intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một vài suy nghĩ về công tác thực tập sư phạm tập trung từ thực trạng ở trường CĐSP Vĩnh Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một vài suy nghĩ về công tác thực tập sư phạm tập trung từ thực trạng ở trường CĐSP Vĩnh Long trình bày một vài suy nghĩ qua thực trạng công tác tổ chức thực tập sư phạm hiện nay ở trường CĐSP Vĩnh Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một vài suy nghĩ về công tác thực tập sư phạm tập trung từ thực trạng ở trường CĐSP Vĩnh Long

  1. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM TẬP TRUNG TỪ THỰC TRẠNG Ở TRƯỜNG CĐSP VĨNH LONG Đinh Hoàng Hòa CĐSP Vĩnh Long Thực tập sư phạm là khâu đào tạo thực hành nằm trong cả quá trình đào tạo giáo viên của các trường sư phạm. Thực hành nói chung và thực tập sư phạm nói riêng là nhằm “quán triệt nguyên lý giáo dục gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tế trong quá trình đào tạo giáo viên, phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên trong quá trình đào tạo, gắn chặt hơn nữa giữa nơi đào tạo và nơi sử dụng giáo viên. Giúp các cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện tốt chương trình thực hành, thực tập sư phạm, phục vụ cho mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm sớm được tiếp xúc với thực tế giáo dục, được thường xuyên thực hành thực hành, luyện tập các kỹ năng sư phạm, làm cơ sở để hình thành phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên”. (Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy. Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2003/QĐ – BGD – ĐT). Sau đây, chúng tôi mạo muội có một số ý kiến: 1. MỘT VÀI SUY NGHĨ QUA THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC TẬP SƯ PHẠM HIỆN NAY Ở TRƯỜNG CĐSP VĨNH LONG. Thực tập sư phạm tập trung được tổ chức như hiện nay là một khâu đào tạo không thể thiếu trong quá trình đào tạo giáo viên. Ngoài những tác dụng to lớn dược khẳng định trong “Quy chế thực hành, thực tập sư phạm ban hành theo Quyết định số 36 của Bô GD – ĐT” nhưng nó vẫn còn bộc lộ một số điểm cần phải bàn bạc lại cả về nội dung lẫn cách thức tổ chức thực hiện. Những điểm này được thể hiện một cách cụ thể trong quá trình triển khai thực hiện ở trường chúng tôi trong nhiều năm nay. Trước hết là những khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. Chẳng hạn, Trường CĐSP Vĩnh Long hàng năm tổ chức cho sinh viên thực tập tập trung ở 2 khối: năm thứ 2 và năm thứ 3. (ở đây chúng tôi chỉ đề cập ở các ngành đào tạo hệ CĐSP) với thời lượng được quy định trong các chương trình khung đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng hệ chính quy do Bộ GD – ĐT ban hành. Cụ thể, hàng năm, ở trường chúng tôi, năm thứ 2, thực tập 3 tuần, bắt đầu thực tập từ tuần 28 của năm học, tức khoảng cuối tháng 2; năm thứ 3, thực tập 6 tuần, bắt đầu từ tuần 27, tức khoảng trung tuần tháng 2. Năm học 2007 – 2008 này, Trường CĐSP Vĩnh Long, năm thứ 2 bắt đầu thực tập từ ngày 25/2/2008 đến hết ngày 14/3/2008; năm thứ 3 bắt đầu từ ngày 18 /2/ 2008 đến hết ngày 28/3/2008. Hình thức tổ chức: thực tập tập trung. Trước đó, ngay từ cuối thàng 9 đến đầu thàng 10 năm 2007, Phòng ĐT và NCKH của trường đã phân công những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực và nhiệt tình hoàn thành các văn bản thực tập như Quy chế thực 60
  2. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm tập sư phạm, các biểu mẫu thực tập gồm: Kết quả thực tập toàn đoàn. Bảng điểm tổng hợp thực tập của sinh viên. Phiếu nhận xét thực tập sư phạm dành cho Ban chỉ đạo thực tập sư phạm. Kế hoạch thực tập giảng dạy cá nhân. Phiếu đánh giá thực tập giảng dạy dành cho giáo viên phổ thông hướng dẫn. Phiếu đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật trong đợt thực tập sư phạm. Kế hoạch thực tập chủ nhiệm. Phiếu đánh giá kết quả thực tập chủ nhiệm, công tác Đội, Sao Nhi đồng, lao động. Kế hoạch thực tập giảng dạy toàn đợt. Báo cáo thu hoạch. Báo cáo tổng kết. Các văn bản này được in ấn để phát đến tận các thành viên Ban chỉ đạo, giáo viên hướng dẫn và sinh viên. Từ trung tuần tháng 10 Phòng ĐT – NCKH cử người đi xuống các trường phổ thông để liên hệ thực tập. Công việc này phải hoàn tất trước 10 / 11/ 2007. Thời gian tiếp theo chúng tôi vẫn thường xuyên liên hệ với các trường phổ thông để nắm bắt tình hình và hoàn thiện công việc, đến ngày 18/1/2008, thì tổ chức hội nghị thực tập sư phạm cấp tỉnh bao gồm Sở giáo dục, Trường CĐSP và Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng các trường phổ thông có đoàn thực tập (Trưởng Ban chỉ đạo là Giám đốc Sở giáo dục). Hội nghị này nhằm lắng nghe ý kiến xây dựng, đóng góp của các trường thực tập về các văn bản, biểu mẫu thực tập, cách tổ chức và những vấn đề khác để trường sư phạm hoàn thành trước khi các đoàn thực tập xuống trường phổ thông. Chúng tôi thấy, về mặt tích cực, cách tổ chức này vừa đúng với quy chế lại vừa rất cụ thể, vừa gắn kết được với các trường phổ thông, với các ban ngành ở địa phương, lại phát huy được tính chủ động sáng tạo của giáo viên hướng dẫn và Ban chỉ đạo thực tập ở các trường phổ thông. Tuy nhiên cách làm này rất năng nề và gặp nhiều trở ngại. Bởi vì, TTSP tập trung thế này chỉ được thực hiện và thể hiện tác dụng một cách tập trung trong một thời gian nhất định nên cường độ công việc dồn rất nhiều, các khó khăn về quan hệ với các trường phổ thông, chính quyền, đoàn thể các địa phương và các ban ngành liên quan khác, các áp lực về tâm lý vv… không chỉ xảy ra cho sinh viên mà cho cả giáo viên hướng dẫn lẫn những người tổ chức. Một vấn đề khác, đó là nội dung thực tập nhưng lại liên quan và gây khó khăn lớn đến công việc tổ chức thực tập mà trường chúng tôi gặp phải. Đó chính là có một số môn thực tập là môn học chính của ngành đào tạo ở trường sư phạm nhưng ở trường phổ thông, nó lại là môn phụ nên rất ít tiết học; mà số lượng sinh viên thực tập lại đông. Chẳng hạn trường chúng tôi có 60 sinh viên ngành Kỹ thuật nông nghiệp – Sinh (KTNN – S),50 sinh viên ngành Kinh tế gia đình (KTGĐ) đi thực tập năm thứ 3 được đưa đi 6 trường trên tổng số 9 trường trên địa bàn Thị xã Vĩnh Long (3 trường thực tập năm thứ 2). Các trường trên số lớp cũng không nhiều. Đơn cử môn Kỹ thuật nông nghiệp (KTNN) chỉ được học ở khối 7, nhưng mỗi tuần học kì 1 học 2 tiết, học kì 2 (thời gian sinh viên thực tập) chỉ học 1 tuần 1 tiết. Đối với sinh viên, ngành này, môn KTNN lại là môn chính nên phải thực tập giảng dạy 5 tiết (đánh giá cho điểm) trên 1 sinh viên (không kể các tiết giảng tập). Một nhóm thực tập ngành này nếu bố trí 5 sinh viên thì số tiết dạy để đánh giá và chấm điểm là 25 tiết, mà phần lớn trường phổ thông, khối 7 (khối học môn này) chỉ khoảng từ 7 đến 10 lớp (thậm chí có trường khối 7 chỉ có 3 lớp như THCS Lương Thế Vinh, THCS Long Phước), một tuần chương trình chỉ có 1 tiết , thời 61
  3. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm gian thực tập là 6 tuần, nhưng thời gian dạy thực tập chỉ có 5 tuần. Như vậy, số trường ở Thị xã chỉ đáp ứng được một phần nên chúng tôi phải mở rộng địa bàn ra các huyện, nhưng vẫn phải mượn giờ của chương trình các tuần sau khi đoàn thực tập rút, thậm chí có trường phải dạy hết cả số giờ của học kì 2. Như vậy, rõ ràng là vi phạm vào quy chế chuyên môn ở phổ thông. Đây cũng là một khó khăn mà TTSP tập trung tạo ra cho các trường phổ thông. Và vì phải mở rộng địa bàn thực tập, phải đi xa nên thực tế này đã gây khó khăn lớn không chỉ cho nhà trường phổ thông, trường sư phạm mà cho cả giáo sinh. Các em phải đi xa, điều kiện ăn ở rất khó khăn vì hầu hết các trường không có nội trú. khả năng tiếp thu bài cũng như chất lượng học tập của học sinh ở các huyện không thể bằng thị xã nên sinh viên phải đầu tư cho bài dạy nhiều. Kinh phí tổ chức thực tập của nhà trường lớn, và còn nhiều khó khăn khác nảy sinh. Sở dĩ có các khó khăn này, vì lượng công việc TTSP rất nhiều nhưng lại chỉ được thực hiện trong một thời gian quá ngắn. Vì vậy, theo chúng tôi ta phải có một cách tổ chức khác liên tục và thường xuyên hơn trong suốt cả quá trình đào tạo. (Giải pháp này chúng tôi xin trình bày ở mục đề xuất). Về việc đánh giá kết quả thực tập của sinh viên, Quy chế thực tập kèm theo Quyết định 36 của Bộ GD – ĐT chỉ đưa ra 7 mức theo thang điểm 10 ở Điều 5 và tính điểm tổng hợp theo công thức: Điểm TTSP3 = (BCTH + TCKL + CNL x 2 +GD x3): 7 ở Điều 17, nhưng lại không đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể của từng mức. Ví dụ: Loại xuất sắc đạt từ điểm 9 đến điểm 10, loại giỏi đạt từ điểm 8 đến cận điểm 9. Vì vậy giáo viên phổ thông khi đánh giá kết quả thực tập cho sinh viên rất lúng túng và phần lớn là đánh giá theo cảm nhận cá nhân. Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên phổ thông trong việc này, chúng tôi đã cụ thể hóa thành tiêu chuẩn cho các mức thang điểm. Chẳng hạn, mức từ 9 đến 10 điểm (loại xuất sắc), sinh viên phải đạt được các tiêu chuẩn của loại giỏi (chúng tôi soạn 10 tiêu chuẩn ở mức từ điểm 8 đến cận điểm 9 ) và có 2/3 số bài giảng đạt được loại xuất sắc. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt ngoại khóa, làm công tác chủ nhiệm lớp, hướng dẫn công tác Đội, viết báo cáo thu hoạch được giáo viên hướng dẫn và tập thể sinh viên thực tập đánh giá cao và coi đó là tấm gương để học tập. Hay thang từ điểm 6 đến cận điểm 7, giáo sinh phải đạt các yêu cầu: Nắm được tình hình địa phương và nhà trường; Chủ động lập kế hoạch, chương trình công tác; soạn giáo án chu đáo, tích cực tập giảng; bài giảng đảm bào được kiến thức trong SGK, không có sai sót; bước đầu biết sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học; đã chú ý đến yêu cầu gắn bài giảng với thực tế; ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng; biết trình bày bảng; học sinh hiểu bài; có cố gắng trong các hoạt động giáo dục học sinh: công tác Đòan, Đội, Sao Nhi đồng. 2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT. a. Khi đánh giá kết quả thực tập, chúng ta nên tổ chức chấm chung. Cụ thể, ta mời tất cả các giáo viên phổ thông hướng dẫn của một trường chấm chung một số tiết dạy thực tập của sinh viên để có sự đánh giá thống nhất trong quá trình đánh giá sinh viên của nhóm mình phụ trách. Thậm chí chúng ta có thể mới giáo viên phổ thông của một số trường thành cụm trường tổ chức chấm chung. Thực 62
  4. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm hiện tốt công việc này, chúng ta tạo được một đáp án chung một sự đồng thuận cao cho giáo viên đánh giá (chấm điểm) cho giáo sinh. b. Hiện nay, chúng ta tổ chức thực tập cho sinh viên ở các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm cơ bản là tổ chức theo hướng tập trung. Công việc này chủ yếu được thực hiện trong một thời gian từ 3 tuần cho năm thứ 2 và 6 tuần cho năm thức 3. Cách làm này cũng có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên theo thiển ý chúng tôi, đối với các trường CĐSP, ta nên tổ chức công việc này theo cách rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên theo đúng nghĩa của cụm từ này. Nghĩa là, nếu các trường sư phạm có được cơ sở sư phạm thực hành trong tổ hợp trường sư phạm là tốt nhất, nếu không chúng ta cũng nên đề nghị Sở giáo dục, UBND tỉnh, thành phố chấp nhận sáp nhập một số trường phổ thông có điều kiện về cơ sở vật chất, về đội ngũ vv mà ở gần hoặc tương đối gần với trường sư phạm làm trường sư phạm thực hành. Tất nhiên ta không coi đây là các xưởng của trường sư phạm vì sản phầm của các trường sư phạm thực hành cũng là con người. Khi đã có cơ sở đó, chúng ta không tổ chức TTSP tập trung như trên nữa, mà suốt trong 2 năm cuối của 3 năm đào tạo (năm đầu học lý thuyết và các môn cơ bản, các môn đại cương) sinh viên một buổi học lý thuyết, một buổi thực hành ở cơ sở. Điều này phải có sự chỉ đạo của Sở giáo dục và sự kết hợp rất chặt chẽ giữa trường sư phạm với trường phổ thông về chuyên môn và cách tổ chức thực hiện. c. Trường CĐSP sư phạm nên tổ chức giáo viên phương pháp thành hai loại: giáo viên phương pháp dạy lý thuyết ở trường sư phạm và giáo viên phương pháp dạy thực hành ở trường phổ thông (giáo viên phương pháp thực hành cũng thuộc biên chế trường CĐSP). Các giáo viên phương pháp lý thuyết và thực hành phải phối hợp chặt chẽ với nhau về chuyên môn. Sinh viên sư phạm khi xuống trường SPTH được sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên phương pháp thực hành như khi học phương pháp lý thuyết ở trường sư phạm. Trên đây là một số suy nghĩ và băn khoăn mà chúng tôi muốn qua Hội nghị này được các quý đại biểu, quý thầy cô giáo trao đổi và có ý kiến quý báu để cùng tháo gỡ. Vĩnh Long, tháng 2 năm 2008 63
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
82=>1