intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Màu Xanh Học Trò

Chia sẻ: đức Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

64
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một Có tiếng con mực sủa ngoài ngõ, Lên ở trần, nằm lơ mơ trên chõng chống tay ngồi dậy nhìn qua khung cửa sổ. Nắng trưa chói, Lên phải chớp mắt mấy cái liền. Chợt nó reo lên mừng rỡ : “Ý, thầy Tuyên tới”. Rồi vùng dậy, chạy ù ra ngoài ngõ, đụng cả vào võng anh Kéo nó nằm ngủ. Anh Kéo choàng mắt, càu nhàu : “Gì vậy mày ?”. Lên quay cười không đáp, chạy thẳng. Thầy Tuyên dắt xe Honda, chung quanh, thằng Tưởng, thằng Hạ, thằng Hiểu, đứa ngồi trên xe đạp, đứa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Màu Xanh Học Trò

  1. vietmessenger.com Nguyễn Thái Hải Màu Xanh Học Trò TỦ SÁCH TUỔI HOA Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 117, 118, 119, 120 và 121 Một Có tiếng con mực sủa ngoài ngõ, Lên ở trần, nằm lơ mơ trên chõng chống tay ngồi dậy nhìn qua khung cửa sổ. Nắng trưa chói, Lên phải chớp mắt mấy cái liền. Chợt nó reo lên mừng rỡ : “Ý, thầy Tuyên tới”. Rồi vùng dậy, chạy ù ra ngoài ngõ, đụng cả vào võng anh Kéo nó nằm ngủ. Anh Kéo choàng mắt, càu nhàu : “Gì vậy mày ?”. Lên quay cười không đáp, chạy thẳng. Thầy Tuyên dắt xe Honda, chung quanh, thằng Tưởng, thằng Hạ, thằng Hiểu, đứa ngồi trên xe đạp, đứa tì cằm lên ghi đông xe của thầy. Thằng Hiểu đang ngó ra sông. Lên quát con mực. Thấy chủ, con vật thôi sủa, vẫy đuôi mừng. Lên mở cổng, cánh cổng tre kêu cọt kẹt. Thầy Tuyên hỏi : - Ba má có nhà không Lên ? - Dạ, có anh Kéo em mới về phép thôi hà. Ba má em mới đi xóm…
  2. Nghe nói có anh Kéo ở nhà, thằng Hiểu đang lơ đãng nhìn ra sông, quay phắt lại hỏi : - Anh Kéo đâu rồi mầy, Lên ? Lên cười : - Ảnh ngủ, vô kêu dậy chớ khó gì. - Tao ưng ảnh ghê, bơi một cây. Hôm nay tao phải theo ảnh bơi qua bờ bên kia mới được… Thầy Tuyên ngạc nhiên : - Em bơi băng sông được lận, hả Hiểu ? Hiểu cười bẽn lẽn : - Đâu có thầy, em đeo phao, ảnh kéo qua đó chớ… Thầy Tuyên cười : “Tưởng gì chớ ra vậy đó”. Rồi mấy thầy trò dắt xe vào ngõ nhà thằng Lên. Con mực hồi nãy sủa ghê, giờ lặng thinh cúp đuôi theo sau. Lên đóng cổng rồi mới theo vào sau cùng. Anh Kéo đã thức dậy, vừa rửa mặt xong, chào hỏi thầy Tuyên : - Lâu quá mới gặp thầy, thầy còn nhớ tui không ? - Sao không, kỳ gặp anh lần chót năm rồi, tôi nhớ, hai đứa mình bơi băng sông đua đó. Tôi thua anh tới mười phút, mất một chầu cơm rượu bao… Anh Kéo cười, rủ : - Lần nầy bơi nữa nghe thầy. Lâu quá mới về phép, tui nhớ sông ghê, ngặt đi bơi mà không có bạn, buồn lắm… Thằng Hiểu xen vào : - Cho em đeo phao theo nghe anh Kéo. Em ham hái mận bờ bên kia quá, mùa này chắc trái nhiều… - Mầy chỉ có vậy… Anh Kéo nhìn thằng Hiểu nói, rồi lại quay sang thằng Lên : - Hổng kéo ghế cho thầy sao mầy, Lên. Tụi thằng Hiểu nữa, kéo ghế ngồi chơi một chút cho đỡ mệt rồi ra sông tắm… Tiếng kéo ghế vang lên. Có cả tiếng quạt phành phạch nữa. Thằng Tưởng cởi nút áo, gấp tờ báo làm quạt. Tất cả chia làm hai phe, hai người lớn nói chuyện, hỏi han nhau, tụi nhỏ ngồi tán dóc. Thằng Tưởng mở đầu : - Mùa này mùa mận hả Lên ? - Ừa, hồi về, tụi mầy ra vườn hái ít trái đem về làm quà. Vườn nhà tao năm nay sai trái ghê. - Còn mía ?
  3. - Cũng bộn, bưởi nữa… Thằng Hạ tắc lưỡi : - Nghe nói bưởi, tao thèm ghê. - Hồi nữa ăn chớ lo gì. Thằng Hiểu góp ý : - Làm gỏi ăn nghe mầy, tao ưng món đó. Thằng Hạ mới đi lần đầu, cũng là dân tỉnh khác mới tới, chưa biết mới hỏi : - Gỏi gì dó ? Lên đáp : - Gỏi bưởi chua. Tao kể cho nghe, nè, bưởi chua hé, đu đủ già hé, bông mít hé, đậu phọng rang hé, thêm tôm khô, nước mắm ớt. Đem trộn chung lại… Hạ suýt xoa : - Nghe bắt thèm… Lên hứa : - Chút tắm rồi, tao làm cho ăn. Thầy Tuyên nói chuyện, bỏ dở, góp : - Chà nghe tả mà thèm, nè Lên, có làm thì dành cho thầy chút nghe. Lên cười : - Thầy nói vậy chớ… Em trộn cho thầy với anh Kéo một dĩa thiệt bự. Anh Kéo trở lên nói với thầy Tuyên : - Ở nhà có mình nó trộn gỏi, làm mắm ớt ngon nhất đó thầy. Má tui dạy nó mà còn thua nó nữa thì thầy biết… Thầy Tuyên cười, thằng Lên bẽn lẽn. Hai người lớn lại tiếp nối câu chuyện dở dang. Bọn trẻ cũng thế, đứa nào cũng ham góp chuyện. Chỉ có thằng Hạ là hơi ít nói. Dù gì, nó cũng còn lạ, ưa nhìn quanh quẩn trong nhà, có lúc nhìn ra sông phía trước. Nắng dịu và có gió mát. Một lúc, đã hết mệt, thầy Tuyên mới hỏi bọn học trò : - Tắm chưa mấy em ? Bọn trẻ nhao nhao lên : - Tắm thầy ! Giờ này mát lắm… - Anh Kéo nhớ cho em đeo phao theo qua sông nghe. - Đem theo mía xuống gặm nghe mầy, Lên.
  4. Thầy Tuyên và anh Kéo đứng lên, gật đều hết. Ai cũng cười. Bọn trẻ mừng, cởi áo quần dài máng vào đầu chõng thằng Lên, trần xì có chiếc quần đùi. Thoáng một cái, tất cả đã ùa ra ven sông trước nhà Lên. Thằng Hạ nhanh chân hơn cả, chạy nhanh ra chiếc cầu gỗ nhỏ bắc nhô ra ngoài sông, nhảy ùm xuống, nước bắn tung tóe. Ai thấy cũng náo nức muốn xuống tắm. Thầy Tuyên đứng trên bờ, nói vọng xuống : - Nè Hạ, tắm gần bờ thôi nghe, coi chừng bị vọp bẻ đó… Thằng Hạ vừa bơi vừa dạ gọn. Thằng Tưởng và thằng Lên cũng xuống liền đó, bơi đến bên thằng Hạ, nói : - Đừng lo, có gì có tụi tao đây. Dân Cù-lao chớ bộ… Rồi ba đứa rủ nhau bơi đua, chỉ ven bờ. Khúc sông bị khuấy động, sóng lăn tăn thật xa. Thầy Tuyên nhìn theo thằng Hạ, dặn một lần nữa : - Nhớ nghe Hạ, coi chừng vọp bẻ. Tiếng thằng Hạ dạ từ xa vọng lại. Đằng này, thằng Hiểu cũng đã khoác phao vào mình, nóng lòng nói với anh Kéo : - Qua sông chưa anh ? Anh Kéo cười : - Mầy theo qua sông thiệt sao Hiểu ? - Dạ. Thầy Tuyên dặn : - Cẩn thận đó nghe ! Hôm nay thầy chịu trách nhiệm với ba má mấy em về mấy em đó. Đừng để xảy ra chuyện gì hết mới được… Hiểu vâng dạ. Được qua sông là Hiểu thích rồi, bảo gì mà nó không nghe theo. Vì nhất định hôm sau đi học, nó có quyền ba hoa với tụi bạn cùng lớp rằng “tao bơi qua sông”, và tụi bạn nó sẽ phục sát đất. Bơi qua sông chớ bộ, dễ gì đứa nào bơi được ? (thằng khôn ghê, chỉ nói là bơi qua sông chớ không nói rõ là đeo phao theo anh Kéo qua sông !). Thằng Hạ cũng đang sung sướng, nó vùng vẫy dưới nước thỏa thích, trong lúc thằng Tưởng, thằng Lên thôi bơi, lên bờ lấy mía, rồi trở xuống sông, gặm ngon lành. Mía nhà thằng Lên mập, mọng nước mà mềm. Thằng Tưởng bẻ một khúc ném về phía bạn : - Nè, của mày nè. Hạ bơi đến vớt khúc mía, đưa lên miệng gặm. Mía ngọt, nó lim dim mắt, thả mình bềnh bồng trên mặt nước, nghĩ đến chuyện hồi sáng này. Gia đình Hạ mới tới tỉnh này có mấy tháng, nó học trường công nên được chuyển đến học tiếp đệ lục ở N.Q, trường công lập của tỉnh. Nhờ khá, Hạ có bạn thật mau. Các thầy, các cô, phần đông cũng chú ý đến, nhất là thầy Tuyên. Thầy Tuyên lại ưa cùng bọn thằng Tưởng đi bơi ở khúc sông trước nhà thằng Lên. Hạ biết chuyện, nghe thầy nói bữa nay đi tắm, mới xin theo. Thầy Tuyên ưng, nhưng ba má nó không chịu, nói nó ưa bị vọp bẻ, đi tắm sông sợ nguy hiểm. Biết rõ, thầy Tuyên mới khuyên nó ở nhà. Hạ nghe lời nhưng buồn, nó có vẻ không còn hăng hái học nữa. Biết ý học trò, thầy Tuyên chiều nó một lần sáng nay cố xin cho nó được đi. Hạ mừng ghê, nó hứa sẽ học lý hóa môn thầy Tuyên dạy thật cừ.
  5. Nhưng học lý hóa có cừ hay không thì phải đợi thi xong lục cá nguyệt rồi mới biết, chớ còn về môn gặm mía, Hạ quả là cừ ! Nó ăn hết khúc mía thật mau. Thằng Tưởng phải đưa thêm cho bạn khúc mía nữa. Ba đứa bạn dầm mình dưới sông gặm mía, mắt dõi về phía giữa sông. Anh Kéo, thầy Tuyên và thằng Hiểu nhấp nhô giữa những đợt sóng nhỏ. Họ đã ra giữa dòng. Thằng Tưởng thấy tức cười, cười hoài khi nhìn thằng Hiểu đeo phao được anh Kéo dìu qua sông. Anh Kéo bơi vẫn cừ, chỉ với một tay, còn tay kia, dìu thằng Hiểu. Vậy mà vẫn theo kịp thầy Tuyên. Nắng vẫn còn, chiều ngang con sông được ba người kia thu ngắn dần. Ba đứa ở bờ bên này cùng tưởng tượng chút nữa, họ trở về, thế nào cũng có ít mận bờ bên kia làm quà. Chợt thằng Hạ chép miệng : - Không biết chừng nào tao bơi được như anh Kéo… Tưởng cười : - Chắc không được quá. Mầy ưa bị vọp bẻ, tập bơi hoài nguy hiểm. Hạ biết chỗ yếu của mình, lại chép miệng : - Tao xui ghê. Rồi nó giận, không biết là giận ai nữa, chắc là giận trời, nổi khùng, ném vụt khúc mía đang ăn dở, nhoài mình bơi thẳng. Nước tung tóe lên mặt nó ran rát. Hai Giờ ra chơi, không đứa nào thấy thằng Hiểu đâu cả. Mãi lúc chuông reo vào lớp, học sinh vào gần hết, mới thấy nó le te bước vào. Thầy con chưa cho ngồi xuống, thằng Tưởng đã huých tay bạn hỏi : - Nãy giờ mầy đi đâu vậy Hiểu ? Hiểu cười tủm tỉm, ra vẻ bí mật : - Chút tao nói cho nghe. Thầy cho ngồi xuống, hàng loạt tiếng động vang lên. Giờ vạn vật thầy ưa hỏi bài, tiếng lật tập, tiếng dò bài là nhiều hơn cả. Bọn thằng Tưởng nghịch nhưng đều khá, không đứa nào dò bài, mà lo hỏi chuyện thằng Hiểu. Chỉ có ba đứa ngồi cùng bàn, Hiểu, Tưởng, Hạ ; thằng Lên ngồi tuốt bàn chót, ngóng lên sốt ruột. Mãi lúc thằng Hạ hỏi, Hiểu mới chịu nói : - Tụi lục ba hẹn chủ nhật tới đá banh đó. Chỉ mấy tiếng đó là thằng Tưởng, thằng Hạ hí hửng. Vài đứa khác cũng biết, chuyền dần tin này đi. Lên nghe được, tự nhiên cười và nghĩ đến trận banh sắp tới. Mấy đứa có trong hội banh của lớp dần dần biết tin hết. Một vài đứa trước đó, không thuộc bài sợ xanh mặt, lo dò bài, giờ quên tuốt luốt. Đứa nào cũng vẽ trong óc hình ảnh trận đá banh sắp tới. Hai ba đứa nói chuyện, hẹn phải hạ bọn lục ba mấy bàn trắng. Thầy đang trả bài, thấy ồn, mới gõ thước. Cả bọn nín khe. Đến lượt thằng Tưởng bị trả bài, nó đang ba hoa với thằng Hạ về thành tích chiến thắng của lớp, nghe gọi tên, giật mình, vơ vội cuốn tập lên bàn thầy. Nó chỉ tạm quên chuyện đá banh trong lúc trả bài, xong, thầy vừa trả tập, nó lại nghĩ đến chuyện này ngay. Thầy vạn vật nhìn nó cười hỏi :
  6. - Hồi nãy ngồi dưới có chuyện gì vậy Tưởng ? Tưởng cười cười, gãi đầu, ấp úng : - Đâu có thầy… Nó nghĩ, về đến chỗ, nó sẽ thôi nói chuyện để thầy khỏi để ý. Nhưng ngồi rồi, nó lại không yên, lại quay sang thằng Hạ nói chuyện. Thằng học trò giỏi này ham chuyện, hỏi : - Cho tao đá banh với được không ? Tưởng cười, tròn mắt : - Mầy mà cũng biết đá banh ? - Ừa. Tưởng quay sang Hiểu, nói : - Thằng Hạ biết đá banh đó mầy. Hiểu hỏi : - Cừ không ? - Ai biết được. Thầy đã thôi trả bài, ngồi nhìn hai đứa nãy giờ mà không đứa nào biết. Lúc thầy gọi “Hiểu”, hai đứa mới giật mình, hoảng, thằng Hiểu dạ một tiếng. Thầy hỏi : - Nói chuyện gì đó ? Hiểu đứng dậy, ấp úng muốn nói lại thôi. Thầy lại hỏi : - Tưởng, đứng coi, nói chuyện gì vậy ? Tưởng đứng dậy nhìn Hiểu. Hai đứa im thin thít. Bàn có bốn đứa, hai đứa đã bị đứng dậy, thằng Hạ ngồi kế thằng Tưởng, lo lắng, đợi đến phiên. Nhưng thầy không hỏi đến nó, mà hỏi thằng Tứ ngồi sau lưng Tưởng. Thằng này thưa thật : - Thưa thầy… tụi nó nói chuyện đá banh… Mới nghe tới hai chữ đá banh, lớp đã ồn ngay. Bọn học trò hỏi nhau : - Hồi nào đá banh đó mầy, Đông ? - Sao hồi nãy hổng nói cho tao biết… - Đá banh hả ? Sướng ghê, tụi mình đi ủng hộ cho đông mới được. Thầy đập thước, tiếng ồn ào bàn tán chỉ bớt đi chớ không hết hẳn được. Biết tiếng lớp lục hai này ham đá banh, thầy tha cho hai thằng Tưởng, Hiểu. Hai đứa được ngồi xuống, nhìn nhau cười. Vui, thầy hỏi : - Chừng nào đá banh Tưởng ? Thằng Tưởng mới ngồi xuống, nghe thầy hỏi vội đứng lên đáp :
  7. - Chủ nhật này nè thầy. - Với ai đó ? - Với lớp lục ba ạ. Thầy cười : - Có vậy mà hồi nãy dấu ! Bọn học trò thấy thầy vui, được thể, hỏi chuyện nhau ầm lên. Thầy phải gõ thước mấy tiếng, lớp mới tạm im. Và bắt đầu bài viết mới. Cả lớp, đứa nào cũng tay viết bài nhưng óc nghĩ đâu đâu. Hết giờ vạn vật, cô công dân còn chưa tới. Thầy vạn vật mới lấy giấy bút ghi tên “cầu thủ” : - Ê, Lộc, mầy đá không ? - Đá là cái chắc, ghi tên tao vào đi, ghi luôn thằng Phu nữa. - Biết rồi, mầy với nó mà. Còn thằng Ngọc nữa, đá không ? - Còn lâu mới không, tao đi hậu vệ đó. Bọn khác, không là “cầu thủ” thì bàn tán về hội banh của lớp mình. - Thằng Lê gôn hả ? - Chớ còn thằng nào. Tay nhựa, bắt banh là dính… - Thằng Tưởng tao ưng nhất đó, nó sút thiệt ác, cú nào cũng đáng giá… - Thằng Phu thì suya ngón lừa, cừ ghê. Chợt cả lớp im thin thít, đứng cả dậy. Cô công dân vừa vào tới. Cô hiền nhưng rất ghét lớp ồn ào. Bọn lục hai khôn, biết vậy, không nói chuyện trong giờ công dân bao giờ. Chỉ khi nào cô vui, không còn bài giảng, cho nói chuyện, chúng nó mới nói. Thành ra cô cưng lớp lục hai nhất. Kỳ đệ nhất lục cá nguyệt rồi, cô cho điểm hạnh kiểm hai mươi tới hơn nửa lớp, những đứa còn lại cũng mười tám, mười chín. Hôm nay cô không hỏi bài, chỉ giảng bài mới và hứa sẽ kể chuyện cho nghe. Gì chớ kể chuyện thì cô nhất rồi, giọng cô hay và thường, truyện cô lựa để kể cũng hay nữa. Gần trăm con mắt nhìn cô, lắng nghe. Nắng dịu đi nhiều, nhưng chút nữa tới giờ về, chắc thế nào cũng gắt lên. Bọn trẻ bây giờ ngồi im vậy đó, vì ham nghe cô công dân kể chuyện, nhưng rồi tới giờ về, đố khỏi chúng nó không trở lại chuyện đá banh. Tâm hồn bọn trẻ như cơn nắng. Ba Nằm ở đầu con dốc “kỷ niệm” trong một khu đất rộng, thấp, về phía phải, trường N.Q có hai dãy, cả thảy gần hai mươi lớp học. Ngoài cùng, gần lộ, là phòng thí nghiệm, ít được sử dụng lắm, hay dùng làm lớp sinh ngữ. Văn phòng đặt ở phòng đầu dãy trước, cạnh là phòng giáo sư. Dãy trước toàn lớp lớn, đệ tứ tới đệ nhất (có lẽ để khỏi làm ồn đến văn phòng). Bọn nhỏ học ở dãy sau, cách dãy trước một khoảng sân rộng, trải đá vụn xanh. Giữa sân là cột cờ, chung quanh trồng bông.
  8. Lớp lục hai ở phòng bìa tầng dưới dãy sau. Lớp lục ba kế cận. Buổi con trai thường thứ hai, ba, tư học chiều ; năm, sáu, bảy học sáng ; buổi con gái ngược lại. Hôm nay là thứ sáu. Còn sớm lắm, mới chừng bảy giờ rưỡi. Bọn lục hai đã có mặt gần đủ trong lớp. Thằng Tưởng lo sắp xếp đội cầu - Thằng Hạ mới vô cho đi tiền vệ nghe, tụi mày ưng không ? Nhiều đứa bằng lòng, nhưng cũng nhiều đứa không chịu, lấy cớ chưa biết tài thằng Hạ ra sao. Thằng Tưởng phải lấy biểu quyết, kết quả là thằng Hạ được như ý. Hạ sướng ra mặt, cười nói không thôi. Tụi bạn đứng cạnh nó căn dặn : - Nhớ sút cho ngon nghe mày. Tụi lục ba cũng cừ lắm. Lần trước, mình suýt thua nó đó, gần hết giờ thằng Tưởng mới sút được… - Bên đó thằng Cường ưa chơi xấu lắm đó, coi chừng nó đá cẳng… Hạ nghe tất cả. Nó nhủ sẽ hết sức cố gắng, cố gắng như đã cố gắng học. Mới thi quốc văn đệ nhị lục cá nguyệt tuần trước, hôm qua cô trả bài thi, Hạ được nhất. Nó mơ sẽ thành người hùng của trận banh chủ nhật này. Thằng vẫn ưa vậy, mơ mộng. Thằng Tưởng sắp xếp đội cầu xong, thở nhẹ nhõm. Nó hẹn : - Chiều thứ bảy đi tập nghe. Tất cả cùng đồng ý. Những đứa khác hứa ủng hộ tinh thần. Thằng Thông ỷ nhà giàu, nói bao cả đội cầu một chầu nước đá chanh. Cả bọn vỗ tay hoan nghênh. Xong cả lớp ùa ra sân, chờ giờ chào cờ, vào lớp. Thằng Tưởng khoác vai bạn cùng bước ngược ra phía cổng trường. Thằng Hạ, hai tay ôm cặp đặt sau lưng (thằng ưa ôm cặp vậy) thong thả đếm bước. Buổi sáng, trời trong không một sợi mây. Hai đứa bạn đi bên nhau im lặng. Tiếng xào xạo của bước chân chúng nó trên lớp đá xanh vang nhẹ, hòa lẫn muôn ngàn tiếng động khác, cũng tiếng chân trên đá, hoặc tiếng trò chuyện, cười đùa. Đến ngang phòng Tổng giám thị thì hai đứa đụng đầu với hai thằng Hiểu, Lên đi vòng phía ngược lại. Bộ bốn rảo ngang dảy trước. Chúng nó trở nên bé nhỏ hẳn giữa các anh lớp lớn. Thằng Lên chỉ vào một phòng học, nói: - Biết chừng nào mình lên tới lớp này, tụi mày hé ? Thằng Hạ : - Còn lâu lắm… Tưởng phụ họa : - Phải chi tới hồi đó vẫn bốn đứa học chung thì vui ghê. - Ừa… cầu trời… Thầy vạn vật đi ngang, bốn đứa cúi chào. Thầy cười, nói : - Tuần tới về học bài nghe, làm bút vấn đó. Bốn đứa cùng dạ. Thầy vạn vật đi về phía phòng giáo sư. Thằng lên ngoái nhìn thầy, nói :
  9. - Ổng vui ghê tụi mày hé ? - Ừa, nhưng chắc không bằng thầy Tuyên được… “Bằng thầy Tuyên”. Cả bốn đứa, không đứa nào, vào một lúc nào đó, lại nghĩ rằng có một giáo sư chúng đã và đang học bằng Thầy Tuyên, vị giáo sư lý hóa đã cho chúng thật nhiều kiến thức, không chỉ trong phạm vi môn học, mà còn nhiều phạm vi khác. Thằng Hạ nghĩ nhiều về thầy Tuyên. Ngày mới đến học, Hạ đã nghe bạn bè xầm xì về thầy lý-hóa, bảo đó là ông thầy khó nhất trường. Thầy Tuyên không phải giáo sư đệ nhất cấp, thầy dạy đệ tam, nhị, nhất lận nhưng thấy lớp lục có giờ lý hóa trống, thầy lại muốn tiếp xúc với học trò nhỏ, tình nguyện xin dạy. Hạ sợ ghê, mà chẳng riêng gì nó, đứa nào cũng sợ thế cả. Đứa nào cũng nghĩ thầy dạy lớp lớn là phải khó, mà đã khó thì… Hồi chưa thi đệ nhất lục cá nguyệt thầy Tuyên hỏi bài lu bù. Mà có hỏi bài theo lối thường đâu, kỳ nào cũng bắt phải học từ đầu. Đứa nào đứa nấy xanh mặt hết. Một lần, Hạ bị kêu trả bài, thầy hỏi tận bài đầu, nó quên. Thầy vo tròn một con không trong sổ chờ sẵn, may, nó đáp đúng câu thứ hai, nên mới được chín điểm trên hai mươi. Sau lần đó, Hạ sợ luôn, về học bài thật kỹ. Học kỹ, thầy lại ít hỏi, lâu thật lâu mới kêu một lần. Dần dần, cả lớp đều khá lý-hóa. Nhưng khá thì khá, học thuộc thì thuộc, chứ tới giờ thầy kêu trả bài, đứa nào cũng vẫn xanh mặt. Có khi thuộc mà trả ấp úng ; sợ quá mà. Kỳ đệ nhất lục cá nguyệt, thầy cho bài hơi khó – Hạ có đem đố bọn lục ba, tụi này giải không được – nhưng lớp lục hai chỉ có một đứa dưới trung bình. Thằng Hạ những mười tám, hạng nhất. Cả lớp bắt đầu thấy sự ích lợi của cái khó của thầy Tuyên. Thầy cũng tự nhiên bớt khó khăn, ít hỏi bài, nhưng chẳng có đứa nào dám bỏ bài không học, chỉ sợ thầy kêu trả bài bất kỳ mà không thuộc thì… số không là cái chắc ! Cho đến thằng Hiểu, thằng Lên thầy quen biết từ trước niên học mà còn có lần bị điểm không nữa là. Thi lục cá nguyệt rồi, gần tết, bọn lục hai mới rõ thầy Tuyên. Vui lắm. Thầy hay đi bơi, lần nào cũng ghé nhà thằng Lên. Bọn thằng Tưởng, thằng Hiểu, và mới đây, Hạ, thường đi theo. Đứa nào cũng thích cả. Và tự nhiên, chúng hết thấy thầy Tuyên là khó, cả môn lý hóa của thầy nữa. Dễ ợt. Một lần, thằng Hạ bậm gan hỏi thầy vì sao dạo này thầy ít kêu trả bài, thầy Tuyên hỏi lại : “Mà các em có học bài không ?”, Hạ đáp có. Thầy Tuyên cười, nói : “Đó, mục đích tôi chỉ có thế, là mong các em chịu học bài. Từ đầu năm, tôi đã khó khăn bắt các em làm việc hết sức, sự cố gắng làm các em quen dần, để bây giờ, các em chịu học đều. Các em học bài hết thì tôi còn bắt trả bài làm chi”. Hạ phục thầy ghê. Và nó mới hiểu được ý thầy. Thầy khó là chỉ mong cho học trò khá. Tuần tới thi toán lý hóa đệ nhị lục cá nguyệt rồi đây, nhất định Hạ phải đứng nhất mới được. Nó quyết giật cho được không những phần thưởng hạng nhất lớp lục hai mà còn cả phần thưởng đặc biệt của trường nữa. Phần thưởng dành cho học sinh nào từ đệ thất đến đệ tứ đứng nhất nhiều môn hơn cả. Có cả thẩy chín môn, thằng Hạ nó đã nhất tới bảy, nhì vẽ, năm nhạc, kỳ đệ nhất lục cá nguyệt rồi. Nghĩ đến ngày được lãnh phần thưởng đặc biệt, thằng Hạ cười một mình. Thằng Tưởng đi cạnh Hạ, thấy bạn cười, mới hỏi : - Cười gì vậy mày ? Hạ đáp : - Tao nghĩ tới chủ nhật nầy… - Bọn mình sẽ hạ tụi lục ba hai bàn trắng phải không ? - Đâu có, ba bàn lận.
  10. - Không, năm bàn mới được… Bốn đứa tranh nhau nói, rồi cùng cười. Mỗi đứa theo một ý nghĩ. Bốn Bỏ hai tuần không hỏi bài, hôm nay, thầy Tuyên lại giở sổ “ngắm” tên học trò. Cả lớp ngồi im thin thít. Có đứa cúi dò bài, có đứa ngồi im dáng tin tưởng. Thầy Tuyên lướt cây bút đỏ dọc theo cuốn sổ từ từ ! Cây bút dừng lại một chỗ đầu sổ. Những đứa có tên ở khoảng đó muốn đứng tim luôn, xanh mặt nhìn thầy. Tiếng thầy Tuyên thật rõ : - Nguyễn Sơn Đông. Có tiếng sột soạt chỗ thằng Đông, nó cầm tập len ra đầu bàn, lên bàn thầy. Những đứa vần A, B, C, D thở phào, chúng biết thầy Tuyên chỉ gọi xuống, không bao giờ gọi ngược lên. Vài đứa gấp tập ngồi nghe thằng Đông trả bài. Tiếng nó đều : - Một vật dìm trong một chất lỏng bị chất lỏng ấy đẩy từ dưới lên trên theo đường thẳng đứng với một sức bằng trọng lượng của thể tích chất lỏng bị di chuyển… Tiếng thầy Tuyên hỏi : - Sức đẩy của chất lỏng có phụ thuộc trọng lượng vật và bề sâu chất lỏng không ? Thằng Đông ngần ngừ rồi đáp : - Dạ… không… - Chắc không ? Đông cười nhẹ : - Dạ… chắc… Thầy Tuyên cười, trả tập nó. Đông về chỗ, quay xuống, le lưỡi cười. Thế là “thoát nạn”. Cây bút đỏ của thầy Tuyên lại di chuyển xuống. - Trần Thiếu Hạ. Mới nghe đến Thiếu, thằng Hạ đã đứng lên, len qua thằng Huỳnh lên bàn thầy. Thầy Tuyên nhìn nó cười nhưng Hạ cười không được. Dù học khá, Hạ vẫn thấy run. - Em nói định luật Mariotte xem nào. Hạ nghĩ nhanh rồi đáp : - Dạ… khi nhiệt độ không đổi, thể tích của một trọng khối tỉ lệ nghịch với áp suất… Thầy Tuyên tiếp : - Công thức V trên VI bằng P trên PI… Thằng Hạ biết thầy hay cố ý hỏi sai, đáp : - Dạ không. V trên VI bằng PI trên P.
  11. Thầy Tuyên gật đầu, rồi lại hỏi tiếp : - Lý tính của clor. Rồi, hóa học rồi, môn tủ của thằng Hạ. Nó đọc ro ro, bọn bạn ngồi dưới nghe mà thèm : - Clor là một chất khí màu vàng, mùi khó ngửi, tỉ trọng… Mỗi đứa chỉ hai câu hỏi, thằng Hạ coi như thoát. Nó trở lại chỗ, cười. Đứa nào cũng thế, trả bài xong, thấy thuộc là cười. Và lúc nó cười là lúc nó quên tuốt hết, có khi hỏi lại nó rằng thầy vừa hỏi gì, chưa chắc nó đã nhớ nữa. Thằng Hạ thì chuyên môn vậy, nó nhớ bài chứ ít chịu nhớ những chuyện nhỏ nhặt như thế. Thằng Hiểu khen bạn : - Mầy nói lẹ ghê, câu V VI, P PI đó… Hạ ngớ ngẩn : - V, P cái gì ? Thằng Hiểu định nhạo bạn, thì có tiếng thầy Tuyên. Nó hoảng, lấy tập lên. Hú hồn, mới dò bài tối qua. Rồi cũng hai câu hỏi, Hiểu đáp xong, trở xuống. Một đứa khác lên, kế, là thằng Lên. Lúc thằng Lên bị gọi tên, mấy đứa bạn thân hôm nọ đi tắm với thầy Tuyên cùng hiểu ý thầy. Nhất định sẽ đến lượt thằng Tưởng. Đừng tưởng là được đi chơi với thầy mà không bị kêu trả bài. Thầy Tuyên là vậy đó, đi chơi là một chuyện, học là một chuyện. Quả nhiên, một lúc sau, đến lượt thằng Tưởng. Tưởng biết trước dò bài lại một lần cho chắc, trả lời suông sẻ. Lúc nó trở về, thầy Tuyên cũng gấp sổ điểm lại. Tiếng nói chuyện bắt đầu. Những đứa không bị gọi trả bài thở phào mừng. Sách vở lật nghe sột soạt. Giữa những tiếng động ồn ào, tiếng thầy Tuyên vang lên : - Vật lý thầy đã dạy hết, giờ sang phần sau của hóa học. Rán nghe, quan trọng lắm đó. Các em viết đi… Khái niệm về acid, baz… Bọn học trò thôi nói chuyện, cúi xuống, nắn nót viết tựa bài. Và bài học mới bắt đầu. Lớp im, chỉ có tiếng giảng. Thỉnh thoảng, một đứa đứng lên hỏi điều không hiểu. Lớp học với giáo sư và học trò hiểu nhau, học thật tiến bộ. Không khí nghiêm nhưng cởi mở. Tất cả như quên mất thời gian. Nhưng thời gian cứ trôi, hai giờ lý hóa hết. Tiếng chuông kéo tất cả khỏi bài học. Thầy Tuyên xoa tay, gấp sổ, viết tựa bài giảng. Học trò cất tập, sách, nhưng chưa ra. Vài đứa ngóng nhìn ra sân, bấy giờ đã có khá đông học sinh các lớp khác. Thầy Tuyên bước khỏi bục gỗ, đứng ở bàn đầu, khoác tay ra hiệu cho học trò im rồi hỏi : - Chiều mai đá banh phải không mấy em ? Bọn học trò tranh nhau trả lời : - Đá với lục ba đó thầy… - Chiều nay tụi em tập đó thầy… Thầy Tuyên lại hỏi : - Thầy Sơn có đi không, mấy em ?
  12. - Dạ có, thầy Sơn đi với lục ba. Thầy đi với bọn em thầy. Thầy Tuyên gật đầu : - Được rồi, tôi đi ủng hộ mấy em… Bọn trẻ reo mừng, những câu nói vang lên không biết tự đứa nào làm thầy Tuyên thấy… kỳ kỳ… nhưng vui : - Thầy đi tụi bay ơi… Thầy ủng hộ mình… - Thầy bao nước đá cho đội banh nữa… - Đâu có, thầy bao cả lớp lận. Thầy Tuyên cười hoài, cho cả lớp ra, còn nói : - Mấy em nghe nè, tôi không có hứa gì đâu nghe… Thầy nói rõ ràng vậy mà tụi học trò vẫn làm bộ : - Đó, tụi mày nghe không, thầy hứa đó… Năm Khi không, chiếc xe đạp xì lốp, có chán không. Thằng Lên càu nhàu một mình, vùng vằng với chiếc xe, đứng tần ngần một chút rồi bước vào nhà, đi tìm má nó. Bà Năm ngồi nhặt rau. Thằng Lên ngồi xuống cạnh má, gãi gãi đầu nói : - Má… Má cho con mấy đồng vá xe đạp. má… Má nó la : - Xe gì mà xì lốp hoài, mới tuần trước đây mà… - Bị nó xì chớ con có muốn vậy đâu… - Nè… tiền… Vá xe rồi về tao nhờ công chuyện. Lên ngạc nhiên : - Chuyện gì vậy má ? - Chút nữa về tao nói… - Nói giờ đi má. - Ừa thì nói… Qua bên thím Lung mua hụi dùm tao… Cái chân tao còn đau ghê… Lên buột miệng : - Ý… đâu được má… Má nó hỏi : - Gì hổng được ? Tao sai mày không được à ?
  13. Lên ấp úng : - Má… nhưng mà… con mắc… mắc đi đá banh mà… má. - Bỏ đá banh không được sao ? - Đâu được má, con làm gôn mà nghỉ nỗi gì… - Gôn với ghiếc… Bà Năm than nhỏ rồi thôi, im lặng suy nghĩ. Lên im lặng theo. Một lúc, má nó mới nói : - Thôi, mày đi đâu thì đi… Lên mừng rú, chạy vội ra hè dắt xe đạp đi vá. Nó chỉ còn nghĩ tới trận banh chút nữa nó tham dự. Chỗ vá xe không xa, cách nhà Lên chừng trăm thước. Mấy chiếc cột cũ chống đỡ cái mái rơm đen thui là chỗ chú Nhờ vá xe. Chú Nhờ bắt chuyện trước : - Xe mày sao ưa bể bánh quá vậy Lên ? - Không biết sao kỳ vậy nữa, mới tuần trước bể… - Cái ruột xe mày tao coi bèo nhèo ghê rồi đó, về xin tiền ba má thay cái mới đi… Lên cười trước câu nói dụ của chú Nhờ : - Thôi chú… để đi đỡ… - Mày… thiệt… cha nào con nấy có khác… Hà tiện hệt như anh Năm… - Hà tiện gì đâu chú… - Còn hỏi nữa. Tao nói đừng buồn nghe, coi ba mày đó, quanh năm tao hổng thấy bận đồ tốt lấy một lần… Lên chống chế : - Bị… ổng không muốn bận đó chớ… Chú Nhờ cười cười : - Đó… vậy mới là hà tiện… Tự nhiên, Lên đỏ mặt. Nó thấy hình ảnh ba nó hiện ra. Chú Nhờ nói đúng, ba nó có vẻ hà tiện quá. Gì đâu mà quanh năm chỉ mấy bộ đồ cũ thay đổi. Mà nhà có nghèo túng gì đâu, cũng tàm tạm. Còn chiếc xe đạp của nó nữa. Hồi học lớp nhất, ba nó hứa nếu nó đậu vô đệ thất trường công, ổng thưởng cho chiếc xe mới. Vậy mà tới năm nay, gần cuối năm đệ lục rồi, Lên vẫn phải đi xe đạp cũ, chiếc xe nó đi từ hồi lớp nhì. Ba mình kỳ thiệt… Tiếng chú Nhờ : - Nè Lên… Bữa nay chị Năm tính mua hụi không ? Lên đáp :
  14. - Không biết nữa… Má tôi đau cẳng, hôm trước mới dẵm đinh… - Úy mẹ ơi ! Dẵm đinh hả, có đi chích thuốc chưa ? - Dạ rồi. - Rồi bữa nay sao đi khui hụi được. Còn có ba người mà tao thì hổng mua rồi, để dành đó. Còn có chị Năm với chị Ngọt, coi bộ chị Ngọt cũng hổng muốn mua tháng này nữa… Lên buột miệng : - Chắc má tui tính mua hụi tháng này đó chú. - Ờ, về nói má mày mua hụi đi. Bỏ ít cũng ăn như thường, đỡ mất lời… Lên cười, nói dạ, chợt khựng lại : - Ý mà đâu được. Ai đi mua hụi cho má tôi bây giờ ? - Mày đi thế hổng được sao ? Lên lúng búng : - Đi mua hụi ghét thấy bà. Đợi lâu thiệt lâu ; với lại, tui mắc chuyện. - Ừa, có lâu thiệt, tao cũng hổng ưa gì. Chị Ngọt có tính kỳ, đi đâu cũng cà rề, cà rề, chậm rì. Tới nơi còn ba điều bốn chuyện nữa chớ. Chắc kỳ tới thím Lung mở hụi mà có chị Ngọt, chắc hổng có tao… Xe của người khách trước cũng vừa xong. Chú Nhờ loay hoay sang xe của thằng Lên, nó phụ chú cho lẹ. Vừa làm Lên vừa nghĩ thật nhiều, lúc nó nghĩ trận banh, lúc lại nghĩ tới ba tới má tới chiếc xe đạp cũ. Xe vá xong, Lên trả tiền rồi lên xe, đạp về nhà. Nó lại vừa đi xe vừa nghĩ. Đến cổng, mải lo ra, chút xíu nữa nó đụng một người. Lên giật mình thắng nhanh, chống chân xuống đất. Có tiếng ba nó : - Chạy xe gì dữ vậy mày Lên ? Lên nhìn ba, ấp úng : - Con… Rồi không nói được nữa, nó nhìn chăm chăm ba mình. Ba nó đây, người mà chú Nhờ kêu là hà tiện đây. Chiếc áo bà ba bèo nhèo, cũ, có mấy miếng vá. Quần cũng không hơn gì, đã hơi ngắn. Ba nó hà tiện thiệt sao ? Ông Năm thấy con cứ nhìn mình hoài, hỏi : - Nhìn tao gì dữ vậy ? Bộ lạ lắm sao ? Lên hoảng, nói : “Đâu có, ba”. Nó nghĩ rằng ba nó biết được những ý nghĩ thầm kín của nó nãy giờ. Lên dắt xe vào nhà, ba nó theo. Tiếng má nó từ trong nhà hỏi : - Thằng Lên về đó hả ? Lên dạ, nó dựng xe bên hè. Ba nó nhìn, chép miệng hỏi :
  15. - Lại mới đi vá xe về đó hả Lên ? Lên lại dạ. Nó lần vào nhà, đến chỗ má. Nó vừa có một ý nghĩ. Má nó hỏi : - Chừng nào mày đi đá banh Lên ? Không đáp mà Lên hỏi lại má : - Má tính mua hụi kỳ này không má ? Má nó ngạc nhiên thấy nó nhắc chuyện mua hụi. Rồi, cái thằng này, có chuyện gì đây. Má nó đáp : - Ừa, tao tính vậy đó. Về sắm cho cha con mày ít bộ đồ mới. Ngó ba mày mà tao phát rầu… - Để con đi mua hụi nghe má. Bà Năm nhìn sững con : - Mầy đi mua hụi hả ? Rồi không đi đá banh sao ? Lên đáp nhỏ : - Con không đi đá banh nữa. Má nó gặng : - Tao hỏi thiệt, mày buồn tao phải không ? - Đâu có má. Má nó im lặng. Ba nó ở nhà ngoài đi vào, thấy hai mẹ con ngồi bên nhau, im, mới hỏi : - Má con bay ngồi nói gì tao mà thấy tao vô nín thinh vậy ? Lên ngước lên : - Má nói kỳ này mua hụi rồi má may đồ mới cho ba với con đó… - Ừa, mua phứt đi cho rồi. Dây dưa hoài với thím Lung tao hổng ưa. Nhưng mà nè má nó, may sắm khỉ gì, đồ còn nhiều… - Ông chỉ vậy, cũ rách hết rồi còn gì nữa… - Bà… Chỉ được cái tài tiêu hoang phí… Ba thằng Lên nói rồi bỏ ra ngoài. Lên ngó má hỏi : - Rồi má có sắm đồ mới cho ba không má ? Má nó gật đầu : - Kệ ổng chớ, tao may thì tao cứ may. Nè, lấy giấy ghi dùm tao coi. Coi nào… mầy để một trăm đi… - Thôi má… Năm chục được rồi… bỏ nhiều uổng tiền lời… Con nghe chú Nhờ nói hổng ai mua
  16. đâu… - Ừa… thì năm chục… Có gì là tại mày đó nghe. Lên cười : - Con bảo đảm mà má. Rồi nó đi lấy giấy bút, loay hoay làm. Xong, Lên gấp giấy bỏ túi. Nó nói với má mấy tiếng rồi ra cửa. Chiếc xe đạp chờ sẵn. Lên leo lên xe, đạp thẳng. Ba nó đứng bên hè hỏi vọng theo : - Mày đi mua hụi đó hả ? Lên dạ một tiếng. Nó không nhìn lại ba, nhưng nó tưởng tượng ba nó đứng nhìn nó cười. Rồi mấy bữa nữa, nó sẽ nhìn lại ba nó mà cười. Cười vui thấy ba nó có đồ mới. Sáu Bọn lục hai xôn xao hỏi nhau : - Thằng Lên đâu rồi ? - Thằng kỳ ghê ta, giờ này mà chưa tới. - Hổng lẽ nó quên… - Hay nhà nó có chuyện gì ? Cứ quanh quẩn chừng ấy câu hỏi, bọn lục hai hỏi nhau mà thêm nóng lòng. Chỉ còn mười phút nữa là tới giờ đá. Lục ba đã ra sân tập. Thầy Sơn làm trọng tài thổi còi rét rét. Cầu thủ lục hai thì bu quanh thầy Tuyên. Thằng Tưởng nói : - Thầy chạy xuống nhà nó coi sao thầy. - Sợ không kịp, đây tới đó mà kẹt cầu thì chừng nào mới tới được… - Vậy rồi sao đá được, thầy ? “Làm sao đá được”. Thầy Tuyên cũng đang tự hỏi như thế. Lớp lục hai trước tới giờ chỉ có mình thằng Lên làm gôn, thấy nó khá không đứa nào giành cả, thành ra chẳng biết đứa nào có thể thay thế. Mà không lẽ lại bỏ cuộc đấu. Bỏ cuộc coi như thua, hai lớp đã giao hẹn nhau như thế rồi mà. Bọn lục hai đâu chịu để thua. Thôi, để hỏi lại bọn chúng coi. Thầy Tuyên hỏi Tưởng : - Có em nào giữ gôn khá không Tưởng ? - Không biết nữa thầy, để em hỏi coi. Rồi Tưởng lên tiếng kêu cả lớp lại, nó hỏi : - Nè, thằng Lên nghỉ, tụi mày có đứa nào dám giữ gôn thế nó không ? Cả lớp xì xào : - Tao chỉ sơ sơ, hổng dám đâu, lỡ để thua thì chết… - Còn mày sao ? Tao thấy mày cũng khá lắm mà.
  17. - Thôi… cho tiền tao cũng hổng dám… Sợ để thua… Thầy Tuyên nghe hết, lắc đầu chán nản. Tưởng cũng thế. Tiếng còi của thầy Sơn thỉnh thoảng ré lên càng làm mọi người ở đây sốt ruột. Thầy Tuyên coi đồng hồ, còn có năm phút nữa. Phải quyết định mới được. Thầy hỏi : - Em Phùng đâu rồi ? Thằng Phùng đen như lọ chảo, cao lêu nghêu, dạ một tiếng : - Gì đó thầy ? - Em giữ gôn nghe ! Thằng Phùng mới nghe đã le lưỡi, lắc đầu. Thầy Tuyên phải trấn tĩnh nó : - Sợ gì em. Tôi thấy em giữ gôn tàm tạm. - Em chỉ sợ… - Không sợ gì hết… Lỡ có để thua cũng không sao mà… Coi… mấy em khác chịu em Phùng giữ gôn không ? Tất cả đồng ý, reo ầm. Kẹt quá thì đành chịu chứ biết sao bây giờ. Thằng Phùng đỏ mặt. Bọn lục ba đang tập, nghe ồn, dừng lại nhìn. Bọn lục hai họp lại, căn dặn nhau, rồi kéo ra sân. Thằng Phùng chạy thẳng vào khuôn gỗ, mặt nó nóng bừng bừng. Nó nghĩ, nhất định nó phải giữ cho nguyên vẹn khung lưới, giữ danh dự cho lớp. Nhiệm vụ khó khăn thiệt, nhưng nếu thành công, ắt nó hãnh diện lắm. Thằng Tưởng lùa banh ra trước khuôn gỗ, lấy đà. Phùng đứng thế, sửa soạn. Tưởng đá mạnh, trái banh đi sà và xéo góc. Phùng ngán nhất cú đá này của thằng Tưởng, nhoài mình nhanh. May sao, trái banh gọn vào tay nó. Bọn lục hai hoan hô quá cỡ. Thằng Hòa to tiếng nhất : - Mày cừ quá Phùng ơi ! Phùng đỏ mặt. Nó nhồi banh, đá trở ra sân. Đến phiên thằng Hạ, thằng cầu thủ mới này chờn vờn với trái banh. Phùng lại thủ thế. Hạ bung mạnh trái banh thẳng trước mặt. Banh đi ngay ngực, thằng Phùng lùi lại, nhát banh, đưa tay bắt. Nhưng thằng Hạ đá mạnh quá, banh trệch sang một bên, suýt lọt lưới. Bọn lục hai mới biết tài thằng Hạ buổi tập banh hôm qua, hoan hô nó ầm lên. Có đứa đòi “bis”. Hạ cười, liếc nhìn Tưởng. Tưởng gật đầu. Hạ đặt banh xuống, lùi lại. Thằng Phùng chú ý, chăm chăm nhìn vào trái banh. Mà chẳng những nó, còn bao con mắt nữa. Chân thằng Hạ đá mạnh, trái banh lại vụt đi nhanh. Vẫn thẳng trước ngực thằng Phùng. Phùng bắt banh, đưa tay đập banh ra, trái banh đang đà mạnh, vượt khỏi đôi tay bé nhỏ của Phùng, lọt lưới. Những tiếng vỗ tay vang dội. Thầy Tuyên cười, nói với một đứa học trò đứng cạnh : - Cả hai cùng khá ghê. Thầy Sơn từ xa chạy lại, thằng Tưởng đón, hỏi : - Đá chưa thầy ? Thầy Sơn gật đầu, bọn lục hai theo thầy ra giữa sân. Tiếng còi vang lên. Bọn “cầu thủ” học trò hai lớp đệ lục túa ra như đàn ong, giành đuổi nhau với trái banh. Đúng bốn giờ rưỡi chiều. Nắng
  18. tạm dịu. Khán giả chỉ đứng sau trụ gôn, lẫn lộn học trò của cả hai lớp. Học trò lớp này đứng ở gôn lớp kia cốt để cổ võ bạn bè sút lọt. Những đứa đứng ở trụ gôn lớp mình là để ủng hộ tinh thần gôn nhà. Thêm vài đứa bé nhà gần đấy đến làm khán giả nữa. Banh vào chân thằng Tưởng. Bọn lục hai thao túng trên phần sân đối phương. Thằng Phu nhận được rồi, “cây lừa banh” của lục hai đây. Hai đứa lục ba đón thằng Phu, trái banh đến gần chúng nó, Phu lừa bằng chân trái, rồi chân phải, len lỏi. Thằng Lộc đợi sẵn đằng xa, banh vọt khỏi hai đứa lục ba đến chân nó. Cặp bài trùng này giao banh với nhau vẫn hay, không lần nào bị mất cả. Lộc nhìn quanh, gần trụ gôn lục ba quá rồi, thằng Phu ở góc trái, đang bị kềm, thằng Tưởng lại còn ở quá xa. Đợi nó thì mất banh mất, thôi dứt luôn cho rồi. Lộc đá mạnh, thằng gôn lục ba nhoài mình tới bắt gọn được trái banh. Khán giả sau trụ gôn vỗ tay khen. Thằng gôn này cười ra dáng, nhồi banh, đá tung ra sân. Trái banh lại chuyền dần đứa này sang đứa khác. Banh dần về phía sân lục hai. Thằng Phùng lóng ngóng đợi. Bên lục ba có thằng Phương cừ nhất, Phùng nghĩ, nó chỉ sợ có thằng này. Thế mà… banh vào chân thằng Phương rồi. Một thằng lục hai lướt ra cản, thằng Phương lùa cho một thằng bạn khác, thằng này lại trả cho Phương, Phương dứt mạnh. Phùng thấy run, nó vươn tới trái banh. Banh vào tay nó hồi nào mà nó chẳng hay. Bọn lục hai khích lệ bạn bằng những tiếng vỗ tay. Phùng lấy lại bình tĩnh, tung banh vào sân. Thằng Hạ đón banh gọn. Nó đá mạnh, banh lướt đi một đường dài sang chân thằng Tưởng. Bọn lục hai chuyền banh cho nhau, thao túng vì chưa có thằng lục ba nào về kịp phần sân của mình. Những tiếng reo từ sau gôn thằng Phùng như đuổi theo đôi chân thằng Phu đang dẫn banh. Mới có thằng Phương về kịp, rồi thêm thằng Cường. Phu chuyền cho Tưởng, Tưởng lừa qua Phương đến Hạ. Thằng Cường lướt tới cướp được banh, định đưa sang Phương thì thằng Phu đoạt lại được, banh trở lại chân thằng Hạ, cách trụ gôn có chục thước. Hạ tung banh thật mạnh. Đường banh của thằng Hạ bao giờ cũng đi thẳng ngực gôn. Thằng này mới đầu hoảng, nhưng rồi bình tĩnh, tung mình lên ôm trái banh. Chụp được banh, người nó bị đà banh đẩy lảo đảo, cả hai bên trụ gôn cùng vang lên những tiếng reo hò. Chợt thầy Sơn thổi một hồi còi dài. Mãn hiệp rồi. “Cầu thủ” hai lớp dồn về phía sân mình. Thằng Phùng ngồi bệt xuống sân cỏ thở. Nó mừng còn hơn “thoát nạn” trả bài thầy Tuyên. Chỉ còn một hiệp nữa thôi, phải rán làm sao đừng để lọt lưới mới được. Mấy đứa bạn thân bao quanh Phùng, nói những lời khen ngợi. Phùng nói : - Tao lo ghê ! Thằng Hạ cũng được một bọn vây quanh, đứa nào cũng khen cú sút của nó. Cú sút làm thằng gôn nào cũng phải mất bình tĩnh. Thằng Tưởng thì nói chuyện với thầy Tuyên. Thằng Thông giữ lời hứa, mua đá chanh bao bè bạn. Đá chanh mát rượi, uống rồi, đứa nào cũng khỏe và hăng hái. Và đứa nào cũng mong sao đem về chiến thắng. Không đứa nào nhớ đến thằng Lên cả. Nhưng rồi vào hiệp nhì, bọn lục hai bị đàn áp tơi bời. Lục ba thay mấy đứa mới. Bọn mới vào sung sức chiếm banh, ào xuống phần sân lục hai mấy lần. Thằng Phùng xiểng niểng, rán hết sức cứu nguy mấy lần. Một lúc, banh đã vào chân thằng Phương. Nó lừa qua thằng Tưởng, rồi Hạ, rồi Hiểu, chuyền cho một đứa bạn, đứa bạn chuyền lại nó. Phương đón được banh, dứt mạnh, đường banh chéo góc. Thằng Phùng tung mình ra, banh đã vào tay nó, nhưng thằng Phương đá mạnh quá, trái banh lại vọt ra ngoài, lăn từ từ vào lưới. Mấy đứa lục ba ở gôn bên này mừng, rú lên, có đứa nhảy cỡn sung sướng. Trụ gôn bên kia, bọn lục ba cũng hò reo vang dội. Lục hai thì trái lại, đứa này ngó đứa kia không nói một lời. Thằng Phùng tự nhiên thấy mắt như đỏ hoe, nhặt banh, đặt xuống. Thầy Sơn huýt còi, Phùng uể oải đá, thằng Hạ đón được, lướt đi. Bị thua, bọn lục hai nóng ruột, cổ võ thằng Hạ vang rân. Nhưng Hạ để mất banh, thằng Cường lấy được lùa ngược lại. Lại vào chân thằng Phương. Bọn lục ba cổ võ, Phương lên tinh thần, lướt nhanh. Nhưng thằng Phu đã phá banh, đưa lên. Hai lớp
  19. đua nhau cổ võ. Vì trận banh đã gần dứt, bọn lục ba thì mong thắng thêm trái nữa, chỉ một trái nữa thôi là chúng nó cầm chắc cái thắng rồi. Bọn lục hai lại muốn gỡ hòa, để sau đó, lên tinh thần, may ra còn tạo chiến thắng. Đứa nào đứng trong sân cũng hồi hộp. Tưởng được banh, chuyền cho Hiểu, lại sang Hạ. Chúng nó chuyền dần sang phần đất lục ba. Bọn lục ba đuổi theo, rối loạn ở một góc sân. Đã vào những giờ phút cuối. Bọn Tưởng, Hạ, Hiểu, Phu, Lộc đổ mồ hôi hột, chỉ sợ thua. Lục ba, kéo về xây thành. Banh vào chân thằng Phu, nó chợt nghĩ ra một kế, dẫn banh về một phía sân. Một thằng lục ba theo bén gót. Đằng sau còn mấy thằng nữa. Chợt Phu dừng lại, thằng lục ba sẵn đà vọt luôn. Phu phóng banh thật nhanh ngược về thằng Hạ, lúc đó chỉ cách trụ gôn lục ba có hơn chục thước. Bọn lục ba đuổi theo Phu chưa trở về kịp. Hạ mím môi, dồn hết sức vào chân phải, đá mạnh, cú đá của nó thật đúng lúc. Banh đi mạnh và thẳng. Thằng gôn lục ba đưa tay đấm banh ra. Trái banh quay một vòng trên tay nó, rồi vọt thẳng vào lưới. Bao nhiêu con mắt trong sân đều dồn vào trái banh nằm gọn trong khung lưới. Thằng Hạ đã gỡ danh dự cho lục hai. Ồn hẳn lên. Thầy Sơn cũng vừa thổi còi dứt trận. Bấy giờ mọi người mới chú ý đến thằng Hạ. Nó đang nằm dưới sân, ôm chân. Phải dùng sức quá mạnh, thằng bé bị vọp bẻ. Bọn Tưởng, Hiểu xô lại trước tiên. Thầy Tuyên cũng băng sân đến bên học trò. Bạn bè đang thoa bóp cho thằng Hạ. Nó nằm ngửa, mắt nhắm, mặt nhăn nhó vì đau. Nhưng lúc mở mắt ra, thấy thầy Tuyên, nó cười. Bảy Lên thấy mình bị ngờ oan rõ ràng, nhưng không có cơ hội nào biện hộ. Hồi trưa đi học, Lên thấy mình như bị bỏ rơi, ít đứa nào còn nói chuyện với nó có vẻ thân mật nữa. Cho đến bọn thằng Tưởng cũng thế, chỉ nói chuyện với nó qua loa. Không đứa nào nói với Lên điều nghi ngờ nó, nhưng nó biết nó bị cả lớp ngờ việc nó nghỉ đá banh chiều chủ nhật có liên quan đến chuyện hơn thua của trận đấu. Thằng Hạ thấy Lên mới đến trường, lại đi xe đạp mới, nói mỉa : - Chiều chủ nhật ở nhà đi mua xe đạp sướng ghê ta. Lên nói : - Đâu có. Nhưng thằng Hạ làm lơ. Chiếc xe đạp mới ! Lên nhớ lại chuyện chiều chủ nhật và sáng này. Chú Nhờ với thím Ngọt không mua hụi, nên má Lên mua được dễ dàng. Có tiền, về nhà, Lên hỏi má, má nó chỉ nói để may sắm áo quần. Lên tin và thấy vui. Nhưng sáng này, khi đi xóm về, Lên thấy cạnh chiếc xe đạp cũ là một chiếc xe mới, sơn bóng láng. Nó tưởng có ai tới chơi, dựng xe ngoài này, mới rụt rè bước vào nhà. Nhưng không ai cả. Má nó đang sửa soạn làm cơm. Lên hỏi : - Xe đạp của ai vậy má ? Má nó ngước lên cười : - Đố mầy đó ? Lên đáp : - Làm sao con biết được, má nói đi… Má nó tủm tỉm, nói nhẹ : - Của mầy đó…
  20. Lên muốn chết đứng. Trời ơi ! Chiếc xe đạp mới đó là của con sao má ? Chiếc xe đạp, đẹp, sơn màu xanh da trời con ưng, có đèn, có chuông đó là của con sao má ? Má thương con quá đi thôi ! Con biết rồi, má lấy tiền mua hụi sắm cho con chớ gì. Chiều chủ nhật, con bỏ đi đá banh để đi mua hụi cho má, con đâu mong có lúc này, con chỉ ước sao má sắm đồ mới cho ba, khỏi sắm cho con cũng được, để ba khỏi bị chòm xóm kêu là hà tiện. Nghe chú Nhờ nói ba hà tiện, con muốn khóc. Vậy mà có ngờ đâu, má lại lấy tiền mua hụi mua xe cho con nữa. Hồi nào tới giờ, con vẫn biết má thương con lắm, nhưng thật không dè má thương con tới mức này. Má ơi ! Con sẽ học thật giỏi, con nhất định phải lấy cho được cái hạng nhất môn lý hóa kỳ thi đệ nhị lục cá nguyệt này, dù cho rằng, thằng Hạ ở lớp con học cũng khá lắm, còn hơn con nữa. Để khi nào thầy Tuyên tới chơi thầy trỏ con mà nói : “Em Lên học lý hóa khá đó bác, kỳ đệ nhị lục cá nguyệt rồi, em đứng nhất”. Chừng đó, hẳn con sung sướng lắm, mà má cũng hãnh diện vì con. Con nghĩ, đền ơn ba má, con chỉ còn cách đó. Má thằng Lên hỏi : - Mầy chịu chiếc xe đó không ? Lên chịu đứt đuôi rồi, nói : - Má thương con ghê… Má nó cười : - Bày đặt… Nhưng bà cũng thấy trong lòng sung sướng nghe con nói được những lời đó. “Má thương con ghê”. Má không thương con thì thương ai bây giờ. Một đời má, má chỉ biết lo cho chồng, cho con. Ba con đó, nghe bà con nói là hà tiện, má chịu đâu được, dù vẫn biết, ba con có hà tiện thiệt. Ổng có lý của ổng. Ổng nói ổng hà tiện là để lo cho các con. Nhưng ba con biết lo cho các con, má không biết lo cho ổng sao ? Mua hụi được, má dành một phần để may sắm cho ba con ít bộ đồ mới, cho con cái quần xanh đi học, đôi áo trắng ngắn tay.. Còn dư nhiều, lại thấy con cứ phải khổ sở vì chiếc xe đạp cũ, nay nổ lốp, mai xì bánh, má mới bàn với ba con mua cho con chiếc xe mới. Cả ba lẫn má cùng chỉ cầu cho con được vui, học hành tấn tới. Lên nhớ, sau đó, má nó nói nó chạy thử một vòng coi sao. Lên nghe lời, ra dắt chiếc xe đạp mới, leo lên, đạp ra khỏi ngõ. Có đứa bé đi ngược chiều, Lên bấm chuông reng reng, đi ngang chỗ chú Nhờ sửa xe, Lên cũng bấm chuông nữa. Chú Nhờ đang sửa xe, nhìn nó cười cười nói : - Chà, le dữ ta, có xe mới chạy rồi… Lên vui, đạp riết. Nhưng bây giờ, cũng ngồi trên chiếc xe đạp mới, Lên thấy buồn thật buồn. Bị tụi bạn ngờ oan thì còn vui gì. Làm sao cho tụi nó hiểu mình bây giờ. Mải nghĩ, Lên đạp xe tới đầu cầu hồi nào mà không hay. Nó xuống xe, dắt bộ qua cầu. Chiều xuống, nước sông nhuộm nắng vàng hoe. Lên nhìn xuống mà thấy buồn hơn. Nó nhớ lại những ngày nó cùng bọn thằng Tưởng đùa giỡn dưới sông, nhiều khi đến chiều tối. Bì bõm dưới sông đã thú, có bạn chuyện trò còn thú hơn nữa. Anh Kéo có nói với thầy Tuyên : “Tui nhớ sông ghê, ngặt đi bơi mà không có bạn, buồn lắm”. Có lẽ thằng Lên mất bọn bạn thân thiệt rồi. Nghĩ tới đây, Lên muốn khóc. Qua hết cầu, Lên uể oải leo lên xe, đạp một cái lấy đà rồi thả dốc. Lại quẹo vào con đường đất bên trái, chui qua cầu xe lửa, quẹo trái nữa, thẳng về nhà. Lên muốn nhắm hẳn mắt lại, vì bất cứ cảnh vật gì trước mắt cũng làm nó nghĩ tới bọn bạn. Cây đa kia, chỗ bọn nó chơi cút bắt. Bụi tre kia, chỗ thằng Hạ bị chảy máu tay vì nhổ tre gặp gai. Quán ông Chín nữa, mấy đứa đã chẳng từng ngồi ăn cóc ngâm, ổi ngâm là gì… Nhớ quá đi thôi…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2