VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 11-14<br />
<br />
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH SƠN LA<br />
VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC<br />
Lê Thị Thu Hà - Trường Đại học Tây Bắc<br />
Ngày nhận bài: 01/02/2018; ngày sửa chữa: 09/02/2018; ngày duyệt đăng: 28/02/2018.<br />
Abstract: Capacity-based assessment is the process by which teachers collect information, collate<br />
information with standards and provide judgments and solutions about the use of learned<br />
knowledge and skills in real life. Primary school teachers need to be aware of the nature and<br />
importance of this assessment. This paper presents the results of the research on the cognitive status<br />
of primary teachers in Son La province on the assessment of pupils in terms of their access to<br />
capacity as well as some difficulties faced by teachers in evaluating students.<br />
Keywords: Perception, assessment, competency, primary teachers.<br />
làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và<br />
vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện<br />
thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt<br />
ra của cuộc sống” [2; tr 23].<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày<br />
04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới<br />
căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH,<br />
HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã<br />
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đang tiến<br />
hành đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông<br />
theo định hướng phát triển năng lực (NL) người học.<br />
Cùng với đó, phải thay đổi về phương pháp giáo dục và<br />
đổi mới cách đánh giá học sinh (HS), với yêu cầu tập<br />
trung đánh giá xem HS đã vận dụng kiến thức, kĩ năng<br />
học ở nhà trường vào thực tiễn cuộc sống như thế nào?<br />
Để làm được điều này, giáo viên (GV) phải chú trọng<br />
đến việc hình thành các phẩm chất và NL cho HS thông<br />
qua các bài học, môn học.<br />
<br />
Tiếp cận NL là quan điểm xem xét, giải quyết vấn đề<br />
NL, tức là quan điểm xem xét, giải quyết việc vận dụng<br />
những kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết thành<br />
công nhiệm vụ cụ thể trong tình huống xác định.<br />
Như vậy, có thể hiểu: đánh giá theo tiếp cận NL là<br />
quá trình thu thập các thông tin, đối chiếu các thông tin<br />
với chuẩn và đưa ra nhận định, giải pháp về khả năng<br />
vận dụng kiến thức đã học của HS vào các nhiệm vụ cụ<br />
thể trong tình huống xác định.<br />
<br />
Hiện nay, ở bậc tiểu học, việc đánh giá HS cũng được<br />
chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL. Sự thay<br />
đổi đó đã và đang là mối quan tâm của các nhà quản lí<br />
giáo dục, GV và phụ huynh HS. Ở tỉnh Sơn La, đánh giá<br />
HS tiểu học theo hướng tiếp cận NL cũng đã được triển<br />
khai, tuy nhiên không phải tất cả GV đều nhận thức đầy<br />
đủ và sâu sắc về vấn đề này. Bài viết trình bày kết quả<br />
khảo sát thực trạng nhận thức của GV tiểu học ở tỉnh Sơn<br />
La về đánh giá HS theo tiếp cận NL và một số khó khăn<br />
khi đánh giá HS theo tiếp cận NL.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực<br />
Có rất nhiều cách hiểu về NL dưới nhiều góc độ khác<br />
nhau: góc độ tâm lí, góc độ giáo dục... Dưới góc độ tâm<br />
lí, NL là tổng hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân<br />
đáp ứng yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt<br />
động ấy đạt kết quả cao [1; tr 237] hay “NL là khả năng<br />
<br />
Đánh giá theo tiếp cận NL là một xu thế tất yếu của<br />
giáo dục trong thời kì mới. Đối với giáo dục phổ thông<br />
nói chung, việc đánh giá theo tiếp cận NL giúp con người<br />
có được sự chủ động, tự tin và xử lí được nhiều tình<br />
huống trong học tập cũng như trong cuộc sống.<br />
2.2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu<br />
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của GV tiểu học ở<br />
tỉnh Sơn La về đánh giá HS theo tiếp cận NL, chúng tôi<br />
tiến hành khảo sát trên 180 GV của 06 trường tiểu học<br />
(Quyết Tâm, Trần Quốc Toản, Quang Huy, Suối Bau,<br />
Hải Sơn, Chiềng Khoong) thuộc 3 huyện Sông Mã, Phù<br />
Yên và TP. Sơn La từ tháng 7-12/2017 bằng nhiều<br />
phương pháp nghiên cứu như: điều tra bằng bảng hỏi,<br />
phỏng vấn sâu, phương pháp thống kê toán học và sử<br />
dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lí số liệu.<br />
2.3. Kết quả nghiên cứu<br />
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về<br />
hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực (xem<br />
bảng 1)<br />
<br />
11<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 11-14<br />
<br />
Bảng 1. Nhận thức của GV tiểu học về hoạt động<br />
đánh giá HS theo tiếp cận NL<br />
STT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
∑<br />
<br />
Thu thập thông tin<br />
Quan sát các biểu hiện về NL<br />
460<br />
của HS<br />
Trò chuyện với HS<br />
395<br />
Ghi chép những biểu hiện về<br />
327<br />
NL của HS<br />
Thiết kế đề kiểm tra theo<br />
430<br />
hướng phát huy NL của HS<br />
Đối chiếu thông tin với chuẩn<br />
Đánh giá vì sự tiến bộ của HS 433<br />
Dựa vào chuẩn kiến thức kĩ<br />
470<br />
năng từng môn học<br />
Dựa vào các chỉ báo về các NL<br />
305<br />
để đánh giá HS<br />
Đưa ra nhận định và giải pháp<br />
Đưa ra lời nhận xét mang tính<br />
320<br />
tích cực<br />
Thường xuyên động viên,<br />
423<br />
khích lệ HS<br />
Không so sánh HS này với HS<br />
411<br />
khác<br />
Ghi nhận mọi kết quả và sự cố<br />
444<br />
gắng của HS<br />
Đưa HS vào những tình huống<br />
374<br />
trải nghiệm thực tiễn<br />
Kết hợp với phụ huynh HS<br />
273<br />
trong việc đánh giá NL<br />
<br />
Điểm<br />
trung<br />
bình<br />
(ĐTB)<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
<br />
2,56<br />
<br />
2<br />
<br />
2,19<br />
<br />
8<br />
<br />
1,82<br />
<br />
10<br />
<br />
2,39<br />
<br />
5<br />
<br />
2,41<br />
<br />
4<br />
<br />
2,61<br />
<br />
1<br />
<br />
1,69<br />
<br />
12<br />
<br />
1,78<br />
<br />
11<br />
<br />
2,35<br />
<br />
6<br />
<br />
2,28<br />
<br />
7<br />
<br />
2,47<br />
<br />
3<br />
<br />
2,08<br />
<br />
9<br />
<br />
1,52<br />
<br />
13<br />
<br />
Có rất ít GV cho rằng, đánh giá HS theo tiếp cận NL<br />
là “Kết hợp với phụ huynh HS trong việc đánh giá NL”<br />
và “Dựa vào các chỉ báo về NL để đánh giá HS” (với<br />
ĐTB = 1,52 và 1,69) vì theo họ, việc đánh giá HS là do<br />
GV đánh giá trên lớp học và tại trường học còn phụ<br />
huynh cũng không mấy quan tâm đến vấn đề này và nó<br />
đang là xu hướng đánh giá khá mới mẻ. Bên cạnh đó,<br />
khái niệm “chỉ báo về NL” là một khái niệm còn xa lạ<br />
đối với GV tiểu học vùng cao, họ vẫn đánh giá HS theo<br />
cách “truyền thống” là dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng<br />
của từng môn học.<br />
2.3.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về tầm<br />
quan trọng của hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp<br />
cận năng lực (xem bảng 2)<br />
Bảng 2. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của hoạt<br />
động đánh giá HS theo tiếp cận NL<br />
STT<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy: đa số GV tiểu học đều cho rằng,<br />
hoạt động đánh giá HS theo tiếp cận NL là: “dựa vào<br />
chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học” với ĐTB là 2,61.<br />
Như vậy, đây vẫn là cách đánh giá “truyền thống”, nặng<br />
về đánh giá kiến thức hơn là đánh giá NL được hình<br />
thành ở HS. Tiếp đến là “Quan sát các biểu hiện về NL<br />
của HS” với ĐTB = 2,56. Nếu như trước đây lấy điểm<br />
số cuối cùng để đánh giá HS thì hiện nay GV cần thường<br />
xuyên quan sát, theo dõi các biểu hiện về NL của HS để<br />
làm căn cứ đánh giá, xếp loại. Kết quả này cho thấy, phần<br />
lớn GV đã hiểu được việc đánh giá theo NL không phải<br />
nặng về điểm số mà quan trọng là việc đánh giá phải<br />
được thực hiện thường xuyên hàng ngày và thông qua<br />
việc quan sát các biểu hiện về NL của HS. Từ khi thực<br />
hiện đánh giá HS theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT<br />
của Bộ GD-ĐT, nhiều GV đã hiểu đánh giá HS theo tiếp<br />
cận NL là đánh giá thường xuyên bằng nhận xét và cần<br />
“Ghi nhận mọi kết quả và sự cố gắng của HS” để từ đó<br />
các em có thể nhận biết được “giá trị” của bản thân mình.<br />
<br />
12<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Mức độ nhận thức<br />
Không<br />
Quan<br />
Bình<br />
quan<br />
ĐTB<br />
trọng thường<br />
trọng<br />
Thu thập thông tin<br />
<br />
Quan sát<br />
các biểu<br />
hiện về<br />
70<br />
107<br />
3<br />
NL của<br />
HS<br />
Trò<br />
chuyện<br />
65<br />
103<br />
12<br />
với HS<br />
Ghi chép<br />
những<br />
biểu hiện<br />
32<br />
81<br />
67<br />
về NL<br />
của HS<br />
Thiết kế<br />
đề kiểm<br />
tra theo<br />
hướng<br />
147<br />
3<br />
30<br />
phát huy<br />
NL của<br />
HS<br />
Đối chiếu thông tin với chuẩn<br />
Đánh giá<br />
vì sự tiến<br />
33<br />
136<br />
11<br />
bộ của<br />
HS<br />
Dựa vào<br />
chuẩn<br />
kiến thức<br />
176<br />
4<br />
0<br />
kĩ năng<br />
từng môn<br />
học<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
<br />
2,37<br />
<br />
4<br />
<br />
2,29<br />
<br />
5<br />
<br />
1,81<br />
<br />
12<br />
<br />
2,65<br />
<br />
2<br />
<br />
2,12<br />
<br />
8<br />
<br />
2,98<br />
<br />
1<br />
<br />
VJE<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
13<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 11-14<br />
<br />
Dựa vào<br />
các chỉ<br />
báo về<br />
4<br />
176<br />
0<br />
các NL<br />
để đánh<br />
giá HS<br />
Đưa ra nhận định và giải pháp<br />
Đưa ra<br />
lời nhận<br />
xét mang<br />
67<br />
38<br />
75<br />
tính tích<br />
cực<br />
Thường<br />
xuyên<br />
động<br />
85<br />
50<br />
45<br />
viên,<br />
khích lệ<br />
HS<br />
Không so<br />
sánh HS<br />
92<br />
30<br />
58<br />
này với<br />
HS khác<br />
Ghi nhận<br />
mọi kết<br />
quả và sự<br />
65<br />
38<br />
77<br />
cố gắng<br />
của HS<br />
Đưa HS<br />
vào<br />
những<br />
tình<br />
12<br />
70<br />
98<br />
huống<br />
trải<br />
nghiệm<br />
thực tiễn<br />
Kết hợp<br />
với phụ<br />
huynh<br />
123<br />
23<br />
34<br />
HS trong<br />
việc đánh<br />
giá NL<br />
<br />
2,02<br />
<br />
9<br />
<br />
1,96<br />
<br />
10<br />
<br />
2,22<br />
<br />
6<br />
<br />
2,19<br />
<br />
7<br />
<br />
1,93<br />
<br />
11<br />
<br />
các tình huống khác nhau, từ đó hình thành NL tư duy,<br />
khả năng sáng tạo cho HS. Khi đánh giá HS theo hướng<br />
tiếp cận NL, GV cần “Đưa HS vào các tình huống trải<br />
nghiệm thực tiễn”, bởi nếu GV quá lạm dụng vào việc<br />
dạy lí thuyết thì HS sẽ máy móc, thụ động.<br />
Theo ý kiến của một số GV tiểu học tỉnh Sơn La thì<br />
yếu tố ít quan trọng trong đánh giá HS theo tiếp cận NL<br />
là “Kết hợp với phụ huynh HS trong quá trình đánh giá”<br />
với ĐTB là 1,52 bởi theo họ, thực tế nhiều phụ huynh<br />
không dành thời gian để trao đổi với GV về tình hình con<br />
cái của mình một cách thường xuyên, liên tục. Cô<br />
Nguyễn Ngọc B. (GV Trường Tiểu học Chiềng Khoong)<br />
chia sẻ: “Nhiều phụ huynh đi họp chỉ mong sao cô giáo<br />
nhanh nhanh thông báo các khoản tiền nộp của con để<br />
còn về làm việc khác, chứ họ ít quan tâm đến các NL của<br />
con mình”.<br />
2.3.3. Một số khó khăn của giáo viên tiểu học khi đánh<br />
giá học sinh theo tiếp cận năng lực<br />
Trong quá trình thực hiện đánh giá HS theo tiếp cận<br />
NL, GV tiểu học tỉnh Sơn La gặp rất nhiều khó khăn, điều<br />
đó đã ảnh hưởng đến kết quả đánh giá (xem bảng 3).<br />
Bảng 3. Khó khăn của GV khi đánh giá HS<br />
theo tiếp cận NL<br />
STT<br />
<br />
1<br />
2<br />
2,49<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
4<br />
<br />
1,52<br />
<br />
5<br />
<br />
13<br />
<br />
6<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy: đa số GV tiểu học của tỉnh Sơn La<br />
đều cho rằng, yếu tố quan trọng nhất của đánh giá HS<br />
theo tiếp cận NL là “Dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng<br />
của từng môn học” với ĐTB = 2,98, xếp thứ 1. Bởi vì,<br />
để đánh giá được NL HS thì GV cần phải có các chuẩn<br />
kiến thức, kĩ năng của từng môn học, đó là tiền đề để hình<br />
thành các NL cần thiết ở trường tiểu học. Tiếp theo là<br />
“Thiết kế đề kiểm tra theo hướng phát huy NL của HS”<br />
(ĐTB =2,65) bởi muốn đánh giá được NL của HS thì<br />
khâu thiết kế đề kiểm tra là vô cùng quan trọng. Khi xây<br />
dựng đề kiểm tra, GV phải đưa ra được những câu hỏi<br />
“mở” giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết<br />
<br />
13<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
∑<br />
<br />
Thu thập thông tin<br />
Chưa thường xuyên quan sát các<br />
340<br />
biểu hiện về NL của HS<br />
Ít trò chuyện với HS<br />
416<br />
Chưa biết cách ghi chép những<br />
370<br />
biểu hiện về NL của HS<br />
GV chưa biết cách thiết kế đề<br />
kiểm tra theo hướng phát huy 515<br />
NL của HS.<br />
Đối chiếu thông tin với chuẩn<br />
Chưa có thói quen đánh giá vì sự<br />
324<br />
tiến bộ của HS<br />
Nặng về việc dựa vào chuẩn<br />
394<br />
kiến thức kĩ năng từng môn học<br />
Ít dựa vào các chỉ báo về các NL<br />
347<br />
để đánh giá HS<br />
Đưa ra nhận định và giải pháp<br />
Ít đưa ra lời nhận xét mang tính<br />
390<br />
tích cực<br />
Ít động viên, khích lệ HS<br />
471<br />
Hay so sánh HS này với HS<br />
460<br />
khác<br />
Chưa có thói quen ghi nhận mọi<br />
500<br />
kết quả và sự cố gắng của HS<br />
Ít đưa HS vào những tình huống<br />
429<br />
trải nghiệm thực tiễn<br />
Khó kết hợp với phụ huynh HS<br />
538<br />
trong việc đánh giá NL<br />
<br />
ĐTB<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
<br />
1,89<br />
<br />
12<br />
<br />
2,31<br />
<br />
7<br />
<br />
2,06<br />
<br />
10<br />
<br />
2,86<br />
<br />
2<br />
<br />
1,80<br />
<br />
13<br />
<br />
2,19<br />
<br />
8<br />
<br />
1,93<br />
<br />
11<br />
<br />
2,17<br />
<br />
9<br />
<br />
2,62<br />
<br />
4<br />
<br />
2,56<br />
<br />
5<br />
<br />
2,78<br />
<br />
3<br />
<br />
2,38<br />
<br />
6<br />
<br />
2,99<br />
<br />
1<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 11-14<br />
<br />
Bảng 3 cho thấy: khó khăn lớn nhất mà GV gặp phải<br />
khi tiến hành đánh giá HS theo tiếp cận NL là “Khó kết<br />
hợp với phụ huynh HS trong việc đánh giá NL” (ĐTB =<br />
2,99). Có rất nhiều nguyên nhân như: nhiều phụ huynh<br />
HS là người dân tộc thiểu số, tiếng phổ thông chưa thạo,<br />
thậm chí có phụ huynh còn không biết chữ; hơn nữa, với<br />
họ, khái niệm NL còn trừu tượng và khó hiểu. Khó khăn<br />
tiếp theo mà GV tiểu học gặp phải đó là “Chưa biết cách<br />
thiết kế đề kiểm tra theo hướng phát huy NL của HS”<br />
(ĐTB = 2,86), mặc dù GV đã được tập huấn để thiết kế<br />
đề kiểm tra theo đúng hướng mà Bộ GD-ĐT yêu cầu bao<br />
gồm có 4 mức độ: biết, hiểu, vận dụng trong tình huống<br />
tương tự, vận dụng trong tình huống sáng tạo. Tuy nhiên,<br />
khi thực hiện lại gặp rất nhiều khó khăn, bởi họ không<br />
xác định được các mức độ khi thiết kế đề kiểm tra, khó<br />
lượng hóa mức độ sáng tạo của HS.<br />
Khi đánh giá HS theo hướng tiếp cận NL, GV ít gặp<br />
khó khăn trong việc “Quan sát thường xuyên các biểu<br />
hiện về NL của HS” hay “Đánh giá vì sự tiến bộ của<br />
HS”, vì đây là công việc thường xuyên hàng ngày, hàng<br />
tuần, hàng tháng nên họ nắm bắt được sự tiến bộ của HS.<br />
Bên cạnh đó, việc thực hiện đánh giá HS theo tiếp cận<br />
NL ở các trường vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu<br />
số còn gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế, văn<br />
hóa, xã hội... vì vậy, cần có thời gian để GV thích ứng<br />
với cách đánh giá theo hướng tiếp cận này.<br />
Khó khăn của GV khi đánh giá HS theo tiếp cận NL<br />
có sự khác nhau giữa các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh<br />
Sơn La, xem biểu đồ 1.<br />
3.5<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Nguyễn Xuân Thức (2007). Tâm lí học đại cương.<br />
NXB Đại học Sư phạm.<br />
[2] Nguyễn Công Khanh (chủ biên) - Đào Thị Oanh Lê Mỹ Dung (2014). Kiểm tra, đánh giá trong giáo<br />
dục. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[3] Bộ GD-ĐT (2016). Thông tư số 22/2016/TTBGDĐT ngày 22/9/2016 về “Quy định đánh giá học<br />
sinh tiểu học”.<br />
[4] Phó Đức Hòa (2008). Đánh giá trong giáo dục tiểu<br />
học. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[5] Nguyễn Khải Hoàn - Nguyễn Bá Đức (2015). Đánh<br />
giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực. NXB<br />
Đại học Thái Nguyên.<br />
[6] Bộ GD-ĐT (2015). Đề án đổi mới chương trình,<br />
sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ban hành kèm<br />
theo Quyết định số 404/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ<br />
tướng Chính phủ.<br />
[7] Hoàng Mai Lê (2017). Đổi mới đồng bộ phương<br />
pháp và đánh giá học sinh ở nhà trường tiểu học.<br />
Tạp chí Giáo dục, số 405, tr 1-2; 25.<br />
<br />
3<br />
2.5<br />
2<br />
1.5<br />
1<br />
0.5<br />
0<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Thành phố<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
Phù Yên<br />
<br />
HS, sự hợp tác trong đánh giá của HS... GV vùng sâu<br />
vùng xa gặp nhiều khó khăn hơn do nhận thức chưa sâu<br />
sắc về đánh giá theo tiếp cận NL và họ cũng chưa sẵn<br />
sàng đón nhận hướng đánh giá mới. GV vẫn còn gặp<br />
nhiều khó khăn trong cả 3 khâu của quá trình đánh giá.<br />
Đặc biệt là khó khăn trong việc “Thiết kế đề kiểm tra<br />
theo hướng phát huy NL của HS” hay khó khăn “Khó<br />
hợp tác với phụ huynh trong đánh giá HS”. Nhiều GV<br />
chưa biết thiết kế đề kiểm tra theo hướng tiếp cận NL,<br />
vẫn còn đưa ra những câu hỏi nặng về lí thuyết, kiểm<br />
tra kiến thức là chủ yếu.<br />
3. Kết luận<br />
Đánh giá theo tiếp cận NL là rất quan trọng đối với<br />
HS trong thời kì hiện đại. Nếu GV không nhận thức được<br />
tầm quan trọng của cách đánh giá này thì họ sẽ không<br />
thích ứng được. Việc tìm hiểu nhận thức của GV tiểu học<br />
ở Sơn La về đánh giá theo tiếp cận NL là cơ sở để nâng<br />
cao khả năng thích ứng của GV với việc đánh giá HS<br />
theo hướng mới. Đa số GV tiểu học đã nhận thức được<br />
tầm quan trọng của đánh giá HS theo tiếp cận NL. Tuy<br />
nhiên, giữa nhận thức với thực tế hoạt động đánh giá còn<br />
là một khoảng cách rất xa, bởi khi tiến hành đánh giá theo<br />
hướng này, GV còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại<br />
do các điều kiện chủ quan và khách quan khác nhau. Để<br />
nâng cao hiệu quả khi đánh giá HS, mỗi GV tiểu học cần<br />
trau dồi, tự học tập nghiên cứu để nhận thức đầy đủ, sâu<br />
sắc về bản chất và tầm quan trọng của đánh giá HS theo<br />
hướng tiếp cận NL.<br />
<br />
9 10 11 12 13<br />
Sông Mã<br />
<br />
Biểu đồ 1. So sánh khó khăn của GV khi đánh giá HS theo<br />
tiếp cận NL ở các địa bàn khác nhau của tỉnh Sơn La<br />
Biểu đồ 1 cho thấy, khi đánh giá HS theo tiếp cận<br />
NL thì GV ở huyện Sông Mã gặp khó khăn nhiều nhất;<br />
tiếp đến là GV ở huyện Phù Yên, GV ở TP. Sơn La gặp<br />
ít khó khăn nhất. Điều này cũng dễ hiểu bởi khi đánh<br />
giá theo hướng mới thì GV ở vùng trung tâm có nhiều<br />
điều kiện thuận lợi hơn như NL của GV, trình độ của<br />
<br />
14<br />
<br />