intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ngữ văn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trình độ chuyên môn của giáo viên là một trong những khâu then chốt quyết định chất lượng giáo dục. Trong chương trình đào tạo giáo viên Ngữ văn của các trường đại học sư phạm, bên cạnh việc trang bị các tri thức khoa học cơ bản (văn học, ngôn ngữ), thì các tri thức liên quan đến nghề dạy học (tâm lý giáo dục, phương pháp dạy học) đóng vai trò hết sức quan trọng. Bài viết sẽ tập trung phân tích thực trạng này và bước đầu mạnh dạn đề ra một số giải pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ngữ văn

  1. Khoa Sƣ phạm Ngữ văn, RÈN LUYỆN Trƣờng Đại học Vinh NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM VỚI VẤN Điện: thoại: 0984. 460. 579 ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG Email: ĐÀO TẠO GIÁO danghoangoanh86@gmail.com VIÊN NGỮ VĂN ThS. ĐẶNG HOÀNG OANH TÓM TẮT Trình độ chuyên môn của giáo viên là một trong những khâu then chốt quyết định chất lƣợng giáo dục. Trong chƣơng trình đào tạo giáo viên Ngữ văn của các trƣờng đại học sƣ phạm, bên cạnh việc trang bị các tri thức khoa học cơ bản (văn học, ngôn ngữ), thì các tri thức liên quan đến nghề dạy học (tâm lý giáo dục, phƣơng pháp dạy học) đóng vai trò hết sức quan trọng. Để biến các tri thức thành kỹ năng thì việc rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên cần phải đƣợc đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, việc cung cấp tri thức nghề và rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên Ngữ văn bấy lâu nay vẫn không tránh khỏi những bất cập. Bài viết này của chúng tôi sẽ tập trung phân tích thực trạng này và bƣớc đầu mạnh dạn đề ra một số giải pháp. Từ khóa: chất lƣợng giáo dục, kĩ năng, nghiệp vụ sƣ phạm, bất cập, giải pháp. ABSTRACT Pedagogical Vocation Training and Improving the Quality of Pholology Pedagogical Teacher Traning The professional qualification of teacher is one of the most important section that might decide the quality of education. In teacher training programme of pedagogic universities, beside the basic scientific knowledges (such as literature, language), education sciences (educational psychology, teaching methods) also play a very important role. The process by which knowledge is transformed into skills need to be focused on the pedagogical training. However, there have been some restrictions on this pedagogical training process for philology students. This article analyses this current situation and offers some solutions to solve these restrictions. 818
  2. Key words: Quality of education, skill, pedagogical training, restriction, solution. 1. Vấn đề đổi mới nền giáo dục Việt Nam hiện nay là một vấn đề cấp bách. Nhiều hội thảo khoa học đã đƣợc tổ chức nhằm tìm kiếm một tiếng nói chung, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lƣợng giáo dục. Dù có nhiều ý kiến trái chiều, nhƣng có thể thấy, điều đáng quan tâm nhất hiện nay chính là yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam theo hƣớng toàn diện, triệt để, trong đó, việc đào tạo giáo viên là mắt xích hết sức quan trọng. Để hoàn thiện quy trình đào tạo giáo viên, phải luôn nhận thức đƣợc mối liên hệ chặt chẽ đƣợc giữa khoa học cơ bản của ngành và khoa học giáo dục. Nghĩa là, trong nhiều khâu (hoàn thiện những tri thức khoa học cơ bản và khoa học chuyên sâu của ngành) thì rất cần chú trọng khâu học nghề (tức là rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm). Đây đƣợc xem là một khâu then chốt quyết định năng lực của ngƣời giáo viên tƣơng lai. 2. Mỗi nghề nghiệp đều đòi hỏi những kĩ năng nghề nghiệp cụ thể, đòi hỏi tính chuyên môn nghiệp vụ cao. Nghề dạy học cũng không nằm ngoài thông lệ ấy. Về phía ngƣời dạy, năng lực phải đƣợc tích lũy từ sự kết hợp giữa kiến thức lý thuyết, chuyển hóa thông qua những kĩ năng nghiệp vụ sƣ phạm. Giáo dục hiện đại có sự thay đổi căn bản về quan điểm dạy học: chuyển từ “lấy thầy làm trung tâm” sang “lấy trò làm trung tâm”, “giáo dục hƣớng về ngƣời học”, trong đó, trò là chủ thể, thầy đóng vai trò là ngƣời tổ chức quá trình dạy học. Nhƣ vậy, vai trò của ngƣời thầy không hề bị “lép vế”. Thực tế giáo dục đã chứng minh hoàn toàn ngƣợc lại. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh bao nhiêu thì càng phải tăng cƣờng vai trò chủ động, định hƣớng của ngƣời dạy bấy nhiêu. Một trong những nhân tố quyết định chất lƣợng giáo dục vẫn là ngƣời dạy. Vì thế, hoạt động rèn luyện nghiệp vụ trong các khoa, các trƣờng đại học sƣ phạm thực sự là đòi hỏi bức thiết. 2.1. Rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm vốn là hoạt động rất đƣợc quan tâm tại các trƣờng đại học sƣ phạm. Đây là một hoạt động vận dụng triệt để phƣơng pháp tích hợp: một mặt, tích hợp nhiều môn học nhƣ tâm lý học, giáo dục học (vốn là những phân môn cơ bản mà sinh viên đƣợc tiếp cận từ những năm đầu tiên ngồi trên ghế nhà trƣờng), phƣơng pháp dạy học, mặt khác, năng lực của sinh viên sƣ phạm đƣợc đánh giá thông qua những kĩ năng cụ thể nhƣ soạn giáo án, tập giảng, tham gia các hội thi nghiệp vụ sƣ phạm, kiến tập, thực tập... Nhƣ vậy, năng lực của ngƣời giáo viên tƣơng lai không chỉ đƣợc đánh giá trong những kết quả học tập rèn luyện cụ thể, mà phải đƣợc đánh giá toàn diện trong một quá trình tham gia những hoạt động nhóm, những giờ hoạt động thực 819
  3. hành, khả năng nắm bắt và chuyển hóa kiến thức lý thuyết thành những kĩ năng xử lý trong các trƣờng hợp cụ thể. Từ đó, có thể khẳng định, hoạt động rèn nghề cho sinh viên là một trong những hoạt động trọng tâm và chuyên môn hóa cao của các trƣờng đại học sƣ phạm, các khoa sƣ phạm. Hằng năm, ở đó luôn tổ chức các tháng rèn nghề trọng điểm, trong đó có tháng rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm. Trong quãng thời gian này, sinh viên sƣ phạm có cơ hội để tham gia nhiều chuỗi hoạt bổ ích nhƣ tập giảng, thi giảng, hội thi nghiệp vụ sƣ phạm... Những hội thi nghiệp vụ sƣ phạm cấp khoa, cấp trƣờng, và thậm chí là toàn quốc đã thu hút sự quan tâm của các cá nhân và tập thể, các cấp ngành đào tạo, và cũng là sân chơi để sinh viên sƣ phạm thể hiện tri thức và kĩ năng của mình. Tuy nhiên, phải thấy một thực tế rằng, những cuộc thi nhƣ vậy vẫn mang nặng tính chất của một hoạt động phong trào bề nổi. Thành phần tham gia cũng chỉ là một vài nhóm cá nhân nổi bật chứ không phải là toàn thể sinh viên sƣ phạm (nếu có cũng chỉ với tƣ cách là những khán giả), và khi những "hào quang" trên sân khấu qua đi, trở về với sinh hoạt và học tập, sinh viên lại phải đối mặt với một thực tế không lấy gì làm sáng sủa. Nhiều vấn đề nan giải vẫn không dễ tìm câu trả lời. Những bất cập trong việc rèn nghề cho sinh viên vẫn còn đó. Chung qui, đó là những điều đã từng đƣợc nói nhiều, nhƣng chƣa bao giờ mất tính thời sự. Thứ nhất, chƣơng trình đào tạo vẫn mang nặng tính hàn lâm. Trong quãng thời gian 4 năm ngồi trên ghế nhà trƣờng, sinh viên phải “tiêu hóa” một hệ thống kiến thức khá lớn. Hệ thống tri thức đó gồm môn chung và môn riêng, môn cơ sở và môn chuyên ngành, môn tự chọn, môn bắt buộc... Những môn chung hay môn cơ sở thƣờng đƣợc phân bố ở thời gian đầu của khóa học, với lƣợng kiến thức không phải là nhỏ (có những môn, thậm chí kéo dài ở những học kì sau). Sang năm thứ 3, năm thứ 4, sinh viên sƣ phạm càng phải đối diện với những môn học mang tính chất chuyên môn hóa cao, yêu cầu về tìm tòi và nghiên cứu tƣ liệu, giáo trình vì thế càng khắt khe. Dĩ nhiên, không thể phủ nhận rằng, chất lƣợng của sinh viên sƣ phạm cũng phụ thuộc một phần ở những kiến thức cơ bản mà họ đƣợc tiếp thu. Nhƣng, nếu kiến thức mang nặng tính hàn lâm có phần lấn át những tri thức gắn với nghiệp vụ sƣ phạm thì hệ quả có khi ngƣợc lại với mục đích đào tạo. Việc đào tạo theo hình thức tín chỉ cũng gây áp lực không nhỏ cho sinh viên so với hình thức đào tạo theo niên chế nhƣ trƣớc đây. Vẫn biết rằng, chuyển đổi sang hình thức đào tạo theo tín chỉ là đi theo xu thế giáo dục của thế giới, ngƣời học sẽ chủ động sắp xếp thời gian, lựa chọn môn học, lựa chọn ngƣời dạy, chủ động điều chỉnh (hoặc rút ngắn hoặc kéo dài) thời gian đào tạo của mình. Tuy nhiên, đối với những sinh viên vẫn còn bỡ ngỡ với hình thức này (mà số lƣợng không phải là ít), việc nắm vững khung chƣơng trình đào tạo, đăng kí học hợp lý vẫn là một thách thức. Thực tế cho thấy, phần đa sinh viên luôn tất bật “chạy theo” chƣơng trình học để “trả nợ tín chỉ”. Đó là chƣa nói đến sự khập khiễng giữa lý thuyết với thực hành. Cho nên, không 820
  4. có gì khó hiểu khi phần lớn sinh viên sƣ phạm bộc lộ nhiều non yếu về kỹ năng nghề nghiệp. Thứ hai, thời gian dành cho việc rèn nghề của sinh viên chƣa thích đáng. Thời gian dành cho hoạt động tập giảng không nhiều, đã vậy, thời gian thực hành lại đƣợc phân bố vào cuối khóa học (tức là năm thứ 4). Nhƣ đã nói trên, ở các trƣờng đại học sƣ phạm, mỗi năm đều có một tháng trọng điểm, chính là tháng rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm. Ngoài những hoạt động mang tính chất bề nổi nhƣ thi nghiệp vụ sƣ phạm, thi giảng, thi viết chữ đẹp hay đồ dùng dạy học, hoạt động tập giảng của sinh viên sƣ phạm cũng đƣợc triển khai trong quãng thời gian này. Ngoài lịch giảng dạy và học tập bình thƣờng, cả thầy và trò của các khoa sƣ phạm đều phải “tranh thủ” thời gian cho thực hành. Chỉ trong khoảng thời gian ít ỏi, mỗi sinh viên chỉ đƣợc tập giảng một tiết để nhận sự đánh giá của giáo viên, do vậy, việc hình thành những kĩ năng, tác phong, nghiệp vụ sƣ phạm là điều xa vời. Để một tiết dạy thành công, ngoài việc nắm vững kiến thức bài học, ngƣời dạy phải có kĩ năng sƣ phạm vững vàng, tác phong linh hoạt - những điều cần một khoảng thời gian để luyện tập, bồi dƣỡng chứ không thể hình thành trong ngày một ngày hai. Chính cách tổ chức bố trí thời gian tập giảng quá gấp gáp và ít ỏi cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự non yếu trong nghiệp vụ của sinh viên. 2.2. Chúng tôi muốn dừng lại bàn thêm về hoạt động tập giảng của sinh viên, bởi đây chính là hoạt động trung tâm, quan trọng nhất của sinh viên trong quá trình rèn nghề. Qua nhiều năm tham gia hƣớng dẫn, đánh giá việc tập giảng của sinh viên, chúng tôi hiểu thêm về thực trạng chung mà sinh viên sƣ phạm gặp phải, đó chính là sự non yếu về phƣơng pháp dạy học. Không thể không đặt ra những thắc mắc: tại sao sinh viên sƣ phạm hiện nay lại yếu về khâu thực hành nhƣ thế trong khi các em đã đƣợc học hết những học phần của ngữ và văn, lý luận văn học, và đặc biệt là bộ môn phƣơng pháp? Tại sao có những sinh viên học rất khá, nhƣng lại không thể thực hiện một bài dạy chỉn chu, bài bản đúng nhƣ yêu cầu của chƣơng trình phổ thông? Trong tập giảng, sinh viên thƣờng mắc một số lỗi khá phổ biến, chẳng hạn, không kiểm soát đƣợc thời gian dạy học (thƣờng rơi vào một trong hai khả năng: hoặc không làm chủ đƣợc bài dạy, nói lan man, không có trọng tâm, cho nên giờ thì hết mà bài không chịu hết; hoặc là không biết cách triển khai bài giảng nên dẫn đến tính trạng thừa thời gian, không còn gì để nói); không có sự chủ động trong hoạt động dạy học, giao tiếp với học sinh còn hạn chế khiến bài dạy có rất nhiều thời gian chết và những “điểm mù”; trình bày bảng luộm thuộm; chƣa biết cách kết hợp giữa nói và viết... 2.2.1. Những hạn chế nêu trên có thể do nhiều nguyên nhân. Bƣớc đầu, chúng tôi xin nêu mấy nguyên nhân sau Thứ nhất, sinh viên còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với chƣơng trình phổ thông. Dù đƣợc trang bị nhiều kiến thức nền tảng về ngữ văn, về lý luận và phƣơng pháp, nhƣng 821
  5. khi tiếp xúc với nội dung chƣơng trình ngữ văn ở phổ thông, các em vẫn chƣa nắm vững phân phối chƣơng trình, dù trên thực tế, đây chính là phạm vi kiến thức mà các em phải tiếp xúc thƣờng xuyên, là yếu tố liên quan trực tiếp nhất đến nghề nghiệp của các em trong tƣơng lai. Thứ hai, chính vì còn bỡ ngỡ khi làm việc với sách giáo khoa ngữ văn nên sinh viên thƣờng phụ thuộc nhiều vào những tài liệu thiết kế bài giảng. Hiện nay, kiểu tài liệu này đƣợc bày bán trên thị trƣờng rất nhiều. Một số cuốn sách thiết kế đƣợc các nhà soạn sách uy tín biên soạn sẽ là tƣ liệu hết sức cần thiết để sinh viên tham khảo cách soạn giáo án. Tuy nhiên, bên cạnh đó có không ít những tài liệu đƣợc viết ra nhằm mục đích thu lợi nhuận, không đảm bảo chất lƣợng, thậm chí phản tác dụng nếu nhìn từ góc độ phƣơng pháp. Không thể phủ nhận rằng, đối với những sinh viên sƣ phạm lần đầu soạn giáo án để đứng lớp, những tài liệu tham khảo tốt sẽ giúp định hƣớng rất nhiều. Nhƣng nếu quá phụ thuộc vào chúng, ngƣời dạy sẽ mất đi tính tích cực chủ động và sự linh hoạt khéo léo khi xử lý bài dạy. Hệ quả của điều đó chính là sự lúng túng và phụ thuộc nhiều vào giáo án khi dạy học. Thứ ba, sinh viên thiếu sự đam mê với nghề, thiếu sự nhiệt huyết với công việc. Đôi khi, áp lực của lần đầu tiên đứng lớp (áp lực về việc đảm bảo thời gian, áp lực về chuẩn kiến thức, áp lực trong việc giao tiếp với học sinh) khiến sinh viên sƣ phạm tự gò mình vào những khuôn mẫu cứng nhắc. Chúng tôi nhận thấy hầu hết các em chỉ làm tròn vai của mình thôi chứ chƣa thực sự nhập cuộc với sự hứng khởi và say mê. Hiện nay, rất nhiều sinh viên có ý thức sử dụng các phƣơng tiện dạy học trực quan (nhƣ sách, tranh, ảnh, bảng phụ) để minh họa cho tiết dạy của mình, đồng thời áp dụng những phƣơng pháp dạy học tích cực (chia nhóm thảo luận, làm phiếu học tập...). Tuy nhiên, chỉ một số ít sinh viên biết cách sử dụng những dụng cụ dạy học một các hiệu quả, phát huy tối đa vai trò của nó, còn lại chỉ mang tính chất hình thức, đối phó. Thứ tƣ, khả năng sử dụng ngôn ngữ nói còn nhiều hạn chế. Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động giảng dạy. Nhƣng đây lại là một trong những điểm yếu rất phổ biến của sinh viên sƣ phạm. Ngôn ngữ trong dạy học có nét đặt trƣng so với những nghề khác, đó là ngôn ngữ diễn giảng kết hợp với ngôn ngữ đối thoại trực tiếp với ngƣời học. Ngoài sự hoạt ngôn, khả năng lập luận, sự biểu cảm, ngƣời dạy còn phải biết linh hoạt ứng biến trƣớc các tình huống giao tiếp với học sinh. Đây là kĩ năng mềm mà bất kì sinh viên nào cũng phải trau dồi, bồi dƣỡng. Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm cũng hƣớng đến kĩ năng này. Trong những nội dung của cuộc thi nghiệp vụ sƣ phạm hằng năm, không bao giờ thiếu phần thi diễn thuyết, hùng biện. Nhƣng ở phần thi này, thƣờng diễn giả đã học thuộc lòng bài viết về một chủ đề cho trƣớc, nên tác dụng rèn luyện không cao. Vì thế, ngay cả những diễn giả từng đạt điểm cao khi thi hùng 822
  6. biện, lúc đứng lớp, vẫn bộc lộ nhiều nhƣợc điểm: nói không linh hoạt, thiếu sự chủ động trong xử lý các tính huống sƣ phạm. 2.2.2. Những nhƣợc điểm kể trên đã đƣợc chứng minh qua các kì thực tập sƣ phạm. Vốn kiến thức chƣa vững, cộng với kĩ năng sƣ phạm còn khá mỏng, sinh viên khi đi thực tập đã gặp không ít khó khăn và bỡ ngỡ. Những khó khăn ấy không hẳn là những vấp váp đầu tiên trong công việc, nhƣng phải nói rằng, quãng thời gian gần hai tháng ở trƣờng phổ thông trung học là những thời gian trải nghiệm chân thật nhất, một tiết dạy trƣớc học sinh phổ thông dƣới sự đánh giá của những ngƣời giáo viên vốn đã dày dặn kinh nghiệm trong nghề hoàn toàn khác xa một tiết tập giảng trên giảng đƣờng đại học. Lúc đó, những kĩ năng, tri thức đã đƣợc tiếp thu, đƣợc bồi đắp ở trƣờng đại học, đặc biệt là những kiến thức về nghiệp vụ sƣ phạm trở nên quý giá và có ý nghĩa thiết thực. 3. Trƣớc những thực trạng nhƣ vậy, thiết nghĩ cần phải đề ra những giải pháp cụ thể và có tính thực tiễn để nâng cao kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Vấn đề quan trọng nhất, theo chúng tôi chính là tổ chức lại hoạt động rèn nghề sao cho hiệu quả đối với mỗi sinh viên chứ không chỉ có ích đối với một nhóm nổi bật. Hãy biến những cuộc thi nghiệp vụ sƣ phạm thành những diễn đàn rèn nghề, nơi mỗi sinh viên đều đƣợc thể hiện quan điểm của mình, đều đƣợc tham gia thử sức. Chẳng hạn, việc tổ chức cuộc thi viết bảng hoặc soạn giáo án trong khắp sinh viên khoa sƣ phạm sẽ là một phong trào có ý nghĩa khích lệ tinh thần tham gia tích cực chủ động của các em. Đối với hoạt động tập giảng và thực tập, kiến tập, cần phải “tích hợp” nhiều giải pháp cụ thể, đa chiều, từ nhiều cấp hữu quan, nhắm tới một số giải pháp sau: - Cần phải tạo ra một môi trƣờng “thuần sƣ phạm” trong đào tạo. Một mặt, nâng cao tiêu chí, vai trò, nhiệm vụ của một khoa sƣ phạm, mặt khác, phải tăng cƣờng những học phần phƣơng pháp hay những học phần mang đậm “tính chất sƣ phạm” trong đào tạo để sinh viên có điều kiện đƣợc bồi dƣỡng những tri thức ngành cần thiết. Phải đảm bảo sự cân xứng giữa khoa học cơ bản ngành và khoa học giáo dục. - Thiết lập mối liên kết giữa chƣơng trình phổ thông và chƣơng trình đại học. Chẳng hạn ở mỗi học phần nhƣ Văn học Việt Nam, Văn học nƣớc ngoài, Ngôn ngữ hay Lý luận văn học, giảng viên nên có thói quen liên hệ thực tế nội dung của phân môn mình với những nội dung đƣợc biên soạn trong sách giáo khoa ở chƣơng trình phổ thông. Nhƣ thế, một mặt, sinh viên sẽ đƣợc tiếp xúc với chƣơng trình phổ thông sớm hơn, nhiều hơn mặt khác những tri thức về ngữ, về văn sẽ là nền tảng vững chắc cho việc tiếp cận, phân tích những tác phẩm trong sách giáo khoa sau này. 823
  7. - Phân bố thời gian đồng đều cho hoạt động tập giảng của sinh viên. Nên cho sinh viên sƣ phạm tiếp xúc với công việc đứng lớp từ năm thứ hai, thứ ba ở đại học chứ không nên để đến năm thứ tƣ mới tổ chức hoạt động tập giảng cho sinh viên. - Cần phải tổ chức những chuyến thực tế của giảng viên khoa sƣ phạm tới các trƣờng trung học phổ thông nơi sinh viên đang thực tập nghề để dự giờ, đánh giá, từ đó có cái nhìn toàn diện về khả năng thích ứng của các em ở môi trƣờng trung học cũng nhƣ những cái đƣợc – chƣa đƣợc trong việc dạy học. Rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên là "câu chuyện trƣờng thiên". Những ý kiến của chúng tôi trong bài viết nhỏ này cũng chỉ mới là một góc nhìn, mặt khác, dừng lại nhiều hơn ở việc nêu lên thực trạng. Một vài đề xuất bƣớc đầu mới chỉ có tính chất gợi mở. Hiệu lực của nó phụ thuộc rất nhiều ở cách thực thi của các đối tƣợng liên quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Huy Dũng, (2013), “Những bất cập trong việc dạy nghề cho sinh viên sƣ phạm”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Về dạy học Ngữ văn ở trƣờng phổ thông Việt Nam, Nxb. Đại học Sƣ phạm, tr.981-986. 2. Phan Trọng Luận, (2013), “Về đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm ở các trƣờng Sƣ phạm”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Về dạy học Ngữ văn ở trƣờng phổ thông Việt Nam, Nxb. Đại học Sƣ phạm, tr.1053-1058. 3. Bùi Minh Tuấn, “Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, vai trò của trƣờng sƣ phạm rất lớn”, www.baomoi.com 824
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2