intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Máy tạo nhịp tim - Pacemaker (Kỳ 4) CÁC NGUỒN ĐIỆN VÀ MÁY TẠO NHỊP Những

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

101
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Máy tạo nhịp tim - Pacemaker (Kỳ 4) CÁC NGUỒN ĐIỆN VÀ MÁY TẠO NHỊP Những nguồn điện bên ngoài nào là an toàn? Những máy tạo nhịp hiện đại ngày nay được bảo vệ tốt đối với hầu hết những thiết bị điện gia dụng trong tình trạng còn tốt như radio, TV, loa, lò vi sóng, máy hút bụi v.v... Những nguồn điện nào có thể gây nhiễu máy tạo nhịp? Máy cộng hưởng từ (MRI) dùng để chụp não, khớp, cột sống, gan và những cơ quan khác. Từ trường mạnh của máy có thể gây nhiễu máy tạo nhịp do...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Máy tạo nhịp tim - Pacemaker (Kỳ 4) CÁC NGUỒN ĐIỆN VÀ MÁY TẠO NHỊP Những

  1. Máy tạo nhịp tim - Pacemaker (Kỳ 4) CÁC NGUỒN ĐIỆN VÀ MÁY TẠO NHỊP Những nguồn điện bên ngoài nào là an toàn?
  2. Những máy tạo nhịp hiện đại ngày nay được bảo vệ tốt đối với hầu hết những thiết bị điện gia dụng trong tình trạng còn tốt như radio, TV, loa, lò vi sóng, máy hút bụi v.v... Những nguồn điện nào có thể gây nhiễu máy tạo nhịp? Máy cộng hưởng từ (MRI) dùng để chụp não, khớp, cột sống, gan và những cơ quan khác. Từ trường mạnh của máy có thể gây nhiễu máy tạo nhịp do đó những bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp không nên chụp MRI. Điện thoại di động cũng có thể gây nhiễu máy tạo nhịp. Do đó nên nghe di động ở bên tai đối diện với máy tạo nhịp. Không để di động ở túi gần kế ngực. Thiết bị chống trộm ở một số cửa hàng cũng có thể tạo ra những tín hiệu gây nhiễu máy tạo nhịp. Sẽ an toàn nếu như bệnh nhân mang máy tạo nhịp bước qua cửa một cách nhanh chóng mà không đứng lại ở tại cửa hoặc gần cửa. Tương tự, máy dò kim loại tại sân bay cũng có thể gây nhiễu máy tạo nhịp. Có thể tránh được rắc rối này bằng cách trình thẻ ID của máy cho nhân viên an ninh và bước vòng qua cổng. Gậy an ninh cầm tay (như những chiếc mà nhân viên an ninh hay dùng) có từ trường có thể gây nhiễu cho máy do đó nên tránh bị rà soát bằng dụng cụ này.
  3. Những thiết bị điện công xuất nặng như máy hàn, động cơ xe hơi đang chạy và một số dụng cụ phẫu thuật chạy bằng điện có thể gây nhiễu cho máy. Bệnh nhân nên được phép bác sĩ trước khi lái xe hoặc sử dụng dụng cụ phẫu thuật. Mặc dù xe hơi đang chạy có thể không ảnh hưởng đến máy lúc bệnh nhân đang lái xe nhưng bệnh nhân nên tránh tựa người vào động cơ đang chạy. Bất kỳ những lo lắng hay cảnh báo nào đều nên được trao đổi với bác sĩ. window.google_render_ad(); KHI NÀO NÊN THAY PIN Điện cực và pin của máy tạo nhịp ngày càng hiệu quả hơn do đó tuổi thọ của pin cũng tiếp tục tăng ngay cả khi kích thước của máy ngày càng nhỏ. Pin của máy tạo nhịp hiện đại ngày này thường có thể kéo dài đến 7-10 năm. Khi mức năng lượng của pin xuống thấp, máy tạo nhịp sẽ gửi tín hiệu đến bác sĩ khi khám định kỳ. Mức pin thấp vẫn còn có đủ thời gian để thay do đó không nên lo lắng một cách thái quá rằng pin có thể ngừng bất ngờ. Do pin được dán vào bên trong buồng máy nên thay pin cũng đồng nghĩa với thay cả buồng máy. window.google_render_ad(); NHỮNG TÍNH NĂNG MỚI CỦA MÁY TẠO NHỊP
  4. Những tiến bộ hấp dẫn trong kỹ thuật chế tạo máy tạo nhịp đã thêm vào đó nhiều tính năng mới, trong đó bao gồm:  Khả năng ghi nhận tần số điện tự nhiên của tim. Một số bệnh nhân cảm thấy có những triệu chứng xuất hiện một cách không liên tục ngay cả sau khi được cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn. Những triệu chứng này có thể là do có những giai đoạn nhịp tim nhanh bất thường (vd như rung nhĩ). Ghi nhận nhịp tim giúp bác sĩ xác định được nhịp tim bất thường (vd như rung nhĩ) có phải là thủ phạm gây ra những triệu chứng của bệnh nhân hay không.  Máy tạo nhịp cũng có thể được dùng để ngăn ngừa tái phát những giai đoạn nhịp tim nhanh như khi bị rung nhĩ. Những máy tạo nhịp này sẽ được trang bị với nhiều điện cực cấy vào tâm nhĩ. Những điện cực này kiểm soát hoạt động điện của tâm nhĩ và ngăn rung nhĩ.  Máy tạo nhịp cũng có thể sử dụng cho những bệnh nhân bị suy tim ứ huyết trong tương lai. Trong bệnh suy tim ứ huyết, do cơ tim ở tâm thất bị tổn thương nên không thể bơm hiệu quả được. Những bệnh khác như cơn đau tim cấp, nhiễm virus, và tăng huyết áp mạn tính có thể gây tổn thương cơ. Cách điều trị suy tim ứ huyết hiện nay với những loại thuốc như lợi tiểu, digoxin. Một số nghiên cứu đề nghị đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn lên
  5. các cơ của tâm nhĩ sử dụng một hoặc nhiều điện cực có thể cải thiện được hiệu xuất bơm toàn bộ của tim ở những bệnh nhân suy tim ứ huyết.  Máy tạo nhịp cũng được sử dụng ngày càng tăng ở những bệnh nhân có những triệu chứng nặng của rối loạn nhịp nhĩ sau khi điều trị bằng cách phá bỏ nút nhĩ thất.  Máy tạo nhịp còn phối hợp với máy khử rung tim cấy vào cơ thể. Thiết bị phối hợp này có thể điều trị cả nhịp nhanh lẫn nhịp chậm trên cùng một bệnh nhân. TÓM TẮT  Máy tạo nhịp là một thiết bị sử dụng pin qua phẫu thuật  Máy tạo nhịp giúp giữ nhịp tim bình thường khi tim đập bất thường  Máy tạo nhịp có thể được đặt vĩnh viễn hay tạm thời.  Máy tạo nhịp vĩnh viễn là một hộp nhỏ có thể cấy một cách an toàn dưới da gần vai.  Máy tạo nhịp vĩnh viễn giúp điều trị triệu chứng gây ra do tim đập chậm bất thường và giúp bệnh nhân có được cuộc sống bình thường.
  6.  Máy tạo nhịp vĩnh viên nên được kiểm tra định kỳ để về chức năng và mức pin.  Những máy tạo nhịp hiện đại được bảo vệ tốt khỏi hầu hết những thiết bị điện ngày nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1