JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 100-106<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0033<br />
<br />
THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN NHÂN CÁCH VĂN HÓA<br />
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI<br />
Trần Thị Tuyết Mai<br />
<br />
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Bài viết này đề cập đến khái niệm cơ bản về nhân cách văn hóa. Đồng thời bài<br />
viết tập trung phân tích thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên Trường Đại<br />
học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN), bao gồm: tầm quan trọng của các giá trị nhân cách, các<br />
phẩm chất nghề nghiệp và biểu hiện nhân cách văn hóa cụ thể của sinh viên.<br />
Từ khóa: Giá trị nhân cách, phẩm chất nghề nghiệp, nhân cách văn hóa, sinh viên sư phạm.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Dưới góc độ khoa học, việc nghiên cứu nhân cách đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học<br />
xã hội và nhân văn trong nước và ngoài nước quan tâm với những định nghĩa, lí thuyết, quan điểm<br />
và cách tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam, trong cuốn Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương<br />
pháp NEO PI-R cải biên do Phạm Minh Hạc chủ biên, chủ trương xác định những giá trị cơ bản<br />
của nhân cách, chính là tìm ra cái cốt lõi của nhân cách, có ý nghĩa, có giá trị sống còn đối với mỗi<br />
con người [2]. Cuốn Xây dựng nhân cách văn hóa những bài học kinh nghiệm trong lịch sử Việt<br />
Nam của nhóm tác giả Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Chí Bền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú, chủ trương<br />
tiếp cận nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam trong một bối cảnh rộng, từ đó rút ra những<br />
bài học kinh nghiệm thiết thực cho việc xây dựng nhân cách văn hóa cho con người Việt Nam hiện<br />
nay. Công trình nghiên cứu này đã nêu ra định nghĩa có tính phổ quát về nhân cách: “Nhân cách<br />
là các phẩm chất và năng lực của con người được biểu hiện và thể hiện trong một hệ thống ứng<br />
xử nhất định đối với thế giới xung quanh và ngay với chính bản thân mình” [1; tr.300]. Năm 2007,<br />
Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học: Xác định những<br />
phẩm chất cần có của người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế [3]. Qua nghiên<br />
cứu cho thấy nhân cách của mỗi con người có quan hệ đến cách sống và các hoạt động xã hội của<br />
người đó. Mỗi người phải tự quan sát, học hỏi để tạo dựng kĩ năng sống hòa nhập với cộng đồng<br />
xã hội, biết lắng nghe, cảm thông, chia sẻ với niềm vui, nỗi đau của cộng đồng người, biết tự vấn<br />
lương tâm về những việc làm chưa tốt đối với con người và tự nhiên, từ đó có những hành động<br />
thiết thực, thiện nguyện, mang cái tâm, cái tài của mình góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp vì<br />
con người.<br />
Còn trên thế giới, dưới cái nhìn của phần đông những nhà nghiên cứu thuộc trường phái<br />
Châu Âu và Bắc Mỹ thì vấn đề nhân cách văn hóa tựu trung vẫn xoay quanh quan niệm đó chính<br />
Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018<br />
Liên hệ: Trần Thị Tuyết Mai, e-mail: tuyetmaik57tlgd@gmail.com<br />
<br />
100<br />
<br />
Thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
là hành vi, phương thức cư xử đã thành lề lối của một cá nhân hay một nhóm người. Những quan<br />
niệm này hoàn toàn khác biệt với những nhà nghiên cứu chủ trương cho rằng nhân cách văn hoá<br />
chỉ có thể tồn tại ở những cá nhân đặc biệt và xuất chúng [4; tr.14]. Tuy có nhiều quan điểm khác<br />
nhau như vậy, nhưng các nhà khoa học nghiên cứu về nhân cách văn hóa thuộc nhiều trường phái<br />
khác nhau đã có một điểm thống nhất chung. Điểm chung ấy là họ đều chấp nhận rằng: Nhân cách<br />
văn hóa của con người chỉ tồn tại trong xã hội loài người và con người hình thành nên nhân cách<br />
của mình trong môi trường xã hội của anh ta. Như vậy, có thể khẳng định nhân cách luôn gắn liền<br />
với con người và văn hóa [5].<br />
Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới được thiết kế theo hướng đẩy mạnh giáo<br />
dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, giáo dục pháp luật và giáo dục hướng<br />
nghiệp... phát triển năng lực cá nhân của người học, phù hợp với điều kiện học tập của mỗi học<br />
sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Những yêu cầu đặt ra cho thấy rõ, các giá trị văn hóa<br />
cần giáo dục cho học sinh trong nhà trường vừa là nội dung, vừa là mục tiêu hướng đến, vừa là<br />
điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta. Điều này nhất định tác động trực<br />
tiếp đến chương trình đào tạo giáo viên ở trường sư phạm mà mục tiêu cao nhất luôn được đặt ra<br />
là: cung cấp cho xã hội lực lượng giáo viên có đủ năng lực và phẩm chất để đảm đương hoạt động<br />
nghề nghiệp tương lai trong tư cách là một nhà văn hóa theo nghĩa rộng nhất. Vì vậy, cần phải đặt<br />
ra yêu cầu giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm hiện nay. Bài viết này trình bày về<br />
biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên Trường ĐHSPHN.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Khái niệm nhân cách văn hóa<br />
<br />
Nhân cách văn hóa là hệ thống thái độ tương đối ổn định, bền vững của cá nhân, chứa đựng<br />
và phản ánh các giá trị văn hóa của nhân loại, dân tộc, gia đình và được biểu hiện trong các mối<br />
quan hệ xã hội khác nhau.<br />
Mục tiêu của trường sư phạm là đào tạo đội ngũ giáo viên có đầy đủ những phẩm chất và<br />
năng lực cần thiết đề đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông hiện nay [6]. Những phẩm chất và năng<br />
lực ấy góp phần tạo nên nhân cách văn hóa của sinh viên sư phạm. Giáo dục nhân cách văn hóa<br />
cho sinh viên sư phạm được hiểu trong phạm vi là giáo dục những giá trị nghề nghiệp tương lai để<br />
các em có thể thực hiện hoạt động nghề nghiệp một cách hiệu quả.<br />
Trong nội hàm nhân cách văn hóa của sinh viên sư phạm, chúng tôi xác định các giá trị<br />
nhân cách cơ bản đó là:<br />
- Yêu thương<br />
- Tin tưởng, tin cậy<br />
- Công dân tích cực<br />
- Tận tụy, tận tâm (với nghề dạy học)<br />
- Hợp tác<br />
- Sáng tạo<br />
- Trách nhiệm.<br />
Từ các giá trị này, chúng tôi cụ thể hóa thành các tiêu chí trong phiếu trưng cầu ý kiến để<br />
tiến hành điều tra thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên đại học sư phạm.<br />
<br />
101<br />
<br />
Trần Thị Tuyết Mai<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên Trường Đại học Sư<br />
phạm Hà Nội<br />
<br />
Đề tài khảo sát trên mẫu khách thể gồm 60 sinh viên, 43 giảng viên Trường ĐHSPHN và<br />
44 cán bộ quản lí từ một số trường phổ thông thuộc TP Hà Nội. Để có nguồn tư liệu phong phú<br />
và khách quan, phương pháp chủ yếu được sử dụng nghiên cứu là: Hồi cứu tư liệu; Điều tra bằng<br />
bảng hỏi, Phỏng vấn, Thống kê toán học. Trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả cơ bản liên<br />
quan đến đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của các giá trị nhân cách, mức độ cần thiết<br />
của các phẩm chất đạo đức nhân cách đối với nghề nghiệp tương lai, những biểu hiện cụ thể nhân<br />
cách văn hóa của sinh viên Trường ĐHSPHN.<br />
Kết quả được thể hiện qua các bảng số liệu sau:<br />
Bảng 1. Đánh giá của sinh viên Trường ĐHSPHN về mức độ quan trọng<br />
của những giá trị nhân cách ở một người sinh viên sư phạm<br />
STT<br />
<br />
Giá trị nhân cách<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Yêu thương<br />
Tin tưởng, tin cậy<br />
Công dân tích cực<br />
Tận tụy, tận tâm (với nghề dạy học)<br />
Hợp tác<br />
Sáng tạo<br />
Trách nhiệm<br />
<br />
Độ<br />
Không<br />
Điểm<br />
Rất<br />
Phân<br />
Quan<br />
lệch<br />
quan<br />
trung<br />
quan<br />
vân<br />
trọng<br />
chuẩn<br />
trọng<br />
bình<br />
trọng<br />
3,60<br />
0,49<br />
0<br />
0<br />
40,0<br />
60,0<br />
3,66<br />
0,47<br />
0<br />
0<br />
33,3<br />
66,7<br />
3,54<br />
0,50<br />
0<br />
0<br />
45,8<br />
54,2<br />
3,73<br />
0,44<br />
0<br />
0<br />
26,7<br />
73,3<br />
3,58<br />
0,49<br />
0<br />
0<br />
41,7<br />
58,3<br />
3,65<br />
0,48<br />
0<br />
0<br />
35,0<br />
65,0<br />
3,66<br />
0,54<br />
0<br />
3,3<br />
26,7<br />
70,0<br />
(Chú thích: Điểm trung bình cao nhất là 4, thấp nhất là 1.<br />
Điểm trung bình càng lớn, mức độ quan trọng càng cao)<br />
<br />
Qua bảng trên ta thấy, theo sinh viên đánh giá, giá trị nhân cách " Tận tụy/Tận tâm (với nghề<br />
¯ = 3,73. Sở dĩ như vậy vì đa số sinh viên cho rằng đối với người<br />
dạy học)" xếp vị trí cao nhất, với X<br />
sinh viên sư phạm là những giáo viên tương lai, điều quan trọng nhất là phải tận tâm, tận tụy, hết<br />
lòng vì nghề nghiệp, vì học sinh của mình. Bởi lẽ với người giáo viên muốn giảng dạy hiệu quả<br />
phải có sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp.<br />
¯ = 3,66. Đối với sinh<br />
Xếp vị trí thứ hai là giá trị "Tin tưởng/tin cậy" và "Trách nhiệm" với X<br />
viên sư phạm - giáo viên tương lai thì "Tin tưởng/ tin cậy" cũng là một trong những giá trị vô cùng<br />
quan trọng. Bởi lẽ một người giáo viên cần phải được bạn bè, đồng nghiệp tin tưởng. Đồng thời<br />
giáo viên cũng cần tạo niềm tin cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, "Trách nhiệm" là yếu tố cũng<br />
rất quan trọng. Người giáo viên cần phải luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân. Tính trách<br />
nhiệm được thể hiện thông qua trách nhiệm với công việc chung, với công việc cá nhân và trách<br />
nhiệm với chính học sinh của mình.<br />
¯ = 3,54. Điều này cũng hoàn<br />
Xếp vị trí cuối cùng là biểu hiện "Công dân tích cực" với X<br />
toàn dễ hiểu. Bởi lẽ không chỉ riêng sinh viên sư phạm mà bất cứ một con người nào trong xã hội<br />
cũng cần có phẩm chất của một công dân tích cực, đóng góp cho sự phát triển chung của toàn xã<br />
hội. Vì thế, theo sinh viên đánh giá thì giá trị này không đặc trưng và ít quan trọng hơn các giá<br />
trị khác.<br />
Trong khi đó, cũng giống với đánh giá của sinh viên, giảng viên đánh giá thì giá trị "Tận<br />
¯ = 3,97. Tuy nhiên giảng viên lại cho rằng<br />
tụy/Tận tâm (với nghề dạy học)" xếp vị trí cao nhất X<br />
¯ = 3,76. Còn đối với Cán bộ quản lí thì giá trị "Trách<br />
giá trị "Hợp tác" có vị trí thấp nhất, với X<br />
102<br />
<br />
Thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
¯ = 4,00. Xếp thấp nhất cũng giống sinh viên đánh giá, đó là giá trị<br />
nhiệm" xếp vị trí cao nhất với X<br />
¯<br />
"Công dân tích cực" với X = 3,72.<br />
Bảng 2. Đánh giá của sinh viên Trường ĐHSPHN về mức độ cần thiết<br />
của các phẩm chất nhân cách đối với nghề nghiệp tương lai của sinh viên sư phạm<br />
STT<br />
<br />
Phẩm chất nghề nghiệp<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Yêu nước<br />
Đồng cảm, vị tha (với trẻ)<br />
Khoan dung, thân thiện (với người<br />
lớn xung quanh)<br />
Yêu quý bản thân<br />
Tự trọng<br />
Trung thực<br />
Khách quan, công bằng (trong các<br />
mối quan hệ)<br />
Tự giác và tự chịu trách nhiệm<br />
Kiểm soát bản thân<br />
Cần cù, ham học hỏi<br />
Kỉ luật/kỉ cương<br />
Tiết kiệm và coi trọng hiệu quả<br />
Nhiệt thành<br />
Tận tình, bền bỉ<br />
Cống hiến<br />
Chấp nhận thay đổi<br />
Tin tưởng<br />
Cởi mở tiếp nhận<br />
Lịch sự, tế nhị<br />
Tôn trọng tri thức và duy lí<br />
Thích ứng<br />
Cải tiến<br />
<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
<br />
Điểm<br />
trung<br />
bình<br />
3,50<br />
3,75<br />
<br />
Độ<br />
lệch<br />
chuẩn<br />
0,50<br />
0,43<br />
<br />
3,67<br />
<br />
Không<br />
cần<br />
<br />
Phân<br />
vân<br />
<br />
Cần<br />
thiết<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
49,2<br />
25,0<br />
<br />
Rất<br />
cần<br />
thiết<br />
50,8<br />
75,0<br />
<br />
0,47<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
32,2<br />
<br />
67,8<br />
<br />
3,58<br />
3,73<br />
3,74<br />
<br />
0,49<br />
0,48<br />
0,43<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
1,7<br />
0<br />
<br />
41,7<br />
23,3<br />
25,4<br />
<br />
58,3<br />
75,0<br />
74,6<br />
<br />
3,68<br />
<br />
0,46<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
31,7<br />
<br />
68,3<br />
<br />
3,66<br />
0,47<br />
0<br />
0<br />
33,3<br />
66,7<br />
3,61<br />
0,49<br />
0<br />
0<br />
38,3<br />
61,7<br />
3,60<br />
0,52<br />
0<br />
1,7<br />
36,7<br />
61,7<br />
3,53<br />
0,50<br />
0<br />
0<br />
46,7<br />
53,3<br />
3,31<br />
0,56<br />
0<br />
5,0<br />
58,3<br />
36,7<br />
3,46<br />
0,56<br />
0<br />
3,3<br />
46,7<br />
50,0<br />
3,48<br />
0,56<br />
0<br />
3,3<br />
45,0<br />
51,7<br />
3,53<br />
0,59<br />
0<br />
5,0<br />
36,7<br />
58,3<br />
3,36<br />
0,55<br />
0<br />
3,3<br />
56,7<br />
40,0<br />
3,40<br />
0,64<br />
1,7<br />
3,3<br />
48,3<br />
46,7<br />
3,46<br />
0,59<br />
0<br />
5,0<br />
43,3<br />
51,7<br />
3,56<br />
0,53<br />
0<br />
1,7<br />
40,0<br />
58,3<br />
3,58<br />
0,53<br />
0<br />
1,7<br />
38,3<br />
60,0<br />
3,38<br />
0,55<br />
0<br />
3,3<br />
55,0<br />
41,7<br />
3,50<br />
0,59<br />
0<br />
5,0<br />
40,0<br />
55,0<br />
(Chú thích: Điểm trung bình cao nhất là 4, thấp nhất là 1.<br />
Điểm trung bình càng lớn, mức độ quan trọng càng cao)<br />
<br />
Theo bảng trên ta thấy, sinh viên cho rằng phẩm chất "Đồng cảm, vị tha" xếp vị trí cao nhất,<br />
¯<br />
với X = 3,75. Sở dĩ như vậy vì các em cho rằng với một người sinh viên sư phạm - giáo viên trong<br />
tương lai phải luôn bao dung, luôn có sự đồng cảm với học sinh của mình, để giúp các em có động<br />
lực học tập thật tốt. Phẩm chất này cũng nói lên tính nhân văn, tình cảm yêu thương học sinh của<br />
giáo viên.<br />
¯ = 3,74. Như vậy, trong số sinh viên được điều tra đa số<br />
Xếp vị trí thứ 2 là "Tự trọng" với X<br />
sinh viên cho rằng một trong những phẩm chất quan trọng nhất của người giáo viên tương lai là tự<br />
trọng. Tự trọng biểu hiện trong quan hệ với học sinh, đồng nghiệp, và với người khác.<br />
¯ = 3,31 . Điều này có nghĩa theo<br />
Xếp cuối cùng là "Tiết kiệm và coi trọng hiệu quả" với X<br />
các em đánh giá, phẩm chất này ít quan trọng hơn so với các phẩm chất còn lại. Sở dĩ như vậy vì<br />
phẩm chất này không đặc trưng cho nghề nghiệp như các phẩm chất nêu trên. Bởi lẽ bất cứ nghề<br />
nghiệp nào cũng đều phải có tính tiết kiệm và phải coi trọng đến yếu tố hiệu quả.<br />
¯=<br />
Trong khi đó, theo giảng viên đánh giá phẩm chất "Trung thực" là quan trọng nhất với X<br />
103<br />
<br />
Trần Thị Tuyết Mai<br />
<br />
¯ = 3,21. Còn đối với cán bộ quản lí đánh giá<br />
3,97. Phẩm chất ít quan trọng hơn cả là "Cải tiến" X<br />
¯ = 3,95, thấp nhất là phẩm chất "Chấp<br />
phẩm chất "Kiểm soát bản thân" xếp vị trí cao nhất với X<br />
nhận thay đổi" với = 3,46.<br />
Bảng 3. Đánh giá của sinh viên Trường ĐHSPHN<br />
về những biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
23<br />
24<br />
25<br />
26<br />
27<br />
28<br />
29<br />
30<br />
31<br />
32<br />
<br />
104<br />
<br />
Biểu hiện<br />
Giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa của đất<br />
nước và thế giới<br />
Tôn trọng sự sống, tài sản chung, môi<br />
trường xung quanh<br />
Nhạy cảm trước nhu cầu của trẻ<br />
Nhìn nhận mỗi trẻ em là duy nhất, có giá<br />
trị cá nhân<br />
Nhân từ, bảo vệ lợi ích của trẻ<br />
Chia sẻ với người khác theo cách động<br />
viên hiệu quả<br />
Thẳng thắn, công bằng với mọi người<br />
Nhường nhịn, quan tâm chia sẻ với mọi<br />
người<br />
Tập thể dục, chơi thể thao<br />
Tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ<br />
Tin rằng trẻ có thể làm được<br />
Thật thà, ngay thẳng<br />
Bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai<br />
Làm tròn công việc được giao<br />
Tự giác, tự chịu trách nhiệm<br />
Tôn trọng lời hứa<br />
Ứng xử phù hợp bối cảnh<br />
Chân thành, lịch sự khi làm việc với<br />
những người khác<br />
Học hỏi công nghệ mới trong dạy và học<br />
Tôn trọng kỉ cương pháp luật<br />
Cẩn thận suy xét khi đưa ra những nhận<br />
xét<br />
Kì vọng cao ở người khác<br />
Sử dụng hiệu quả thời gian<br />
Làm việc có kế hoạch<br />
Tham gia hoạt động thiện nguyện<br />
Yêu ngành học mình đã chọn<br />
Tràn đầy năng lượng khi đứng trước trẻ<br />
Tự hào khi nói về nghề dạy học<br />
Bền bỉ, kiên nhẫn vì lợi ích của trẻ<br />
Linh hoạt thích ứng với từng đứa trẻ<br />
Chấp nhận thay đổi dù biết sẽ khó khăn<br />
(vì lợi ích của trẻ)<br />
Tôn trọng sự khác biệt, lắng nghe<br />
<br />
Điểm<br />
trung<br />
bình<br />
<br />
Độ<br />
lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
Yếu<br />
<br />
Phân<br />
vân<br />
<br />
Khá<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
3,28<br />
<br />
0,83<br />
<br />
6,8<br />
<br />
3,4<br />
<br />
44,1<br />
<br />
45,8<br />
<br />
3,15<br />
<br />
0,86<br />
<br />
6,8<br />
<br />
10,2<br />
<br />
44,1<br />
<br />
39,0<br />
<br />
3,20<br />
<br />
0,73<br />
<br />
1,7<br />
<br />
13,6<br />
<br />
47,5<br />
<br />
37,3<br />
<br />
3,08<br />
<br />
0,79<br />
<br />
1,7<br />
<br />
22,0<br />
<br />
42,4<br />
<br />
33,9<br />
<br />
3,22<br />
<br />
0,78<br />
<br />
1,7<br />
<br />
16,9<br />
<br />
39,0<br />
<br />
42,4<br />
<br />
3,15<br />
<br />
0,82<br />
<br />
5,1<br />
<br />
11,9<br />
<br />
45,8<br />
<br />
37,3<br />
<br />
3,13<br />
<br />
0,79<br />
<br />
5,1<br />
<br />
10,2<br />
<br />
50,8<br />
<br />
33,9<br />
<br />
3,20<br />
<br />
0,70<br />
<br />
1,7<br />
<br />
11,7<br />
<br />
51,7<br />
<br />
35,0<br />
<br />
3,01<br />
3,18<br />
3,11<br />
3,21<br />
3,15<br />
3,30<br />
3,35<br />
3,38<br />
3,35<br />
<br />
0,72<br />
0,72<br />
0,78<br />
0,80<br />
0,86<br />
0,65<br />
0,68<br />
0,69<br />
0,63<br />
<br />
1,7<br />
1,7<br />
1,7<br />
3,3<br />
6,7<br />
0<br />
1,7<br />
0<br />
0<br />
<br />
20,0<br />
13,3<br />
20,0<br />
13,3<br />
10,0<br />
10,2<br />
6,7<br />
11,7<br />
8,3<br />
<br />
53,3<br />
50,0<br />
43,3<br />
41,7<br />
45,0<br />
49,2<br />
46,7<br />
38,3<br />
48,3<br />
<br />
25,0<br />
35,0<br />
35,0<br />
41,7<br />
38,3<br />
40,7<br />
45,0<br />
50,0<br />
43,3<br />
<br />
3,44<br />
<br />
0,65<br />
<br />
0<br />
<br />
8,5<br />
<br />
39,0<br />
<br />
52,5<br />
<br />
3,31<br />
3,55<br />
<br />
0,65<br />
0,62<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
10,0<br />
6,8<br />
<br />
48,3<br />
30,5<br />
<br />
41,7<br />
62,7<br />
<br />
3,18<br />
<br />
0,68<br />
<br />
0<br />
<br />
15,3<br />
<br />
50,8<br />
<br />
33,9<br />
<br />
3,08<br />
3,00<br />
2,96<br />
3,25<br />
3,06<br />
3,30<br />
3,36<br />
3,28<br />
3,16<br />
<br />
0,69<br />
0,80<br />
0,91<br />
0,72<br />
0,79<br />
0,74<br />
0,63<br />
0,76<br />
0,74<br />
<br />
1,7<br />
1,7<br />
6,7<br />
0<br />
3,3<br />
1,7<br />
0<br />
0<br />
1,7<br />
<br />
15,0<br />
26,7<br />
23,3<br />
16,7<br />
18,3<br />
11,7<br />
8,3<br />
18,3<br />
15,0<br />
<br />
56,7<br />
41,7<br />
36,7<br />
41,7<br />
46,7<br />
41,7<br />
46,7<br />
35,0<br />
48,3<br />
<br />
26,7<br />
30,0<br />
33,3<br />
41,7<br />
31,7<br />
45,0<br />
45,0<br />
46,7<br />
35,0<br />
<br />
3,28<br />
<br />
0,78<br />
<br />
1,7<br />
<br />
15,0<br />
<br />
36,7<br />
<br />
46,7<br />
<br />
3,41<br />
<br />
0,67<br />
<br />
1,7<br />
<br />
5,0<br />
<br />
43,3<br />
<br />
50,0<br />
<br />