intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Máy phun thuốc

Chia sẻ: Nguyễn Tấn Tín | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

411
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để bảo vệ cây trồng bằng phương pháp hóa học, có thể sử dụng những dụng cụ phun thuốc như: bình phun thuốc nước, máy phun thuốc bột, máy phun mù, máy phun, máy trộn mồi bả và máy tung mồi bả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Máy phun thuốc

  1. Phân loại Để bảo vệ cây trồng bằng phương pháp hóa học, có thể sử dụng những dụng cụ phun thuốc như: bình phun thuốc nước, máy phun thuốc bột, máy phun mù, máy phun, máy trộn mồi bả và máy tung mồi bả. Việc xử lý hạt giống trong nông nghiệp bằng thuốc phòng trừ sâu bệnh cũng được thực hiện bằng các máy xử lý. Theo công dụng, có thể chia ra: 1. Máy phun thuốc nước trên đồng; 2. Máy phun thuốc nước trong vườn, trong đồn điền, và 3. Máy bảo vệ đất... Theo đặc điểm kỹ thuật, máy phun thuốc có thể chia ra: 1. Loại mang vai có hoặc không có động cơ: loại này nhỏ có trọng lượng tổng cộng vừa đủ cho người mang (khoảng 20 kg), dùng để phun cây thấp như lúa, cây họ Đậu. 2. Loại gắn trên máy kéo hoặc máy bay, có năng suất phun cao, chi phí lao động thấp. Theo dạng thuốc phun, có thể chia ra: 1. Máy phun thuốc nước; 2. Máy phun thuốc bột; 3. Máy phun hỗn hợp nước-bột không cần pha loãng cực mịn ULV (Ultra Low Volume). Yêu cầu kỹ thuật đối với máy phun thuốc Một máy phun bảo vệ cây trồng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Bảo đảm phun chất lỏng nhỏ hạt và đều, không có hạt to làm hư hại lá cây, nghiêm nhặt đảm bảo định lượng thuốc trên một đơn vị diện tích để thuốc đủ phủ kín lên khắp cây trồng thành lớp mỏng. 2. Bảo đảm phun đúng liều lượng và điều chỉnh được lượng phun theo yêu cầu trên một đơn vị diện tích và có nồng độ dung dịch cố định trong thời gian làm việc. 3. Có tính vạn năng (có thể phục vụ cho nhiều loại cây trồng), năng suất cao, điều khiển tốc độ dễ dàng và khả năng vượt đường tốt, các bộ phận máy không bị thuốc làm hư hỏng, an toàn cho người sử dụng. 4. Không làm hại cây trồng và an toàn cho người sử dụng. 5. Các chi tiết tiếp xúc với thuốc không bị ăn mòn bởi hóa chất. Cấu tạo máy phun thuốc Một máy phun thuốc thường gồm có các bộ phận chính như sau: 1. Bình chứa thuốc. 2. Bơm hay quạt. 3. Ống dẫn. 4. Vòi phun. Bình chứa thuốc Thường làm bằng chất dẻo có sợi (composite) hay thép không rỉ để tránh ăn mòn bởi hóa chất chứa trong thuốc. Thể tích của bình tùy thuộc vào loại máy. Chẳng hạn bình mang vai có thể tích từ 8-20 lít đủ để mang bởi sức người, còn thùng chứa thuốc trên máy có thể đến hàng trăm lít. Bơm
  2. Là bộ phận tạo áp suất để đưa chất lỏng đến vòi phun nhờ áp suất này mà chất lỏng được đẩy qua vòi phun để phun ra ngoài thành bụi sương, theo nguyên lý khi bơm có thể chia ra: bơn không khí và bơm nước. Bơm píttông kiểu bơm khí nén dùng ở bình mang vai Về cấu trúc bơm này giống hệt bơm xe đạp, nó gồm có xilanh hình trụ, píttông, cần píttông và tay điều khiển, van bi một chiều gắn ở đầu dưới xilanh để chỉ cho phép không khí nén đi vào bình và ngăn cản không cho nước và không khí chạy ngược lại vào bơm. Toàn bộ bơm được đặt trong bình chứa thuốc, khi bơm làm việc không khí nén sẽ được chứa trong khoảng trống trên mặt thoáng chất lỏng trong bình. Khi van vòi phun được mở, không khí nén này sẽ đẩy chất lỏng ra ngoài. Do bình vừa phải chứa khí nén vừa phải chứa chất lỏng nên bình cần phải kín không để không khí xì ra ngoài. Bơm píttông kiểu bơm nước nén dùng ở bình mang vai Về cấu trúc bơm này cũng giống như bơm píttông không khí, nhưng ở đây khi bơm làm việc píttông thay vì hút không khí nó lại hút nước vào xilanh sau đó đẩy nước tới vòi phun. Khi nước có áp suất được đẩy tới vòi phun một phần áp suất được dự trữ trong bình ổn áp để tiếp tục đẩy nước ra ngoài ở hành trình không bơm, nhờ vậy dòng nước thuốc được phun ra liên tục. Ống dẫn Có nhiệm vụ dẫn chất lỏng từ bơm đến vòi phun. Chất lỏng đi trong ống có áp suất cao, do vậy ống cần có độ bền cao để chịu được áp suất lớn. Ông dẫn thường được làm bằng cao su hoặc nhựa dẻo có sợi bố để tăng độ bền. Vòi phun Vòi phun được lắp ở đầu cuối ống dẫn, có nhiệm vụ làm cho chất lỏng sau khi phun ra ngoài tạo thành bụi sương. Tùy theo nhiệm vụ và cấu trúc, vòi phun được chia ra các loại: 1. Vòi phun ngoài đồng. 2. Vòi phun các loại cây thấp như: lúa, đậu. 3. Vòi phun cây trong vườn như: các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. 4. Vòi phun ly tâm. 5. Vòi phun khí thổi. Điều chỉnh máy phun thuốc Tùy theo loại cây, độ tuổi cây và loại sâu bọ, côn trùng cần diệt mà ta cần điều chỉnh máy phun để phun đúng liều lượng qui định. Loại bình mang vai Vì dung tích bình nhỏ nên cần tính số m2 mà mỗi bình phun được nếu thể tích của bình là V lít, thì diện tích phun được tương ứng với mỗi bình khi phun ngoài đồng là: A = (10.000 x V) / Q (m2/bình, với 1 lít thuốc nước ≈ 1 kg), với Q là lượng thuốc cần phun cho 1 hécta cây trồng (kg/ha). Từ đó ta có thể tính số bình cần phun cho 1 công (1.000 m2) hay 1 hécta. Khi phun cây trong vườn, ta không tính diện tích mà tính số cây n mỗi bình phun được. Gọi N là số cây trồng trong ha, số cây này mỗi bình phun được là: n = (V x N) / Q (cây/bình) Loại máy phun gắn trên máy kéo
  3. Gọi B là bề rộng làm việc của máy (mét), tức bề rộng phun khi máy chạy trên đồng; V là vận tốc làm việc của máy, m/phút. Lượng chất lỏng cần phun trong 1 phút là: q = (Q x B x V) / 10.000 (lít/phút) Đổ nước vào thùng và vận hành máy để phun thử. Hứng lượng nước q' phun ra trong 1 phút rồi so sánh với lượng tính toán q. Nếu q' sai biệt với q, tác động tiến hành điều chỉnh lại bằng cách vặn áp suất hoặc thay đổi lỗ ở vòi phun có kích thước khác. Một vài điểm chú ý khi sử dụng máy phun thuốc Các qui trình chăm sóc kỹ thuật cho máy gồm có: 1. Thường xuyên kiểm tra độ cứng, độ kín của tất cả đường ống của máy và không được để rò rỉ thuốc; thường xuyên kiểm tra xiết chặc các bulông và tra dầu mở cho máy. 2. Khi máy làm việc xong, phải được rửa cẩn thận các bề mặt tiếp xúc với thuốc để tránh bị rỉ hoặc tắt nghẽn làm máy chóng hỏng. 3. Khi hết vụ, máy phải được rửa sạch, bôi trơn cẩn thận và bảo quản nơi thoáng mát. 4. Khi làm việc, phải đeo kính bảo vệ không để cho tiếp xúc với thuốc. Khi sử dụng máy phun thuốc bảo vệ cây trồng cần chú ý đến vấn đề án toàn cho cây trồng, cho người và môi trường: 1. Tránh bớt việc phun thuốc lúc cây đang thời kỳ ra hoa. 2. Không phun thuốc lúc trời có gió mạnh hoặc nắng gắt. 3. Không phun thuốc lúc trời sắp mưa. 4. Người sử dụng máy phải thành thạo kỹ thuật vận hành khi sử dụng. 5. Phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người sử dụng. 6. Không ăn uống hoặc hút thuốc trong khi làm việc. 7. Thuốc còn thừa hoặc rơi vãi, giẻ lau sau khi dùng cần phải được chôn lấp kỹ càng. ông dụng : - Phun phân bón, phun hóa chất dạng hạt và bột - Phun thuốc trừ sâu, phun phân vi sinh dạng nước - Máy được thiết kế để có thể di chuyển, mang vác dễ dàng, thích hợp sử dụng ở những khu đất canh tác rộng lớn như: đồng lúa, bông vải, đồi chè (trà), vườn cây ăn trái, v.v. và cũng thích hợp sử dụng ở miền núi, khu đất cằn cỗi - Tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí cho bà con nhà nông Ưu điểm của chiếc máy này là có thể kéo dễ dàng trên mặt đất nên rất c ơ đ ộng, d ễ vận hành, giảm công sức cho người phun, tiết kiệm nhân công, áp su ất luôn ổn đ ịnh nên phun được lên cao, lượng nước phun ra đều, vừa ti ết ki ệm l ượng thu ốc, v ừa gi ảm tiếng ồn và bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.
  4. Máy phun cải tiến có thể được sử dụng trong phun tồn lưu tường vách và phun thuốc cho cây trồng trong nông nghiệp, phù hợp với các hộ sản xuất kinh tế trang trại vừa và nhỏ. Ngoài ra, có thể dùng máy để phun thuốc khử trùng cho trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. C25.Các phương pháp phun thuốc hóa học bảo vệ cây trồng C25.Các phương pháp phun thuốc hóa học bảo vệ cây trồng: * Phun thuốc nước: thuốc hoá học được hoà với nước theo một tỷ lệ nhất định để có dung dịch thuốc với nồng độ quy định cho mỗi loại thuốc sau đó dùng máy phun thành bụi sương, phủ lên cây trồng một lớp thuốc mỏng. Chi phí chất lỏng cho phương pháp phun thuốc này nằm trong khoảng 25 - 3000/ha. Máy sẽ phun được một hay nhiều loại thuốc phối hợp tuỳ theo yêu cầu diệt sâu bệnh. Dùng máy phun thuốc nước sẽ tiết kiệm hoá chất và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng nhưng kết cấu nặng nề, cồng kềnh, tốn nhiều năng lượng cho quá trình phun, thuốc khó vào kẽ lá, kẽ cây nên khó diệt được hoàn toàn sâu bệnh, độ bền của thuốc không cao. * Máy phun thuốc bột: chất hoá học ở dạng bột được phun thành bụi bám vào bề mặt của cây trồng một lớp thuốc rất mỏng. Quá trình phun nhẹ nhàng hơn phun thuốc nước, chi phí năng lượng thấp hơn, công chuyên chở thấp hơn tuy nhiên phương pháp này tốn thuốc hơn (hao phí thuốc tăng cao gấp 4 - 6 lần). không làm phun được khi có gió mạnh, bẩn, mất vệ sinh. Để cho thuốc bám vào mặt cây tốt và giữ được lâu người ta phun bột ẩm nghĩa là phun thuốc bột kết hợp với thuốc nước hoặc dầu mỏ. Trong trường hợp này chi phí chất lỏng chiếm khoảng 25 - 100% khối lượng chất hoá học khô nhờ thế mà có thể tiết kiệm được từ 40 - 50% chất hoá học. * Phương pháp phun mù: phun dung dịch ở dạng sương mù đọng lại trên cây trồng, tường nhà, trại chăn nuôi... Phương pháp này có Ưu điểm là chất lượng làm việc cao, năng suất lớn, chi phí lao động ít. Để giảm tốc độ bốc hơi người ta thường phun kèm với các loại dầu hoả có nhiệt độ đôi cao như dầu điêzen, dầu sông... Mức chi phí dung dịch lúc phun ngoài đồng 5 - 10/ha, lúc phun trong vườn là 8 - 25/ha. Phương pháp này sử dụng máy phát tạo nên luồng sương mù nhân tạo bằng cách sử dụng luồng khí nóng chuyển động với vận tốc lớn. iới thiệu về máy phun thuốc trừ sâu Honda KSA25 1. Bền bỉ - mạnh mẽ - dễ sử dụng: - Máy phun thuốc KSA25 có cấu trúc chắc chắn hoạt động với công suất cao. - Dễ dàng sử dụng, không còn tốn công pha nhớt vào xăng. - Bộ điều chỉnh áp lực phun lên đến 30 - 35 kg/cm2 - Bình chứa hóa chất được thiết kế đặc biệt giúp cho việc giữ ổn định chất lỏng bên trong để áp lực bơm được đều, êm và nhẹ.
  5. 2. Hiệu quả tối ưu - hiệu suất cao: - Được lắp đặt với động cơ 4 thì, có buồng đốt hoàn hảo, kiểu cam treo, dễ dàng khởi động, tiêu hao nhiên liệu thấp hơn 50% so với động cơ 2 thì. Hệ thống bôi trơn được thiết kế đặc biệt, giúp động cơ vận hành ở mọi góc độ tiết kiệm được chi phí vận hành. - Kiểu máy: 4 thì, 1 xi lanh, cam treo - Dung tích xi lanh: 25 cc - Đường kính x hành trình piston: 35 x 26 mm - Công suất cực đại: 0.81 kW (1.1 mã lực)/ 7.000 vòng/phút - Suất tiêu hao nhiên liệu: 250 g/mã lực/giờ - Hệ thống làm mát: Bằng gió cưỡng bức - Hệ thống đánh lửa: Transito từ tính ( IC ) - Hệ thống bôi trơn: Bơm tuần hoàn - Bộ chế hòa khí: Kiểu màng - Dung tích nhớt bôi trơn: 0.08 lít - Hệ thống khởi động: Bằng tay - Loại nhiên liệu: Xăng không chì A92 - Dung tích bình xăng: 0.55 lít - Lưu lượng lớn nhất: 7,0 lít/ phút - Áp lực phun lớn nhất: 30 - 35 kg/ cm2 - Áp lực phun lúc vận hành: 20 - 25 kg/ cm2 - Dung tích bình chứa thuốc: 20 lít - Kích thước (D x R x C): 410 x 350 x 630 cm- Trọng lượng khô: 10 kg 1. Máy phun thuốc WP 40 HP: Có cấu trúc chắc chắn, hoạt động với công suất cao. Được sử dụng để phun thuốc trừ sâu bệnh hại cho nhiều loại cây trồng như: rau các loại, bắp, đậu phộng, lúa... Máy được cấu tạo bởi động cơ xăng 4 thì có buồng đốt hoàn hảo kiểu cam treo, dễ dàng khởi động, tiêu hao nhiên liệu thấp hơn 50% so với động cơ 2 thì. Hệ thống bôi trơn được thiết kế đặc biệt giúp động cơ vận hành ở mọi góc độ, tiêu hao nhiên liệu 250g/mã lực/giờ, công suất động cơ 0,8 KW (1,1 mã lực). Tiết kiệm chi phí vận hành, bơm dạng bơm pít tông, lưu lượng phun 8,6lít/phút gấp 10 lần so với bình bơm tay, có thể điều chỉnh áp lực phun từ 25kg/cm đến 40kg/cm . Bình chứa thuốc có dung tích 25lít làm bằng nhựa, được thiết 2 2 kế đặc biệt giúp cho vệc giữ ổn định thuốc bên trong để áp lực bơm đều êm nhẹ. Vòi phun làm bằng đồng có thể điều chỉnh hạt phun to, nhỏ theo mong muốn. 2. Máy phun thuốc sử dụng động cơ điện: Cấu tạo gồm: động cơ điện công suất 1HP (1mã lực) số vòng quay định mức 1.400 vòng/phút. Bơm pít tông cơ cấu biên tay quay có thể điều chỉnh áp suất phun từ 0 đến 40kg/cm . Thùng chứa thuốc thường dùng thùng nhựa có kích 2 thước từ 50 lít - 100lít. Hệ thống ống dẫn làm bằng ống nhựa chịu áp lực cao, chiều dài khoảng 100m. Máy này có thể dùng để phun thuốc cho rau các loại, cây ăn trái, xử lí chuồng trại… năng suất phun gấp 10 lần so với bình bơm tay. Trong điều kiện thiếu lao động hiện nay việc ứng dụng các trang thiết bị này vào sản xuất nông nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết, để giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, hạ giá thành nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay mà Đảng và Nhà nước đang chủ trương.
  6. Để bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của sâu bệnh hại, hiện nay bà con nông dân ngoại thành thành phố Hố Chí Minh thường sử dụng phương pháp quản lí dịch hại tổng hơp IPM, áp dụng nhiều biện pháp như: canh tác, sinh học, hóa học và các biện pháp khác. Trong đó, biện pháp hóa học cũng được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên việc sừ dụng biện pháp này cần phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng. Đặc biêt ở những vùng sản xuất rau an toàn ưu tiên dùng các chế phẩm trừ sâu sinh học, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, góp phần bảo vệ môi trường. Để phun thuốc trừ sâu, bệnh hại cho cây trồng bà con nông dân thường dùng các bình bơm tay, năng suất phun thấp, khỏang 0,8 lít/phút, một ngừơi có thể phun 0,7 ha/ngày. Trong tình hình hiện nay ở các vùng ngoại thành thành phố tốc độ đô thị hóa, công ngiệp hóa diễn ra rất nhanh, một bộ phận lớn lao động nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp, gây nên tình trạng thiếu lao động nông nghiệp. Giá lao đông nông nghiệp ngày càng cao, hiện nay là 50.000đ/ngày, riêng công phun thuốc 70.000đ/ngày điều đó sẽ làm tăng chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Để khắc phục tình trạng trên, nhiều công ty đã tung ra thị trường nhiều loại máy phun thuốc trừ sâu đáp ứng được các yêu cầu nông học như phun thuốc nhỏ hạt, đều, đảm bảo phun đúng liều lượng trên một đơn vị diện tích. Máy có nhiều tính năng, năng suất phun cao, điều khiển dễ dàng, các bộ phận máy không bị thuốc làm hư hỏng, an toàn cho người sử dụng. Sau đây là một vài loại máy thông dụng được nhiều bà con và trang trại ứng dụng đạt hiệu quả. Bơm piston: là loại chuyên dụng trong sản xuất, hoạt động nhờ tạo lực hút và lực đẩy hoàn toàn dựa vào hành trình nén và xả của piston trong xi lanh. Nguyên tắc làm việc của bơm piston rất đơn giản, nhưng hiệu suất lại rất cao. Tuy nhiên, hiện loại bơm này ít được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt và trong nông nghiệp vì hành trình của piston là chuyển động trượt. Điều đó hết sức bất lợi cho việc cơ khí hay điện khí hóa vì muốn chuyển từ chuyển động quay sang chuyển động trượt phải có thêm cơ cấu cam và cơ cấu biên tay quay (tay dên), cồng kềnh và phức tạp. Hiện nay nó vẫn được sử dụng trong các máy bơm nước truyền động thủ công như bơm hút khô dưới tàu thuyền, bơm xe đạp, xe máy. Chỉ đến khi hệ thống truyền động thủy lực và khí nén ra đời, bơm piston mới trở lại vị trí thống trị của nó trong công nghiệp vì ở hai loại truyền động hiện đại này việc điều khiển hành trình hút và nén của piston hoàn toàn nhờ vào áp suất của dòng khí nén hoặc chất lỏng Máy phun thuốc diệt côn trùng, phòng dịch STIHL SR420 -Hãng sản xuất STIHL – Đức. - Xuất xứ : Brazil. Đặc điểm : - Thiết bị đeo lưng linh hoạt và cơ động : thuận tiện điều khiển trong những điều kiện khó khăn, sử dụng thích hợp trong phòng chống dịch y tế cộng đồng. - Dễ sử dụng, dễ nổ. - Ứng dụng rộng rãi : có thể phun hóa chất dạng dung dịch pha với nước hoặc với dầu. Với bộ tạo bụi và phân tán lắp thêm cho phép phun hóa chất dạng bột và dạng hạt. - Cho hạt phun kích thước cực nhỏ ( điều chỉnh ). - Kinh tế : giá hợp lý, bộ lọc khí bền, sử dụng lâu dài. - Gọn, nhẹ :
  7. + Đeo lưng, di chuyển dễ dàng, dùng cơ động trong mọi trường hợp, trong những không gian hạn chế. + Máy có thể để gọn trong thùng xe hơi, mang trên vai di chuyển bằng xe máy. Ứng dụng : - Dùng trong lĩnh vực xử lý côn trùng, diệt muỗi, khử trùng, phòng dịch…. - Dùng trong nông nghiệp, trang trại…. - Ứng dụng quan trọng nhất là dùng trong y tế dự phòng để phòng dịch, chống dịch như : sốt xuất huyết, cúm gia cầm AH1N1, bệnh tay chân miệng… Thông số kỹ thuật : 1. Động cơ 2 thì xăng pha nhớt : 56,5 cc. 2. Công suất động cơ : 2,5 kw / 3,4 hp. 3. Trọng lượng : 11 kg. 4. Bình nhiên liệu : 1,5 lít. 5. Dòng thổi tối đa : 1060 m3 / giờ. 6. Vận tốc gió : 101 m / giây. 7. Dung tích bình chứa thuốc : 14 lít. 8. Tốc độ phun : 0,15 – 3,0 lít / phút. 9. Dãi phun : dọc 11,5 m – ngang 12m. 10. Van điều chỉnh từ mức 1 - - > 6 có tác dụng hiệu quả trong việc cần phun hóa chất ở một lượng nhỏ hóa chất ở nồng độ đậm đặc và cần phun hóa chất với công suất lớn. Thiết bị chuẩn: bộ chế hòa khí bơm màng – đánh lửa điện tử - hệ thống lọc khí sử dụng lâu – hệ thống chống rung – tay nắm giật máy – đai đeo. Bộ bơm hỗ trợ : - Bộ hỗ trợ giúp định hướng hạt phun. - Máy phun sương ULV Stihl SR 420có thể găn thêm bộ bơm hỗ trợ giúp tăng chuyển động của chất lỏng trong bình, tránh tạo cặn do đó giảm chấn động khi phun, giúp định hướng phun tốt hơn. - Bộ bơm hỗ trợ còn giúp cho dòng chảy của hoá chất ổn định, không ảnh hưởng khi máy đang phun ở tư thế máy đứng hay nằm. - Máy phun sương STIHL có thể gắn thêm bộ tạo bụi và phân tán khi dùng các hoá chất dạng hạt nhỏ. ĐẦU PHUN SƯƠNG – ULTRA LOW VOLUME ( ULV ) : - Giúp phân tán các dung dịch hóa chất thành các hạt cực nhỏ. Việc này rất có ý nghĩa khi chỉ cần sử dụng cho một lượng nhỏ hóa chất ở nồng độ đậm đặc. - Bộ đầu phun ULV bao gồm : 03 đầu phun ( 0,5 – 0,65 – 0,8 mm ) và 01 lọc. CHI TIẾT 01 CÁI MÁY PHUN SƯƠNG ULV STIHL SR420BAO GỒM : 1- 01 Máy chính. 2- 01 Vòi phun + 1 kẹp ống + 2 cổ dê + 2 ốc. 3- 01 Bộ định hướng hạt phun ( 03 cái ). 4- 01 Tấm đệm lưng. 5- 01 Tuornervis dẹp. 6- 01 Khóa mở Bugi. 7- 02 Cuốn tài liệu hướng dẫn sử dụng ( T. Anh + T. Việt ).
  8. 8- 01 Bộ đầu phun ULV ( 03 cái + lọc ). 9- Van điều chỉnh hóa chất từ mức 1 - -> 6. C28.Cấu tạo chung một máy phun thuốc theo nguyên tắc áp suất. C28.Cấu tạo chung một máy phun thuốc theo nguyên tắc áp suất. Gồm các bộ phận: thùng chứa thuốc, bộ phận tạo áp suất (bơm), bộ phận điều chỉnh áp suất, ống dẫn thuốc, vòi phun, trang bị lấy nước vào thùng. a. Thùng chứa nước: có hình dạng và dung tích thích hợp, kín để thuốc không bị rò rỉ hoặc bốc hơi ra ngoài, tiện lợi cho quá trình nạp và xả thuốc. Trong thùng thường có bộ phận khuấy thuốc để làm đều nồng độ dung dịch thuốc phun ra trong quá trình phun, nó đặc biệt cần thiết cho các thùng dung tích lớn và cần sự khuấy trộn khi chuẩn bị dung dịch trong thùng. Bộ phận khuấy có 2 loại: cơ học và thuỷ lực. b. Bộ phận tạo áp suất (bơm cung cấp): có nhiệm vụ đẩy thuốc đi và đảm bảo lưu lượng và áp suất thuốc cần thiết. Có nhiều loại bơm như: bơm piston, bơm bánh răng, bơm màng... Bơm piston trực tiếp nén dung dịch thuốc vào bình tích áp hoặc nén không khí vào bình chứa thuốc. Bơm thuốc có thể là loại bơm piston tác động một chiều, bơm piston tác động hai chiều, bơm sai động, bơm 3 piston... c. Bộ phận điều hoà áp suất: giữ cho áp suất trong hệ thống có áp suất ổn định, dung dịch thuốc được đẩy đi đều để đảm bảo chất lượng phun, đồng thời bảo hiểm cho máy khỏi bị áp suất quá cao làm hư hỏng và gây hại cho người sứ dụng. Các phần tử chính của bộ điều áp là hệ thống van an toàn có nhiệm vụ xả dung dịch thuốc về thùng khi áp suất quá mức cần thiết, áp kế để theo dõi áp suất, bình ổn áp (là túi không khí) để giữ lưu lượng và áp suất của dung dịch thuốc một cách đều đặn tới vòi phun. d. Vòi phun: với mỗi loại máy tuỳ thuộc loại to hay nhỏ mà có thể sử dụng một hay nhiều vòi phun. có nhiều loại vòi phun. Tuỳ theo tính chất chuyển động của thuốc khi qua vòi phun có thể chia thành hai loại: vòi phun xoáy và vòi phun thẳng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2