JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 159-166<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0040<br />
<br />
THỰC TRẠNG PHẨM CHẤT TRUNG THỰC<br />
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH ĐIỆN BIÊN<br />
Nguyễn Thu Trang<br />
<br />
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Trung thực là một trong những phẩm chất cần thiết của mỗi công dân trong mọi<br />
xã hội. Bài viết phản ánh thực trạng biểu hiện phẩm chất trung thực của học sinh trung<br />
học phổ thông tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên, làm cơ sở cho những<br />
nghiên cứu sâu rộng hơn về nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó, nhằm<br />
đưa ra những biện pháp giúp nâng cao phẩm chất trung thực ở học sinh.<br />
Từ khóa: Nhân cách, phẩm chất, phẩm chất nhân cách, trung thực, học sinh trung học<br />
phổ thông.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Con người là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự vẻ vang của mỗi quốc gia. Khẳng<br />
định điều đó, trong bức thư đầu tiên gửi tới các thế hệ học sinh, sinh viên, đội ngũ nhà giáo và cán<br />
bộ ngành giáo dục trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng<br />
9 năm 1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,<br />
dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một<br />
phần lớn ở công học tập của các em”. Cùng với lời căn dặn đã đi sâu vào lòng của biết bao thế hệ<br />
người dân Việt Nam đó, lúc sinh thời Bác Hồ cũng không ít lần nhấn mạnh vai trò của ngành giáo<br />
dục cũng như sứ mệnh quan trọng của thế hệ trẻ trong tiến trình phát triển của nước nhà. Cho đến<br />
nay, vấn đề phát triển nguồn lực con người vẫn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của<br />
Đảng, Nhà nước và toàn dân. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng đã<br />
khẳng định rất rõ: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung<br />
xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi<br />
trường văn hóa lành mạnh” [1].<br />
Mục tiêu chính của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Xã hội<br />
hiện đại mang lại nhiều thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với công<br />
tác giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Do vậy, có thể khẳng định việc nghiên cứu về phẩm chất nhân cách<br />
học sinh trong bối cảnh xã hội hiện nay là vô cùng cần thiết.<br />
Ngày nhận bài: 2/2/2018. Ngày sửa bài: 4/3/2018. Ngày nhận đăng: 12/3/2018.<br />
Liên hệ: Nguyễn Thu Trang, e-mail: nttrang1201@yahoo.com<br />
<br />
159<br />
<br />
Nguyễn Thu Trang<br />
<br />
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) là giai đoạn cuối cùng của thời kì học sinh.<br />
Ở lứa tuổi này, hầu hết học sinh đều muốn thể hiện cái tôi một cách mạnh mẽ. Các em cho rằng<br />
mình đã là người lớn nên không còn muốn chịu sự kiểm soát của bố mẹ và thầy cô giáo. Một trong<br />
những hệ lụy của đặc điểm này là dễ xuất hiện tình trạng gian dối, thiếu trung thực đối với gia<br />
đình, thầy cô và bạn bè, cũng như không thành thật với chính bản thân mình.<br />
Bài viết chỉ ra thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh THPT hiện nay, với mẫu nghiên<br />
cứu là các học sinh và giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên, làm cơ sở đề<br />
xuất các biện pháp giúp nâng cao phẩm chất này ở học sinh.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Khái niệm nhân cách: Nhân cách là đề tài bất tận của các nhà khoa học về tâm lí học, xã<br />
hội học, nhân học. . . Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân cách, tùy theo các cách tiếp<br />
cận. Song tựu chung lại, các tác giả đều có cùng quan điểm rằng nhân cách là một chỉnh thể tâm lí<br />
thống nhất mang tính đặc thù và ổn định. Tính chủ thể của mỗi cá nhân được biểu hiện thông qua<br />
nhân cách của họ. Nhân cách được hình thành và phát triển từ hoạt động và các mối quan hệ xã<br />
hội, tạo nên “ý nghĩa xã hội” của cá nhân [2].<br />
Khái niệm phẩm chất: Phẩm chất được định nghĩa là cái làm nên giá trị của người hay<br />
vật (theo Hoàng Phê và các cộng sự trong “Từ điển Tiếng Việt”) [6] hay bản chất tốt đẹp ở con<br />
người (theo Nguyễn Như Ý và các cộng sự trong “Từ điển Tiếng Việt thông dụng”) [8]. Từ điển<br />
Cambridge định nghĩa phẩm chất là đặc tính, nét đặc trưng của người hoặc sự vật [9]. Cũng tương<br />
tự như vậy, theo cách định nghĩa của từ điển Oxford, phẩm chất là đặc điểm hoặc thuộc tính riêng<br />
được sở hữu bởi người hoặc vật nào đó [10]. Tựu chung lại, có thể hiểu phẩm chất là nét đặc trưng<br />
quy định giá trị của người hay vật. Theo đó, có thể đánh giá, xếp hạng, xác định giá trị của đối<br />
tượng căn cứ vào phẩm chất của đối tượng đó.<br />
Khái niệm phẩm chất nhân cách: Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất mà phẩm chất<br />
nhân cách là một khía cạnh biểu hiện trong đó. Từ những khái niệm chung về nhân cách và phẩm<br />
chất như đã nêu ở trên, chúng tôi đề xuất định nghĩa phẩm chất nhân cách là “một hệ thống bao<br />
hàm các đặc điểm đạo đức, thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử thể hiện giá trị cá nhân và giá trị xã<br />
hội trong mỗi chủ thể”. Phẩm chất nhân cách chi phối mọi hoạt động và giao tiếp trong đời sống<br />
của cá nhân.<br />
Khái niệm phẩm chất trung thực: Trung thực được hiểu là “ngay thẳng, thật thà, đúng với<br />
sự thật, không làm sai lệch sự thật” [6, 8]. Trung thực giúp con người phản ánh được đúng bản<br />
chất của đối tượng cũng như của chính chủ thể. Bởi lẽ đó, con người không chỉ cần trung thực với<br />
người khác hay với các sự vật, sự kiện mà còn cần thành thực với chính bản thân mình.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh trung<br />
học phổ thông tại trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên<br />
<br />
Với nội dung nghiên cứu nhằm tìm ra thực trạng biểu hiện phẩm chất trung thực của học<br />
sinh THPT, trong nghiên cứu này chúng tôi chọn địa bàn khảo sát tại Trường Phổ thông Dân tộc<br />
Nội trú tỉnh Điện Biên, với số lượng mẫu nghiên cứu là 119 học sinh (HS) và 41 giáo viên (GV) tại<br />
trường. Bảng 1 mô tả cụ thể số lượng của mẫu nghiên cứu theo từng tiêu chí cụ thể. Các phương<br />
pháp nghiên cứu được sử dụng là: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng<br />
160<br />
<br />
Thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông tại Trường...<br />
<br />
bảng hỏi, phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học. Với phương pháp điều tra bằng bảng<br />
hỏi, chúng tôi xây dựng phiếu hỏi dành cho đối tượng học sinh và giáo viên với các câu hỏi được<br />
thiết kế theo thang Likert 4 mức độ với cách quy ước về mức điểm như sau: Chưa bao giờ: 1<br />
điểm; Hiếm khi: 2 điểm; Thỉnh thoảng: 3 điểm; Thường xuyên: 4 điểm. Phương pháp xử lí số liệu<br />
bằng thống kê toán học giúp chúng tôi lượng hóa kết quả của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi<br />
bằng phần mềm SPSS; từ đó phát hiện thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh thuộc mẫu<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Giới tính<br />
Khối lớp<br />
<br />
Học lực<br />
Nghề nghiệp<br />
mẹ<br />
Nghề nghiệp<br />
bố<br />
<br />
Bảng 1. Vài nét về mẫu nghiên cứu<br />
Học sinh<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ %<br />
Nam<br />
44<br />
36,7<br />
Nữ<br />
66<br />
55,0<br />
Lớp 10<br />
35<br />
29,2<br />
Lớp 11<br />
36<br />
30,0<br />
Lớp 12<br />
38<br />
31,7<br />
Giỏi<br />
8<br />
6,7<br />
Khá<br />
61<br />
50,8<br />
Trung bình<br />
28<br />
23,3<br />
Yếu<br />
0<br />
0<br />
Kém<br />
0<br />
0<br />
Công nhân<br />
3<br />
2,5<br />
Nông dân<br />
100<br />
83,3<br />
Cán bộ công chức, viên chức<br />
10<br />
8,3<br />
Công nhân<br />
3<br />
2,5<br />
Nông dân<br />
87<br />
72,5<br />
Cán bộ công chức, viên chức<br />
12<br />
10,0<br />
Lực lượng vũ trang<br />
4<br />
3,3<br />
Lao động tự do<br />
3<br />
2,5<br />
<br />
Giáo viên<br />
<br />
Tổng số<br />
giáo viên<br />
tham gia<br />
khảo sát<br />
thực trạng:<br />
41<br />
<br />
2.2.1. Kết quả thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông xét theo<br />
các mặt biểu hiện<br />
Bảng 2. Các mặt biểu hiện của phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông<br />
Trung thực<br />
Thứ bậc<br />
Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn<br />
Trung thực với bản thân<br />
3,41<br />
0,61<br />
2<br />
Trung thực với người khác<br />
3,12<br />
0,59<br />
3<br />
Tôn trọng sự thật<br />
2,80<br />
0,57<br />
4<br />
Bảo vệ sự thật<br />
3,42<br />
0,65<br />
1<br />
Kết quả khảo sát thực trạng về phẩm chất trung thực của học sinh THPT thể hiện ở Bảng<br />
2 cho thấy học sinh THPT trong mẫu nghiên cứu có tần suất biểu hiện về phẩm chất trung thực ở<br />
mức khá trở lên. Trong đó, các biểu hiện bảo vệ sự thật và trung thực với bản thân đạt điểm trung<br />
bình cao nhất (X = 3,42 và 3,41), ứng với mức “thường xuyên”. Sau đó là biểu hiện trung thực với<br />
161<br />
<br />
Nguyễn Thu Trang<br />
<br />
người khác (X = 3,12) và thấp nhất là biểu hiện tôn trọng sự thật (X = 2,80).<br />
<br />
2.2.2. Biểu hiện phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông<br />
* Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông thể hiện ở khía cạnh trung<br />
thực với bản thân<br />
Bảng 3. Các mặt biểu hiện trung thực với bản thân của học sinh trung học phổ thông<br />
Độ lệch<br />
Điểm trung<br />
Stt<br />
Trung thực với bản thân<br />
Thứ bậc<br />
chuẩn<br />
bình (X)<br />
1<br />
Giữ vững lập trường của cá nhân<br />
3,53<br />
0,76<br />
1<br />
2<br />
Thẳng thắn nhận khuyết điểm<br />
3,47<br />
0,78<br />
2<br />
Dám thừa nhận sự yếu kém của<br />
3<br />
3,45<br />
0,77<br />
3<br />
bản thân<br />
Kết quả về các mặt biểu hiện phẩm chất trung thực của học sinh THPT theo Bảng 3 cho<br />
thấy, những biểu hiện về sự trung thực với chính mình được học sinh thể hiện với tần suất cao (X<br />
dao động từ 3,45 đến 3,53). Biểu hiện “giữ vững lập trường cá nhân” thể hiện sự kiên định, tôn<br />
trọng, trung thực với quan điểm của mình được học sinh thể hiện nhiều nhất (X = 3,53). Bên cạnh<br />
đó, học sinh cũng dám thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm và sự yếu kém của bản thân nhờ đó giúp<br />
các em phát triển và hoàn thiện mình hơn.<br />
* Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông thể hiện ở khía cạnh trung<br />
thực với người khác<br />
Bảng 4. Biểu hiện trung thực với người khác của học sinh trung học phổ thông<br />
Độ lệch<br />
Điểm trung<br />
Stt<br />
Trung thực với người khác<br />
Thứ bậc<br />
chuẩn<br />
bình (X)<br />
Không giả vờ thích/đồng ý với ai đó để<br />
1<br />
3,09<br />
0,89<br />
4<br />
đạt được mục đích của mình<br />
Không đổ lỗi cho người khác về lỗi lầm<br />
2<br />
3,11<br />
0,90<br />
3<br />
của bản thân<br />
Thẳng thắn chỉ ra những sai sót của<br />
3<br />
3,19<br />
0,75<br />
2<br />
người khác<br />
Không “lách luật” khi tham gia giao<br />
4<br />
thông trên đường, đi thi hay đối phó với<br />
3,20<br />
0,89<br />
1<br />
giáo viên<br />
Theo kết quả về biểu hiện trung thực với người khác ở Bảng 4, các học sinh trong mẫu<br />
nghiên cứu thể hiện sự trung thực với người khác chỉ dừng ở mức điểm khá, tương ứng với tần suất<br />
“thi thoảng”. Theo đó, “không lách luật khi tham gia giao thông, khi đi thi hay đối phó với giáo<br />
viên” và “thẳng thắn chỉ ra những sai sót của người khác” được học sinh thực hiện nhiều nhất trong<br />
số các biểu hiện thuộc nhóm trung thực với người khác, song không phải là thường xuyên, với X<br />
= 3,20 và 3,19. Ngoài ra, học sinh không giả vờ thích hoặc đồng ý với người khác để đạt được mục<br />
đích cá nhân và khi mắc khuyết điểm không đổ lỗi cho người khác, vừa thể hiện sự thành thật với<br />
người khác đồng thời cũng là tôn trọng chính bản thân mình.<br />
* Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông thể hiện trên khía cạnh tôn<br />
162<br />
<br />
Thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông tại Trường...<br />
<br />
trọng sự thật<br />
<br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Bảng 5. Biểu hiện tôn trọng sự thật của học sinh trung học phổ thông<br />
Độ lệch<br />
Điểm trung<br />
Tôn trọng sự thật<br />
Thứ bậc<br />
chuẩn<br />
bình (X)<br />
Không nói dối<br />
2,42<br />
0,82<br />
3<br />
Không che giấu sự thật<br />
3,13<br />
0,97<br />
1<br />
Thực hiện theo lẽ phải, dù điều đó ảnh<br />
3,01<br />
0,94<br />
2<br />
hưởng tới quyền lợi cá nhân<br />
<br />
Trong nhóm biểu hiện tôn trọng sự thật, việc “không nói dối” ít được học sinh chú trọng<br />
thực hiện, xếp ở thứ bậc cuối cùng của bảng với điểm trung bình ở mức “khiêm tốn” là 2,42. Cùng<br />
nhóm đó là biểu hiện “không che giấu sự thật” (X = 3,13) và “thực hiện theo lẽ phải, dù điều đó<br />
ảnh hưởng tới quyền lợi cá nhân” (X = 3,01) chỉ dừng ở mức thỉnh thoảng thực hiện.<br />
* Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông thể hiện trên khía cạnh dám<br />
đấu tranh bảo vệ sự thật<br />
Bảng 6. Biểu hiện dám đấu tranh bảo vệ sự thật của học sinh trung học phổ thông<br />
Độ lệch<br />
Điểm trung<br />
Stt<br />
Thứ bậc<br />
Dám đấu tranh bảo vệ sự thật<br />
chuẩn<br />
bình (X)<br />
1<br />
Sẵn sàng đấu tranh vì lẽ phải<br />
3,53<br />
0,75<br />
1<br />
2<br />
Kiên quyết đấu tranh bảo vệ lẽ phải<br />
3,49<br />
0,78<br />
2<br />
3<br />
Kiên quyết phản đối sự gian dối<br />
3,44<br />
0,74<br />
3<br />
Phân tích nhóm biểu hiện dám đấu tranh bảo vệ sự thật, thấy được học sinh trong mẫu khảo<br />
sát thực hiện các biểu hiện này ở tần suất cao. Theo đó, các em sẵn sàng và kiên quyết đấu tranh<br />
bảo vệ lẽ phải (X = 3,53 và 3,49), cũng như kiên quyết phản đối sự gian dối (X = 3,44). Số liệu<br />
này cho thấy các học sinh trong mẫu nghiên cứu đã chú trọng việc đấu tranh vì lẽ phải. Đây là một<br />
tín hiệu đáng mừng, bởi nếu chỉ tôn trọng sự thật thôi thì chưa đủ, mà còn cần dũng cảm đấu tranh<br />
bảo vệ nó. Có như vậy, sự thật vẫn là sự thật chứ không bị “bóp méo” hay sai lệch.<br />
<br />
2.2.3. Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông xét theo một số tiêu chí<br />
* Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông theo tự đánh giá của học sinh<br />
và đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lí<br />
Do nhóm biểu hiện tôn trọng sự thật không được đưa vào phiếu hỏi dành cho giáo viên và<br />
cán bộ quản lí nên chúng tôi chỉ so sánh, phân tích kết quả tự đánh giá của học sinh và đánh giá<br />
của giáo viên ở ba mặt biểu hiện: trung thực với bản thân, trung thực với người khác, dám đấu<br />
tranh bảo vệ sự thật. Kết quả được trình bày ở Bảng 7.<br />
<br />
163<br />
<br />