intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mấy chi tiết về Nguyễn Du, tác giả Đoạn trường tân thanh

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày những nghiên cứu của tác giả sau khi tiếp cận nhiều tài liệu tham khảo rồi góp phần đính chính mấy chi tiết sơ suất khi nghiên cứu về đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mấy chi tiết về Nguyễn Du, tác giả Đoạn trường tân thanh

Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 72 – 77<br /> <br /> Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br /> <br /> MẤY CHI TIẾT VỀ NGUYỄN DU, TÁC GIẢ ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH<br /> Lê Huy Thực<br /> Câu lạc bộ Văn hóa nghệ thuật Đất Việt, Hà Nội<br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 25/12/15<br /> Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br /> 09/02/16<br /> Ngày chấp nhận đăng: 03/16<br /> Title:<br /> Some details about Nguyen Du,<br /> the tale of Kieu’s author<br /> Từ khóa:<br /> Nguyễn Du, Đoạn trường tân<br /> thanh, Truyện Kiều, Từ Hải<br /> Keywords:<br /> Nguyen Du, Doan Truong Tan<br /> Thanh, Kieu’s Story, Tu Hai<br /> <br /> ABSTRACT<br /> This article demonstrates: 1) The original homeland of Nguyen Du is Tao<br /> Duong village, Hong Duong commune, Thanh Oai district, old Ha Tay, now in<br /> Ha Noi, not as many people assume, wrongly, that it is Tien Dien village, Nghi<br /> Xuan district, Ha Tinh Village. 2) Nguyen Du’s place of birth is Bich Cau ward,<br /> Thang Long – Ha Noi, not where his seven-generation great-grandfather hid,<br /> fled, and avoided to be chased for assassination in order to set himself up in<br /> business. 3) Nguyen Du has a strong temperament, opposed to weak and<br /> cowardly characters. 4) Nguyen Du sent his aesthetic ideals, sentiments, and<br /> his great thoughts into the central protagonist in the Tale of Kieu; Tu Hai was a<br /> swaggering man, strong in the arm but weak in the head, unafraid of power and<br /> force, but he was ignorant of the people and the fatherland, a rake seeking for<br /> fun at the whorehouses, and at last he appeared as a real enemy, not the hero of<br /> the people.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài viết luận chứng: 1) Quê quán gốc của Nguyễn Du là làng Tảo Dương, xã<br /> Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội, chứ không phải<br /> như nhiều người lầm tưởng nói và viết sai là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân,<br /> tỉnh Hà Tĩnh. 2) Nơi sinh của Nguyễn Du: phường Bích Câu, thành Thăng Long<br /> - Hà Nội, không phải tại nơi ông tổ 7 đời của đại thi hào đến ẩn náu, lánh nạn,<br /> tránh sự truy sát để sinh cơ lập nghiệp. 3) Nguyễn Du có khí chất, tính cách<br /> mạnh mẽ, đối lập với nhu nhược, nhút nhát. 4) Nguyễn Du gửi gắm lý tưởng<br /> thẩm mỹ, tình cảm, tư tưởng vĩ đại của ông vào nhân vật chính diện trung tâm<br /> trong Truyện Kiều; nhân vật Từ Hải là kẻ ngang tàng, vũ dũng thiếu mưu,<br /> không sợ cường quyền, nhưng không biết đến nhân dân và Tổ quốc, là tay ăn<br /> chơi tìm thú vui nơi lầu xanh, v.v., cuối cùng đóng vai kẻ thù đích thực của nhân<br /> dân, y không phải là người anh hùng của nhân dân.<br /> <br /> Với kiệt tác không tiền khoáng hậu mang tên Đoạn<br /> trường tân thanh mà giới nghiên cứu cùng rất đông<br /> đảo công chúng độc giả thường gọi là Truyện Kiều đã<br /> đưa Nguyễn Du, tác giả của nó, lên đến đỉnh cao của<br /> sự ngưỡng mộ và sùng kính. Năm 1965, Hội đồng<br /> Hòa bình thế giới đã quyết định làm lễ kỷ niệm 200<br /> năm sinh Nguyễn Du (1765 - 1965). Cùng năm ấy,<br /> Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng quyết<br /> <br /> định kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du tại<br /> nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Ngày 12/4/2013, Ban<br /> Chấp hành UNESCO trong buổi họp ở Pari, thủ đô<br /> nước Pháp, đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 192<br /> EX/32 vinh danh Nguyễn Du là danh nhân văn hóa<br /> thế giới. Tượng đài và khu lăng mộ của đại thi hào<br /> dân tộc Nguyễn Du đã được xây dựng và trùng tu từ<br /> thế kỷ trước tại Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà<br /> 72<br /> <br /> Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 72 – 77<br /> <br /> Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br /> <br /> Tĩnh - nơi ông tổ 7 đời trước của Nguyễn Du (từ quê<br /> gốc Hà Nội) chạy đến ẩn náu, mai danh, ẩn tích, tránh<br /> truy sát và rồi sinh cơ lập nghiệp tại đấy.<br /> <br /> Không ít tác phẩm nghiên cứu và giáo trình đại học<br /> viết về quê hương của đại thi hào dân tộc, danh nhân<br /> văn hóa thế giới Nguyễn Du, tuy đúng về tên huyện,<br /> tên tỉnh, nhưng sai về tên làng (thôn). Có tác giả đã<br /> viết: "Họ Nguyễn Tiên Điền (của Nguyễn Du - người<br /> trích) vốn ở làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh<br /> Hà Tây (nay thuộc Hà Nội - người trích)", thuộc dòng<br /> dõi vị trạng nguyên Nguyễn Thiến". Trong một quyển<br /> từ điển văn học, người viết mục từ Nguyễn Du, đã<br /> xác định đúng tên huyện, tên tỉnh, nhưng sai tên làng<br /> của quê hương Nguyễn Du như sau: dòng họ của<br /> Nguyễn Du có gốc ở làng Canh Hoạch, huyện Thanh<br /> Oai, trấn Sơn Nam (nay là Hà Nội - người trích).<br /> Trong một cuốn giáo trình đại học, tại chương về<br /> Nguyễn Du, tác giả của nó đã viết: "họ Nguyễn của<br /> Nguyễn Du vốn ở làng Canh Hoạch, huyện Thanh<br /> Oai, tỉnh Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội - người trích)".<br /> <br /> Những thông tin nói trên chứng tỏ công việc nghiên<br /> cứu về Truyện Kiều, tác phẩm bất hủ, cũng như tìm<br /> hiểu về đại thi hào Nguyễn Du là nhiệm vụ cần được<br /> thực thi với kết quả đầy đủ và chính xác nhất. Nhưng,<br /> thực tế lại cho thấy khá nhiều chi tiết về quê hương,<br /> nơi sinh, tính cách, v.v. của nhà trước tác, danh nhân<br /> văn hóa Nguyễn Du có sai lầm trong không ít ấn<br /> phẩm nghiên cứu.<br /> Chính vì vậy, trong giới hạn bài viết này, tôi từ tiếp<br /> cận nhiều tài liệu tham khảo rồi góp phần đính chính<br /> mấy chi tiết sơ suất khi nghiên cứu về đại thi hào dân<br /> tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn<br /> Du.<br /> 1. Trước hết nói về quê hương gốc của Nguyễn Du.<br /> Như chúng ta đã biết, mỗi con người cụ thể chỉ có<br /> một quê hương gốc thôi. Nhưng, vì nhiều lý do, từ<br /> hơn một trăm năm trước cho đến gần đây, nhiều<br /> người, kể cả những tác giả vào hàng cự phách, trong<br /> giới nghiên cứu, giảng dạy văn học nước ta nói riêng,<br /> khoa học xã hội Việt Nam nói chung đã lầm tưởng<br /> nhiều địa danh vốn không phải quê hương của<br /> Nguyễn Du là quê hương của vị danh nhân này.<br /> <br /> Tức là, trong đời sống văn học Việt Nam đã có khá<br /> nhiều tác phẩm nghiên cứu, sách giáo khoa phổ<br /> thông, giáo trình đại học viết sai hoàn toàn, hoặc sai<br /> một phần về các địa danh thuộc quê hương của<br /> Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân<br /> văn hóa thế giới.<br /> Trong nghiên cứu khoa học, có sơ suất, khiếm khuyết,<br /> sai lầm, đó là điều khó tránh khỏi, và những lỗi ấy cần<br /> được sửa chữa, đính chính.<br /> <br /> Có nhiều tài liệu nghiên cứu và sách giáo khoa đã viết<br /> sai cả về tên làng, tên xã, tên tỉnh của quê hương gốc<br /> gác của Nguyễn Du. Chẳng hạn, trong quyển Làng<br /> văn hóa cổ truyền Việt Nam (Nhà xuất bản Thanh<br /> niên, Hà Nội, 2001) do Vũ Ngọc Khánh làm chủ biên<br /> đã viết: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà<br /> Tĩnh "là quê hương gốc gác của thân phụ ông<br /> (Nguyễn Du - người trích) là Nguyễn Nghiễm". Thí<br /> dụ khác, trong một công trình nghiên cứu rất đồ sộ quyển Từ điển địa danh lịch sử - văn hóa Việt Nam<br /> (Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1999) tại<br /> trang 1172 cũng xác định sai lầm rằng: làng Tiên<br /> Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là quê hương<br /> của Nguyễn Du. Thí dụ khác nữa: tác giả bài mang<br /> tên Truyện Kiều của Nguyễn Du, trong cuốn sách<br /> giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1 viết: "Nguyễn Du (1765 1820)... quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh<br /> Hà Tĩnh".<br /> <br /> Theo một công trình nghiên cứu hàm chứa giá trị<br /> khoa học và độ tin cậy cao, thì thám hoa Nguyễn<br /> Doãn Địch có: "Nguyên quán Cảo Dương. Nay là<br /> thôn (làng - người trích) Tảo Dương, xã Hồng<br /> Dương, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (hiện tại thuộc<br /> Hà Nội - người trích). Trú quán... thôn Canh Hoạch,<br /> xã Dân Hòa cùng huyện. Ông nội của Nguyễn Thiến<br /> (Nguyễn Thiến là trạng nguyên, chữ "Thiến" là chữ<br /> Hán có nghĩa: người nam giới dáng đẹp đẽ, dễ thương<br /> - người trích)". Trong nhiều tài liệu lịch sử và văn học<br /> ghi rõ: 1) Nguyễn Miễn, con trai của Nguyễn Thiến,<br /> đã thi đỗ và giành được học vị "tiến sĩ cập đệ"; 2)<br /> Nguyễn Nhậm (còn gọi là Nguyễn Nhiệm), con trai<br /> của Nguyễn Miễn và là cháu nội của Nguyễn Thiến,<br /> vũ dũng, "có sức khỏe hơn hẳn mọi người"; 3) Sau<br /> khi Nguyễn Thiến mất, hai con ông là Nguyễn Quyện<br /> và Nguyễn Miễn không giúp nhà Lê, và trở về với<br /> 73<br /> <br /> Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 72 – 77<br /> <br /> Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br /> <br /> nhà Mạc, đến khi nhà Mạc đổ, hai người ấy lại quay<br /> sang nhà Lê với âm mưu làm phản, nhưng việc bại lộ,<br /> nên con cháu Nguyễn Thiến bị bắt rồi chết trong<br /> ngục, bị giết gần hết, chỉ còn ít người sống sót, trong<br /> đó có Nam Dương (Nguyễn Nhiệm), chạy trốn được<br /> vào làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh<br /> mai danh ẩn tích và sinh cơ lập nghiệp ở đấy. Bấy giờ<br /> vùng này còn hết sức hoang vắng. Người địa phương<br /> không biết tên Nguyễn Nhiệm vì tên gọi ấy cần được<br /> giấu kín, nên gọi ông là Nam Dương. Đấy là ông tổ<br /> dòng họ Nguyễn làng Tiên Điền. Từ đời Nam Dương<br /> ông đến Nguyễn Nghiễm, thân phụ của Nguyễn Du,<br /> là đời thứ sáu, đến Nguyễn Du là đời thứ bảy.<br /> <br /> 9 đời trước của đại thi hào Nguyễn Du - có quê quán<br /> gốc là làng Tảo Dương, xã Hồng Dương, huyện<br /> Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội; nơi ở của ông<br /> tổ của Nguyễn Du là làng Canh Hoạch, xã Dân Hòa,<br /> huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội.<br /> Đến đây rất có thể là không ít bạn đọc đặt câu hỏi: tại<br /> sao có sự sơ suất, sai lầm khi xác định quê hương gốc<br /> của Nguyễn Du trong một thời gian dài không dưới<br /> một trăm năm như vậy? Theo tôi, có nhiều nguyên<br /> nhân. Việc ông tổ bảy đời trước của Nguyễn Du từ<br /> Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, chạy trốn vào Tiên Điền,<br /> Nghi Xuân, Hà Tĩnh để ẩn náu tránh sự truy sát rồi<br /> sinh cơ lập nghiệp tại đấy, cho nên, giấu luôn cả quê<br /> quán, tổ tiên, anh em, con cháu. Gia phả của họ<br /> Nguyễn ở Tiên Điền tất nhiên phải do người đời sau<br /> của Nguyễn Nhiệm viết, trong đó có bản của chính<br /> Nguyễn Nghiễm - thân phụ của Nguyễn Du và là hậu<br /> duệ đời thứ 6 của Nguyễn Nhiệm - soạn, có thể không<br /> tránh khỏi sai sót. Ấy là vì tác giả của văn bản ấy viết<br /> về những sự việc và nhân vật cần được mai danh ẩn<br /> tích lại sống trước mình đã hơn một trăm năm. Sau<br /> đó, nhiều nhà nghiên cứu, không ít nhà giáo, giáo sư<br /> có sự sơ suất cứ sao chép lại sự sai sót đó. Vân vân,<br /> vân vân. Đấy là những nguyên cớ dẫn đến tình trạng<br /> nói, viết sai về quê quán gốc của Nguyễn Du trong<br /> nhiều cuộc hội thảo, bài viết, văn bản, giáo khoa, giáo<br /> trình. Thiết nghĩ, có sai thì nên sửa và đính chính, cho<br /> dù cái sai ấy là của các cây đa, cây đề, các tác giả vào<br /> hàng cự phách trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch<br /> sử học thuật nói riêng.<br /> <br /> Vậy là, làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà<br /> Tĩnh chỉ là nơi ông tổ 7 đời trước của Nguyễn Du<br /> chạy trốn để mai danh ẩn tích, tránh cuộc truy lùng sát<br /> hại, rồi sinh cơ lập nghiệp tại đấy, chứ không phải là<br /> quê hương gốc của Nguyễn Du. Quê hương gốc gác<br /> của Nguyễn Du đích thực là làng Tảo Dương, xã<br /> Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội.<br /> Lịch sử chính thống cũng như lịch sử văn học Việt<br /> Nam đã ghi rõ những chi tiết, sự kiện trên đây.<br /> Ngoài các chứng cứ đã dẫn, một đôi câu đối được làm<br /> vào cuối thế kỷ XVI tại nhà thờ sắc của làng Canh<br /> Hoạch nói về họ Nguyễn của thám hoa Nguyễn Doãn<br /> Địch, trạng nguyên Nguyễn Thiến, đại thi hào<br /> Nguyễn Du, v.v. như sau: "Bút giá xâm vân, văn<br /> chiếm khôi nguyên, vũ chuyên tướng mạc / Ngân<br /> hoàng diễn phái, ốc cư Canh Hoạch, quán tại Tảo<br /> Dương". Dịch nghĩa là: "Ngọn bút lấn mây, văn<br /> chiếm trạng nguyên, võ chuyên chức tướng / Cành<br /> bạc chia nhánh, nhà ở Canh Hoạch, quê gốc Tảo<br /> Dương". Hai chữ "trạng nguyên" trong vế đối thứ<br /> nhất rõ ràng là chỉ trạng nguyên Nguyễn Thiến; hai<br /> chữ "chức tướng" chỉ các con cháu của Nguyễn Thiến<br /> có nhiều người giỏi võ nghệ làm tướng. Hai chữ<br /> "trạng nguyên" đang xét ở đây không phải là hàm ý<br /> chỉ trạng nguyên Nguyễn Đức Lượng, anh trai ruột<br /> của mẹ Nguyễn Thiến. Bởi vì trạng nguyên Nguyễn<br /> Đức Lượng làm quan đến chức Lễ bộ thị lang và<br /> trong nội tộc của trạng nguyên Nguyễn Đức Lượng<br /> không có ai giỏi võ nghệ làm tướng. Tức là, câu đối<br /> trên khẳng định trạng nguyên Nguyễn Thiến - ông tổ<br /> <br /> 2. Trong đời sống văn hóa Việt Nam còn có sự lầm<br /> lẫn về nơi sinh của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.<br /> Nguyễn Du không sinh tại quê tổ nội là làng Tảo<br /> Dương, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Hà Tây<br /> cũ, nay là Hà Nội vì như trên đã nói, ông tổ 7 đời<br /> trước của Nguyễn Du đã chạy trốn khỏi quê hương,<br /> mai danh ẩn tích, sinh cơ lập nghiệp tại nơi hoang vu<br /> vắng vẻ của quê người. Nguyễn Du cũng không sinh<br /> tại nơi 6 đời kế trước của ông sinh trưởng là làng Tiên<br /> Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Nhà thơ, niềm tự<br /> hào của cả dân tộc ta cũng không sinh tại quê ngoại<br /> (quê mẹ Trần Thị Tần của ông) là làng Hoa Thiều,<br /> huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh. Nhiều nguồn tư<br /> 74<br /> <br /> Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 72 – 77<br /> <br /> Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br /> <br /> liệu đã xác định đúng nơi sinh của Nguyễn Du là<br /> phường Bích Câu, thành Thăng Long - Hà Nội vào<br /> ngày 3/1/1765, tức ngày 23/11 năm Ất Dậu 1765.<br /> Không ít tài liệu cho biết trước sau năm sinh Nguyễn<br /> Du, thì hoàng giáp Nguyễn Nghiễm, thân phụ của<br /> Nguyễn Du, làm quan ở kinh thành Thăng Long - Hà<br /> Nội. Bà Trần Thị Tần sinh năm 1740, kém chồng là<br /> hoàng giáp Nguyễn Nghiễm 32 tuổi. Bà là con một<br /> viên quan nhỏ làm câu kê (kế toán) dưới trướng của<br /> con rể Nguyễn Nghiễm - chồng bà Trần Thị Tần.<br /> Những năm ấy, bà Trần Thị Tần đương nhiên thuộc<br /> tầng lớp thượng lưu, cùng cha đẻ giữ một chức quan<br /> nhỏ nói trên và chồng là hoàng giáp Nguyễn Nghiễm<br /> văn võ toàn tài, được thăng đến chức Thượng thư Bộ<br /> Công Tham tụng, sống và làm việc ở Thăng Long Hà Nội có tư dinh tại phường Bích Câu của kinh<br /> thành. Bà Tần sinh Nguyễn Du tại tư dinh thuộc thủ<br /> đô ngàn năm văn vật là lẽ đương nhiên. Tức là nơi<br /> sinh của Nguyễn Du là tư dinh của hoàng giáp,<br /> Thượng thư Nguyễn Nghiễm - thân phụ của ông - tại<br /> phường Bích Câu, thành Thăng Long.<br /> <br /> Đọc một số tài liệu về lịch sử và văn học, giới nghiên<br /> cứu cũng như công chúng độc giả sẽ được những<br /> thông tin khác nhận xét trong đoạn trích dẫn kế trên.<br /> Nguyễn Du là con người có khí chất, tính cách mạnh<br /> mẽ, tự khẳng định mình, chứ không phải là nhu<br /> nhược, nhút nhát. Vì thế, Nguyễn Du tỏ ra là một chủ<br /> thể yêu đời, muốn đạt mục đích, chứ đâu có chán<br /> chường cuộc sống hiện thực cho dù nó bất như ý của<br /> ông. Chính vì thế, tác giả quyển Đại Nam chính biên<br /> liệt truyện viết: "Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự<br /> phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn cung kính, mỗi lần<br /> vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói<br /> năng gì". Nguyễn Du ngạo nghễ, tự phụ thì không thể<br /> là người nhút nhát. Nguyễn Du khiêm nhường, cung<br /> kính trước vua chứ đâu phải là nhút nhát. Ông thọ 55<br /> tuổi, chưa phải là người cao tuổi, sống lâu, nhưng,<br /> thời xưa cũng không vào hạng người chết yểu. Có lẽ<br /> vì biết bệnh trọng không qua khỏi, nên ông không<br /> uống thuốc. Vẫn theo sách trên, ông bảo người nhà sờ<br /> tay chân ông, họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói<br /> "Được!", rồi mất. Câu nói ấy của ông, thiết nghĩ, thể<br /> hiện tâm trạng buồn và không muốn người thân phiền<br /> tâm nhiều, chứ không phải là thể hiện sự chán chường<br /> không thiết tha với cuộc sống.<br /> <br /> Đến đây, bạn đọc thấy Nhóm nghiên cứu văn bản<br /> Truyện Kiều viết một câu không sáng rõ ý diễn đạt<br /> dẫn đến sai lầm về nơi sinh của Nguyễn Du như sau:<br /> Nguyễn Du "sinh năm Ất Dậu (1765), trong một gia<br /> đình phong kiến quý tộc có truyền thống về văn học,<br /> tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh".<br /> Viết như thế là vô tình hoặc có ý thức muốn chuyển<br /> tải thông tin không chính xác: Nguyễn Du sinh tại<br /> làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.<br /> <br /> Cha anh Nguyễn Du và bản thân nhà thơ lớn này của<br /> dân tộc đã phụng sự nhà Lê, được nhà Lê ban phát<br /> cho nhiều ân huệ, bổng lộc. Vì thế, khi triều đại này<br /> đã đến thời tỏ ra không còn lý do tồn tại, bị phong<br /> trào nông dân, cầm đầu là vị anh hùng Nguyễn Huệ,<br /> đánh đổ, vua Lê Chiêu Thống phải chạy trốn sang<br /> Trung Quốc, Nguyễn Du đã chạy theo vị quân vương<br /> ấy, nhưng không thành, rồi về Thái Bình mưu chống<br /> nhà Tây Sơn của Quang Trung Nguyễn Huệ. Hậu thế<br /> có thể hiểu tâm trạng của Nguyễn Du và đồng cảm<br /> với ông ít nhiều vì thực tế đã chứng minh nhà thơ<br /> thiên tài của dân tộc ta tin theo, tôn thờ nhà Lê không<br /> kiên quyết, không triệt để (có lẽ vì nhận ra triều đại ấy<br /> đã đến lúc không còn đóng vai trò tích cực trong lịch<br /> sử) và chống Tây Sơn cũng không bằng một hành<br /> động cụ thể nào cả. Nhưng, chỉ nội việc chạy theo Lê<br /> Chiêu Thống và mưu chống Quang Trung Nguyễn<br /> Huệ như mô tả ở trên cũng chứng tỏ Nguyễn Du là<br /> con người thông minh, có khí chất, tính cách mạnh<br /> mẽ.<br /> <br /> Vậy, câu trên về nơi sinh của đại thi hào dân tộc Việt<br /> Nam, danh nhân văn hóa thế giới, tác giả Đoạn<br /> trường tân thanh đang được khảo cứu tại đây là<br /> không đúng, nên cần được sửa lại.<br /> 3. Trong giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam nói<br /> chung, văn học nước ta nói riêng, ở đâu đó đã có nhận<br /> xét thiếu chính xác về khí chất, tính cách của đại thi<br /> hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du.<br /> Một nhà nghiên cứu đã viết: "Trong cuộc đời thực<br /> tế, Nguyễn Du sống lặng lẽ, ít nói năng, thậm chí<br /> nhút nhát. Ông không tha thiết với cuộc sống của<br /> mình. Khi ốm, ông không chịu uống thuốc, và khi<br /> sắp chết không trối lại câu gì, chỉ nói: "Được!"".<br /> 75<br /> <br /> Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 72 – 77<br /> <br /> Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br /> <br /> Nguyễn Du không chỉ là một tài thơ, một nhà hoạt<br /> động chính trị. Ông còn là một con người hiện thực,<br /> đời thường, không xa lạ với những gì thuộc về con<br /> người trần tục, mang rõ dấu ấn của thời đại phong<br /> kiến. Mối tình đầu của Nguyễn Du với cô lái đò xinh<br /> đẹp, tưởng không có gì ngăn cản nổi một cuộc hôn<br /> nhân giữa trai tài với gái sắc. Nhưng quan niệm phải<br /> môn đăng hộ đối trong thời phong kiến, nên cô lái đò<br /> ấy không thể thành vợ của Nguyễn Du, không thể làm<br /> dâu của ông quan Tể tướng. Sau đó, Nguyễn Du đã<br /> lấy 3 người vợ, sinh cả thảy 18 con (12 trai, 6 gái),<br /> đồng thời, nhà thơ còn bộc lộ tình yêu với Hồ Xuân<br /> Hương và 2 nữ tài tử làm nghề kéo sợi ở làng Trường<br /> Lưu cách làng Tiên Điền không xa. Những mối tình<br /> trên đây lại chứng minh thêm Nguyễn Du là người có<br /> khí chất, tính cách mạnh mẽ, yêu đời, chứ không phải<br /> là nhút nhát, chán chường, không thiết tha với cuộc<br /> sống.<br /> <br /> Từ Hải trong Truyện Kiều là nhân vật phụ, phản diện,<br /> không những không là nhân vật anh hùng, mà còn đối<br /> địch với nhân vật anh hùng. Từ Hải là kẻ hữu dũng:<br /> "Đường đường một đấng anh hào / Côn quyền hơn<br /> sức lược thao gồm tài"; sống ngang tàng, không sợ kẻ<br /> thù, cũng chẳng hề biết phải phụng sự nhân dân lao<br /> động và Tổ quốc: "Giang hồ quen thú vẫy vùng /...<br /> Chọc trời quấy nước mặc dầu / Dọc ngang nào biết<br /> trên đầu có ai?". Kẻ nào không biết đến nhân dân và<br /> Tổ quốc thì không thể coi là anh hùng! Từ Hải có nhu<br /> cầu đi tìm gái nơi lầu xanh và đã đến lầu xanh, Từ Hải<br /> được biết thêm về Kiều: "Qua chơi nghe tiếng nàng<br /> Kiều". Trước đó Từ Hải có nghe nói về Kiều nhưng<br /> được thông tin không đầy đủ, không chính xác về<br /> Kiều, nên mới nói và đặt câu hỏi với Kiều: "Bấy lâu<br /> nghe tiếng má đào / Mắt xanh chẳng để ai vào có<br /> không?". Trong khi thực tế không như Từ Hải lầm<br /> tưởng. Bởi vì Kiều đã bất đắc dĩ phải đi theo Sở<br /> Khanh và tự giác làm vợ lẽ Thúc Sinh. Rồi Từ Hải<br /> nhờ người mai mối và dùng tiền lấy, thật ra là mua<br /> được Kiều làm vợ: "Ngỏ lời nói với băng nhân / Tiền<br /> trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn". Từ Hải lấy Kiều<br /> lúc y chưa có nhà ở (như lời y tự thú với Kiều): "Bằng<br /> nay bốn bể không nhà". Nhưng, y lo gấp được<br /> giường, buồng nơi lầu xanh để ăn ngủ với Kiều:<br /> "Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn / Đặt giường thất<br /> bảo vây màn bát tiên". Kiều làm vợ Từ Hải mới được<br /> không lâu, thì Kiều đã mắc một sai lầm tày trời<br /> khuyên Từ Hải đầu hàng, quy phục triều đình phong<br /> kiến lúc nó đã trở nên thối nát với những ông quan<br /> mặt sắt, ngây vì tình, phản trắc, v.v.. Từ Hải ham<br /> thích "lộc trọng quyền cao" nên: "Nghe lời nàng<br /> (Kiều - người trích) nói mặn mà / Thế công Từ mới<br /> trở ra thế hàng". Tức là Từ Hải đã hàng phục triều<br /> đình phong kiến - kẻ thù của nhân dân. Đến đây, Từ<br /> Hải đã đóng vai kẻ thù đích thực của nhân dân. Y<br /> không phải là người anh hùng như người viết câu<br /> trích 16 trên đây. Y cũng không phải là người anh<br /> hùng, nhân vật phi thường như nhiều nhà nghiên cứu<br /> lầm tưởng. Người anh hùng bao giờ, ở đâu cũng<br /> thương yêu, bảo vệ nhân dân và Tổ quốc, chứ không<br /> thể như Từ Hải hành động ngang ngược và không hề<br /> biết có nhân dân và Tổ quốc. Người anh hùng lúc<br /> nào, ở đâu cũng đối địch với kẻ thù của nhân dân, chứ<br /> <br /> 4. "Qua Nguyễn Du và nàng Kiều, chúng ta tìm được<br /> người thi sĩ trong vị anh hùng và ngược lại".<br /> Luận điểm trên nói trực tiếp về Nguyễn Du - tác giả<br /> Đoạn trường tân thanh, còn gọi là Truyện Kiều, và về<br /> Thúy Kiều, nhân vật trung tâm, chính diện trong<br /> Truyện Kiều. Người viết câu ấy đã gọi "vị anh hùng"<br /> bằng đại từ khác nữa là "kẻ anh hùng". Vậy, mệnh đề<br /> đã dẫn, theo đúng ý tưởng của tác giả của nó, có thể<br /> viết cho cụ thể hơn như sau: Qua Nguyễn Du và nàng<br /> Kiều, chúng ta tìm được người thi sĩ trong vị anh<br /> hùng Từ Hải và qua vị anh hùng Từ Hải chúng ta tìm<br /> được người thi sĩ.<br /> Theo tôi, câu trên đây có những chi tiết không ổn, rất<br /> khó được sự đồng tình của bạn đọc. Bởi vì "người thi<br /> sĩ" trong câu ấy là Nguyễn Du, chứ không thể là ai<br /> khác. Hóa ra, qua Nguyễn Du viết về Từ Hải và qua<br /> nàng Kiều nói về Từ Hải, chúng ta tìm được Nguyễn<br /> Du trong vị anh hùng Từ Hải. Nhà văn, người nghệ sĩ<br /> bao giờ cũng thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của mình<br /> nhiều nhất, đầy đủ nhất qua nhân vật chính diện, trung<br /> tâm trong tác phẩm. Nhân vật chính diện, trung tâm<br /> của Nguyễn Du là Thúy Kiều. Vậy, chỉ có thể qua<br /> nghiên cứu nhân vật Thúy Kiều chúng ta mới hiểu<br /> được đầy đủ nhất, nhiều nhất về tư tưởng vĩ đại, tình<br /> cảm cao đẹp của Nguyễn Du.<br /> 76<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2