TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 23, 2004<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM <br />
VỀ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG ỨNG XỬ<br />
Nguyễn Văn Bắc<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mọi hoạt động của con người đều gắn liền với các giá trị văn hóa và tuân theo <br />
những quy chuẩn của văn hóa. Khi nhìn nhận, đánh giá một người sống có văn hóa <br />
hay không chúng ta phần lớn dựa vào cách ứng xử của người đó. Như Đặng Xuân <br />
Hoài nhận xét chính trong quan hệ giao lưu, ứng xử những phẩm chất đạo đức thể <br />
hiện mối quan hệ giữa người với người được hình thành [3].<br />
Ứng xử trong tiếng Latinh là taclus chỉ sự tiếp xúc, cảm giác về mức độ nhờ đó <br />
mà có khả năng giữ mình một cách đúng đắn. Trong tiếng Anh khái niệm ứng xử là <br />
tact chỉ sự tế nhị, lịch thiệp, tài xử trí, ứng phó trong hành vi cử chỉ khi giao tiếp. Lê <br />
Thị Bừng [1] định nghĩa ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động <br />
của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xửï thể hiện ở <br />
chỗ con người chủ động trong phản ứng có lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái <br />
độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách <br />
của mỗi người nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất. Theo Phạm Minh Hạc, một <br />
trong những sức mạnh văn hóa Việt Nam là phương thức ứng xử đặc biệt của người <br />
Việt Nam trước hiện thực và tôn trọng tình nghĩa. Theo ông hai phẩm chất này được <br />
kết tinh dài lâu từ trong lịch sử của dân tộc, "đã định hình trong văn hóa người Việt <br />
và tạo thành nét ưu trội về lối sống và phương thức ứng xử" [2, tr. 243244].<br />
Ứng xử của sinh viên, nhất là sinh viên sư phạm về cơ bản có thể coi là ứng <br />
xử bắt buộc thể hiện qua thái độ và biểu hiện bắt buộc phải theo một chuẩn mực <br />
mà xã hội quy định, đó chính là ứng xử trong nhà trường, trong môi trường sư phạm <br />
và giữa những người có tri thức, được giáo dục toàn diện. Những chuẩn mực này <br />
không thể thay đổi một cách tùy tiện, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá <br />
nhân sinh viên trong giao tiếp. Nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị văn <br />
hóa trong ứng xử không những có ảnh hưởng đến biểu hiện hành vi trong quan hệ <br />
của mỗi cá nhân sinh viên mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình rèn luyện <br />
nghề nghề sư phạm. Nói cách khác, nhận thức tốt và trở thành những mẫu mực <br />
trong ứng xử là một yêu cầu nghề đối với sinh viên sư phạm. <br />
II. NGHIÊN CỨU<br />
1. Khách thể nghiên cứu:<br />
<br />
41<br />
Khách thể nghiên cứu thực trạng: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng <br />
nhận thức về các giá trị văn hóa trong ứng xử của 180 sinh viên sư phạm năm thứ I <br />
và thứ IV thuộc ba khối Toán, Tiếng Anh và Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư <br />
Phạm, Đại học Huế.<br />
Khách thể nghiên cứu thử nghiệm: 60 sinh viên năm thứ III khoa Tâm lý Giáo <br />
dục trường Đại học Sư Phạm Huế.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Sử dụng kết hợp một hệ thống các phương pháp nghiên cứu tâm lý như quan <br />
sát, điều tra, phỏng vấn, thực nghiệm và thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên <br />
cứu.<br />
3. Các giá trị văn hóa khảo sát:<br />
Nội dung 1: Gần gũi, quan tâm và có trách nhiệm với mọi người trong quan hệ <br />
ứng xử.<br />
Nội dung 2: Khiêm tốn, lễ độ, tôn trọng người khác trong quan hệ.<br />
Nội dung 3: Trung thực, có lòng tin với mọi người.<br />
Nội dung 4: Vị tha, độ lượng trong cư xử với người khác.<br />
Nội dung 5: Tế nhị, chân tình trong quan hệ với mọi người.<br />
4. Phương pháp và nội dung tác động thử nghiệm:<br />
1. Tổ chức cho sinh viên tọa đàm về các giá trị văn hóa trong ứng xử. <br />
2. Đưa ra các tình huống ứng xử để sinh viên thảo luận và giải quyết. <br />
3. Mời chuyên gia nói chuyện với sinh viên về các phương thức ứng xử có văn <br />
hóa.<br />
<br />
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG<br />
1. Nhận xét chung:<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của sinh viên về các giá trị văn hóa <br />
trong ứng xử còn nhiều hạn chế với trung bình cho cả năm nội dung là 2.586/3 <br />
điểm. Mức độ nhận thức cao nhất là ở nội dung bốn ( = 2.76/3) và thấp nhất là ở <br />
nội dung ba ( = 2.44/3). Cụ thể là 76.1 % sinh viên cho rằng cần phải rộng lượng, <br />
vị tha trong các mối quan hệ. Còn ở nội dung ba chỉ có 53.9% sinh viên ủng hộ quan <br />
điểm cần phải luôn trung thực và có lòng tin với mọi người. <br />
Điểm nổi bật là mặc dù số lượng sinh viên nhận thức sai không đáng kể nhưng <br />
vẫn còn tồn tại một số lượng khá lớn sinh viên nhận thức chưa hòan toàn đúng. Hiện <br />
tượng này xảy ra trên bốn trong tổng số năm nội dung khảo sát, thể hiện cụ thể như <br />
sau:<br />
28.9 % sinh viên cho rằng cần quan hệ có chừng mực, không nên gần gũi <br />
hoặc xa lánh ai.<br />
42.2 % sinh viên ủng hộ quan điểm chỉ nên tôn trọng những người hơn mình, <br />
lễ độ với thầy cô giáo dạy mình.<br />
36.7% sinh viên cho rằng chỉ nên trung thực dựa vào mức độ quan hệ.<br />
Kết quả này chỉ ra những hạn chế trong nhận thức của sinh viên đối với các giá <br />
trị văn hóa trong quan hệ ứng xử. Dù không hoàn toàn sai nhưng những mức độ nhận <br />
42<br />
thức hạn chế trên cho thấy tính chất lệch lạc, nữa vời, không nhất quán và còn có <br />
phần thực dụng trong quan hệ ứng xử của sinh viên. Những phân tích cụ thể theo <br />
giới tính, khối lớp và chuyên nghành hẹp sau sẽ làm rõ hơn kết quả trên.<br />
2. Kết quả nghiên cứu nhìn từ góc độ giới tính của sinh viên:<br />
Tuy số lượng nữ và nam sinh viên có nhận thức chưa đúng không chênh lệch <br />
đáng kể, chỉ số M cho thấy nhìn chung nữ sinh viên có nhận thức tốt hơn nam sinh <br />
viên đối với các giá trị văn hóa trong quan hệ ứng xử (MNữ: 2.642/3 điểm và MNam: <br />
2.534). Wardhaugh khi nghiên cứu về sự khác nhau trong giới tính đã cho rằng ngay <br />
từ nhỏ nam và nữ được nuôi dạy khác nhau và gánh vác những vai trò khác nhau trong <br />
xã hội [10]. Nam giới và nữ giới ý thức được sự khác biệt này và có cách ứng xử <br />
khác nhau. Những nghiên cứu sau này của Tannen đã khẳng định lại kết luận trên <br />
của Wardhaugh. Thông qua việc tìm hiểu ngôn ngữ mà nam giới và nữ giới sử dụng <br />
trong giao tiếp, Tannen đi đến kết luận rằng mỗi giới đã có cách cảm nhận và suy <br />
nghĩ khác nhau [8]. Kết luận của Tannen trùng khớp với kết quả nghiên cứu của <br />
Sheldon (1992, 1993). Qua những khảo sát của mình đối với trẻ em Sheldon còn cho <br />
rằng sự khác nhau này được hình thành ngay từ khi còn rất nhỏ [6], [7].<br />
Holmes khẳng định trong giao tiếp, quan hệ ứng xử nữ giới thường đểí ý nhiều <br />
hơn đến những khía cạnh cá nhân, cảm xúc, và những phản ứng tâm lý có thể có của <br />
người mình đang giao tiếp trong khi nam giới chủ yếu quan tâm đến việc bộc lộ <br />
những cảm xúc, suy nghĩ, sở thích của riêng mình chứ không có xu hướng tự đặt <br />
mình vào vị trí của người cùng giao tiếp để phán đoán những phản ứng có thể của họ <br />
[5]. Chính vì thế trong quan hệ và tiếp xúc nữ giới thường khéo léo và có ưu thế hơn <br />
nam giới. <br />
Kết quả khảo sát còn cho thấy dù nữ sinh viên nhìn chung có mức độ nhận <br />
thức về các giá trị văn hóa trong quan hệ tốt hơn nam giới nhưng sự khác nhau này <br />
không nhất quán. Nói cách khác cũng có những nội dung mà mức độ nhận thức của <br />
nam giới được ghi nhận là tương đương hoặc thậm chí cao hơn nữ giới dù độ chênh <br />
lệch không đáng kể. Ví dụ như số lượng nam và nữ sinh viên cho rằng cần phải <br />
trung thực và có lòng tin với những người xung quanh mình ở mức tương đương nhau <br />
(54.4% nam sinh viên và 53.3% nữ sinh viên). Sự không nhất quán tìm thấy về mức <br />
độ khác nhau trong nhận thức của nam sinh viên và nữ sinh viên đối với các giá trị <br />
văn hóa trong ứng xử này phù hợp với nhận định của Hofstede. Hofstede cho rằng bên <br />
cạnh những khác biệt về sinh lý, nam giới và nữ giới có những khác biệt về những <br />
mặt khác như tâm lý, nhận thức, ứng xử... tuy nhiên ông đã nhấn mạnh những sự <br />
khác biệt này không mang tính hệ thống [4].<br />
3. Kết quả nghiên cứu nhìn từ góc độ khối lớp của sinh viên<br />
<br />
43<br />
Nhìn chung sinh viên cả hai khối năm I và năm IV có mức độ nhận thức biểu <br />
hiện theo điểm trung bình trên cả năm nội dung khảo sát không chênh lệch nhau đáng <br />
kể (MKhốiI: 2.57/3 điểm và MKhốiIV: 2.604/3 điểm). Tuy nhiên xem xét cụ thể số <br />
liệu cho thấy sự chênh lệch này rất lớn đối với từng nội dung khảo sát. Cụ thể như <br />
sau:<br />
70% sinh viên khối IV cho rằng cần khiêm tốn, tôn trọng mọi người trong khi <br />
chỉ có 45.6% sinh viên khối I có cùng quan điểm và tới 54.4% sinh viên khối I quan <br />
niệm chỉ nên tôn trọng những người hơn mình, và lễ độ với thầy cô giáo dạy mình.<br />
88.9% sinh viên khối IV cho rằng nên rộng lượng, vị tha trong mọi quan hệ <br />
nhưng chỉ có 63.3% sinh viên khối I có cùng quan điểm này.<br />
91.1% sinh viên khối IV quan niệm nên chân tình, tế nhị trong cách cư xử <br />
nhưng chỉ có 67.8% sinh viên khối I đồng ý với ý kiến trên.<br />
Như vậy cần ghi nhận rằng dù độ chênh lệch trong mức độ nhận thức nhìn <br />
trên tổng thể không lớn nhưng nhận thức của sinh viên hai khối đối với từng giá trị <br />
văn hóa trong quan hệ có độ chênh lệch cao. Ngoài ra với kiến thức và kinh nghiệm <br />
sống nhiều hơn sinh viên khối IV cũng có nhận thức về các giá trị văn hóa trong ứng <br />
xử tương đối tốt hơn sinh viên khối I.<br />
4. Kết quả nghiên cứu nhìn từ góc độ chuyên ngành hẹp của sinh viên: <br />
Mức độ nhận thức của sinh viên Tâm lý Giáo dục cao hơn hẳn so với sinh <br />
viên hai chuyên ngành còn lại và sinh viên khoa Tiếng Anh có mức độ nhận thức biểu <br />
hiện trên điểm trung bình của cả năm giá trị khảo sát là thấp nhất. (MTLGD: 2.834/3 <br />
điểm, MToán: 2.555/3 điểm và MTiếngAnh: 2.372/3 điểm). Kết quả này được thể <br />
hiện nhất quán đối với từng giá trị văn hóa cụ thể. <br />
Những đặc điểm riêng biệt của chuyên ngành hẹp hay còn được gọi là "văn hóa <br />
bộ môn" như viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn [9] từng nhận xét là một trong những cách <br />
để lý giải kết quả này. Sinh viên khoa Tâm lýGiáo dục được tiếp xúc thường xuyên <br />
hơn với những kiến thức liên quan đến văn hóa, các giá trị văn hóa, ứng xử và ứng xử <br />
sư phạm trong các chuyên đề của họ nên có thể dể hiểu được là nhận thức của họ vì <br />
thế cũng cao hơn sinh viên hai khoa còn lại. Bên cạnh đó cũng cần phải nhìn nhận <br />
những ảnh hưởng của "văn hóa mục tiêu" (target culture)văn hóa của đất nước bản <br />
xứ mà ở đó ngôn ngữ họ đang học được sử dụng như tiếng mẹ đẻ (ví dụ: văn hóa <br />
Anh, Mỹ,...) đối với sinh viên khoa tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu cho phép chúng ta <br />
khẳng định sự ảnh hưởng của yếu tố chuyên ngành hẹp lên mức độ nhận thức của <br />
sinh viên sư phạm về các giá trị văn hóa trong ứng xử.<br />
<br />
<br />
<br />
44<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM<br />
Điểm Điểm Hiệu số Xi2<br />
Các giá trị văn hóa trong ứng xử<br />
Pretest Posttest (Xi)<br />
1. Gần gũi, quan tâm và có trách nhiệm với mọi 150 151 1 1<br />
người<br />
2. Khiêm tốn, lễ độ, tôn trọng người khác. 153 162 9 81<br />
3. Trung thực, có lòng tin với mọi người. 148 153 5 25<br />
4. Vị tha, độ lượng trong cư xử với người khác. 164 171 7 49<br />
5. Tế nhị, chân tình trong quan hệ với mọi người. 158 159 1 1<br />
<br />
X= 23 X2 = 157<br />
Mức độ chênh lệch giữa hai lần đo (Pretest và Posttest) trên nhóm thử nghiệm <br />
được tính như sau:<br />
X X<br />
t = trong đó: X = = 4.6 và <br />
S x n<br />
<br />
( X)2<br />
X2 _ n<br />
S x = = 1.6 Như vậy: t = 2,875<br />
n (n1)<br />
Ở mức độ tin cậy 95%, tương ứng = 0,05. Tra bảng phân phối student <br />
Fisher, tương ứng với độ tự do df = n1= 51= 4 và mức ý nghĩa = 0,05 ta có: t = <br />
2,123. So sánh hai kết quả trên cho thấy t > t .<br />
Như vậy có thể kết luận rằng kết quả thu được có ý nghĩa về phương diện xác <br />
suất thống kê. Nói cách khác các phương pháp tác động đã có ảnh hưởng tích cực <br />
đến nhận thức về các giá trị văn hóa trong quan hệ ứng xử của sinh viên sư phạm <br />
thuộc nhóm thử nghiệm.<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Nhận thức đúng đắn các giá trị văn hóa trong ứng xử là một yêu cầu trong quá <br />
trình rèn luyện nhân cách của mỗi cá nhân để có được lối ứng xử có văn hóa hợp với <br />
truyền thống đạo lý của dân tộc. Hơn thế nữa đối với viên sư phạm đây còn là một <br />
yêu cầu nghề.<br />
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số hạn chế nhất định trong nhận thức của <br />
sinh viên sư phạm đối với các giá trị văn hóa được khảo sát. Bên cạnh đó nghiên cứu <br />
này cũng khẳng định sự ảnh hưởng của hai yếu tố: chuyên ngành hẹp và giới tính <br />
của sinh viên lên nhận thức của họ đối với các giá trị văn hóa trên.<br />
Kết quả nghiên cứu thử nghiệm đã có những ảnh hưởng tích cực lên nhận thức <br />
của sinh viên khối thử nghiệm. Điều này chứng tỏ với các biện pháp tác động thích <br />
<br />
45<br />
hợp nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị văn hóa truyền thống trong ứng <br />
xử của dân tộc sẽ được nâng cao.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Lê Thị Bừng. Tâm lý học ứng xử. NXB Giáo dục, Hà Nội (2000)<br />
2. Phạm Minh Hạc. Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại <br />
hóa đất nước. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1996) <br />
3. Đặng Xuân Hoài. Nhân cách và cơ chế tâm lý xã hội của sự hình thành nhân <br />
cách. Tạp chí Tâm lý học. Tập 6, Số 30 (2001) 5 8.<br />
4. Hofstede, G. Cutural consequences: Comparing values, behaviours, institutions, <br />
and organizations across nations (2nd. Edition). Sage Publications (2001)<br />
5. Holmes, Janet. Good listeners: Gender differences in New Zealand conversation, <br />
Women and Language, Vol 20, No.2, (1997) 714. <br />
6. Sheldon, A. Preschool girlds' discourse competece: Managing conflict, <br />
Language, gender and sex incomparative perspective, In Hall, K., Bucholtz, M., <br />
Moonwomon, B. (Eds.), Cambridge Universtity Press (1992)<br />
7. Sheldon, A. Pickle fights: Gendered talk in preschool Disputes, Gender and <br />
conversational interaction In Tannen, D.(Ed.), Oxford University Press (1993)<br />
8. Tannen, Deborah. You just don't understand: Men and women in conversation, <br />
London: Virago (1992).<br />
9. Nguyễn Cảnh Toàn. Học đi đôi với hành ngày nay. Báo Giáo dục thời đại chủ <br />
nhật. Tập 3, Số 370 (2002) 8 9.<br />
10. Wardhaugh, Ronald. An introduction to sociolinguistics, Kateprint Co. Ltd. <br />
Oxford. (1988).<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Có nhận thức đúng đắn và xác định cho mình một phương thức ứng xử phù hợp với <br />
truyền thống văn hóa của dân tộc luôn là một yêu cầu đối với mọi cá nhân và cộng đồng. <br />
Điều này còn đặc biệt có ý nghĩa hơn đối với sinh viên sư phạm, những người gánh vác <br />
trọng trách giáo dục đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước. Bởi chỉ khi nào có nhận thức tốt và <br />
trở thành những mẫu mực trong ứng xử thì họ mới có thể trở thành những tấm gương cho <br />
đối tượng mà họ giáo dục. Kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy còn nhiều hạn chế <br />
trong nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị văn hóa trong ứng xử. Mặt khác nó <br />
cũng chỉ ra những ảnh hưởng của các yếu tố như giới tính và chuyên ngành hẹp lên mức độ <br />
nhận thức của sinh viên đối với các giá trị văn hóa được khảo sát. Kết quả nghiên cứu thực <br />
nghiệm chỉ ra rằng nhận thức của sinh viên sẽ được nâng cao nếu có những biện pháp tác <br />
động thích hợp.<br />
<br />
<br />
46<br />
COLLEGE OF PEDAGOGY STUDENTS' PERCEPTION <br />
OF TRADITIONAL CULTURAL VALUES IN MANNERS OF TACT<br />
Nguyen Van Bac<br />
College of Pedagogy, Hue University<br />
<br />
SUMMARY<br />
Having proper perception of traditional cultural values in manners of tact has been a <br />
need for each person as well as each community. This need is even greater and more significant <br />
for collegeofpedagogy students, who are, in the future, assigned to educate the young <br />
generation for the country. It is because they cannot become good examples for their students <br />
until they themselves do not have exemplary manners of tact. The findings of the present <br />
research, on one hand, have shown some shortcomings of college of pedagogy students' <br />
perception of traditional cultural values in manners of tact. On the other hand, they have <br />
confirmed the influence of such factors as students' gender and major on the level of their <br />
perception. The result of the experiment has also revealed that students' perception of <br />
traditional cultural values in manners of tact will be improved when proper methods are <br />
implemented. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
47<br />