra được mẫu hình nói chung về việc làm/nghề nghiệp của<br />
vợ chồng với một số đặc thù và những vấn đề đặt ra cho gia đình Việt Nam. Số người trả lời ở<br />
các gia đình có đầy đủ vợ chồng (chung 3 tỉnh) như sau:<br />
Mức sống % hộ & Số con Tuổi Số năm Kiểu gia đình (%<br />
hộ gia đình (N) TB TB học TB hàng)<br />
Hạt nhân Khác<br />
- Khá giả 18,0 2,0 45,6 7,0 58,5 41,5<br />
(159)<br />
- Trung bình 53,6 2,1 42,4 6,5 67,9 32,1<br />
(474)<br />
- Nghèo 28,5 2,6 44,5 5,0 71,4 28,6<br />
(252)<br />
Tổng số (%) & 100,0 2,2 43,6 6,2 67,2 (595) 32,8 (290)<br />
(N) (885)<br />
<br />
1. Vấn đề việc làm và thu nhập của hai vợ chồng<br />
Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên cuộc hôn nhân giữa hai vợ chồng là có<br />
nguồn thu nhập ổn định (ngoài yếu tố tình yêu). Những hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập<br />
của vợ chồng trong vài năm đầu sau khi kết hôn và hiện nay được thể hiện trong bảng dưới<br />
đây.<br />
Bảng 1: Hoạt động mang lại thu nhập của hai vợ chồng (đ.v = %)<br />
Chung 3 tỉnh<br />
Các dạng hoạt động Khi kết hôn Hiện nay<br />
Vợ Chồng Vợ Chồng<br />
1. Làm việc có thu nhập 95,5 95,8 87,5 90,7<br />
2. Có công việc nhưng không<br />
đi làm 0,3 0,5 0,1<br />
3. Không làm việc và đang<br />
tìm việc 0,1 0,1 0,1<br />
4. Trông nom nhà cửa 2,9 6,5 1,6<br />
5. Đi học 0,5<br />
6. Không thể làm việc được 0,8 1,9 2,5<br />
7. Nghỉ hưu 2,5 3,9<br />
8. Làm việc khác 1,2 2,8 0,9 0,9<br />
9. Không trả lời 0,1 0,2<br />
Tổng số: (N), % (885) 100,0 (885) 100,0 (882) 100,0 (884) 100,0<br />
Một số nhận xét từ Bảng 1 như sau:<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
Đỗ Thiên Kính 39<br />
- Hầu hết các cặp vợ chồng đều có việc làm tạo thu nhập riêng. Nguồn tạo thu nhập<br />
này là tương đối ngang bằng nhau giữa vợ và chồng (khi kết hôn là: 95,5% đối với vợ, và<br />
95,8% đối với chồng; còn hiện nay là: 87,5% đối với vợ, và 90,7% đối với chồng). Tuy nhiên<br />
vào thời điểm kết hôn, có tỉ lệ 2,9% số người vợ ở nhà trông nom nhà cửa, và 0,3% số người<br />
vợ có công việc nhưng không đi làm. Tổng cộng lại, ta có 3,2% số người vợ không có việc<br />
làm tạo thu nhập, tức là không có nguồn thu nhập đóng góp vào ngân quỹ của gia đình trẻ.<br />
Trong khi đó, không có người chồng nào ở trong tình trạng như vậy. Điều này tạo nên tình<br />
trạng kém hơn của người vợ đối với người chồng trong việc đóng góp thu nhập cho gia đình<br />
ngay từ khi mới kết hôn.<br />
- Tiếp theo, trong quá trình chung sống người chồng có việc làm mang lại thu nhập<br />
nhiều hơn người vợ (90,7% > 87,5%). Hơn nữa, khi so sánh giữa thời điểm hiện nay với thời<br />
điểm kết hôn, ta thấy tỉ lệ có việc làm tạo thu nhập của cả chồng và vợ đều giảm đi, nhưng tỉ<br />
lệ này ở người vợ giảm nhanh hơn chồng. Cụ thể là, tỉ lệ có việc làm tạo thu nhập của người<br />
vợ đã giảm 8,0% (8,0% = 95,5% - 87,5%), còn của người chồng giảm 5,1% (5,1% = 95,8% -<br />
90,7%). Như vậy, theo thời gian, người vợ đã bị giảm việc làm có thu nhập nhiều hơn chồng<br />
(8,0% > 5,1%). Điều này thể hiện sự tăng lên về tình trạng ưu thế của nguời chồng so với<br />
người vợ trong quá trình chung sống. Trái ngược với điều này là tình trạng kém đi của người<br />
vợ ngày càng nhiều hơn. Đồng thời, tỉ lệ trông nom nhà cửa của người vợ tăng lên từ 2,9%<br />
(khi kết hôn) lên 6,5% (hiện nay). Người vợ có xu hướng quay trở về với công việc nội trợ<br />
(trông nom nhà cửa) nhiều hơn, tương ứng với thâm niên hôn nhân và độ tuổi các cặp vợ<br />
chồng. Điều này là hợp lý trong chu trình sống của gia đình.<br />
Như vậy, xét từ những hoạt động mang lại thu nhập của hai vợ chồng, ta thấy vai trò<br />
giữa vợ và chồng là tương đối ngang bằng nhau. Nhưng dù sao, người vợ cũng thể hiện xu<br />
hướng có vị thế kém hơn người chồng. Hơn nữa, trong quá trình chung sống (từ khi kết hôn<br />
cho đến hiện nay) vị thế kém hơn của người vợ đối với người chồng trong việc đóng góp thu<br />
nhập cho gia đình đã tăng lên theo thời gian.<br />
2. Hai vợ chồng có việc làm chính là gì?<br />
Việc làm/nghề nghiệp ở đây được hiểu là thuộc lĩnh vực ngành nghề gì, chứ không<br />
phải là tên gọi việc làm/nghề nghiệp cụ thể. Bảng số liệu về việc làm/nghề nghiệp thuộc lĩnh<br />
vực ngành nghề của hai vợ chồng được trình bày dưới đây.<br />
Nhận xét từ Bảng 2 như sau:<br />
Trên địa bàn nông thôn, các cặp vợ chồng chủ yếu làm việc trong lĩnh vực sản xuất<br />
nông nghiệp. Nhưng, tỉ lệ những người vợ có nghề nông là cao hơn người chồng (khi kết hôn<br />
là: 72,1% > 62,6%; còn hiện nay là: 67,2% > 64,0%). Ngược lại điều này, đương nhiên là tỉ lệ<br />
những người chồng có nghề phi nông sẽ cao hơn người vợ. Trong số đó, nghề phi nông thuộc<br />
lĩnh vực “Công nghiệp/ Tiểu thủ công nghiệp” thường có ưu thế hơn so với các nghề phi nông<br />
khác, thì tỉ lệ về nghề nghiệp loại này của người chồng cũng cao hơn người vợ (khi kết hôn là:<br />
9,4% > 5,7%; còn hiện nay là: 8,2% > 4,1%). Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thường là<br />
vất vả, mà thu nhập lại ít. Nghề phi nông mang lại thu nhập cao hơn. Điều này tạo nên tình<br />
trạng kém hơn của người vợ đối với người chồng trong lĩnh vực hoạt động ngành nghề. Hơn<br />
nữa, tỉ lệ những người vợ “Không nghề nghiệp” cũng cao hơn người chồng: (khi kết hôn là:<br />
2,4% > 0,7%; còn hiện nay là: 5,2% > 2,2%). Tất cả những điều này tạo nên vị thế vẫn kém<br />
hơn của người vợ đối với người chồng trong lĩnh vực hoạt động ngành nghề.<br />
Bảng 2: Lĩnh vực ngành nghề của hai vợ chồng (đ.v = %)<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
40 Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam<br />
<br />
<br />
Chung 3 tỉnh<br />
Các lĩnh vực ngành nghề Khi kết hôn Hiện nay<br />
Vợ Chồng Vợ Chồng<br />
1. Công nghiệp/Tiểu thủ công<br />
nghiệp 5,7 9,4 4,1 8,2<br />
2. Nông nghiệp/Lâm<br />
nghiệp/Thủy sản 72,1 62,6 67,2 64,0<br />
3. Dịch vụ XH (Ytế, G.dục,<br />
K.học...) 4,9 5,3 4,4 5,0<br />
4. Kinh doanh/Dịch vụ khác 10,3 8,4 13,2 10,9<br />
5. Bộ đội/Công an 0,6 6,3 0,3 2,0<br />
6. Khác 4,2 7,4 5,6 7,8<br />
7. Không nghề nghiệp 2,4 0,7 5,2 2,2<br />
8. Không trả lời 0,1<br />
Tổng số: (N), % (884) (884) (874) (874)<br />
100,0 100,0 100,0 100,0<br />
<br />
<br />
Khu vực và nơi làm việc của hai vợ chồng<br />
Bảng 3: Hai vợ chồng làm việc cho ai? (đ.v = %)<br />
Chung 3 tỉnh<br />
Khu vực, nơi làm việc Khi kết hôn Hiện nay<br />
Vợ Chồng Vợ Chồng<br />
1. Hộ gia đình/bản thân 78,7 65,5 81,2 73,0<br />
2. Tư nhân là người họ<br />
hàng 0,8 1,0 2,0 2,2<br />
3. Tư nhân không phải là<br />
họ hàng 4,6 8,5 4,4 9,1<br />
4. Hợp tác xã 5,0 6,2 4,3 4,6<br />
5. Nhà nước 10,1 16,8 7,1 9,2<br />
6. Cơ sở liên doanh với<br />
nước ngoài 0,2 0,2 0,2<br />
7. Cơ sở 100% vốn nước<br />
ngoài 0,1 0,1<br />
8. Khác 0,7 1,8 0,6 1,5<br />
9. Không trả lời 0,1 0,2<br />
10. Không biết 0,1<br />
Tổng số: (N), % (864) (875) (871) (879)<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
Đỗ Thiên Kính 41<br />
100,0 100,0 100,0 100,0<br />
<br />
Một số nhận xét từ Bảng 3 như sau:<br />
- Do các cặp vợ chồng chủ yếu lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cho nên<br />
họ cũng thường làm việc này cho hộ gia đình của mình là chính. Nhưng dù sao, người chồng<br />
cũng lao động cho gia đình của mình ít hơn người vợ (khi kết hôn là: 65,5% đối với người<br />
chồng < 78,7% đối với người vợ; còn hiện nay là: 73,0% đối với người chồng < 81,2% đối<br />
với người vợ). Như vậy, việc làm của người chồng có xu hướng hoạt động ra bên ngoài gia<br />
đình nhiều hơn; và người chồng thể hiện xu hướng “hòa nhập” vào xã hội, còn người vợ “ở<br />
lại” lao động cho gia đình của mình. Điều này sẽ làm cho người chồng có quan hệ xã hội rộng<br />
rãi hơn và vị thế trong xã hội cũng cao hơn người vợ.<br />
- Đối với nơi làm việc cho “Tư nhân không phải là họ hàng” đã thu hút lao động của<br />
người chồng nhiều hơn so với người vợ (khi kết hôn là: 8,5% > 4,6%; còn hiện nay là: 9,1% ><br />
4,4%). Hơn nữa, khi so sánh giữa thời điểm hiện nay với thời điểm kết hôn, ta thấy người<br />
chồng có xu hướng dịch chuyển đến nơi làm việc này ngày càng nhiều lên (từ 8,5% → lên<br />
9,1%). Trong khi đó, người vợ có xu hướng đi ra khỏi nơi làm việc này (từ 4,6% → xuống<br />
còn 4,4%). Như vậy, người chồng vẫn luôn thể hiện xu hướng đi ra “hòa nhập” vào xã hội,<br />
còn người vợ thể hiện xu hướng ngược lại. Điều này càng làm rõ thêm khu vực và nơi làm<br />
việc của người chồng ngày càng vẫn có ưu thế hơn người vợ theo sự thay đổi của thời gian.<br />
3. Hai vợ chồng tìm việc làm chính như thế nào và có nghề phụ không?<br />
Một số nhận xét từ Bảng 4 như sau:<br />
- Hai vợ chồng tự đi tìm việc làm là chính. Nhưng dù sao, tỉ lệ những người vợ phải tự<br />
tìm lấy việc làm là cao hơn người chồng (khi kết hôn là: 66,9% > 63,2%; còn hiện nay là:<br />
69,1% > 67,6%). Như vậy, người vợ sẽ vất vả hơn người chồng trong tìm kiếm việc làm.<br />
Ngược lại điều này, đương nhiên là tỉ lệ người chồng được người khác giúp đỡ (tức là không<br />
tự bản thân) tìm kiếm việc làm là cao hơn vợ. Trong đó, đặc biệt là tỉ lệ người chồng được<br />
“Nhà nước phân công” cao hơn so với người vợ (khi kết hôn là: 12,6% > 8,2%; còn hiện nay<br />
là: 8,4% > 6,5%). Điều này đã thể hiện nam giới có ưu thế hơn nữ giới trong việc Nhà nước<br />
phân công công tác. Mặt khác, ngoài tỉ lệ tương đối ngang bằng nhau giữa vợ và chồng (khi<br />
kết hôn là: 16,5% # 16,2%; còn hiện nay là: 15,8% # 15,3%) được họ hàng của bên nào thì<br />
bên ấy giúp đỡ tìm kiếm việc làm, phần còn lại thì tỉ lệ những người vợ phải nhờ dựa vào bên<br />
nhà chồng để tìm kiếm việc làm cũng cao hơn so với người chồng phải nhờ dựa vào bên vợ<br />
(khi kết hôn là: 6,6% > 4,4%; còn hiện nay là: 6,5% > 4,0%). Như vậy, chẳng những tỉ lệ<br />
người vợ được từ bên ngoài giúp đỡ (tức là không tự bản thân) tìm kiếm việc làm là ít hơn<br />
chồng, mà sự giúp đỡ này lại nhờ dựa vào họ hàng nhà chồng nhiều hơn là chồng nhờ dựa vào<br />
bên vợ. Điều này chắc sẽ tạo nên một sự “phụ thuộc” nhất định của người vợ vào người<br />
chồng, và đương nhiên “thế đứng” của người chồng tiếp tục sẽ cao hơn người vợ.<br />
- Đối với việc làm phụ của hai vợ chồng, tỉ lệ những người chồng có việc làm phụ<br />
luôn cao hơn người vợ ở cả thời điểm khi kết hôn và hiện nay (khi kết hôn là: 17,8% > 14,7%;<br />
còn hiện nay là: 30,7% > 24,3%). Đặc biệt, sự tăng lên về tỉ lệ có việc làm phụ của người<br />
chồng giữa hai thời kỳ (khi kết hôn và hiện nay) là 12,9% (12,9% = 30,7% - 17,8%). Con số<br />
tương ứng của người vợ là 9,6% (9,6% = 24,3% - 14,7%). Như vậy, tỉ lệ tăng thêm việc làm<br />
phụ của người chồng là cao hơn người vợ (12,9% > 9,6%). Điều này đã củng cố và nâng cao<br />
thêm sự đóng góp về mặt kinh tế của người chồng trong quá trình chung sống.<br />
Bảng 4: Đi tìm việc làm và nghề phụ của hai vợ chồng (đ.v = %)<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
42 Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam<br />
<br />
<br />
Chung 3 tỉnh<br />
Tìm việc làm chính như thế Khi kết hôn Hiện nay<br />
nào?<br />
Vợ Chồng Vợ Chồng<br />
1. Nhà nước phân công 8,2 12,6 6,5 8,4<br />
2. Bố mẹ/họ hàng của tôi giúp<br />
đỡ 16,5 16,2 15,8 15,3<br />
3. Bố mẹ/h.hàng của Vợ/C tôi<br />
giúp đỡ 6,6 4,4 6,5 4,0<br />
4. Bạn bè của tôi giúp đỡ 0,2 1,3 0,1 2,0<br />
5. Bạn bè của Vợ/Chồng tôi<br />
giúp đỡ 0,1 0,8 0,4 1,2<br />
6. Tôi tự tìm việc 66,9 63,2 69,1 67,6<br />
7. Người khác giúp đỡ 0,6 0,7 0,7 0,8<br />
8. Không nhớ/Không biết 0,8 0,7 0,9 0,7<br />
Tổng số (N), % (847) 100,0 (857) 100,0 (857) 100,0 (868) 100,0<br />
Nghề phụ của hai vợ chồng: 17,8 24,3<br />
Có 14,7 30,7<br />
KHÔNG 85,3 82,2 75,7 69,3<br />
Tổng số (N), % (856) 100,0 (866) 100,0 (840) 100,0 (853) 100,0<br />
<br />
Như vậy, khi xem xét và so sánh giữa thời điểm hiện nay và thời điểm kết hôn, ta thấy<br />
tình trạng thuận lợi/ưu thế của người chồng đối với người vợ (trong quá trình đi tìm việc làm<br />
chính và có thêm việc làm phụ để đóng góp vào thu nhập cho gia đình) đã tăng lên theo thời<br />
gian. Nhận xét này càng làm rõ thêm xu hướng thiên lệch về phía người chồng so với vợ<br />
trong các nhận xét trên đây.<br />
Phân công việc nhà giữa hai vợ chồng (bảng 5)<br />
Nhìn vào hàng chữ “Vợ là chính”, ta thấy những con số đều thể hiện vợ là người chủ<br />
yếu làm các công việc nội trợ gia đình (cả khi kết hôn và hiện nay).<br />
Khi so sánh giữa thời điểm hiện nay với thời điểm kết hôn, ta thấy: Trong những công<br />
việc nhà (như nấu cơm, rửa bát, dọn nhà và giặt rũ) không liên quan đến sử dụng đồng tiền và<br />
“tay hòm chìa khóa” (như giữ tiền chi tiêu và mua thức ăn), thì tỉ lệ những người vợ làm việc<br />
này là chính đã giảm đi từ khi kết hôn cho đến nay. Cụ thể như sau: Tỉ lệ những người vợ nấu<br />
cơm là chính đã giảm từ 82,3% → 74,3%; rửa bát: 86,4% → 71,2%; dọn nhà: 81,8% →<br />
71,4%; giặt rũ: 87,1% → 76,6%. Trong khi đó, tỉ lệ những người chồng làm việc này là chính<br />
lại tăng lên. Con số tương ứng về tỉ lệ những người chồng nấu cơm là chính đã tăng từ 1,6%<br />
→ lên 4,8%; rửa bát: 1,5% → 2,6%; dọn nhà: 2,3% → 3,7%; giặt rũ: 1,1% → 2,5%. Xu<br />
hướng tăng giảm việc nhà giữa hai vợ chồng trong quá trình chung sống đã thể hiện sự chia sẻ<br />
công việc nội trợ trong gia đình của người chồng đối với người vợ, nhưng sự chia sẻ không<br />
nhiều. Nói cách khác, người vợ đã được “giải phóng” một phần khỏi công việc nội trợ trong<br />
quá trình chung sống. Nhưng dù sao, công việc nội trợ trong gia đình vẫn đè nặng trên vai<br />
người phụ nữ. Phải chăng điều này là do tình trạng kém hơn của người vợ (so với người<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
Đỗ Thiên Kính 43<br />
chồng) trong nghề nghiệp chính và việc làm phụ, do vậy đã buộc họ phải làm việc nhà để duy<br />
trì sự “cân bằng” về công việc giữa hai vợ chồng?<br />
Bảng 5: Phân công việc nhà trong gia đình (đ.v = %)<br />
Phân công việc nhà Giữ tiền Mua Nấu Rửa bát Dọn Giặt rũ<br />
chi tiêu thức ăn cơm nhà<br />
Chồng là<br />
chính 8,9 4,2 1,6 1,5 2,3 1,1<br />
Khi kết hôn<br />
<br />
<br />
<br />
Vợ là chính 54,8 71,9 82,3 86,4 81,8 87,1<br />
Vợ = Chồng 8,5 3,8 6,3 5,4 8,1 6,8<br />
Người khác 27,8 20,1 9,8 6,7 7,8 5,0<br />
Tổng số: %<br />
Chung 3 tỉnh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0<br />
(N) (885) (885) (885) (885) (885) (884)<br />
Chồng là<br />
chính 9,6 6,8 4,8 2,6 3,7 2,5<br />
Vợ là chính 77,5 83,9 74,3 71,2 71,4 76,6<br />
Hiện nay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vợ = Chồng 9,5 3,2 6,2 4,5 7,9 6,3<br />
Người khác 3,4 6,1 14,7 21,7 17,0 14,6<br />
Tổng số: % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0<br />
(N) (885) (884) (884) (884) (884) (884)<br />
<br />
Một số nhận xét từ Bảng 5 như sau:<br />
- Sự “giải phóng” khỏi một phần công việc nội trợ của người vợ còn được giải thích như<br />
sau: Từ khi kết hôn cho đến hiện nay, các cặp vợ chồng đã có con cái lớn và những người con này<br />
đã giúp đỡ việc nhà cho bố mẹ. Số liệu thể hiện điều giải thích này là ở dòng “Người khác” làm<br />
việc nhà hiện nay đều lớn hơn thời điểm khi hai vợ chồng mới kết hôn (nấu cơm: 14,7% > 9,8%;<br />
rửa bát: 21,7% > 6,7%; dọn nhà: 17,0% > 7,8% và giặt rũ: 14,6% > 5,0%). Nếu thể hiện chi tiết<br />
hơn nữa số liệu (không được thể hiện ở Bảng 5), thì “Người khác” bao gồm chủ yếu là con trai và<br />
con gái của các cặp vợ chồng.<br />
- Đối với các công việc liên quan đến sử dụng đồng tiền và “tay hòm chìa khóa” (như<br />
giữ tiền chi tiêu và mua thức ăn), thì tỉ lệ những người vợ đảm nhiệm các công việc này là<br />
chính lại tăng lên từ khi kết hôn cho đến hiện nay (giữ tiền chi tiêu đã tăng từ 54,8% → lên<br />
77,5%; và mua thức ăn cũng tăng từ 71,9% → lên 83,9%). Điều này đã thể hiện vai trò “nội<br />
tướng” ngày càng tăng lên của người vợ trong quá trình chung sống ở gia đình nông thôn Việt<br />
Nam.<br />
Nhận xét chung: Như vậy, người chồng đã có những thuận lợi/ưu thế hơn người vợ<br />
trong việc làm/nghề nghiệp chính. Đồng thời, người chồng cũng lại có nhiều việc làm phụ<br />
hơn người vợ. Hơn nữa trong công việc nhà, người vợ vẫn phải làm việc nhiều hơn chồng.<br />
Đồng thời, so sánh theo thời gian từ khi kết hôn cho đến hiện nay, tình trạng thuận lợi/ưu thế<br />
về việc làm/nghề nghiệp của người chồng vẫn tiếp tục tăng lên, mặc dù người vợ đã được<br />
“giải phóng” một phần khỏi công việc nội trợ trong quá trình chung sống. Kết hợp việc xem<br />
xét cả việc làm chính, việc làm phụ và việc nhà, đã thể hiện rõ ràng người chồng luôn ở tình<br />
trạng ưu thế hơn người vợ trong lao động và việc làm/nghề nghiệp. Hơn nữa, tình trạng ưu<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
44 Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam<br />
<br />
thế này tiếp tục tăng lên theo thời gian chung sống. Điều này sẽ quy định sự đóng góp về mặt<br />
kinh tế của người chồng trong gia đình là nhiều hơn người vợ (xem Bảng 6). Đây là nhận xét<br />
tổng quát về mẫu hình việc làm/nghề nghiệp của hai vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt<br />
Nam. Có thể tóm tắt về mẫu hình trên trong Hộp 1 sau đây:<br />
Hộp 1: Tóm tắt mẫu hình việc làm/nghề nghiệp của hai vợ chồng<br />
So sánh giữa thời điểm kết hôn và hiện nay<br />
Chung hai Riêng người Riêng người Nhận xét<br />
Vợ-Chồng Vợ Chồng<br />
1. Hoạt Hầu hết đều có việc Tỉ lệ có việc làm tạo Có sự thiên lệch<br />
động làm tạo thu nhập. thu nhập của người Tỉ lệ có việc làm tạo nghiêng về phía<br />
man Nhưng dù sao, tỉ lệ có vợ giảm nhanh hơn thu nhập của người người chồng (so với<br />
g lại việc làm của người chồng trong quá chồng tăng lên. người vợ) ngày một<br />
thu chồng cũng nhiều hơn trình chung sống tăng lên theo thời<br />
nhập (90,7% > 87,5%). (8,0% > 5,1%). gian.<br />
Chủ yếu đều làm việc Tỉ lệ những người<br />
2. Lĩnh trong lĩnh vực s.xuất vợ “Không nghề Tỉ lệ những người<br />
vực nông nghiệp. Nhưng, tỉ nghiệp” cao hơn chồng “Không nghề Người chồng có tình<br />
ngàn lệ nghề nông của người người chồng: (kết nghiệp” thấp hơn trạng thuận lợi hơn<br />
h vợ cao hơn: (kết hôn là: hôn là: 2,4% > người vợ. người vợ.<br />
nghề 72,1% > 62,6%; hiện 0,7%; hiện nay là:<br />
chín nay là: 67,2% > 64,0%) 5,2% > 2,2%).<br />
h<br />
Phần lớn đều làm việc Người vợ có xu Chồng có xu hướng Vợ “ở lại” làm việc<br />
trong hộ gia đình. hướng đi ra khỏi nơi dịch chuyển đến nơi cho gia đình, họ<br />
3. Khu Nhưng dù sao, người làm việc cho “Tư làm việc cho “Tư hàng; còn Chồng có<br />
vực, chồng cũng lao động nhân không phải là nhân không phải là xu hướng hoạt động<br />
nơi cho bản thân gia đình họ hàng” (từ 4,6% họ hàng” ngày ở bên ngoài gia<br />
làm họ ít hơn người vợ (kết → xuống 4,4%). nhiều lên (8,5% → đình và “hòa nhập”<br />
việc hôn là: 65,5% < 78,7%; 9,1%). vào xã hội nhiều<br />
hiện nay là: 73,0% < hơn.<br />
81,2%).<br />
Chủ yếu tự đi tìm việc Vợ phải nhờ dựa * Chồng được người<br />
4. Tìm làm. Nhưng dù sao, tỉ lệ vào họ hàng nhà khác giúp đỡ tìm Người chồng vẫn có<br />
việc những người vợ phải tự chồng giúp đỡ tìm việc làm chính là thuận lợi hơn vợ<br />
làm đi tìm việc làm chính là việc làm nhiều hơn cao hơn vợ. trong tìm kiếm việc<br />
chín cao hơn chồng (kết hôn là chồng nhờ dựa * Chồng có việc làm làm chính và có<br />
h và là: 66,9% > 63,2%; vào bên vợ (kết hôn phụ luôn cao hơn nghề phụ.<br />
nghề hiện nay là: 69,1% > là: 6,6% > 4,4%; vợ.<br />
phụ 67,6%). hiện nay là: 6,5% ><br />
4,0%).<br />
Vợ là người chủ yếu Phải chăng vợ là<br />
5. làm các công việc nội Tỉ lệ tham gia việc người chủ yếu làm<br />
Phâ trợ trong g.đình nhà của người việc nhà là để duy<br />
n (70%~85%). Nhưng, chồng đã tăng lên trì sự “cân bằng” về<br />
công tỉ lệ vợ làm việc nhà kể từ kết hôn cho công việc giữa hai<br />
việc đã giảm đi kể từ lúc đến hiện nay. vợ chồng?<br />
nhà kết hôn đến hiện nay.<br />
<br />
Bảng 6: Ai đóng góp vào chi tiêu thường xuyên trong gia đình?<br />
<br />
Mức độ đóng góp Số hộ (%)<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
Đỗ Thiên Kính 45<br />
Chồng là chính 111 12,6<br />
Vợ là chính 42 4,8<br />
Vợ = Chồng 573 65,0<br />
Khác 155 17,6<br />
Tổng số 881 100.0<br />
<br />
Nhìn vào Bảng 6, ta thấy: Chủ yếu trong các hộ gia đình hiện nay đều do hai vợ chồng<br />
cùng nhau đóng góp vào chi tiêu (65,0% hộ gia đình có vợ và chồng đóng góp tương tự nhau).<br />
Điều này là phù hợp với mô hình việc làm/nghề nghiệp đã miêu tả ở Hộp 1 trên đây. Trong mô<br />
hình đó, phần lớn những cặp vợ chồng đều có việc làm/nghề nghiệp tạo thu nhập tương đối ngang<br />
nhau. Nhưng dù sao, xét trong tổng thể, địa vị việc làm/nghề nghiệp (gọi cách khác là tình trạng<br />
thuận lợi/ưu thế về nghề nghiệp) của người chồng là cao hơn người vợ, và tình trạng ưu thế này<br />
tăng lên theo thời gian chung sống. Điều này đã quy định phần tỉ lệ đóng góp của người chồng<br />
(12,6%) là cao hơn người vợ (4,8%). Đây là sự phù hợp lôgíc giữa việc làm/nghề nghiệp của hai<br />
vợ chồng như thế nào thì đã mang lại thu nhập/chi tiêu cho hộ gia đình như thế ấy. Như vậy, có<br />
thể xem Bảng 6 là kết quả cụ thể của mẫu hình việc làm/nghề nghiệp ở Hộp 1.<br />
4. Nhận xét và bình luận<br />
a. Người chồng có những thuận lợi và ưu thế về nghề nghiệp hơn so với người vợ<br />
ngay từ khi kết hôn. Tức là, có sự thiên lệch về phía người chồng (so với người vợ). Điều này<br />
có cơ sở thực tế của nó. Tâm lý chung là người con gái thường tìm kiếm người con trai hơn<br />
mình về nhiều mặt để kết bạn trăm năm, như là một chỗ dựa vững chắc, là trụ cột cho cuộc<br />
sống gia đình. Trái lại, người con trai cũng thường chọn lựa người con gái sao cho anh ta phải<br />
hơn cô ấy về nhiều mặt. Có lẽ cũng vì thế mà tuổi kết hôn lần đầu của người con trai thường<br />
cao hơn người con gái. Tuổi cao hơn có thể anh ta sẽ hơn cô ấy về nhiều mặt (thành đạt về<br />
kinh tế, địa vị xã hội, kinh nghiệm sống và tâm lý tình cảm). Như vậy, sự chênh lệch về tuổi<br />
tác (người con trai thường nhiều tuổi hơn) tại thời điểm kết hôn như là tiền đề tự nhiên, quy<br />
định trước sự thiên lệch nghiêng về phía người chồng ngay từ đầu khi hình thành gia đình.<br />
Điều này là hợp lý đối với cả nam và nữ khi họ quyết định kết hôn với nhau. Sự thiên lệch về<br />
việc làm/nghề nghiệp nghiêng về phía người chồng ngay từ khi kết hôn như vậy có vẻ là điều<br />
hợp lý đối với cả người con trai và người con gái.<br />
b. Trong quá trình chung sống, sự thiên lệch về việc làm/nghề nghiệp trên đây tiếp tục<br />
được duy trì. Tức là, sự thiên lệch nghiêng về phía người chồng ngày càng được thể hiện rõ<br />
hơn trong quá trình ổn định và phát triển của gia đình. Liệu sự thiên lệch này ngày càng được<br />
thể hiện rõ hơn trong quá trình chung sống về sau cũng là một sự hợp lý tự nhiên từ điều hợp<br />
lý từ khi kết hôn? Như vậy, phải chăng không nên làm ảnh hưởng và xáo trộn sự thiên lệch<br />
hợp lý này? Phải chăng về phía xã hội, cũng không nên coi đây là sự bất bình đẳng về giới<br />
giữa hai vợ chồng?<br />
c. Quá trình thiên lệch về việc làm/nghề nghiệp trên đây có thể là một nhân tố quy<br />
định người chồng giữ vai trò là trụ cột kinh tế trong gia đình. Cụ thể hơn, trong gia đình nông<br />
thôn Việt Nam, do sự thiên lệch nghiêng về phía người chồng không nhiều, nên phải chăng có<br />
thể coi mô hình gia đình nông thôn Việ Nam là một dạng gia đình “2 trụ cột” (Lớn - bé/<br />
Chính - phụ), phản ánh quan hệ vị thế và quyền lực của cặp vợ chồng trong gia đình hiện nay?<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
46 Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Ngân hàng Thế giới (2005). Báo cáo Phát triển Thế giới 2006: Công bằng và Phát triển.<br />
Hà Nội: Nxb Văn hóa - Thông tin.<br />
2. Ochiai, Emiko (1997). The Japanese Family System in Transition: A Sociological<br />
Analysis of Family Change in Postwar Japan, Tokyo: LTCB International Library<br />
Foundation.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />