intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mấy vấn đề cốt yếu về Triết lý phát triển ở Việt Nam: Phần 1

Chia sẻ: Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:218

165
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 Tài liệu Triết lý phát triển ở Việt Nam mấy vấn đề cốt yếu giới thiệu tới người đọc các kiến thức: Quan niệm về triết lý, triết lý phát triển; chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về triết lý phát triển xã hội tổng quát; triết lý về mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội trong phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mấy vấn đề cốt yếu về Triết lý phát triển ở Việt Nam: Phần 1

  1. OA H Ọ C XÀ H Ộ I V I Ệ T N A M CK.0000053204 S.TS. PHẠM XUÂN NAM (Chu biên) T r i ế t l y ở V Ẹ T N . Ó T Y Ê U Ì Ì Ì\\» Ị Ị NHÀ XUẢT B A N K H O
  2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. TRIẾT L Ý PHÁT TRIỂN Ở MỆT NAM MẤY VẤN ĐỀ CỐT YẾU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM GS.TS. PHẠM XUÂN NAM (Chủ biên) TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM MẤY VÂN ĐỂ CỐT YÊU In lần thứ ba (Nhà xuất bản KHXH xuất bản lần đầu năm 2002, in lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung năm 2005) m ĩ K ọ c m ý NGUYÊN TRUNG ĩ? " T i •"'-'SƯ NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XẢ HỘI HÀ NỘI - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. Tập thể tác giả - GS.TS. PHẠM XUÂN NAM (Chủ biên) - GS. VŨ KHIÊU - PGS.TS. NGUYỄN VÀN HUYÊN - PGS.TS. HỒ Sĩ QUÝ - PGS.TS. NGUYỄN VĂN TRUY - TS. LÊ CAO ĐOÀN - CÙNG CÁC CỘNG S ự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. L Ờ I M Ở ĐẦU C ó thể nói chưa bao giờ cả nhân loại lại suy tư, trăn trỏ, bàn luận nhiều về phát triển như trong những thập kỷ gần đây. Hàng loạt chướng trình, dự án phát triển ở cả cấp quốc gia và quốc tế, cũng như không ít lý thuyết phát triển làm luận cứ cho các chương trình, dự án ấy đã được đề ra: phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển văn hoa, phát triển nông nghiệp và nông thôn, phát triển công nghiệp và đô thị, phát triển bền vững, v.v. Có một số chương trình, dự án phát triển (như về khoa học và công nghệ) đã đạt được những thành tựu lớn lao. Cũng đã xuất hiện một vài mô hình phát triển kinh tế - xã hội có tác dụng tích cực trong những khoảng thời gian và phạm vi không gian nhất định. Nhưng lại có nhiều chương trình, dự án phát triển đầy tham vọng được vạch ra theo những lý thuyết phát triển nào đó đã không thu được kết quả mong muốn, vì mắc phải những sai lầm, lệch lạc như: • Chia cắt sự phát triển xã hội theo nghĩa rộng vòn mang tính toàn diện, phức hợp, đa chiều thành những mặt tách rời nhau một cách siêu hình. - Đồng nhất tăng trưởng kinh tế vài phát triển, xem tăng trưởng kinh tế tự nó sẽ giúp giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, văn hoa và môi trường với tư cách là những chiều cạnh khác nhau của phát triển xã hội tổng thể. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. Chính sự sai lệch "kép" ấy, nhất là sai lệch thứ hai có tính phổ biến, đã đưa đến những hậu quả nặng nề không chỉ ỏ các nưâc đang phát triển mà cả ở các nưóc có trình độ công nghiệp phát triển cao. Đứng trưâc tình hình đó, nhiều nhà khoa học có đầu óc khách quan trên thế giới đã cảnh báo rằng: loài người đang phải đối mặt với những loại mô hình "phát triển xấu" mà thực chất là "nghịch lý" của sự phát triển. Trong đó, đáng chú ý là 5 loại mô hình sau: Thứ nhất: Tăng trưởng kinh tế nhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội. Vói những thành tựu kỳ diệu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, lực lượng sản xuất của loài người đã có bước phát triển nhảy vọt. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn thế giói năm 2000 đã tăng gấp 5 lần so với năm 1950 và gấp 15 lần so vối cuối thế kỷ XIX. Nhưng những kết quả của sự tăng trưởng kinh tế ấy đã không được phân phối một cách công bằng. Năm 1997, 385 nhà tư bản giàu nhất thê giói có tài sản lỏn hơn tài sản của 45% dân số toàn cầu. Trong khi đó, hơn Ì tỷ người lao động trên toàn hành tinh, bao gồm cả hàng chục triệu người ỏ các nưâc tư bản phát triển nhất, lại rơi vào cảnh thất nghiệp, nghèo đói, bệnh tật, vô học và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Như vậy, điều mà C.Mác đã dự báo về xu hưống vận động của xã hội tư bản từ hơn một thế kỷ trưốc đến nay vẫn đúng: Tích lũy của cải ở một cực này đồng thời cũng có nghĩa là tích lũy sự nghèo khổ, sự đau khổ của lao động, sự dốt nát ở cực đối lập . 1 1. Xem C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, tập 23. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội 1993. tr.909 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. Thứ hai: Tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoa, đô thị hoa nhưng lại dẫn đến sự tàn lụi của nông nghiệp và nông thôn. Tiếp theo quá trình công nghiệp hoa cổ điển ở các nước Âu - Mỹ trong các thế kỷ trưốc, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên 100 nước mới giành lại được độc lập cũng đã háo hức muốn chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp chậm phát triển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển nhanh. Nhân cđ hội này, nhiều "lý thuyết phát triển" theo hướng công nghiệp hoa đã được các học giả phương Tây nêu lên với tham vọng "soi đưòng, chỉ lối" cho các nước nông nghiệp lạc hậu noi theo. Một trong những lý thuyết được quảng cáo ầm ỹ nhất từ những năm 1960 là lý thuyết "Các giai đoạn tăng trưởng kinh tế" của W.Rostow. Theo lý thuyết đó, sự chuyển biến từ một xã hội nông nghiệp sang một xã hội công nghiệp rồi hậu công nghiệp phải được tiến hành cấp thòi trên cả bốn bình diện: công nghiệp hoa, đô thị hoa, quốc tế hoa, Tây phương hoa. Ngây thơ vì chưa có kinh nghiệm, hàng loạt nước kém phát triển ỏ Á, Phi, Mỹ La-tinh đã ngả theo lý thuyết trên. Nhưng chỉ sau một thòi gian thực hiện, bên cạnh một số kết quả hiếm hoi, hầu hết các nước ấy đã thất bại trong ước mơ "nhảy thẳng" từ một xã hội nông nghiệp sang một xã hội công nghiệp. Bởi sự cân đối hợp lý trong chặng đường đầu phát triển nông nghiệp/công nghiệp, nông thôn/đô thị bị đột ngột phá vỡ. Nông nghiệp và nông thôn do đó không đủ sức tạo ra những tiền đề và điều kiện cần thiết về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, lao động và thị trường cho phát triển công nghiệp và đô thị. Trong khi đó, những dòng người vô tận từ các vùng quê lại đổ xô về các thành phố được mở 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. rộng một cách tự phát, buộc phải sống chen chúc tại những khu nhà ổ chuột và để lại sau lưng họ những vùng nông thôn sơ xác, tiêu điều. Phản ánh thực tế này, các tác giả của La Grande Encỵclopédie Franọaise xuất bản năm 1986 đã viết trong mục Thế giới nông thôn rằng: "Cuộc cách mạng công nghiệp đã đi liền với quá trình đô thị hoa tổng thể và cái chết tuần tự của nền văn minh nông thôn". Thứ ba: Tăng trưởng kinh tế nhưng quần chúng lao động không có quyền làm chủ. Khi tiên bộ kỹ thuật ngày càng được phổ biên rộng rãi ở các nước tư bản có trình độ công nghiệp phát triển cao, thì chủ nghĩa kỹ trị ở các nưóc đó cũng lên ngôi. Trong bối cảnh như thế, thay vì con người phải được xem là chủ thể sáng tạo ra kỹ thuật và sủ dụng nó để đạt mục đích của mình, thì giới kỹ trị lại quan niệm tất cả mọi cái đều phải qui về kỹ thuật. Theo nhận xét của Jacques Ellul, ở các nưóc phương Tây, kỹ thuật tự đặt mình như mục đích tự thân, là cái đang thống trị xã hội. Tựa hồ là kỹ thuật "đang sống", "có lý trí". Nó áp đặt tinh thần về sự hùng mạnh của nó thông qua sự tăng trưởng vô hạn của sản xuất và tiêu thụ. Nó "đẩy lùi vào lĩnh vực không mất tiền và không hiệu quả những gì cho phép đem lại một ý nghĩa cho cuộc sống con người"'. Vén lên tấm màn che đậy bản chất phản nhân văn của chủ nghĩa kỹ trị, Herbert Marcuse còn nói rõ thêm: "Kỹ thuật công nghệ cung cấp cho tình trạng thiếu tự do của con người một cơ sở hợp lý hoa rất lớn. Nó chỉ ra ràng. về mặt "kỹ 1. Dẫn theo Richard Bergeron: Phàn phát triển- cái giá cùa chù nghĩa tự do. Kxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 108. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. thuật", không thể có tự trị được, không thể tự mình quyết định cuộc sống của chính mình được. Bởi vì sự thiếu tự do ấy không tỏ ra là không hợp lý cũng như không lộ ra như một sự kiện chính trị, nó thể hiện đúng ra như là một sự phục tùng bộ máy kỹ thuật, là bộ máy đem lại nhiều tiện nghi hơn cho cuộc sống và tăng thêm năng suất lao động". 1 Rõ ràng, chủ nghĩa kỹ trị đã và đang được giói cầm quyền ở các nưốc phướng Tây sử dụng để biện minh cho cái gọi là "một xã hội cực quyền hợp lý", như H. Marcuse đã nhận xét. Trong xã hội ấy, quần chúng lao động luôn được tuyên truyền rằng họ cố mọi quyền tự do, dân chủ rộng rãi do luật định. Nhưng trên thực tế, họ vẫn không sao thoát khỏi sự áp chế của các tập đoàn tài chính - công nghiệp khổng lồ, là những thế lực đang nắm trong tay gần như toàn bộ mọi khâu then chốt nhất của quá trình đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và triển khai những kỹ thuật, công nghệ cao vì mục tiêu lợi nhuận tối đa của chúng. Thứ tư: Tăng trưởng kinh tế nhưng văn hoa, đạo đức suy đồi. Vì chạy theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà không quan tâm thoa đáng đến mục tiêu phát triển xã hội, phát triển con người, cho nên trong những nưốc được gọi là phát triển ở phương Tây đã diễn ra một quá trình tha hoa về văn hoa, đạo đức, lối sống ngày càng nghiêm trọng. Tại những nước đó, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ được tôn thờ, chủ nghĩa tiêu dùng đến mức phi lý được khuyến khích. Các 1 Dẫn theo Richard Bergeron: Sách đã dẫn, tr.108 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. hãng truyền thông đại chúng thường xuyên quảng bá quan điểm cho rằng: Mỗi người phải là một cá thể duy nhất. Họ liệt kê một danh mục vô tận những sản phẩm được nhân cách hoa cao độ tương ứng với cái duy nhất đó. Theo Richard Bergeron, thì công nghiệp khuyên khích bạo lực, kích thích thú tính một cách công khai ngày càng trở nền phồn thịnh đến mức nó chiếm hết những phố chính ở tất cả các thành phố Bắc Mỹ. Edgar Morin, một nhà triết học Pháp, cũng đã mỉa mai rằng: Làm thế nào mà chúng ta dám tự cho mình là kiểu mẫu "trong khi ồ những nền văn minh gọi là phát triển đang tồn tại một sự kém phát triển, kinh khủng về văn hoa, tinh thần, đạo đức và nhân tính". Federico Mayor - nguyên Tổng giám 1 đốc cơ UNESCO - gần đây cũng có nhận định: "Tại các xã hội phồn thịnh nhất..., bản thân đạo đức ngày càng vắng bóng như hình ảnh bãi hoang mạc cứ lấn rộng ra, sức mạnh của cảm xúc và lòng nhiệt huyết bị cùn gỉ, cái nhìn nhau hò hững không còn tình cảm, sự đoàn kết gắn bó rã ròi tan biến" .2 Thứ năm: Tăng trưởng kinh tế nhưng môi trường suy thoái, sự căn bằng sinh thái bị phá vỡ. Do tác động của nhiều nguyên nhân, như sự xuất hiện và phổ biến chủ nghĩa duy lý cực đoan cổ vũ cho việc con người chinh phục và thống trị thiên nhiên, dẫn tối cuộc chạy đua khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được để đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trong quá trình 1. Edgar Morin: Đi tới một ý thức mới mang tính toàn cầu. Báo Le monde diplomatique, tháng 10-1989, tr. 18-19. 2 . Federico Mayor: The world ahead. UNESCO/Paris 1999. Dẫn theo Một thế giới mới. Bản dịch của uỳ ban quốc gia UNESCO của Viẽt Nam, tr.8. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. công nghiệp hoa à nhiều nước, sự lan truyền chủ nghĩa tiêu thụ ỏ các nưốc phương Bắc, sự bùng nổ dân số ở các nước phương Nam, sự tàn phá của hàng trăm cuộc chiến tranĩi -lòn nhỏ, trong đó các thế lực gây chiến ngày càng sử dụng những vũ khí huy diệt ghê gôm hơn..., môi trưòng sinh thái toàn cầu đang có nguy cơ lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng: Những cánh rừng nhiệt đới đang mất đi, những sa mạc đang lan rộng, nước và không khí bị ô nhiễm, trái đất đang nóng lên..., kéo theo những biến động khí hậu toàn cầu với những tác hại khủng khiếp chưa thể luông trưốc được. Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 6 năm 1972 tại Stốckhôm đã ra lời kêu gọi khẩn thiết: "Hỡi loài người hãy cứu lấy cái nôi sinh thành đang bị chính tay minh huy hoại!" Từ đó đến nay, hàng loạt bản tuyên bố, công ưóc, hiệp ưốc, chương trình hành động quốc tế vế bảo vệ môi trường đã được đề ra. Nhưng vì chúng không được thực hiện nghiêm chỉnh, nên tình trạng môi trường trên thế giới vẫn đang tiếp tục xấu đi. Thế mà nguôi đứng đầu chính phủ Mỹ - nước chỉ chiếm khoảng 4,5% dân số thế giới nhưng đã phát tán vào bầu khí quyển 25% tổng lượng điôxít cácbon làm tăng hiệu ứng nhà kính toàn cầu - lại ngang nhiên tuyên bố rút khỏi Nghị định thư Kyoto", viện cớ rằng nếu thực hiện nó thì sẽ tác hại đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ! về vấn đê này, José Saramago, nhà văn Bồ Đào Nha được giải thưởng Nobel văn học năm 1998 đã nhận xét: "Qua Bush, chúng ta thấy rằng ông * Nghị định thư Kyoto qui định đến năm 2010 các nước công nghiệp phải giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính 5-10% so với mức của năm 1990 li Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. ta đang tiến hành chính sách của các công ty khai thác khoáng sản và dầu mỏ, của các tài phiệt - những kẻ đặt ông ta ngồi vào ghế tổng thống. Bush đã trả ơn cho việc này bằng cách bác bỏ những hiệp ưóc giảm các khí thải công nghiệp vào môi trường xung quanh đã đạt được tại Kyoto" . 1 Dĩ nhiên, khi nói đến những loại mô hình "phát triển xấu" kể trên, không một người nào có đầu óc thực tế trên thế giói này - cả ở phương Đông và phương Tây - lại phủ nhận tầm quan trọng sống còn của tăng trưỏng kinh tế. Bởi lẽ, phải "có thực mới vực được đạo" (triết lý dân gian Việt Nam); "con người trước hết phải ăn, uống, ở, mặc đã rồi mới có thể làm. chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo... được" (triết lý mácxít). Do đó, tăng trưỏng kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia. Song, tăng trưởng kinh tế không có mục đích tự thân mà phải nhằm phục vụ cho sự phát triển xã hội, phát triển con người vói tư cách là mỗi cá nhân và cả cộng đồng, trong đó quan hệ giữa con người vối con người, giữa con người với xã hội và vối tự nhiên được thiết lập một cách hài hoa, lành mạnh và bền vững. Còn nếu chỉ chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần vì quyền lợi ích kỷ của một thiểu số, thì sự tăng trưởng ấy đối với đại đa số nhân dân lao động rút cục là vô nghĩa, có hại và thực chất là phản phát triển. Chính từ "nghịch lý" của sự phát triển ấy, trong những năm gần đây, ngày càng có thêm nhiều nhà khoa học tiến bộ và không ít nhà hoạch định chính sách quốc gia sáng suốt trên thế giới đã bắt đầu nhận thức ra rằng cần phải thay đổi 1. José Saramago: Trà lời phỏng vấn báo Độc lập (Nga), tháng 6 2001. Dẫn theo báo Văn nghệ, ngày 28-7-2001 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. cả về lý thuyết lẫn hành động thực tiễn đối với quá trình phát triển của mỗi nước, sao cho tất cả các chiều cạnh của sự phát triển không mâu thuẫn và triệt tiêu lẫn nhau mà làm tiền đề và điều kiện cho nhau cùng vận động theo hưóng tiến lên phía trước. Ở Việt Nam, trong công cuộc đổi mài toàn diện đất nưâc, phương châm: "Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoa, bảo vệ môi trường" 1 đã được Đảng và Nhà nước ta nêu cao. Phương châm ấy còn được cụ thể hoa thành một hệ thống các nhiệm vụ trên các lĩnh vực khác nhau như: - Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trưòng định hướng XHCN. - Đẩy mạnh công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước; coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển mạng lưới đô thị hợp lý trên các vùng, thúc đẩy quá trình đô thị hoa nông thôn. - Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bưốc và trong suốt quá trình phát triển kinh tế. - Xây dựng và phát triển nền văn hoa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hoa nhân loại, làm giàu đẹp thêm nền văn hoa Việt Nam. - Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thòi coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Chiến lượcổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000. Nxb Sự Thật, Hà Nội 1991, tr.9 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. - Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Thực hiện phương châm và những nhiệm vụ đề ra trên đây, sự nghiệp đổi mói ở Việt Nam gần 20 năm qua đã đạt được những thành tựu to lân có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt. Song bên cạnh đó, đất nước cũng đang phải đối mặt vói nhiều khó khăn, thử thách của quá trình phát triển: Thể chế của nền kinh tế thị trường định hưóng XHCN chưa được hình thành đồng bộ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo huống CNH, HĐH còn chậm. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố và thiếu việc làm ở nông thôn khá cao. Sự phân hoa giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội, giữa các vùng miền đang có chiều hướng gia tăng. Nhiều sinh hoạt văn hoa lai căng, vọng ngoại đang lây lan, kéo theo sự thoái hoa, biến chất về đạo đức, lối sống trong một bộ phận dân cư. Pháp luật và kỷ cường xã hội bị buông lỏng. Nạn tàn phá rừng ỏ nhiều nơi chưa ngăn chặn được; độ ô nhiễm nước và không khí tại một số thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung đã đến mức báo động... Tình hình thực tế của đất nước trong bối cảnh chung của thế giói ngày nay đang đặt ra trước các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn Việt Nam một câu hỏi lớn: Cần làm gì và làm như thế nào để tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thòi giải quyết những vấn dề vừa cơ bản vừa bức xúc nảy sinh từ cuộc sống? Nói cách khác là phải làm sao cho sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nưóc ta trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. văn hoa, đạo đức, pháp luật, môi trường có thể diễn ra một cách hài hoa, lành mạnh và bền vững, ngăn ngừa và khắc phục có 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. hiệu quả những biểu hiện của 5 loại mô hình "phát triển xấu" kể trên? Tuy theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi nguôi, mỗi ngành mà có thể có nhiều cách tiếp cận khi trả lòi cho câu hỏi đó. Sẽ có những ngưòi, những ngành kiến nghị các kế hoạch hành động cụ thể. Những ngưòi, những ngành khác đề xuất các chính sách vĩ mô. Cũng có một số nguôi, một số ngành cố gắng cung cấp căn cứ lý luận cho việc định ra các giải pháp... Mỗi cách tiếp cận, mỗi loại giải pháp nếu đúng đều có vị trí và tầm quan trọng riêng của nó. Không thể xem nặng cái này mà coi nhẹ cái kia. ở đầy, từ góc độ của khoa học xã hội và nhân văn, chướng trình nghiên cứu cấp Bộ của Trung tâm KHXH & NV quốc gia (1997-2000) về "Triết lý phát triển ở Việt Nam" có nhiệm vụ: 1. Quán triệt và vận dụng sáng tạo triết lý phát triển xã hội tổng quát của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp thu có lựa chọn những nhân tố hợp lý trong các lý thuyết phát triển tiêu biểu khác trên thế giói; tham khảo kinh nghiệm của một số nước đã và đang tiến hành công nghiệp hoa; đi sâu phân tích những vấn đề thực tiễn của đất nước trước và trong quá trình đổi mới, trên cơ sỏ đó góp phần làm rõ và đề xuất một số quan điểm, luận điểm có ý nghĩa triết lý phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và trong bối cảnh toàn cầu hoa hiện nay. 2. Về một số lĩnh vực cụ thể được đặt ra nghiên cứu, chương trình có nhiệm vụ phân tích những khuyết tật cả về lý thuyết và thực tế của các loại mô hình "phát triển xấu" mà nhân loại đang phải đương đầu, qua đó rút ra những bài 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. học cần thiết, góp phần bổ sung, hoàn chỉnh mô hình phát triển theo những triết lý phù hợp của nưâc ta. Đặc biệt, triết lý phát triển ỏ Việt Nam hiện nay cần chú ý làm rõ lôgích của mối liên hệ giữa con đường đi lên CNXH và nền kinh tế thị trường, nêu lên các kiến nghị làm cho định hướng XHCN chuyển nhập vào bên trong phương thức phát triển tổng thể vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Chương trình gồm 6 đề tài nhánh: 1. Triết lý phát triển C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh do Nguyễn Văn Huyên (chủ nhiệm) cùng Nguyễn Văn Phúc, Đỗ Huy, Nguyễn Đình Hòa, Hoàng Chí Bảo thực hiện, với sự cộng tác của Nguyễn Trọng Chuẩn, Thành Duy, Phạm Như Cương. 2. Triết lý về mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội trong phát triển do Phạm Xuân Nam (chủ nhiệm) cùng Bùi Đình Thanh, Vũ Khiêu, Hoàng Chí Bảo, Thành Duy thực hiện. 3. Triết lý phát triển: Quan hệ công nghiệp-nông nghiệp, thành thị-nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam do Lê Cao Đoàn thực hiện vơi sự cộng tác của Nguyễn Trần Trọng, Công Văn Dị, Trần Ngọc Ngoạn. 4. Bản sác dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa do Hoàng Trinh thực hiện vối sự cộng tác của Hà Công Tài. 5. Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Viêt Nam do Vũ Khiêu, Thành Duy thực hiện. 6. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong phát triển xã hội do Hồ Sĩ Quý (chủ nhiệm) cùng Nguyễn Trọng 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. Chuẩn, Phạm Văn Đức, Nguyễn Đình Hòa, Phạm Thị Ngọc Trầm thực hiện. Kết quả nghiên cứu của 6 đề tài nhánh nói trên đã được các hội đồng nghiệm thu đánh giá cao, sau đó đã được xuất bản thành sách và được dư luận hoan nghênh. Căn cứ vào kết quả đó, từ đầu năm 2001 đến hết quý ì năm 2002, Lãnh đạo Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia đã cho phép Ban chủ nhiệm chương trình "Triết lý phát triển ở Việt Nam" tập trung viết một công trình tổng hợp trên cơ sở vừa kế thừa có chọn lọc vừa bổ sung, phát triển thêm những thành tựu của các đề tài nhánh. Công trình tổng hợp chính thức lấy tên là "Triết lý phát triển ở Việt Nam: Mấy vấn đề côi yếu". Ngoài phần mỏ đầu và kết luận, công trình gồm 7 chương sau: Chương ì: Quan niệm về triết lý, triết lý phát triển. Chương li: Chủ nghĩa Mác - L ênin, tư tuông Hồ Chí Minh về triết lý phát triển xã hội tông quát. Chương IU: Triết lý về mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội trong phát triển. Chương IV: Quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, đô thị và nông thôn trong phát triển - những triết lý. Chương V: Triết lý về bản sắc dân tộc và hiện đại hoa văn hoa trong phát triển. Chương VI: Triết lý đạo đức và pháp luật trong phát triển xã hội. Chương VU: Triết lý về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong phát triển bền vững. ĐẠI HỌC THÀ; NGUYÊN TwiifflTÂM HỌC LIỆU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. Cuối tháng 5 năm 2002, công trình tổng hợp này cũng đã được Hội đồng nghiệm thu nhất trí đánh giá cao. Tuy vậy, tập thể tác giả vẫn luôn nghĩ rằng triết lý phát triển ở Việt Nam là một để tài mới và khó. Vì thế, mục tiêu khiêm tốn của chúng tôi chỉ là bước đầu phân tích một số nội dung, nêu lên một số quan điểm, luận điểm vói hi vọng sẽ nhận được những ý kiến trao đổi, thảo luận của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà hoạt động thực tiễn để cùng nhau tiến tối ngày càng làm sáng tỏ hơn một vấn đề lý luận quan trọng như vấn đề triết lý phát triển ở Việt Nam. Công trình do Nhà xuất bản Khoa học xã hội in lần đầu vào tháng l i năm 2002. Nay, nhân công trình được tái bản có sửa chữa, bổ sung, một lần nữa chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới tất cả các nhà khoa học, các bạn dồng nghiệp trong và ngoài Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) đã cộng tác chặt chẽ vài chúng tôi trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu các đề tài nhánh của chương trình. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn Ban Lãnh đạo Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học trong Hội đồng nghiệm thu, bên cạnh việc biểu dường những ưu điểm, đã góp nhiều ý kiến quí báu cho chúng tôi sửa chữa, bổ sung và nâng cao chất lượng của công trình. Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2005 Thay mặt các tác già PHẠM XUÂN NAM 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2