Thực trạng nhận thức về hướng nghiệp của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trường trung học cơ sở
lượt xem 6
download
Trong bài viết này, bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn và quan sát đã nghiên cứu nhận thức của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trường THCS tại huyện Sóc Sơn về hướng nghiệp. Kết quả cho thấy, học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của hướng nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng nhận thức về hướng nghiệp của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trường trung học cơ sở
- HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0024 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 31-40 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH, GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Trương Thị Hoa Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh là nhiệm vụ không chỉ của học sinh, giáo viên mà còn của cả phụ huynh học sinh. Muốn hướng nghiệp đạt kết quả tốt thì bản thân học sinh (HS), giáo viên (GV) và phụ huynh học sinh phải nhận thức sâu sắc về hoạt động này. Trong bài viết này, bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn và quan sát đã nghiên cứu nhận thức của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trường THCS tại huyện Sóc Sơn về hướng nghiệp. Kết quả cho thấy, học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của hướng nghiệp. Học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh nhận thức được các tiêu chí để lựa chọn ngành nghề, lựa chọn trường đào tạo để theo học, tuy nhiên sự nhận thức này còn chưa sâu sắc, còn nhiều hạn chế dẫn đến học sinh định hướng ngành nghề chưa đúng và mang tính cảm tính. Từ khoá: học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh, hướng nghiệp, ngành nghề. 1. Mở đầu Hướng nghiệp là một hoạt động không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông, trong từng gia đình. Hướng nghiệp giúp học sinh lựa chọn được ngành nghề phù hợp với khả năng, sở thích, tính cách và khí chất của mỗi cá nhân học sinh và phù hợp với nhu cầu của xã hội đối với học sinh trung học phổ thông và tạo điều kiện phân luồng hiệu quả học sinh trung học cơ sở. Hiện nay với sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống các ngành nghề thay đổi nhanh chóng vì vậy, hướng nghiệp truyền thống đã quan trọng, hướng nghiệp 4.0 còn quan trọng hơn. Parsons cho rằng: Hướng nghiệp là một sự trợ giúp những người trẻ trong việc chọn nghề, chuẩn bị cho công việc và tìm lối ra, xây dựng nghề nghiệp hiệu quả và thành công [1]. James P. Sampson, JR. Robert C. Readon, Gary W. Peterson, Janet G. Lenz cho rằng hướng nghiệp là quá trình giúp con người xác định kiến thức bản thân, sự lựa chọn nghề nghiệp và quá trình đưa ra quyết định [2]. Theo Đặng Danh Ánh: “Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp tác động của Nhà nước, nhà trường, gia đình và của toàn xã hội, nhằm giúp cho con người lựa chọn và xác định được vị trí nghề nghiệp của mình trong cuộc sống và trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường, năng lực của cá nhân với nhu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế” [3]. Gần đây, đã có một vài nghiên cứu về hướng nghiệp tuy nhiên tập trung nghiên cứu nhiều về năng lực giáo dục hướng nghiệp như nghiên cứu của Lê Thị Duyên về thực trạng năng lực giáo dục của giáo viên các trường trung học phổ thông [4], các bài viết của tác giả Trương Thị Hoa về các năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên sư phạm và các năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, năng lực dạy học kiến thức giáo dục hướng nghiệp vào trong Ngày nhận bài: 12/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 25/3/2020. Tác giả liên hệ: Trương Thị Hoa. Địa chỉ e-mail: truonghoasphn@gmail.com 31
- Trương Thị Hoa các môn học, năng lực tư vấn hướng nghiệp của sinh viên [5-8]. Tuy nhiên những nghiên cứu về thực trạng hướng nghiệp cho học sinh gần đây còn ít. Như vậy, hướng nghiệp là một quá trình tác động của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm trang bị cho HS một sự hiểu biết rõ ràng về đặc điểm bản thân, về ngành, nghề từ đó học sinh có thể lựa chọn được ngành, nghề phù hợp với đặc điểm bản thân và nhu cầu của xã hội. Vậy trước vai trò quan trọng của hướng nghiệp, học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh có nhận thức như thế nào? Và sự lựa chọn ngành nghề của học sinh ra sao? Sự định hướng của phụ huynh học sinh cho con em mình như thế nào? Bài viết này nghiên cứu nhận thức về hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp cần thiết và hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu Bài viết được nghiên cứu trên 336 học sinh lớp 9 trung học cơ sở, 45 giáo viên chủ nhiệm, 342 phụ huynh học sinh (PHHS) của huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Chúng tôi sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn và quan sát để tiến hành nghiên cứu này. Với phương pháp điều tra, chủ yếu chúng tôi dùng câu hỏi đóng, HS, GV và PHHS chỉ cần tích vào ý nào mà mình thấy phù hợp. 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp Ở nội dung này chúng tôi đánh giá tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp như thế nào. Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp Học sinh Giáo viên PHHS Stt Tầm quan trọng SL % SL % SL % 1 Rất quan trọng 211 62,80 28 62,22 219 64,04 2 Tương đối quan trọng 105 31,25 17 37,78 113 33,04 3 Không quan trọng 9 2,68 0 0 3 0,88 4 Không biết 11 3,27 0 0 7 2,05 Kết quả Bảng 1 cho thấy, đa phần giáo viên (GV), học sinh (HS) và phụ huynh học sinh (PHHS) cho rằng công tác hướng nghiệp trong nhà trường là rất quan trọng, đặc biệt là GV. Tuy nhiên, cũng ở kết quả trên cho thấy, tỉ lệ HS (2,68%) và PHHS (0,89%) cho rằng không quan trọng. Một số HS với tỉ lệ (3,27%) và PPHS (2,05%) không biết công tác hướng nghiệp trong nhà trường có quan trọng hay không. Như vậy, việc học sinh, giáo viên và PHHS nhận thức được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp trong nhà trường thì sẽ nghiêm túc, chủ động và tích cực trong các hoạt động hướng nghiệp. Khi không ý thức được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp sẽ dẫn đến mọi hoạt động liên quan đến công tác này đều được thực hiện qua loa và thậm chí không thực hiện điều này dẫn đến học sinh không biết lựa chọn ngành nghề gì, học gì ở những cấp học cao hơn. 2.2. Thực trạng nhận thức về các tiêu chí chọn ngành nghề của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh Việc xác định các tiêu chí để lựa chọn ngành nghề phù hợp là rất quan trọng, vì vậy HS, GV và PHHS sẽ lựa chọn theo tiêu chí nào, kết quả được thể hiện ở Bảng 2. 32
- Thực trạng nhận thức về hướng nghiệp của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trường... Bảng 2. Thực trạng nhận thức về các tiêu chí chọn ngành nghề của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh Học sinh Giáo viên Phụ huynh Stt Tiêu chí chọn ngành nghề SL % SL % SL % Chọn nghề phù hợp với khả 1 năng hỗ trợ tìm việc làm của 2 0,60 16 35,56 64 18,71 gia đình Chọn nghề phù hợp với nhu 2 120 35,71 26 57,78 54 15,79 cầu lao động của xã hội Chọn nghề phù hợp với khả 3 280 83,33 36 80,00 239 69,88 năng của HS Chọn nghề phù hợp với sở 4 55 16,37 21 46,67 132 38,60 thích của HS Chọn nghề phù hợp với xu 5 70 20,83 12 26,67 21 6,14 hướng của xã hội Chọn nghề hứa hẹn nhiều cơ 6 7 2,08 4 8,89 20 5,85 hội thăng tiến Chọn nghề hứa hẹn thu nhập 7 4 1,19 2 4,44 39 11,40 cao Kết quả trên cho thấy, tiêu chí chọn nghề phù hợp với khả năng của HS được GV, PHHS và HS đánh giá với tỉ lệ cao nhất (HS: 83,33%; GV: 80%; PHHS: 69,88%). Điều này cho thấy cả HS, GV, và PHHS đều nhận thức rõ ràng rằng trong quá trình chọn nghề thì căn cứ vào khả năng để lựa chọn nghề là quan trọng và cần thiết nhất. Bởi lẻ khi lựa chọn ngành, nghề theo khả năng thì sau này khi vào các trường đào tạo để học, HS sẽ dễ dàng hơn trong việc học tập và cũng như dễ dàng hơn trong công việc sau này. Điều này sẽ dẫn đến sự thành công trong học tập và trong công việc. Tuy nhiên tỉ lệ đánh giá không tương đương nhau, HS đánh giá tiêu chí này cao nhất và thấp nhất là PHHS. Qua trao đổi với học sinh, em Vũ Khánh L, lớp 9A1, THCS Mai Đình cho biết: “Em nghĩ rằng lựa chọn ngành nghề phải dựa trên khả năng, khi làm việc theo khả năng thì kết quả công việc sẽ cao, đem lại lương cao”. Tiêu chí cần thiết và giúp HS cân nhắc khi lựa chọn và định hướng ngành nghề đó là Chọn nghề phù hợp với sở thích của học sinh. Với tiêu chí này thì cả 3 đối tượng HS, GV và PHHS không đánh giá cao trong đó tỉ lệ đánh giá của GV và PHHS cao hơn hẳn so với đánh giá của HS (HS: 16,37%; GV: 46,67%; PHHS: 38,60%). Qua trao đổi với giáo viên về vấn đề này, chúng tôi được cô giáo Trần Thị L, THCS Mai Đình cho biết: “Sở thích sẽ đem lại sự đam mê giúp mỗi cá nhân vượt được những khó khăn trở ngại trong công việc và dẫn tới những thành công nhất định”. Điều này tương đối đúng khi lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên, sở thích của học sinh có thể thay đổi theo thời gian vì lẽ đó nếu căn cứ vào sở thích cũng sẽ khó có thể đem đến sự thành công sau này. Nhưng khi học sinh không xác định được khả năng của mình như thế nào thì tiêu chí Sở thích lại là lựa chọn phù hợp nhất. Tiêu chí Chọn nghề phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội thì đánh giá của GV là cao nhất (57,78%); sau đó đến HS (35,71%); và cuối cùng là PHHS (15,79%). Như vậy, tiêu chí này cũng là tiêu chí cần thiết cho sự lựa chọn ngành nghề, cô giáo Nguyễn Hồng P cho biết: “Khi lựa chọn ngành, nghề không xem xét đến yếu tố này thì sau này sẽ ít có cơ hội xin được việc làm”. Như vậy, khi lựa chọn ngành nghề thì học sinh cần cân nhắc tới yếu tố này. 33
- Trương Thị Hoa Kết quả trên cho thấy, ngoài những tiêu chí cơ bản trên, vẫn còn một tỉ lệ nhỏ HS, GV và PHHS lựa chọn các tiêu chí chưa phù hợp như Chọn nghề phù hợp với khả năng hỗ trợ tìm việc làm của gia đình; Chọn nghề phù hợp với xu hướng của xã hội; Chọn nghề hứa hẹn nhiều cơ hội thăng tiến; Chọn nghề hứa hẹn thu nhập cao, cũng đều được GV, HS và PHHS lựa chọn, tuy nhiên sự lựa chọn này không nhiều. Tại sao đây là những tiêu chí không phù hợp với thời điểm hiện tại của học sinh? Bởi lẽ nếu HS, GV và PHHS lựa những tiêu chí này sẽ dẫn tới một kết quả không tốt cho công việc sau này của mỗi cá nhân. Một người làm việc không theo khả năng, không có sở thích thì sẽ khó đem lại kết quả tốt vì vậy cũng không thể nào có thu nhập cao và không có cơ hội thăng tiến được. Vì vậy cần phải có những hoạt động hướng nghiệp thật sự hiệu quả để giúp cho học sinh hiểu hơn về bản thân, về ngành nghề. Để khi lựa chọn ngành nghề, HS biết căn cứ vào tiêu chí nào là cơ bản và quan trọng nhất để lựa chọn. Nếu HS biết kết hợp cả 3 yếu tố đó là Năng lực, Sở thích và nhu cầu của xã hội thì sẽ lựa chọn được ngành nghề phù hợp nhất. 2.3. Thực trạng nhận thức về những thông tin ngành nghề cần tìm hiểu Một trong những việc cần làm khi định hướng ngành, nghề thì bản thân HS, GV và PHHS cần phải tìm hiểu những thông tin về ngành nghề. Ở đây, họ đã chú trọng tới những thông tin nào về ngành nghề. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3. Nhận thức về những thông tin khi tìm hiểu về ngành nghề Những thông tin cần tìm hiểu khi Học sinh Giáo viên Phụ huynh Stt lựa chọn ngành nghề SL % SL % SL % 1 Đặc điểm của ngành, nghề 200 59,52 36 80,00 218 63,74 2 Các yêu cầu của ngành, nghề 128 38,10 27 60,00 172 50,29 3 Mức độ nổi tiếng của ngành, nghề 6 1,79 2 4,44 10 2,92 4 Mức độ dễ xin việc của ngành, nghề 76 22,62 13 28,89 72 21,05 5 Triển vọng của ngành, nghề 97 28,87 25 55,56 75 21,93 6 Môi trường làm việc của ngành, nghề 165 49,11 24 53,33 157 45,91 7 Mức thu nhập của ngành, nghề 123 36,61 19 42,22 103 30,12 8 Khác 0 0 0 0 0 0 Bảng 3 cho thấy, kết quả đánh giá trên giữa HS, GV và PHHS là không giống nhau và có tỉ lệ chênh lệch nhau khá lớn. Cụ thể như sau: Tiêu chí mà cả ba đối tượng chọn nhiều nhất và có tỉ lệ cao nhất đó là tìm hiểu về Đặc điểm của ngành, nghề với tỉ lệ (HS: 59,52%; GV: 80%; PHHS: 63,74%). Với kết quả này cho thấy GV đánh giá tiêu chí này với tỉ lệ cao nhất. Như vậy, khi muốn tìm hiểu về ngành nghề mà sau này HS định theo học thì trước tiên cần phải tìm hiểu về đặc điểm của ngành, nghề đó như thế nào? Cụ thể là đối tượng làm việc, nội dung công việc, các địa chỉ sau này có thể làm việc, những chống chỉ định về y học. Tiêu chí được đánh giá cũng tương đối cao đó là tìm hiểu về các Các yêu cầu của ngành, nghề với tỉ lệ là HS: 38,10%; GV: 60%; PHHS: 50,29%. Như vậy, khi lựa chọn ngành, nghề thì tìm hiểu các yêu cầu của ngành nghề là rất cần thiết, cụ thể như yêu cầu về năng lực của nghề, phẩm chất của người làm nghề,… Hiểu được điều này HS sẽ có những sự lựa chọn đúng và phù hợp nhất vì khi đã biết được ngành nghề đó cần năng lực gì, phẩm chất nào thì học sinh sẽ đối chiếu khả năng, năng lực và phẩm chất của cá nhân có đáp ứng được những yêu cầu đó hay không. Khi nhận thấy bản thân mình phù hợp với ngành nghề đó, học sinh sẽ dễ dàng đưa ra 34
- Thực trạng nhận thức về hướng nghiệp của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trường... quyết định. Tuy nhiên ở tiêu chí này, thì GV đánh giá vẫn cao nhất so với các đánh giá của HS và PHHS. Và đặc biệt là HS, đánh giá tiêu chí này tương đối thấp, điều này cho thấy HS chưa thực sự hiểu hết những kiến thức cần trang bị trong quá trình lựa chọn ngành nghề cho bản thân. Tiêu chí cũng được nhiều HS, GV và PHHS quan tâm đó là Môi trường làm việc của ngành, nghề với tỉ lệ đánh giá như sau: HS: 49,11%; GV: 53,33% và PHHS: 45,91%. Tiêu chí này cũng được xem xét khi tìm hiểu về ngành, nghề. Môi trường làm việc có áp lực không, có độc hại không. Tìm hiểu những điều này giúp học sinh càng hiểu sâu sắc về ngành nghề mà mình định lựa chọn. Tiêu chí mà HS, GV và PHHS đánh giá ở mức độ thấp nhất, chiếm tỉ lệ thấp nhất đó là Mức độ nổi tiếng của ngành, nghề (HS: 1,79%; GV: 4,44%; PHHS: 2,92%). Kết quả này là phù hợp với nhận thức của mọi người vì thông tin này không phải là thông tin cơ bản và cần thiết nhất trong quá trình lựa chọn ngành nghề của HS. 2.4. Thực trạng nhận thức về những thông tin cần tìm hiểu khi lựa chọn trường đào tạo Khi lựa chọn ngành, nghề cần phải dựa trên nhiều tiêu chí và khi đã chọn được ngành nghề rồi thì lựa chọn trường để học cũng là rất cần thiết. Vậy HS, GV và PHHS đã lựa chọn những tiêu chí nào, kết quả được thể hiện ở Bảng 4. Bảng 4. Nhận thức về những thông tin cần tìm hiểu khi lựa chọn trường đào tạo Những thông tin cần tìm hiểu Học sinh Giáo viên Phụ huynh Stt khi lựa chọn trường đào tạo SL % SL % SL % 1 Chọn trường nổi tiếng 6 1.79 39 86.67 11 3.22 Chọn trường mà bố mẹ đã từng 2 44 13.10 12 26.67 3 0.88 theo học Chọn trường theo sở thích của học 3 114 33.93 25 55.56 110 32.16 sinh Chọn trường theo khả năng của 4 277 82.44 31 68.89 270 78.95 học sinh Bảng 4 cho thấy, giữa HS, GV và PHHS lựa chọn tiêu chí khác nhau với các tỉ lệ đánh giá chênh lệch rất nhiều. Tiêu chí Chọn trường theo khả năng của học sinh là cao nhất (HS: 82.44%; GV: 68.89%; PHHS: 78.95), điều ngạc nhiên là tiêu chí này thì đánh giá của HS và PHHS rất cao, nhưng đánh giá của GV lại thấp hơn mà trong khi đó, đây lại là tiêu chí cơ bản nhất khi lựa chọn trường đào tạo. Hiện nay, với kì thi 3 chung, sau khi thi tốt nghiệp, học sinh sẽ có điểm và dựa trên điểm số đó học sinh sẽ đăng kí vào các trường có mức điểm phù hợp với điểm số mà học sinh đã đạt được. Do vậy, căn cứ vào học lực, vào điểm số nhưng cơ bản là căn cứ vào khả năng để đăng kí lựa chọn trường cho phù hợp Tiêu chí chọn trường theo sở thích của học sinh xếp ở mức độ thứ 2 với tỉ lệ HS: 33,93%; GV: 55,56%; PHHS: 32,16%. Với tiêu chí này lựa chọn của GV lại chiếm tỉ lệ cao nhất, tuy nhiên lựa chọn trường theo sở thích sẽ khó thực hiện được bởi lẽ trường mà học sinh thích thì điểm cao hơn với điểm thi tốt nghiệp của học sinh mà học sinh thường thích những trường ở tốp trên, nên tiêu chí này cần cân nhắc. Tuy nhiên cũng có trường hợp là điểm thi của học sinh có khả năng vào rất nhiều trường thì lúc đó lựa chọn trường theo sở thích lại là phương án tối ưu. Các tiêu chí còn lại như Chọn trường nổi tiếng; Chọn trường mà bố mẹ đã từng theo học, thì tỉ lệ đánh giá của HS và PHHS thì rất thấp, nhưng đánh giá của GV lại cao. Điều này cho thấy vẫn còn một số HS, GV và PHHS có những đánh giá chưa chính xác khi lựa chọn các tiêu chí về các trường đào tạo. Qua phỏng vấn PHHS, bà Ngô Thị M cho biết: “Ngày trước tôi theo 35
- Trương Thị Hoa học trường Đại học Kinh tế Quốc dân nên bây giờ tôi cũng thích con gái tôi vào học trường đó bởi vì trường đó là ngôi trường rất tốt, tôi nghĩ vậy”. 2.5. Thực trạng lựa chọn ngành, nghề tương lai của học sinh Với câu hỏi mở “Sau này em sẽ làm nghề gì?” thì kết quả thu được là có 131 em chiếm tỉ lệ 41,07% đã lựa chọn cho mình được ngành, nghề và 205 HS, chiếm tỉ lệ 58,93% chưa chọn được nghề. Số học sinh chọn ngành, nghề HS chưa chọn được nghề HS đã chọn được nghề Tuy nhiên, với những nghề các HS đã lựa chọn và lí do vì sao các em lựa chọn các ngành nghề đó thì kết quả thu được ở Bảng 5. Bảng 5. Lí do HS chọn ngành nghề tương lai Stt Tiêu chí chọn SL % 1 Năng lực 15 11.45 2 Sở thích 70 53.44 3 Ý nghĩa xã hội 24 18.32 4 Nghề hấp dẫn 2 1.53 5 Dễ xin việc 1 0.76 6 Thu nhập cao 6 4.58 7 Gia đình định hướng 5 3.82 8 Khác 8 6.11 Tổng 131 100 Kết quả Bảng 5 cho thấy, HS chọn ngành nghề dựa vào năng lực chỉ chiếm 11,45%, HS lựa chọn ngành nghề dựa vào sở thích chiếm tỉ lệ cao nhất 53,44%. Còn lại là các tiêu chí khác. Khi chúng tôi hỏi các HS lựa chọn nghề theo năng lực, ví dụ HS Nguyễn Phi L chọn nghề Công an, khi được hỏi: “Em cho cô biết khả năng của em là gì và khả năng đó đáp ứng yêu cầu gì cho nghề Công an?’ Em L cho biết: “Em chọn làm Công an vì nghề này đòi hỏi phải khoẻ mạnh”, hỏi tiếp thì em cũng không trả lời được. Hoặc HS Lê Hoàng A, lớp 9B, THCS Tân Minh A cho 36
- Thực trạng nhận thức về hướng nghiệp của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trường... biết: “Em chọn GV vì em thấy em có khả năng giao tiếp”. Như vậy, bản thân HS khi nói về khả năng của bản thân các em còn chưa xác định được và đây là một hạn chế. Điều này chứng tỏ, mặc dù có nhận thức đúng nhưng đa phần các em lựa chọn theo cảm tính ví dụ: HS Nguyễn Hữu H lớp 9A2, trường THCS Mai Đình cho biết: “Sau này em sẽ làm Phi công vì đó là sở thích của em”; HS Nguyễn Thị Thu H lớp 9A2, trường THCS Mai Đình thì sau này em sẽ làm GV dạy Ngữ văn vì Ngữ văn là môn học em rất thích, HS Trần Thị Ngọc A lớp 9A2, trường THCS Mai Đình thì sau này em sẽ làm Hướng dẫn viên du lịch vì đó là sự đam mê, mong muốn của em; HS Đỗ Thị Thuý A, HS lớp 9A, trường THCS Tân Minh A muốn làm GV mầm non vì rất thích trẻ con và thích những bộ quần áo đẹp; HS Nguyễn Thị H, lớp 9A, trường THCS Tân Minh A thì chọn làm Bác sĩ vì lí do là có bác của em làm ở bệnh viện và em thích,… Còn có những HS lựa chọn nghề vì ý nghĩa, giá trị của nghề, các em lựa chọn nghề đó vì nghĩ rằng những nghề đó mang lại những điều tốt đẹp cho mọi người, cho đất nước ví dụ: HS Hoàng Đức L, lớp 9A, trường THCS Tân Minh A muốn làm Công an vì muốn giúp xã hội bình yên không có trộm, HS Dương Ngọc C 9A, trường THCS Tân Minh A lựa chọn Bác sĩ vì muốn giúp đỡ mọi người,… Có những học sinh lựa chọn nghề theo định hướng của cha mẹ, theo truyền thống của gia đình, có những học sinh lựa chọn ngành nghề đó vì nghề đó có thu nhập cao và ổn định. Ví dụ: HS Nguyễn Văn H lớp 9B, trường THCS Tân Minh A chọn làm công nhân vì có thu nhập cao và ổn định. Như vậy, qua cách HS lựa chọn ngành nghề và lí do HS đưa ra cho thấy chỉ rất ít HS khi lựa chọn ngành nghề theo khả năng, còn lại lựa chọn ngành nghề theo sở thích và những tiêu chí khác, HS đã lựa chọn theo cảm tính, chưa hiểu biết nhiều về ngành nghề, cũng như chưa thực sự biết mình cần phải làm gì khi lựa chọn ngành nghề. Không có một học sinh nào đưa ra được sự lựa chọn ngành nghề vừa theo khả năng, vừa theo sở thích và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Nguyên nhân có thể dể đến đó là các em chưa được sự định hướng của nhà trường, gia đình, kết quả này được khẳng định ở câu hỏi “Em đã được tư vấn hướng nghiệp hoặc tham gia hoạt động hướng nghiệp hay chưa? Và do ai thực hiện?”, kết quả của câu trả lời là có tới 80,04% HS trả lời là không nhận được bất kì sự tư vấn hoặc tham gia hoạt động hướng nghiệp nào; 12,72% cho rằng được gia đình định hướng; do nhà trường là 7,24%. Với kết quả này, cho thấy HS chưa được định hướng nghề nghiệp do vậy hiểu biết của các em còn rất hạn chế, vì lẽ đó các em lựa chọn ngành nghề hoàn toàn dựa trên cảm tính. Cùng với câu hỏi đó, chúng tôi hỏi cha mẹ sẽ định hướng ngành nghề gì cho con thì đa phần bố mẹ không biết chiếm tỉ lệ 66,96%; 16,67% sẽ để tự con quyết định trên sở thích và khả năng của con. Còn lại thì các PHHS đã có những sự lựa chọn ngành nghề cho con mình tuy nhiên sự hiểu biết về các ngành nghề của PHHS còn rất hạn chế. Và vì sao họ lại chọn nghề cho con thì đa phần câu trả lời là: nghề đó ổn định, nghề đó phù hợp với khả năng của con, nghề đó là sở thích của con,…. Điều này được thể hiện ở bảng dưới đây. Tuy nhiên khi chúng tôi hỏi vì sao ông bà biết đó là sở thích của con thì đa phần câu trả lời là họ dựa trên cảm nghĩ của mình, cụ thể: Ông Nguyễn Văn H cho biết: “Tôi chọn cho cháu giáo viên vì tôi thích nghề đó, nghề đó ổn định, mà con gái thì chỉ cần ổn định là tốt rồi”. Kết quả Bảng 6 cho thấy, nếu để HS tự nhận thức và lựa chọn ngành nghề cho bản thân theo sở thích thì tỉ lệ cao, còn căn cứ vào khả năng thì tỉ lệ lại rất ít. Và đối với kết quả điều tra của PHHS cũng như vậy, họ lựa chọn ngành nghề cho con vì dựa trên những mong muốn như: lương cao, ổn định,… chứ không dựa vào khả năng của con. Điều này mâu thuẫn với kết quả ở mục Nhận thức về tiêu chí lựa chọn ngành nghề. Điều này có thể lí giải rằng nhận thức của HS và PHHS về hướng nghiệp còn rất hạn chế. 37
- Trương Thị Hoa Bảng 6. Định hướng ngành nghề cho học sinh của phụ huynh học sinh Stt Tiêu chí chọn SL % 1 Không biết 229 66,96 Tự con quyết định dựa trên sở thích, 2 57 16,67 khả năng của con 3 Bác sĩ 14 4,09 4 Công nhân 8 2,34 5 Nhân viên văn phòng 6 1,75 6 Giáo viên 5 1,46 7 Kinh doanh 5 1,46 8 Công an 4 1,17 9 Cầu thủ 3 0,88 10 Công nghệ thông tin 3 0,88 11 Hướng dẫn viên du lịch 3 0,88 12 Cơ khí 1 0,29 13 Bán hàng 1 0,29 14 Kế toán 1 0,29 15 Sửa chữa điện thoại 1 0,29 16 Thiết kế thời trang 1 0,29 Tổng 342 100 2.6. Nhu cầu của học sinh, giáo viên, và phụ huynh học sinh về những hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường trung học cơ sở Ở nội dung này, mong muốn của HS, GV và PHHS đối với nhà trường về công tác hướng nghiệp như thế nào, kết quả được thể hiện ở Bảng 7. Bảng 7 cho thấy, nhu cầu mong muốn nhà trường tổ chức các hoạt động hướng nghiệp của HS, GV và PHHS đều có. Đánh giá về sự cần thiết của các hoạt động này thì ở GV chiếm tỉ lệ cao nhất, và tỉ lệ lựa chọn cao nhất là hoạt động tham quan các doanh các doanh nghiệp, các làng nghề, cơ sở sản xuất là cần thiết và rất cần thiết và mong được đi tham quan càng nhiều doanh nghiệp, càng nhiều ngành nghề càng tốt (tỉ lệ trên 50%). Còn nhu cầu về các hoạt động như: Làm trắc nghiệm tìm hiểu tính cách, sở thích, sở trường của bản thân; Được tư vấn chuyên sâu bởi chuyên gia hướng nghiệp; Tham gia các hội thảo về hướng nghiệp; Đi tham quan các trường dạy nghề, các trường đại học; Học các tiết dạy về hướng nghiệp tại lớp; Tìm hiểu về hướng nghiệp tại các tiết sinh hoạt lớp thì tỉ lệ này ở HS và PHHS là thấp trong đó tỉ lệ ở HS còn thấp hơn. Có thể lí giải điều này là do HS THCS chưa quan tâm tới việc lựa chọn ngành nghề ở độ tuổi này của các em. Điều này được thể hiện qua câu hỏi: “Theo em, khi nào thì hướng nghiệp cho HS là hợp lí nhất?” Thì kết quả thu được là: từ lớp 9 là 2,13%; Lớp 10: 11,7%; lớp 11: 20,2%; lớp 12 là 37,27% còn lại từ sau lớp 12 tức là hơn 20 tuổi tỉ lệ là 28,7%, điều này cho thấy, học sinh nhận thức thời điểm cần định hướng nghề nghiệp chủ yếu ở cấp 3 đặc biệt là lớp 12. Còn việc định hướng nghề nghiệp ở lớp 8, 9 là còn sớm do vậy các em không có nhu cầu được hướng nghiệp trong thời gian này, mặc dù theo khuyến nghị của các nhà giáo 38
- Thực trạng nhận thức về hướng nghiệp của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trường... dục, thì hướng nghiệp cho HS càng sớm càng tốt và thời điểm tốt nhất đó cuối THCS. Đó cũng chính là nhận thức hạn chế ở các em HS. Bảng 7. Nhu cầu về các hoạt động hướng nghiệp mà nhà trường tổ chức Các hoạt động hướng nghiệp Học sinh Giáo viên Phụ huynh Stt cần được thực hiện SL % SL % SL % Làm trắc nghiệm tìm hiểu tính 1 cách, sở thích, sở trường của 92 27,38 19 42,22 118 35,12 bản thân Được tư vấn chuyên sâu bởi 2 125 37,20 30 66,67 159 47,32 chuyên gia hướng nghiệp Tham gia các hội thảo về 3 70 20,83 33 73,33 139 41,37 hướng nghiệp Đi tham quan các doanh 4 nghiệp, các làng nghề, cơ sở 171 50,89 29 64,44 175 52,08 sản xuất Đi tham quan các trường dạy 5 87 25,89 27 60,00 120 35,71 nghề, các trường đại học Học các tiết dạy về hướng 6 64 19,05 18 40,00 89 26,49 nghiệp tại lớp Tìm hiểu về hướng nghiệp tại 7 39 11,61 17 37,78 67 19,94 các tiết sinh hoạt lớp 3. Kết luận Như vậy, qua kết quả thực trạng trên cho thấy, đa số HS, GV và PHHS đều nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường. HS, GV, PHHS đã có nhận thức đúng của về các tiêu chí chọn ngành nghề, các tiêu chí chọn trường đào tạo nhưng sự nhận thức này cũng chưa sâu sắc dẫn đến kết quả định hướng ngành nghề của bản thân HS và của PHHS còn rất hạn chế. HS lựa chọn ngành nghề theo cảm tính mà không dựa trên yếu tố cơ bản và khoa học như khả năng, sở thích, tính cách. Vì vậy để tránh việc các em lựa chọn sai ngành nghề, để có sự định hướng đúng đắn thì nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp chặt chẽ tổ chức cho các em tham gia các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. Đặc biệt là nhà trường THCS, tích cực tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, các buổi hội thảo và các hoạt động tư vấn và tham vấn hướng nghiệp cho HS sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp cho HS trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Parsons, F., 1909. Choosing a vocation, Boston: Houghton Mifflin, tr.2. [2] James P. Sampson, JR. Robert C. Readon, Gary W. Peterson, Janet G. Lenz, 2004. Career counseling and Services, Publisher Thomson Learning, tr. 11. [3] Đặng Danh Ánh, 2010. Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, tr.128. 39
- Trương Thị Hoa [4] Lê Thị Duyên, 2019. Thực trạng năng lực giáo dục hướng nghiệp của giáo viên các trường trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 9, trang 53-64. [5] Trương Thị Hoa, 2018. Xác định năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên đại học sư phạm, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 63, 2A tr 65-72. [6] Trương Thị Hoa, 2018. Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm về giáo dục hướng nghiệp của sinh viên đại học sư phạm Hà Nội. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế Tâm lí học đường lần thứ 6, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 850-858. [7] Trương Thị Hoa, 2018. Thực trạng năng lực dạy học kiến thức giáo dục hướng nghiệp vào trong các môn học của sinh viên đại học sư phạm. Hội nghị quốc tế Nhà trường thông minh trong bối cảnh cách mạng 4.0, Nxb Tài chính, tr 103-110. [8] Trương Thị Hoa, 2018. Thực trạng năng lực tư vấn hướng nghiệp của sinh viên Đại học sư phạm. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam số 12, tháng 12, tr7-tr11. ABTRACT Situation of career counseling awareness of students, teachers and parents at secondary schools Truong Thi Hoa Faculty of Psychology and Pedagogy, Hanoi National University of Education Career counseling for students is not only students and teachers’ tasks but also tasks of parents. In order to achieve good results for career counseling, students, teachers and parents must be acutely aware of this activity. In this article, by conducting surveys, interviewing and observing, author studied about career counseling awareness of secondary students, teachers and parents at Soc Son district. The result shows that students, teachers and parents are aware of the importance of career counseling. Students, teachers and parents are aware of criteria for choosing a career, choosing a school to attend. However, this awareness is not profound. There is limit that makes students’ career counseling not complete nor correct. Keywords: student, teacher, parents, career counseling, career. 40
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng nhận thức của người dân về một số vấn đề liên quan đến tài nguyên, môi trường - Lê Hương
7 p | 215 | 17
-
Thực trạng nhận thức của phụ huynh tại Thành phố Hồ Chí Minh về sự phát triển trí tuệ xã hội của trẻ 6 - 11 tuổi
12 p | 97 | 12
-
Thực trạng cơ cấu xã hội giai cấp công nhân Việt Nam và những xu hướng phát triển
8 p | 151 | 9
-
Thực trạng nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị văn hóa trong ứng xử
7 p | 115 | 8
-
Thực trạng, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay
6 p | 64 | 8
-
Thực trạng mức độ định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hệ thống bài tập đo nghiệm
8 p | 122 | 6
-
Thực trạng nhận thức của phụ huynh về hội chứng tự kỉ và cách thức tìm kiếm sự trợ giúp cho trẻ tự kỉ
5 p | 115 | 6
-
Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp về người đồng tính
11 p | 70 | 5
-
Ảnh hưởng tôn giáo phương Đông trong chạm khắc trang trí hình tượng con người thế kỷ XVI–XVII
13 p | 55 | 4
-
Nhận diện một số yếu tố của trường học thông minh
4 p | 48 | 3
-
Nhận thức về trách nhiệm công dân của sinh viên Việt Nam hiện nay
6 p | 7 | 3
-
Đánh giá thực trạng nhận thức của sinh viên sư phạm ngành giáo dục tiểu học Trường đại học thủ đô Hà Nội về giáo dục STEM
8 p | 39 | 2
-
Thực trạng nhận thức về mục tiêu tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi theo định hướng STEAM của giáo viên mầm non tại quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
2 p | 14 | 2
-
Các yếu tố nhân khẩu học tác động đến hành vi phòng cháy chữa cháy tại Việt Nam
13 p | 9 | 2
-
Nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 trường THPT Thiên Hộ Dương
7 p | 38 | 1
-
Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội của thành phố Hà Nội hiện nay
10 p | 5 | 1
-
Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về đánh giá xác thực ở tỉnh Bình Dương
6 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn