Một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non, trường CĐSP Trung ương - Nha Trang
lượt xem 4
download
Bài viết Một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non, trường CĐSP Trung ương - Nha Trang tập trung trao đổi một số khó khăn và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non của nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non, trường CĐSP Trung ương - Nha Trang
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN TỔ CHỨC THỰC TẬP SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC MẦM NON, TRƯỜNG CĐSP TRUNG ƯƠNG - NHA TRANG. ThS. Nguyễn Tuyết Lan Trường CĐSP Trung ương- Nha Trang Nâng cao chất lượng tổ chức thực tập sư phạm, rèn luyện tay nghề cho sinh viên khoa giáo dục mầm non, nhằm giúp sinh viên có khả năng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non đang là một nhiệm vụ nóng bỏng trong hoạt động đào tạo của trường CĐSP Trung ương – Nha Trang. Giải quyết tốt nhiệm vụ này đòi hỏi trường sư phạm phải xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề như: Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với giáo viên mầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay; Mối quan hệ giữa hoạt động đào tạo trong trường sư phạm và hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ tại các cơ sở thực tập; Thực trạng nội dung và phương pháp tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên; Chế độ bồi dưỡng kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ thực tập sư phạm của sinh viên,… Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ tập trung trao đổi một số khó khăn và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non của nhà trường. 1. Một số khó khăn trong công tác tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên sư phạm mầm non. - Trong nhiều năm qua, nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục sự bất cập, thiếu đồng bộ trong triển khai đổi mới chương trình đào tạo giáo viên mầm non tại trường sư phạm và đổi mới giáo dục mầm non tại các địa phương, song đây vẫn là một tồn tại gây trở ngại không ít đối với công tác tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên của nhà trường. - Việc phát triển quy mô đào tạo của nhà trường, việc mở rộng địa bàn thực tập và tăng cường mạng lưới cơ sở thực tập đến nhiều địa phương, sự đa dạng của các loại hình cơ sở thực tập (không chỉ trường công lập, mà cả trường bán công, tư thục...), trong khi số lượng giáo viên chuyên ngành giáo dục mầm non của trường không tăng đang đặt ra một bài toán thực tiễn, một thách thức đối với nhà trường, nhất là trong giai đoạn có sự cạnh tranh về chất lượng đào tạo, rèn luyện tay nghề cho sinh viên trong các trường sư phạm. - Sự quan tâm chưa toàn diện của giáo viên hướng dẫn đối với các hoạt động thực tập khác nhau của sinh viên như thực tập chăm sóc, tổ chức các hoạt động giáo dục, vui chơi, thực tập chủ nhiệm, quản lý nhóm lớp, tổ chức ngày hội, ngày lễ,..một mặt có thể khiến sinh viên nảy sinh tâm lý coi trọng nhiệm vụ thực tập này mà xem nhẹ nhiệm vụ khác, về lâu dài ảnh hưởng đến chất lượng rèn luyện toàn diện những phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên mầm non 92
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm tương lai; Mặt khác, gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trẻ của nhóm lớp nơi sinh viên thực tập, đặc biệt khi chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non được xây dựng theo hướng tích hợp như hiện nay. - Phương pháp hướng dẫn có phần áp đặt, theo lối mòn quen thuộc, sự thiếu kiên trì của một bộ phận không nhỏ đội ngũ giáo viên hướng dẫn dễ tạo cho sinh viên thói quen bắt chước rập khuôn, tâm lý trông đợi ở người khác, trong khi tính sáng tạo, sự tự tin, năng động đang là những yếu tố cần có của người giáo viên mầm non trong giai đoạn đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. - Sự thiếu thống nhất trong tiếp cận thông tin khoa học giáo dục mầm non, trong quan điểm, yêu cầu và mức độ đánh giá kết quả thực tập của sinh viên giữa trường sư phạm và cơ sở thực tập, giữa các cơ sở thực tập cũng gây những khó khăn và ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hướng dẫn, chất lượng đánh giá kết quả thực tập của sinh viên. - Về phía sinh viên: Không phải sinh viên nào cũng có sự định hướng nghề nghiệp tốt khi bước chân vào trường sư phạm. Bên cạnh đó, những tác động của xã hội, điều kiện đời sống, chế độ lương của giáo viên mầm non,…cũng khiến sinh viên có những băn khoăn nhất định về nghề nghiệp tương lai. Hiện tượng sinh viên sau khi tốt nghiệp không làm việc theo đúng nghề đào tạo tuy không phổ biến song cũng không hiếm xảy ra. Đây cũng là một vấn đề cần được quan tâm trong công tác đào tạo của nhà trường. 2. Những bài học kinh nghiệm. Từ thực tiễn công tác tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên khoa giáo dục mầm non của nhà trường, chúng tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: - Trước hết cần làm tốt công tác giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngay từ thời gian đầu học tập; cần giúp sinh viên hiểu được vị trí, mối quan hệ của các môn học trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non, vai trò và ý nghĩa của chúng đối với nghề nghiệp tương lai. Trên cơ sở đó sinh viên xác định thái độ học tập đúng đắn và có sự nỗ lực trong học tập, rèn luyện tay nghề chuyên môn. Tình cảm nghề nghiệp, thái độ tích cực học tập là những yếu tố góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên sau này. - Chất lượng thực tập của sinh viên là kết quả của toàn bộ quá trình học tập, lĩnh hội kiến thức lý luận, hình thành, rèn luyện một cách có hệ thống các kỹ năng sư phạm trong quá trình thực hành bộ môn tại trường sư phạm và quá trình kiến, thực tập, thâm nhập thực tế ngành học tại các cơ sở chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng tổ chức thực tập cho sinh viên, trường sư phạm cần quan tâm một cách toàn diện, có hệ thống các hoạt động dạy và học trong trường sư phạm và hoạt động tổ chức thực tập cho sinh viên tại các cơ sở. - Sự phát triển của xã hội, của khoa học giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non luôn đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động đào tạo giáo viên mầm non. Để đào tạo trong trường sư phạm đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, của ngành học, trường sư phạm cần đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, học tập chuyên đề, tổ chức hội thảo khoa học về giáo dục mầm 93
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm non,..Những hoạt động này sẽ giúp đội ngũ giáo viên và sinh viên tiếp cận kịp thời những thông tin đổi mới giáo dục mầm non, trên cơ sở đó có những điều chỉnh phù hợp trong hoạt động dạy – học, hình thành, rèn luyện những phẩm chất và năng lực chuyên môn. - Về chương trình thực tập sư phạm: Căn cứ vào mục tiêu, chương trình đào tạo giáo viên mầm non, những yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non nhằm đáp ứng xu thế phát triển của xã hội, yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non,.. Nhà trường xây dựng chương trình thực tập sư phạm chi tiết cho sinh viên trong toàn khóa học. Kinh nghiệm đào tạo của trường cho thấy không nên quá kéo dài thời gian của mỗi giai đoạn thực tập khiến hạn chế các cơ hội khác nhau của sinh viên được tiếp xúc với thực tiễn chăm sóc và giáo dục trẻ. Việc phân chia số lượng, thời gian và sắp xếp các giai đoạn thực tập cần đảm bảo tính khoa học, logic của chương trình, đảm bảo lượng thời gian cần thiết để thực hiện nhiệm vụ thực tập của mỗi giai đoạn, đảm bảo đan xen hợp lý giữa việc học tập, rèn luyện tại trường sư phạm và thực tập tại các cơ sở và đảm bảo tăng cường cơ hội cho sinh viên tiếp xúc với thực tiễn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cần thiết phải xác định rõ nội dung, mục đích – yêu cầu, mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ cần rèn luyện cho sinh viên trong từng giai đoạn thực tập. - Về công tác tổ chức thực tập sư phạm: + Thành công của đợt thực tập sư phạm phụ thuộc không nhỏ vào công tác chuẩn bị, đặc biệt là việc tổ chức tiền trạm, nắm bắt đặc điểm các địa bàn thực tập, tổ chức tập huấn kế hoạch chuyên môn, phương thức phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn và đánh giá giữa trường sư phạm và ban chỉ đạo thực tập các cấp, giữa đội ngũ giáo viên sư phạm và giáo viên các trường mầm non. + Để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo chuyên môn và đánh giá kết quả thực tập của sinh viên, cần đặc biệt chú trọng công tác tổ chức chấm thí điểm giữa trường sư phạm và các cơ sở thực tập, công tác biên soạn tài liệu hướng dẫn tổ chức và đánh giá, xây dựng các biểu mẫu, tiêu chí đánh giá từng nội dung thực tập sư phạm. Song chỉ tổ chức chấm thí điểm thôi chưa đủ, trong quá trình thực tập của sinh viên, nếu phát sinh các vấn đề cần tiếp tục thống nhất chuyên môn, trường sư phạm nên cử ngay giáo viên hoặc nhóm giáo viên chuyên môn xuống trao đổi với cơ sở thực tập, tránh để tình trạng sinh viên lúng túng không biết nên làm theo sự hướng dẫn của trường sư phạm hay của cơ sở thực tập, dễ dẫn đến hiện tượng đối phó: Ai chấm thì làm theo sự hướng dẫn của người đó. + Phương pháp hướng dẫn của giáo viên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả rèn luyện tay nghề của sinh viên. Giáo viên cần quan tâm giúp sinh viên thực hiện nghiêm túc mọi nhiệm vụ thực tập, không được coi trọng mặt này, xem nhẹ mặt khác. Khi hướng dẫn, cần tránh hai thái cực: Hoặc cầm tay chỉ việc hướng dẫn từng ly từng tý hoặc để sinh viên tự mày mò, học hỏi, rút kinh nghiệm. Giáo viên hướng dẫn nên chú ý khuyến khích những biểu hiện sáng tạo của sinh viên, giúp sinh viên dám chấp nhận thách thức, mạnh dạn thử nghiệm những ý tưởng mới. Đặc biệt, cần chú ý rèn cho sinh viên năng lực thích ứng, biết điều chỉnh kế hoạch, phương pháp giáo dục phù hợp với những thay đổi của hoàn cảnh. Điều này đòi 94
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm hỏi sinh viên phải biết quan sát, dự đoán, phát hiện và xử lý những tình huống giáo dục cụ thể. Sau mỗi hoạt động, việc tổ chức trao đổi ý kiến nhận xét giữa giáo viên và sinh viên, giữa sinh viên với nhau có ý nghĩa rất lớn đối với việc rèn năng lực đánh giá, tự đánh giá cho sinh viên. - Về việc đánh giá kết quả thực tập của sinh viên: + Trước hết cần chú ý khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục tại các cơ sở thực tập. Không ít cơ sở thực tập vẫn quan niệm: Kết quả thực tập của sinh viên phản ánh chất lượng chuyên môn, chất lượng hướng dẫn của cơ sở. Xu hướng cho điểm cao hơn thực chất thường xảy ra tại những cơ sở này. Để khắc phục hiện tượng đó, một mặt, cần tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp đánh giá giữa trường sư phạm và cơ sở thực tập, mặt khác, cần làm tốt công tác tổng kết thực tập, rút kinh nghiệm trong ban chỉ đạo các cấp và các cơ sở. + Đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên không nên chỉ chú trọng đánh giá điểm số, mà quan trọng là tìm hiểu quá trình dẫn đến kết quả đó, đánh giá những tiến bộ mà sinh viên đạt được. Xuất phát từ quan điểm này, khi tổ chức đánh giá các hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên, Nhà trường rất coi trọng việc tạo cơ hội cho sinh viên được trình bày dự định, giải thích những việc làm của bản thân, những kinh nghiệm thu được sau tổ chức hoạt động, đề xuất biện pháp khắc phục những tồn tại, được tự đánh giá hoạt động. Những thông tin thu được qua đánh giá lại được khai thác và phục vụ trở lại hoạt động đào tạo của nhà trường. Trên đây là một số kinh nghiệm của trường chúng tôi trong công tác tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên khoa giáo dục mầm non. Rất mong nhận được ý kiến trao đổi, chia sẻ của đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực tập, cũng là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Xin chân thành cảm ơn. 95
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và một số bài học kinh nghiệm trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Hải Dương hiện nay
7 p | 180 | 30
-
Bài học kinh nghiệm về quốc tế hóa và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo
4 p | 87 | 11
-
Chính sách thu hút nhân tài trong khu vực công của Chính phủ Hoa Kỳ và một số bài học kinh nghiệm
21 p | 50 | 8
-
Những nguyên nhân chính và một số bài học kinh nghiệm qua các vụ tai nạn trong hoạt động khai thác cảng biển Việt Nam
5 p | 97 | 7
-
Chuẩn môn học và một số bài học kinh nghiệm về thiết kế chuẩn môn Ngữ văn của Việt Nam và môn Ngôn ngữ Anh của Hoa Kì
10 p | 60 | 5
-
Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam trong mô hình phát triển xã hội của một số nước phát triển châu Âu: Phần 2
108 p | 79 | 5
-
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học: Kinh nghiệm từ một số nước phát triển và đề xuất cho Việt Nam
5 p | 66 | 4
-
Du học nước ngoài - Tổng quan chính sách của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
8 p | 10 | 4
-
Tự chủ giáo dục đại học theo mô hình Singgapore - Bài học kinh nghiệm cho các trường đại học ở Việt Nam
9 p | 55 | 4
-
Một số bài học kinh nghiệm về đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2021
18 p | 4 | 3
-
Thực trạng, cơ hội, thách thức và một số bài học kinh nghiệm triển khai giáo dục STEM vào các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
7 p | 18 | 3
-
Giáo dục nghệ thuật trong trường tiểu học ở Singapore: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
12 p | 12 | 3
-
Giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ học hòa nhập cấp trung học cơ sở thông qua hoạt động STEAM: Thực trạng và bài học kinh nghiệm
12 p | 8 | 3
-
Công tác sinh viên ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong đào tạo theo học chế tín chỉ
9 p | 84 | 3
-
Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở một số nước Mỹ Latinh – Kinh nghiệm đối với Việt Nam
11 p | 35 | 2
-
Giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
9 p | 5 | 2
-
Quản lý giáo dục đại học của Australia và bài học kinh nghiệm cho phát triển giáo dục đại học Việt Nam
6 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn