JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0186<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 18-25<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ CÔNG VIỆC<br />
TRONG LAO ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN<br />
<br />
Nguyễn Đức Sơn<br />
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Nghiên cứu các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên cho<br />
phép phân tích sâu thực tiễn lao động làm cơ sở cho việc hình thành chính sách và quản lí<br />
lao động nghề. Nghiên cứu áp dụng mô hình các yếu tố công việc bao gồm các yếu tố bên<br />
trong và bên ngoài để đánh giá thực trạng các yếu tố công việc bằng phiếu trên mẫu khách<br />
thể 312 giáo viên. Kết quả cho thấy: các yếu tố công việc được đánh giá ở mức độ khác<br />
nhau. Các yếu tố được đánh giá cao bao gồm: giá trị nghề, điều kiện làm việc và mối quan<br />
hệ công việc. Các yếu tố được đánh giá thấp bao gồm: phúc lợi và sự sáng tạo.<br />
Từ khóa: Yếu tố công việc, lao động sư phạm, điều kiện làm việc,quan hệ công việc.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Các nghiên cứu về lao động sư phạm của người giáo viên đến nay chủ yếu bàn tới đặc điểm<br />
lao động của họ hoặc các phẩm chất và năng lực cần có do đòi hỏi của nghề. Lê Văn Hồng, Nguyễn<br />
Văn Thàng, Lê Ngọc Lan trong giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm đã phân tích và trình bày<br />
những đặc điểm của lao động sư phạm, từ đó chỉ ra các phẩm chất, năng lực cần có ở giáo viên [2].<br />
Các tác giảNguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị để cập đến lao động sư phạm của người giáo viên<br />
như là nghề lao động khoa học, nghề giao tiếp và nghề sáng tạo. Một số phẩm chất mới được nhấn<br />
mạnh như ứng xử công bằng và tạo điều kiện cho học sinh phát triển, tính tích cực xã hội cũng<br />
như uy tín của nhà giáo [3]. Nghiên cứu của Trần Quốc Thành “Đánh giá lao động ngoài giờ lên<br />
lớp của giáo viên phổ thông” - trong 3 dạng hoạt động chính: Hoạt động liên quan đến giáo dục<br />
(chủ nhiệm lớp, ngoài giờ giảng dạy, làm việc với phụ huynh); Hoạt động dạy học (tích lũy kiến<br />
thức chuyên sâu, nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ); Hoạt động hội họp thực hiện hoạt động chuyên<br />
môn, cho thấy thời gian lao động thực tế của giáo viên vượt quá giờ lao động chuẩn được quy định<br />
theo luật [4]. Gần đây hình thành hướng nghiên cứu về các kĩ năng nghề của giáo viên: kĩ năng sử<br />
dụng công nghệ thông tin, kĩ năng đánh giá của giáo viên. . .<br />
Tuy vậy, nghiên cứu lao động sư phạm từ tiếp cậnphân tích các yếu tố của lao động nghề<br />
nghiệp (các yếu tố công việc) để mô hình hóa, từ đó thiết kế chương trình đào tạo, bồi dưỡng,<br />
nghiên cứu thực trạng, chưa được tiến hành ở nước ta, mặc dù hướng nghiên cứu này khá phổ biến<br />
trên thế giới [7, 8, 9]... Các nghiên cứu về các yếu tố công việc trong lao động sư phạm, thiếu vắng<br />
ở mọi cấp độ nghiên cứu và đào tạo. Trong khi đó, việc khảo sát các yếu tố công việc trong lao<br />
động sư phạm là hết sức cần thiết để tạo khung đánh giá lao động nghề nghiệp và điều chỉnh thực<br />
tiễn quản lí lao động. Bù lấp khoảng thiếu hụt này là vô cùng cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn<br />
trong giai đoạn hiện nay, khi mà ngành giáo dục đang bước vào công cuộc đổi mới căn bản và toàn<br />
Ngày nhận bài: 10/8/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015.<br />
Liên hệ: Nguyễn Đức Sơn, e-mail: nguyensontlhnue.edu.vn@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Thực trạng các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên<br />
<br />
<br />
diện. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của<br />
giáo viên ở một số trường phổ thông hiện nay.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Khái niệm<br />
Yếu tố công việc. Hoạt động lao động nghề nghiệp được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác<br />
nhau. Tổ hợp các yếu tố quy định tính chất, đặc trưng, kết quả của một dạng lao động nghề nghiệp<br />
được gọi là các yếu tố công việc. Các yếu tố bao gồm yếu tố thuộc về chủ thể và các yếu tố thuộc<br />
về điều kiện, môi trường.Thông qua việc nghiên cứu các yếu tố công việc, một mặt đánh giá được<br />
lao động nghề nghiệp, một mặt hiểu sâu hơn lao động nghề nghiệp đó.<br />
Các yếu tố công việc được đề cập đến trong nhiều lí thuyết khác nhau. Lí thuyết nhu cầu<br />
của Maslow xác định các yếu tố cơ bản bao gồm: lương, điều kiện làm việc, quán ăn, phúc lợi,<br />
an ninh công việc, lãnh đạo, vị trí, sự thách thức[theo 1.]. . . Lí thuyết về sự điều chỉnh công việc<br />
(Theory of Work Adjustment) (Dawis & Lofquist,1984) đề cập đến các yếu tố như: sự lựa chọn<br />
công việc, tuyển dụng nhân sự,động cơ làm việc, đạo đức của người lao động, hiệu quả công việc<br />
[theo1].<br />
Trong phạm vi nghiên cứu này, lao động sư phạm được coi là bao gồm 2 nhóm yếu tố công<br />
việc cơ bản:<br />
-Các yếu tố bên trong công việc (thuộc về bản thân công việc, do công việc quy định):<br />
Lương bổng,Cơ hội thăng tiến trong công việc, sự ổn định của công việc, cơ hội bộc lộ và phát<br />
triển,tính linh hoạt, độc lập và sáng tạo, giá trị nghề,sự chấp nhận nghề và sự phù hợp của cá nhân<br />
với nghề.<br />
- Các yếu tố bên ngoài (xoay quanh công việc, trong mối quan hệ với người khác, môi<br />
trường và xã hội): Quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên, điều kiện làm việc, chuẩn mực của nghề<br />
nghiệp, sự thừa nhận từ phía xã hội, lợi thế so với ngành khác, áp lực xã hội, vị thế xã hội [5].<br />
<br />
2.2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu<br />
- Khách thể nghiên cứu: 312 giáo viên Tiểu học, THCS, THPT thuộc các trường Hà Nội,<br />
Nam Định, Sơn La. Mẫu nghiên cứu được lấy theo dạng mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện khi lấy mẫu<br />
bao gồm tất cả giáo viên của một trường.<br />
Sử dụng Bảng hỏi về các yếu tố công việcđược thiết kế dựa trên các yếu tố công việc nêu<br />
trên. Trong đó các yếu tố công việc được thiết kế với thang đo likert 5 mức độ (từ “Rất kém” – 1<br />
điểm, đến “rất tốt” – 5 điểm”; các khoảng mức độ có điểm = 0,8 điểm; X càng tiến tới 5 đánh giá<br />
càng cao).<br />
Độ tin cậy của bảng hỏi được kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha, với α = 0,82. Bảng<br />
hỏi có độ tin cậy tốt.<br />
<br />
2.3. Kết quả nghiên cứu<br />
2.3.1. Thực trạng các yếu tố bên trong công việc<br />
Kết quả về thực trạng các yếu tố bên trong công việc được thể hiện ở bảng 1.<br />
Kết quả cho thấy, 4 yếu tố công việc (lương, cơ hội thăng tiến, sự sáng tạo, sự độc lập) được<br />
đánh giá ở mức trung bình với nằm ở khoảng 2,6-3,4. Đánh giá này khá phù hợp nếu so sánh với<br />
các nghề nghiệp phổ biến hiện nay. Đặc biệt chú ý, giá trị nghề đánh giá ở mức tốt (3,54) thứ bậc<br />
1. Điều này cho thấy rõ cảm nhận của người giáo viên về giá trị nghề nghiệp vẫn được tiếp tục<br />
duy trì. Người giáo viên vẫn coi giá trị nghề nghiệp là một yếu tố hàng đầu trong nghề nghiệp của<br />
mình. Ở chiều ngược lại, rất cần chú ý khi yếu tố sáng tạo chỉ xếp ở vị trí thứ 7 khi nghề dạy học,về<br />
<br />
19<br />
Nguyễn Đức Sơn<br />
<br />
<br />
mặt lí thuyết vẫn được xem là nghề sáng tạo và nghệ thuật. Kết quả này đòi hỏi đi sâu đánh giá về<br />
cơ hội và đòi hỏi sáng tạo đối với công việc thực tế của giáo viên.<br />
<br />
Bảng 1. Thực trạng các yếu tố bên trong công việc<br />
Mức độ đánh giá (%)<br />
Thứ<br />
TT Các yếu tố Rất Bình Rất<br />
Kém Tốt X bậc<br />
kém thường tốt<br />
1 Lương 3,9 13,2 42,1 39,5 1,3 3,2 5<br />
Cơ hội thăng tiến trong công<br />
2 2,7 12,0 69,3 14,7 1,3 3,0 6<br />
việc<br />
3 Sự ổn định của công việc 0 4,0 52,0 42,7 1,3 3,42 3<br />
Khả năng linh hoạt trong việc<br />
4 tăng cường năng lực của bản 0 8,0 37,3 50,7 4,0 3,50 2<br />
thân<br />
5 Sự sáng tạo 1 25,0 53,0 21,0 1,0 2,9 7e<br />
6 Sự độc lập 0 4,0 53,0 41,7 1,3 3,3 4<br />
7 Các giá trị nghề 0 1 37,3 57,7 4,0 3,50 1<br />
Ghi chú: X = Điểm TB<br />
<br />
Trên bảng 1, đánh giá chung, lương xếp ở vị trí thứ 5/7 yếu tố, tức là gần kém nhất trong<br />
các yêu tố bên trong công việc. Xem xét cụ thể hơn về thực trạng yếu tố lương theo đánh giá của<br />
giáo viên. Kết quả thể hiện ở bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2. Thực trạng yếu tố lương và phúc lợi<br />
Rất Bình Rất<br />
Kém Tốt Thứ<br />
TT Tiền lương và phúc lợi kém thường tốt X ĐLC<br />
(%) (%) bậc<br />
(%) (%) (%)<br />
Tiền lương được nhận<br />
1 3,9 13,2 42,1 39,5 1,3 3,21 0,83 2<br />
hàng tháng<br />
Chính sách tăng lương<br />
2 5,3 14,5 31,6 46,1 2,6 3,26 0,93 1<br />
hàng năm<br />
Tiền thưởng trong các dịp<br />
3 5,3 40,0 42,7 12,0 0 2,61 0,77 5<br />
lễ tết<br />
Các khoản phụ cấp được<br />
4 3,9 31,6 48,7 14,5 1,3 2,78 0,79 3<br />
hưởng<br />
Chính sách phúc lợi ngoài<br />
tiền lương (ví dụ: Bảo<br />
5 hiểm, chi phí đi lại, ăn 13,2 22,4 47,4 15,8 1,3 2,70 0,94 4<br />
uống, đi du lịch hàng<br />
năm...)<br />
ĐTB: 2,91 (ĐLC: 0,85)<br />
Ghi chú: X = Điểm TB<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Thực trạng các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên<br />
<br />
<br />
Trong yếu tố lương và phúc lợi, yếu tố kém nhất là tiền thưởng trong các dịp lễ tết (thứ bậc<br />
5) và chính sách phúc lợi ngoài tiền lương (thứ bậc 4). Kết quả này phù hợp với các quan sát và các<br />
dữ liệu thực tế và hoạt động của các trường. Các trường không có các nguồn thu dành cho phúc<br />
lợi. Cơ bản lương được cung cấp từ ngân sách.<br />
Ngược lại với yếu tố lương, giá trị nghề được coi là yếu tố được đánh giá cao nhất trong các<br />
yếu tố bên trong công việc. Thực trạng yếu tố giá trị nghề được thể hiện ở bảng 3.<br />
<br />
Bảng 3. Thực trạng yếu tố giá trị nghề<br />
Rất Bình Rất<br />
Giá trị nghề và định Kém Tốt Thứ<br />
TT kém thường tốt X ĐLC<br />
hướng giá trị nghề (%) (%) bậc<br />
(%) (%) (%)<br />
Vị trí xã hội của nghề giáo<br />
1 0 2,7 38,7 49,3 9,3 3,65 0,69 3<br />
viên<br />
Thái độ của xã hội đối với<br />
2 0 13,3 32,0 49,3 5,3 3,47 0,79 5<br />
nghề giáo viên<br />
Sự quan tâm của xã hội đối<br />
3 1,3 18,3 48,0 29,3 2,7 3,13 0,79 7<br />
với nghề giáo viên<br />
Giá trị nghề giáo viên<br />
trong việc góp phần phát<br />
4 0 6,7 41,3 34,7 17,3 3,63 0,85 4<br />
triển kinh tế, văn hóa, xã<br />
hội<br />
Giá trị nghề giáo viên<br />
5 trong việc giúp bản thân tự 0 2,7 40,0 41,3 16,0 3,71 0,77 2<br />
hoàn thiện mình<br />
Giá trị nghề giáo viên<br />
trong việc hình thành<br />
6 những nhân cách cao đẹp 0 1,3 34,7 42,7 21,3 3,84 0,77 1<br />
và đào tạo những công dân<br />
có ích cho xã hội<br />
Sự lựa chọn nghề giáo viên<br />
7 0 9,3 49,3 36,0 5,3 3,37 0,69 6<br />
của bản thân<br />
ĐTB: 3,54 (ĐLC: 0,76)<br />
<br />
Nhìn chung yếu tố giá trị nghề được đánh giá cao. Các yếu tố trong giá trị nghề đều nằm ở<br />
mức tốt (từ 3,4- đến 4,2). Trong đó giá trị xã hội “ hình thành nhân cách cao đẹp cho xã hội” được<br />
đánh giá ở mức độ cao nhất - thứ bậc 1. Kết quả này phù hợp với quan niệm và khuôn mẫu xã hội<br />
về nghề giáo viên hiện nay.<br />
2.3.2. Thực trạng các yếu tố bên ngoài công việc<br />
Thực trạng các yếu tố bên ngoài công việc được thể hiện ở bảng 4.<br />
Kết quả đánh giá chung các yếu tố bên ngoài công việc nằm ở mức độ trung bình với<br />
X = 3,3. Trong đó, đáng chú ý có một số yếu tố ở mức tốt như: điều kiện làm việc và vị thế xã hội,<br />
quan hệ với đồng nghiệp (X > 3,4). Điều đó chứng tỏ, môi trường làm việc bao gồm quan hệ với<br />
con người và điều kiện, phương tiện trong lao động của người giáo viên đã được cải thiện đáng kể.<br />
<br />
<br />
21<br />
Nguyễn Đức Sơn<br />
<br />
<br />
Bảng 4. Thực trạng các yếu tố bên ngoài công việc<br />
Mức độ đánh giá (%)<br />
Thứ<br />
TT Các yếu tố Rất Bình Rất<br />
Kém Tốt X bậc<br />
kém thường tốt<br />
1 Quan hệ với cấp trên 0 13,3 42,7 36,0 8,0 3,2 6<br />
2 Quan hệ với đồng nghiệp 0 5,3 34,7 52,0 7,0 3,5 3<br />
3 Điều kiện làm việc 0 6,6 40,0 42,7 10,7 3,57 2<br />
4 Dịch vụ xã hội 0 15 45,7 36,0 3,3 3,1 7<br />
5 Sự thừa nhận 0 13,2 47,4 34,2 5,3 3,32 4<br />
6 Lợi thế so với ngành khác 0 27,0 51,0 21,0 1,0 2,9 8<br />
7 Áp lực xã hội 0 3,0 51,0 36,0 10,0 3,3 5<br />
8 Vị thế xã hội 0 2,7 38,7 49,3 9,3 3,65 1<br />
ĐTB: 3,54 (ĐLC: 0,76)<br />
<br />
Khảo sát mối quan hệ trong công việc bao gồm cách đối xử giữa những cá nhân với nhau,<br />
những mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh học sinh, kết quả thể hiện ở<br />
bảng 5.<br />
<br />
Bảng 5. Thực trạng yếu tố “Mối quan hệ trong công việc”<br />
Rất Bình Rất<br />
Mối quan hệ trong công Kém Tốt Thứ<br />
TT kém thường tốt X ĐLC<br />
việc (%) (%) bậc<br />
(%) (%) (%)<br />
Thái độ tôn trọng và tin<br />
1 tưởng của cấp trên với giáo 0 13,3 42,7 36,0 8,0 3,39 0,82 8<br />
viên<br />
Mức độ lắng nghe và ghi<br />
nhận của cấp trên với<br />
2 0 14,7 42,7 34,7 8,0 3,36 0,83 9<br />
những ý kiến đóng góp của<br />
giáo viên<br />
Việc bảo vệ quyền lợi cho<br />
3 0 6,7 57,3 25,3 10,7 3,40 0,77 6<br />
giáo viên của cấp trên<br />
Mức độ cấp trên hỗ trợ về<br />
4 chuyên môn và hướng dẫn 0 1,3 61,3 30,7 6,7 3,43 0,64 5<br />
công việc cho giáo viên.<br />
Sự quan tâm, giúp đỡ của<br />
cấp trên đối với việc giải<br />
5 0 1,3 60,0 30,7 8,0 3,45 0,66 4<br />
quyết các vấn đề khó khăn<br />
của giáo viên<br />
Thái độ thân thiện và cởi<br />
6 0 5,3 41,3 48,0 5,3 3,53 0,68 2<br />
mở của đồng nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Thực trạng các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên<br />
<br />
<br />
<br />
Mức độ phối hợp và hỗ<br />
7 trợ lẫn nhau giữa các đồng 0 4,0 49,3 42,7 4,0 3,47 0,64 3<br />
nghiệp trong công việc<br />
Mức độ quan tâm và thân<br />
8 thiết với nhau giữa các 0 5,3 34,7 52,0 7,0 3,64 0,75 1<br />
đồng nghiệp<br />
Thái độ của học sinh đối<br />
9 0 1,3 56,0 40,0 2,7 3,44 0,58 6<br />
với giáo viên<br />
Mức độ học sinh lắng nghe<br />
10 giáo viên và chấp hành kỉ 0 9,3 54,7 33,3 2,7 3,29 0,67 11<br />
luật trong học tập.<br />
Mức độ quan tâm và phối<br />
hợp của phụ huynh học<br />
11 0 8,0 53,3 34,7 4,0 3,35 0,69 10<br />
sinh với giáo viên trong<br />
việc giáo dục trẻ.<br />
ĐTB: 3,43 (ĐLC: 0,70)<br />
<br />
Nhìn chung yếu tố mối quan hệ trong công việc được đánh giá ở mức tốt (X = 3,43). Mức<br />
độ quan tâm và thân thiết nhau giữa các đồng nghiệp (X = 3,64), thái độ thân thiện và cởi mở của<br />
đồng nghiệp (X = 3,53), mức độ phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp trong công<br />
việc (X = 3,47). Môi trường sư phạm được coi là môi trường luôn luôn được quán triệt thực hiện<br />
Quy tắc ứng xử có văn hóa, thực hiện cách ứng xử lịch sự, hòa nhã với mọi người xung quanh. Cô<br />
giáo Lê Thị T trường THCS Lê Quí Đôn chia sẻ: “Thực hiện Quy tắc ứng xử có văn hóa trong nhà<br />
trường, nhiều khi có chuyện gì không vừa lòng, tôi cũng cố gắng nén giận để cư xử sao cho hợp<br />
tình, hợp lí”.<br />
Trong mối quan hệ với cấp trên, nhìn chung đánh giá của giáo viên ở mức trung bình “mức<br />
độ lắng nghe và ghi nhận của cấp trên đối với những ý kiến đóng góp của giáo viên” ( X=3,36) và<br />
cao nhất“mức độ quan tâm, hỗ trợ của giáo viên đối với việc giải quyết các vấn đề khó khăn của<br />
giáo viên” ( X=3,45). Tuy vậy vẫn có có 13,3% giáo viên đánh giá thấp “thái độ tôn trọng và tin<br />
tưởng của cấp trên đối với giáo viên”, 14,7% giáo viên không hài lòng với “mức độ lắng nghe và<br />
ghi nhận của cấp trên đối với những ý kiến đóng góp của giáo viên”. Điều này cũng cần lưu ý vì<br />
khi giáo viên cảm thấy mình không được cấp trên tôn trọng, tin tưởng lắng nghe, ghi nhận những<br />
ý kiến đóng góp, thì họ cảm thấy bức xúc, căng thẳng, lo lắng và từ đó làm giảm đi sự hứng thú,<br />
lòng nhiệt huyết và hiệu quả công việc.<br />
Đối với mối quan hệ với phụ huynh học sinh có 38,7% giáo viên đánh giá tốt yếu tố “mức<br />
độ quan tâm và phối hợp của phụ huynh học sinh với giáo viên trong việc giáo dục trẻ” (34,7% và<br />
4%). Điều đó chứng tỏ rằng một bộ phận phụ huynh học sinh đã thường xuyên quan tâm đến việc<br />
học tập của con em mình, đã có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên một cách tích cực<br />
và hiệu quả để cùng giáo dục trẻ. Tuy nhiên vẫn có 53,3% giáo viên đánh giá yếu tố này ở mức độ<br />
trung bình và 8% giáo viên đánh giá ở mức độ kém.<br />
Yếu tố điều kiện làm việc (các điều kiện về phương tiện, vật chất. . . ) được xem xét kĩ hơn<br />
với các kết quả ở bảng 6.<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
Nguyễn Đức Sơn<br />
<br />
<br />
Bảng 6 . Thực trạng yếu tố “Điều kiện làm việc”<br />
Rất Bình Rất<br />
Kém Tốt Thứ<br />
TT Điều kiện làm việc kém thường tốt X ĐLC<br />
(%) (%) bậc<br />
(%) (%) (%)<br />
Mức độ sạch sẽ và an toàn<br />
1 0 4,0 37,3 50,7 8,0 3,63 0,69 1<br />
của môi trường làm việc<br />
Cơ sở vật chất của nhà<br />
trường (hệ thống phòng<br />
2 0 6,6 40,0 42,7 10,7 3,57 0,77 3<br />
học, thư viện, phòng thí<br />
nghiệm, nhà để xe...)<br />
Phương tiện, trang thiết<br />
bị cần thiết phục vụ cho<br />
việc dạy và học (tài liệu,<br />
3 0 13,3 37,3 38,7 10,7 3,47 0,86 5<br />
sách, báo, máy tính, máy<br />
chiếu, dụng cụ thực hành,<br />
thí nghiệm....)<br />
Hệ thống chiếu sáng, quạt<br />
4 điện, thông gió...trong các 0 5,4 37,3 48,0 9,3 3,61 0,73 2<br />
phòng ban của nhà trường<br />
Không gian làm việc (lớp<br />
5 học, sân trường, cây xanh, 0 8,0 38,7 46,7 6,6 3,52 0,74 4<br />
vườn hoa...)<br />
ĐTB: 3,56 (ĐLC: 0,76)<br />
<br />
<br />
Qua bảng 6 có thể thấy rằng giáo viên đánh giá yếu tố điều kiện làm việc ở mức độ tốt<br />
(X = 3,56). Trong đó giáo viên đánh giá cao nhất với "mức độ sạch sẽ và an toàn của môi trường<br />
làm việc" (X = 5,63).<br />
Trong điều kiện làm việc thì “phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và<br />
học”(tài liệu, sách, báo, máy tính, máy chiếu, dụng cụ thực hành. . . ) được đánh giá ở mức thấp<br />
nhất – thứ bậc 5 nhưng vẫn ở mức trung bình (X = 3,4). Mặc dù thư viện và phòng thiết bị dạy<br />
học tại các trường đã trang bị khá đầy đủ các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc học tập và<br />
giảng dạy nhưng nhu cầu sử dụng các phương tiện, trang thiết bị của người giáo viên ngày càng<br />
cao, mong muốn của người giáo viên là các phương tiện, trang thiết bị dạy học sẽ ngày càng tiên<br />
tiến, hiện đại hơn nữa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Việc áp dụng tiếp cận phân tích các yếu tố công việc đối với lao động sư phạm của người<br />
giáo viên cho phép phân tích kết hợp nhiều mặt và đa chiều lao động nghề nghiệp của họ. Thực<br />
hiện khảo sát thực tiễn theo cách tiếp cận này cho thấy, các yếu tố công việc được đánh giá ở mức<br />
độ khác nhau. Các yếu tố được đánh giá cao bao gồm: giá trị nghề, điều kiện làm việc và mối quan<br />
hệ công việc. Các yếu tố được đánh giá thấp bao gồm: lương - phúc lợi và sự sáng tạo. Kết quả<br />
khảo sát giúp định hướng các tác động nhằm nâng cao hiệu quả của lao động sư phạm: muốn nâng<br />
cao hiệu quả lao động cần phân tích và đánh giá được các yếu tố cụ thể trong lao động sư phạm<br />
<br />
24<br />
Thực trạng các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên<br />
<br />
<br />
của người giáo viên. Trên cơ sở kết quả đánh giá thực tiễn có thể xác định được các yếu tố cần duy<br />
trì, phát huy (giá trị nghề, các mối quan hệ nghề nghiệp, các điều kiện làm việc..) và các yếu tố<br />
cần điều chỉnh (lương – phúc lợi, sự sáng tạo trong công việc). Như vậy, cần có các nghiên cứu<br />
thêm về hướng tiếp cận này trong Tâm lí học lao động nói chung và Tâm lí học lao động sư phạm<br />
nói riêng.<br />
Lời cảm ơn. Bài viết sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu sự hài lòng với<br />
công việc của giáo viên phổ thông phục vụ công cuộc đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay” mã số:<br />
VI1.1 -2012.10, do Quĩ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) tài trợ PGS.TS.<br />
Nguyễn Đức Sơn làm chủ nhiệm.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Harol Koontz, Cyril O"Donnel, Heinz Weihrich, 1992. Những vấn đề cốt yếu của quản lí.<br />
Tập I, II. NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.<br />
[2] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, 2001. Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm. NXB Giáo dục.<br />
[3] Phạm Thành Nghị, 2011. Tâm lí học giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
[4] Nguyễn Đức Sơn, 2014. Mô hình và hướng nghiên cứu sự hài lòng với công việc của người<br />
giáo viên. Tạp chí Tâm lí học, số 12-2014, Tr 16-27.<br />
[5] Trần Quốc Thành, 2009. Đánh giá lao động của giáo viên phổ thông ngoài giờ lên lớp. Đề<br />
tài khoa học cấp Bộ, Mã số: B2007-17-111TD.<br />
[6] Mai Việt Thắng, 2010. Công nhân với các vấn đề xã hội. Tạp chí Tâm lí học, 9/2010, tr. 28 -<br />
35.<br />
[7] Andrey Bishay, 1996. Teacher motivation and job satisfation: a study employing the<br />
experience sampling method. Journal of undergraduate science, vol 3, page 147-154.<br />
[8] Chen, Junjun, 2010. Chinese Middle School Teacher Job Satisfaction and Its Relationships<br />
with Teacher Moving. Asia Pacific Education Review, 11(3) pp. 263 - 272.<br />
[9] Toker, Boran, 2011. Job Satisfaction of Academic Staff: An Empirical Study on Turkey.<br />
Quality Assurance in Education: An International Perspective, 19(2), pp. 156 - 169.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
The current situation of teaching job factors<br />
<br />
Examining the teaching job factor provides basic for the policy making, professional<br />
management and a better undestanding of their labour. The research focuses on discovering the<br />
teaching professional factors such as internal (included salary, professional carier, professional<br />
values...) and external (inclueded working relationship, working condition. . . ). The survey was<br />
carried out obtaining responses to a questionnaire from 312 teachers in several provinces. It<br />
was discovered thatamong teachers salary, benefits and creative expression are valued less than<br />
working relationships and working conditions.<br />
Keywords: Teacher’s job, job factor, working conditions, working relationship.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />