intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mấy vấn đề cốt yếu về Triết lý phát triển ở Việt Nam: Phần 2

Chia sẻ: Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:345

154
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung của phần 1 Tài liệu Triết lý phát triển ở Việt Nam mấy vấn đề cốt yếu, phần 2 giới thiệu tới người học các kiến thức: Mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, đô thị và nông thôn trong phát triển - những triết lý; triết lý về bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa trong phát triển,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mấy vấn đề cốt yếu về Triết lý phát triển ở Việt Nam: Phần 2

  1. CHƯƠNG IV QUAN H Ệ GIỮA CÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆP, ĐÔ T H Ị VÀ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN - NHỮNG TRIẾT LÝ * C ô n g nghiệp và nông nghiệp là hai ngành sản xuất vật chất cơ bản. Chúng cố quan hệ mật thiết vói nhau trong việc sản xuất ra của cải cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Gắn liền vói công nghiệp và nông nghiệp có những nghề nghiệp, kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, lối sống, văn hoa tương ứng, cũng như có những lợi ích nhất định của những nhóm dân cư gắn vối công nghiệp và nông nghiệp. Đô thị và nông thôn là hai kiểu tô chức kinh tế - xã hội đặc thù gắn với sự tồn tại và tiến triển của công nghiệp và nông nghiệp. Tùy thuộc vào phương thức sản xuất, kết cấu kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển, giữa công nghiệp và nông nghiệp, đô thị và nông thôn có một mối quan hệ nhất định, và cũng từ đây vai trò, vị trí của chúng trong tiến trình kinh tế - xã hội được thiết lập. Chính điều này quy định, khi sự * LÊ CAO ĐOÀN viết 217 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. phát triển kinh tế diễn ra, nhất là khi có sự thay đổi căn bản trong PTSX và trong kết cấu kinh tế - xã hội, thì mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, đô thị và nông thôn cũng sẽ thay đổi một cách căn bản. Đến lượt mình, sự thay đổi căn bản trong mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, đô thị và nông thôn lại dẫn tới sự thay đổi sâu sắc trong nghề nghiệp, trong hoàn cảnh sống, trong lợi ích, cũng như trong sinh hoạt của những nhóm dân cư gắn vói công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và nông thôn, hơn nữa, có một sự thay đổi trong mối quan hệ giữa con nguôi, xã hội và môi trưòng tự nhiên, một sự thay đổi sâu sắc trong hệ giá trị. Có thể nói, quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, đô thị và nông thôn cấu thành một nội dung cơ bản trong tiến trình kinh tế - xã hội, và sự thay đổi mối quan hệ giữa chúng là một nội dung trong quá trình phát triển. Bởi vậy, việc làm rõ quy luật của sự thay đôi quan hệ công nghiệp và nông nghiệp, đô thị và nông thôn, cũng như tác động của sự thay đổi này đến tiến trình phát triển, đến sự hình thành hệ giá trị mới, từ đó rút ra những triết lý phát triển phù hợp trở nên cần thiết. ì. NHẬN THỨC CHUNG VẾ GIẢI KẾT CÂU NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ XÁC LẬP KẾT CÂU CÔNG NGHIỆP, ĐÔ THỊ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Từ một kết cấu kinh tế- xã hội lấy nông nghiệp và nông thôn làm nền tảng, sự phát triển của các nưâc diễn ra trên cơ sở thị trưởng hoa và công nghiệp hoa thực chất là quá trình 218 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. giải kết cấu nông nghiệp, nông thôn và thiết lập kết cấu công nghiệp, đô thị. ở đây, khái niệm giải kết cấu dùng để chỉ: a) Sự thay đổi căn bản trong kết cấu kinh tê' - xã hội, trong đó có sự thay đổi căn bản vị trí, vai trò của các yếu tố tham gia hệ thống, b) Sự thay đổi hoàn toàn hệ thống, chuyển từ hệ thống này sang một hệ thống khác. Sự thay đổi hoàn toàn hệ thống kinh tế làm thay đổi bản chất và quy luật vận động của chính nó. Đến lượt mình, sự thay đổi này làm cho các yếu tố của kết cấu cũ tham gia trong kết cấu mói cũng thay đổi bản chất, và sự vận động của chúng cũng chịu sự chi phối của quy luật vận động của hệ thống kinh tế mới. Từ trước tới nay, khi bàn tới quá trình công nghiệp hoa, một nội dung căn bản của quá trình phát triển, nguôi ta nhấn mạnh đến sự thay đổi mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp, đô thị; cách tiếp cận này giới hạn việc khảo sát quan hệ nông nghiệp - công nghiệp trong việc xem xét sự thay đổi về đại lượng. Đây là cách xem xét chỉ thấy sự phát triển đại lượng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngày một giảm dần, còn đại lượng công nghiệp ngày một tăng lên, đồng thòi vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn và của công nghiệp, đô thị có sự thay đôi theo. Nhưng nếu xem xét cuộc cách mạng trong kinh tế với hai quá trình thị trường hoa và công nghiệp hoa thì ta sẽ thấy không chỉ có sự thay đổi các đại lượng của một hệ thống mà ngay cả vị trí, vai trò của các yếu tố hợp thành hệ thống cũng thay đổi. Vấn đề ở đây chính là trong quá trình phát triển đã diễn ra quá trình thay đổi toàn bộ hệ thống, một sự thay đổi dẫn tói việc giải kết cấu nông nghiệp, nông thôn và thiết lập kết cấu công nghiệp, đô thị. 219 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. Nếu nhìn nhận ỏ góc độ giải kết cấu nông nghiệp, nông thôn và thiết lập kết cấu công nghiệp, đô thị trong quá trình phát triển, ta sẽ thấy, trong quá trình phát triển, không có "cái chết của nền văn minh nông thôn", cũng như thành công thực sự của sự phát triển, không có vấn đề phát triển bỏ qua nông nghiệp. Điều đó giúp chúng ta nhận thức được đúng hơn bản chất và nội dung của quá trình thay đổi môi quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, đô thị và nông thôn. Trong quá trình phát triển, giải kết cấu nông nghiệp - nông thôn và thiết lập kết cấu công nghiệp - đô thị là thể hiện quá trình thay đổi sâu sắc và căn bản trong phương thức sản xuất (PTSX), xác lập hệ kinh t ế thị trường - công nghiệp. Quá trình giải kết cấu nông nghiệp, nông thôn xác lập kết cấu công nghiệp, đô thị được biểu hiện trong những đặc trưng sau: Thứ nhất, sự thay đổi trong bản chất kinh tế của nông nghiệp. Đó là quá trình chuyển nông nghiệp từ một hoạt động kinh tế tự nhiên, sinh tồn, tự cung tự cấp thành ngành sản xuất hàng hóa hoạt động dưới sự chi phối, thúc đẩy của các quy luật kinh tê thị trường. Dưới sự thúc đẩy của kinh tế thị trường, nông nghiệp trở thành lĩnh vực đầu tư kinh doanh theo quá trình tăng lên của giá trị, hay "sản xuất ra sản phẩm dòng". Đặt trong hệ kinh tế thị trường, thì sự vận động, tiến triển của nông nghiệp như thế nào sẽ không còn tuy thuộc bôi nhu cầu trực tiếp của sản xuất nông nghiệp, mà là do thị trường quyết định. Có thể nói, trong hệ kinh tế thị trường - công nghiệp, nông nghiệp dần trỏ thành một dạng của công nghiệp. Nó cũng như tất cả các lĩnh vực kinh tế khác, là quá trình sản xuất ra "sản phẩm dòng", quá trình gia tăng giá trị. 220 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. Nông nghiệp trong hệ kinh tế thị trường - công nghiệp không còn là một ngành cha truyền con nối, được tiến hành bởi các kỹ thuật lạc hậu trong các hộ tiểu nông khép kín. Nó cũng như các ngành công nghiệp khác được thực hiện bởi lực lượng sản xuất công nghiệp, kỹ thuật máy móc và công nghệ do cách mạng công nghiệp cung cấp, đồng thòi nó được tổ chức theo các quy luật phân công chuyên môn hoa, tập trung hoa. Nông nghiệp giờ đây là một quá trình xã hội, được thực hiện bởi một hệ thống sản xuất xã hội. Sự thay đổi chủ thể kinh tế nông nghiệp cũng diễn ra. Nông nghiệp trong hệ kinh tế chậm phát triển là nông nghiệp tiểu nông, mà các chủ thể của nó là những người tiểu nông. Trong kết cấu công nghiệp, nông nghiệp chuyển thành một dạng của công nghiệp, đồng thòi là quá trình xác lập các chủ thể kinh doanh nông nghiệp và hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tương ứng. Các chủ thể kinh doanh nông nghiệp trong hệ kinh tê thị trường - công nghiệp, cũng như tất cả các chủ thể kinh tế khác, là đại biểu của các quan hệ giá trị, là người thực hiện các tất yếu kinh tế của quá trình tăng không ngừng giá trị lên; còn các đơn vị sản xuất nông nghiệp thì hợp thành một cơ cấu gồm những đơn vị thực hiện các quá trình kinh tế nhằm đạt tới sự tăng lên của giá trị, những đơn vị kinh tế đó là những nông trại, hay trang trại. Như vậy, trong tiến trình phát triển, nông nghiệp có một sự thay đổi sâu sắc trong bản chất kinh tê. Nó mang bản chất của hệ kinh tê thị trường và kết cấu công nghiệp. Đến lượt mình, khi nông nghiệp thực hiện được sự chuyển đổi từ nông nghiệp tự nhiên, sinh tồn, tự cung tự cấp, sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa, kinh doanh theo quy luật kinh tế 221 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. thị truồng, trở thành một ngành sản xuất ra sản phẩm dòng và được tổ chức trong hệ thống sản xuất xã hội, thì nông nghiệp đã được thị truồng hoa, công nghiệp hoa, và khi đó PTSX tiểu nông và kết cấu nông nghiệp truyền thống tự cung tự cấp, khép kín, chậm phát triển đã được giải thể và kết cấu công nghiệp đã được xác lập hoàn toàn. Sự phát triển đã thắng lợi. Từ đây ta cũng thấy, phát triển nông nghiệp không phải là một sự thăng tiến về mặt sản lượng, cũng không chì ở khía cạnh chất lượng nông phẩm đã được thay đổi. Điều cốt yếu, phát triển nông nghiệp là quá trình thay đổi bản chất kinh tê của nông nghiệp tiểu nông, nông nghiệp tự nhiên, sinh tồn, tự cung tự cấp, do đó là quá trình chuyển nông nghiệp vào hệ kinh tế thị trường - công nghiệp, hội nhập trong kết cấu công nghiệp của tiến trình kinh tế. Thứ hai, giải kết cấu nông nghiệp và xác lập kết cấu kinh tế công nghiệp là sự thay đôi vị trí của nông nghiệp và công nghiệp trong nền kinh tế. Trong kết cấu nông nghiệp, nông nghiệp giữ vị trí chủ đạo, lập thành nền tảng kinh tế. ở đây, mọi hoạt động kinh tế được đặt trên nền tảng nông nghiệp và xoay quanh cái trục nông nghiệp và xã hội được tổ chức chiếu theo diện mạo nông nghiệp. Trong kết cấu kinh tế công nghiệp, công nghiệp giữ vai trò chủ đạo và là nền tảng của toàn bộ nền kinh tế. Nó trỏ thành nhân tố bao trùm và quyết định toàn bộ tiến trình kinh tế. Trong nền kinh tế, các ngành kinh tế khác nhau chỉ là những dạng khác nhau của bản thân công nghiệp và xã hội được tổ chức theo diện mạo của công nghiệp. Nếu xét về đại lượng, thì trong cơ cấu, công nghiệp chiếm tỷ trọng lân nhất còn nông nghiệp chiếm phần nhỏ, và sự tăng truồng của nền kinh tế phụ thuộc có tính quyết định vào sự tăng trưởng của công nghiệp, đồng thời 222 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. ngày càng ít phụ thuộc vào nông nghiệp. Ở các nền kinh tế công nghiệp phát triển, mặc dù quy mô của nông nghiệp là rất lân, song trong cơ cấu kinh tế, chúng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, thậm chí chỉ trên đuối 1%. Như vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, cùng với quá trình giải kết cấu nông nghiệp là quá trình giảm tầm quan trọng của nông nghiệp trong sự tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, sự phát triển là một cuộc cách mạng trong PTSX làm đảo lộn kết cấu kinh tế. Đó là quá trình xác lập hệ kinh tế thị trường - công nghiệp, thay kết cấu nông nghiệp bằng kết cấu kinh tế công nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là tăng cuông mức độ thống trị của các lực lượng thị trường và công nghiệp trong nền kinh tế. Nói khác đi, quá trình phát triển kinh tế phụ thuộc vào sự bành trướng và thống trị của các lực lượng thị trưòng và công nghiệp trong nền kinh tế. Nhưng sự phát triển không chỉ là sự thắng lợi của các lực lượng thị truồng, công nghiệp trong tiến trình kinh tế, mà còn là một sự đối mặt quyết liệt với trạng thái lỗi thòi của PTSX tiểu nông và sự lạc hậu trở thành vật kìm hãm của quá trình giải thể kết cấu nông nghiệp. Việc xác lập hệ kinh tế thị trường - công nghiệp, do đó là sự chuyển đổi ở đây vấp phải trạng thái tan rã khó khăn của PTSX tiểu nông và sự giải thể chậm chạp của kết cấu nông nghiệp. Ta biết rằng hệ kinh tế thị trường - công nghiệp cố sức mạnh nội sinh trong việc làm tan rã các PTSX và kết cấu kinh tê tồn tại trước nó. Nhưng rõ ràng, sức mạnh của chất axít trong hệ kinh tế thị trường và sức công phá của kết cấu công nghiệp về nguyên lý là dễ dàng làm tan rã phương thức sản xuất tiểu nông và làm 223 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. tan rã kết cấu nông nghiệp, song nó thật khó vượt qua những cái bám vào PTSX tiểu nông và kết cấu nông nghiệp. Đó là trạng thái dân cư và lao động sống bám vào PTSX tiểu nông, hay trạng thái dân cư lao động nông nghiệp khó chuyển khỏi lĩnh vực nông nghiệp, tức khó ly nông. Sự bế tắc của kinh tế học phát triển chính là ỏ điểm then chốt này. Nhờ sự tăng cường các lực lượng thị trường và lực lượng công nghiệp, một nền kinh tế chậm phát triển có sự thay đổi khá nhanh trong cơ cấu kinh tế, nhưng cơ cấu dân cư và cơ cấu lao động thì thay đổi rất ít, thậm chí không thay đổi. Điều này cũng có nghĩa là, trong khi cơ cấu kinh tế có sự thay đổi nhanh chóng thì vẫn tồn tại y nguyên một PTSX tiểu nông và một kết cấu kinh tế nông nghiệp từ lâu đã trở nên lỗi thời. Vấn đề ở đây chính là ỏ chỗ, do không chuyển được đại bộ phận dân cư nông nghiệp và lao động nông nghiệp ra khỏi nông nghiệp, cho nên đã phải duy trì một cách bất khả kháng PTSX tiểu nông và kết cấu nông nghiệp. Thậm chí, do dân số và lao động nông nghiệp tăng lên tuyệt đối, vì vậy dân cư và lao động trong nông nghiệp, nông thôn không giảm đi mà còn tăng lên. Điều này đã làm cho sự tan rã của PTSX tiểu nông và kết cấu nông nghiệp càng trỏ nên khó khăn. Thật vậy, dân cư và lao động nông nghiệp tăng lên cùng vài việc chia tách hộ đã dẫn tới chỗ làm mất cân đối giữa các yếu tố truyền thông trong sản xuất nông nghiệp, làm cho nông nghiệp sản xuất nhỏ ngày càng manh mún và việc toàn dụng lao động giảm xuống, thất nghiệp tăng lên. Điều này có nghĩa là vòng luẩn quẩn trong nông nghiệp càng thiết chặt hơn, và rốt cuộc người ta càng phải bám vào đất mạnh hơn. Cái quá trình này 224 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. là quá trình đi ngược lại và chống lại quá trình chuyển đổi, quá trình tan rã của PTSX tiểu nông và quá trình giải thể kết cấu nông nghiệp. Sự khó khăn và chậm chạp trong việc làm tan rã PTSX tiểu nông và giải thể kết cấu nông nghiệp có hệ quả trực tiếp là duy trì kinh tế chậm phát triển và trạng thái nghèo khổ. Trên kia chúng ta đã thấy, thành công của sự phát triển, tất không phải chỉ là cải thiện tỷ lệ công nghiệp và nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, mà là ở chỗ giải thể kết cấu nông nghiệp và làm tan rã toàn bộ PTSX tiểu nông, chấm dứt vòng luẩn quẩn của kinh tế chậm phát triển: nghèo đẻ ra nghèo. Vấn đề không chỉ là phát triển nông nghiệp, công nghiệp, mà nhân tố quyết định chính là chuyển đại bộ phận dân cư và lao động ra khỏi nông nghiệp, đưa họ hội nhập vào tiến trình thị trường - công nghiệp. Việc chuyển dân cư và lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ là vấn đề khó khăn nhất, đồng thời là một khâu quyết định của sự phát triển. Thật vậy, xét cho cùng đó là thực chất của quá trình phân công lao động xã hội, là một nội dung trọng yếu của quá trình thị trường hoa, công nghiệp hoa nền kinh tế, và rốt cuộc là vấn đề thiết lập hệ kinh tế thị trường - công nghiệp và kết cấu công nghiệp, đồng thời là sự tan rã PTSX tiểu nông và giải thể cơ cấu nông nghiệp. Ớ một khía cạnh nhất định, nông nghiệp chỉ có thể được tổ chức lại chiếu theo diện mạo công nghiệp và biến thành một dạng của công nghiệp trong kết cấu công nghiệp của hệ kinh tế thị trường - công nghiệp khi đại bộ phận dân cư và lao động tách khỏi ruộng đất, tách khỏi nông nghiệp và do đó lao động trở thành một yếu tố 225 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. kinh tế của hệ kinh tế thị trưòng, và nông nghiệp ngày càng phụ thuộc vào thị truồng. Thật vậy, quá trình này thực chất là quá trình cách mạng trong lao động, biến lao động thành lao động sản xuất ra giá trị và do đó là xác lập nền tảng của tiến trình kinh tế thị trường. Cũng chỉ khi quan hệ giá trị được thiết lập, thì những yếu tố trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mói có thể mang hình thái hàng hóa, và khi đó nông nghiệp mối thực sự có tiền đề chuyển sang hệ kinh tế thị trường - công nghiệp, đồng thời PTSX tiểu nông và kết cấu nông nghiệp mới được đặt vào quá trình tan rã và giải thể. Tới đây ta thấy, vấn đề mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình phát triển, không chì là vấn đề biến động trong các đại lượng kinh tế mà là sự thay đổi sâu sắc, căn bản có tính cách mạng trong PTSX và trong kết cấu kinh tế. Trong quá trình này, mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp được diễn ra trên cơ sỏ của quá trình xác lập hệ kinh tế thị trường - công nghiệp. Đồng thời là quá trình tan rã của PTSX tiểu nông và giải thể kết cấu kinh tế nông nghiệp. Do trạng thái trì trệ của sự giải thể kết cấu nông nghiệp và khó tan rã của PTSX tiểu nông trong quá trình phát triển, một vấn đề cơ bản là giải quyết tình trạng nghèo khổ của một tầng lốp dân cư nông nghiệp. Cố nhiên tình trạng nghèo khổ cần giải quyết ỏ đây không phải là sự nghèo khổ nẩy sinh trong quá trình phát triển, hậu quả của sự phân hoa giàu nghèo theo cách nhìn truyền thống, mà là vấn để tồn tại của lịch sử, vấn đề nghèo khổ gắn liền vói trạng thái lạc hậu của PTSX tiểu nông và kết cấu nông nghiệp chậm phát triển. Nghèo ỏ đây về bản chất là nghèo chậm phát triển. Điểu này cho thấy, sự phát triển đồng thời là quá trình giải quyết vấn đề nghèo chậm phát triển, hay giải 226 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. quyết vấn để nghèo chậm phát triển là một nội dung của quá trình phát triển, bồi vậy giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp lại được quy về việc giải quyết vấn đề nghèo chậm phát triển. Quá trình thị trường hoa, công nghiệp hoa và xác lập hệ kinh tế thị trường - công nghiệp, hình thành kết cấu công nghiệp đồng thòi là quá trình kết cấu lại xã hội. Trong làn sóng nông nghiệp, nơi ngự trị kết cấu nông nghiệp, kết cấu xã hội được đặc trưng bởi: a) Nông nghiệp là nền tảng kinh tế và mọi hoạt động của xã hội xoay quanh trục nông nghiệp. Chính điều này quy định xã hội trong làn sóng nông nghiệp, tức trong kinh tế chậm phát triển được tổ chức trên nền tảng nông nghiệp, dựa theo diện mạo nông nghiệp. Bởi vậy, xã hội trong kinh tế chậm phát triển là xã hội của nền sản xuất nông nghiệp, xã hội nông thôn. ở đây, sản xuất nông nghiệp mở rộng tới đâu thì xã hội mở rộng tới đó. Do vậy bản chất xã hội nông thôn được quyết định bởi chính nền tảng nông nghiệp của nó. b) Chủ thể của sản xuất nông nghiệp là nông dân, vì thế, lực lượng sản xuất cơ bản của nông nghiệp là cư dân nòng cốt, chủ yếu của xã hội nông thôn. Bởi vậy, xã hội nông thôn là xã hội của nông dân. c) Thôn làng là hình thức tổ chức xã hội cđ bản của nông dân. Nó được phân bố rộng khắp và xen kẽ trong không gian địa bàn sản xuất nông nghiệp. Đó là kiểu quần cư của sản xuất nông nghiệp. Mặc dù thôn làng không phải là một đơn vị kinh tế độc lập, nhưng đó là kết cấu xã hội trong đó diễn ra những quan hệ sản xuất nhất định của quá trình sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, đó là cộng đồng gắn bó với nhau theo quan hệ thân tộc và quan hệ láng giềng. Trong điều kiện của kinh tế chậm phát triển, thôn làng là xã hội thu nhỏ, mang 227 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. tính khép kín, tự cung tự cấp và có tính tự quản cao, và nông thôn là xã hội của các cộng đồng thôn làng. Như vậy, kết cấu xã hội nông thôn là kết cấu dựa trên ba điểm tựa: nông nghiệp - nông dân - cộng đồng làng. Cách mạng công nghiệp và quá trình xác lập hệ kinh tế thị trường - công nghiệp đã làm thay đổi căn bản kết cấu nông thôn trên cơ sỏ làm tan rã nông nghiệp tiểu nông, xác lập nông nghiệp công nghiệp hoa, một hình thức của công nghiệp, chuyển nông dân thành các chủ thể kinh tế và chuyển đổi cộng đồng thôn làng thành dạng đô thị. Trên đây khi nói về sự giải kết cấu nông nghiệp và xác lập kết cấu công nghiệp chúng ta đã thấy sự chuyển đổi căn bản của nông nghiệp, nông dân. Ó đây, ta cần thấy và hiểu về quá trình đô thị hoa nông thôn. Xét về kinh tế, khi nông nghiệp được thị trường hoa và công nghiệp hoa, biến thành một dạng công nghiệp, nông nghiệp đã có một sự thay đổi trong bản chất. Nó cũng như các ngành công nghiệp, là hoạt động sản xuất ra giá trị gia tăng và vận động theo quy luật của nền sản xuất công nghiệp, tức quy luật chuyên môn hoa, tập trung hoa và tái sản xuất trên cơ sỏ lực lượng sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp giờ đây chỉ còn giữ lại các nội dung vật chất của mình với hai khía cạnh quan trọng: Một là, nông nghiệp vối tính cách là ngành sản xuất vật chất thông qua sự sản xuất của cây trồng và vật nuôi. Ớ đây, nông nghiệp đồng thòi là một hệ sinh thái nhân tạo. Sự duy trì và phát triển của nông nghiệp, dù là nông nghiệp công nghiệp hoa, thì đó là quá trình mỏ rộng, phát triển một hệ sinh thái nhân tạo. Nhân tạo với ý nghĩa, con ngươi chuyển hệ sinh thái tự nhiên thành hệ sinh thái sản xuất. Hai là, nông nghiệp là hoạt 228 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. động được phân bố rộng khắp trong một không gian rộng lớn. Trong không gian rộng lổn đó chứa đựng hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo cũng như các yếu tố khác nhau của môi trường. Vói hai ý nghĩa này, quá trình giải kết cấu nông nghiệp là giải kết cấu kinh tế chứ không phải là xoa bỏ bản thân nông nghiệp với tính cách là một ngành sản xuất vật chát đặc thù. Điều này cũng có nghĩa là quá trình thị trường hoa, công nghiệp hoa, giải kết cấu nông nghiệp không có nghĩa là làm chết cái hạt nhân cốt lõi của nông thôn là nông nghiệp. Tất nhiên việc thị trường hoa, công nghiệp hoa nông nghiệp và giải kết cấu nông nghiệp đã làm thay đổi căn bản một yếu tố của nông thôn nông nghiệp truyền thống, với quá trình công nghiệp hoa nông nghiệp, nông thôn đã có một thay đổi sâu sắc, chuyển từ nông thôn nông nghiệp sang nông thôn công nghiệp hoa. Đây là một nội dung cd bản của quá trình đô thị hoa nông thôn. Mặt khác, công nghiệp hoa nông thôn không chỉ có quá trình công nghiệp hoa nông nghiệp, mà còn là một quá trình công nghiệp hoa tổng thể. Đó là quá trình các yêu tố công nghiệp xâm nhập vào nông thôn làm thay đổi căn bản kết câu hạ tầng nông thôn, thay đổi cơ cấu kinh tê nông thôn và sự phân bô mới những tô chức xã hội công nghiệp - đô thị rộng khắp ở nông thôn vối các cấp độ khác nhau. Trong các quá trình này, nông thôn đã chuyển sang các cơ sở của công nghiệp - đô thị và được đặt trong quá trình đô thị hoa. Một khi đại bộ phận dân cư chuyển sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, và nòng dân, chủ thể của nông nghiệp truyền thống, chuyển thành các chủ thể kinh doanh của nông 229 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. nghiệp công nghiệp hoa, thì cư dân nông thôn cũng đã có Bự thay đổi căn bản. Một xã hội nông thôn mà không còn nông dân nữa, thì xã hội đó đã chuyển thành một xã hội của thương mại và công nghiệp. Quá trình công nghiệp hoa nông nghiệp và hiện đại hoa nông thôn với sự xác lập hệ kinh tế thị truồng - công nghiệp và quá trình giải kết cấu nông nghiệp có một tác động quyết định đến thôn làng - hình thái tổ chức xã hội của nông thôn. Ở đây, thôn làng sẽ có một sự chuyển đổi căn bản. Một là, các quan hệ thị truồng dần dần làm giảm các quan hệ thân tộc và phá võ tính chất khép kín, tự cung tự cấp của thôn làng tiểu nông. Hai là, quá trình công nghiệp hoa, hiện đại hoa các quá trình kinh tế - xã hội dần dần làm thay đổi cơ sở hạ tầng và toàn bộ sinh hoạt của nông thôn, đặt sinh hoạt nông thôn vào quá trình thị trường - công nghiệp. Rốt cuộc, thị truồng hoa và công nghiệp hoa, hiện đại hoa sẽ làm thay đổi cơ bản kiểu tổ chức xã hội của nông thôn, chuyển các thôn làng thành các dạng đô thị khác nhau. Ba là, sự phân bố của các cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp, sự phát triển hạ tầng kinh t ế - xã hội và sự hình thành các tụ điểm kinh tế, thị tứ, thị trấn trên địa bàn vùng nông thôn có một tác động mạnh mẽ trong việc thay đổi kết cấu nông thôn, xích gần nông thôn vói đô thị. Quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ đồng thời luôn kèm theo sự hình thành phát triển đô thị. Đến lượt mình, đô thị là hình thức tổ chức xã hội của văn minh công nghiệp - thương mại. Trong quá trình phát triển, chính đô thị trở thành động lực của sự phát triển. Cùng với sự phát triển của kết cấu kinh tế công nghiệp, đô thị dần dần trở thành hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu của xã hội, và kết cấu đô thị 230 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. của xã hội công nghiệp được xác lập. Có thể nói, quá trình công nghiệp hoa dẫn tới chỗ thay kết cấu nông thôn bằng kết cấu đô thị. Trong xã hội công nghiệp phát triển, đại bộ phận dân cư là dân cư đô thị. Trong quá trình phát triển đã nảy sinh quan điểm cho rằng cố sự mâu thuẫn giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn, rằng đô thị bóc lột nông thôn, hoặc cho rằng, cùng với quá trình công nghiệp hoa, đô thị hoa sẽ dẫn tới "cái chết của nền văn minh nông thôn"! Thực ra, nếu phân tích từ góc độ tiếp cận kinh tế và tiếp cận giải kết cấu nông nghiệp, nông thôn, thì không có mâu thuẫn giữa công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành sản xuất vật chất của xã hội. Chúng không thể thay nhau, lại không thể loại trừ nhau. Trong quá trình phát triển, dưới sự thúc đẩy của kinh tế thị truồng và công nghiệp hoa, tết yếu chỉ diễn ra quá trình thay đổi bản chất kinh tế của nông nghiệp và bản thân phường thức sản xuất nông nghiệp mà thôi. Sự thay đổi này khiến cho nông nghiệp thành một lĩnh vực kinh doanh, thành một hoạt động sản xuất ra sản phẩm dòng và chuyển thành một dạng của sản xuất công nghiệp, trở thành nông nghiệp công nghiệp hoa. Chính sự thay đổi này làm cho nông nghiệp thành một hoạt động kinh tế hiện đại, vận động theo các quy luật của hệ kinh tế thị trường - công nghiệp. Cũng trong quá trình công nghiệp hoa, nông thôn dần được đô thị hoa. ở đây, cố nhiên, tiến trình phát triển chỉ có một chiều là công nghiệp hoa và đô thị hoa, tức không có chiều ngược lại. Công nghiệp hoa nông nghiệp và đô thị hoa nông thôn chỉ là đem lại cho nông nghiệp và nông thôn một bản chất mới và những tính chất mối. Đó là bản chất thị trường - công 231 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. nghiệp. Chúng thống nhất có bản chất thị trường - công nghiệp. Cố nhiên, trong quá trình phát triển, ở những lúc này hay lúc khác, nơi này hay nơi khác sẽ xẩy ra mâu thuẫn giữa nông nghiệp và công nghiệp, đô thị và nông thôn. Có hai cái tạo ra khả năng mâu thuẫn giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn. Đó là mâu thuẫn trong phát triển sản xuất và chiến lược phát triển dẫn tói sự không thành công trong phát triển. Thật vậy, PTSX tư bản chủ nghĩa - PTSX của hệ kinh tế thị trường - công nghiệp là phương thức của tăng trưởng kinh tế. Nhưng nếu tăng trưởng kinh t ế không đi liền với công bằng xã hội, không giải quyết được tình trạng nghèo khổ, tất sẽ đem l ạ i thiệt hại về lợi ích của tầng lốp nông dân là tầng lóp vói phương thức sản xuất tiểu nông đang trong quá trình tan rã; hoặc chiến lược, chính sách phát triển không thích hợp dẫn tới thất bại trong sự phát triển, tất gây ra mâu thuẫn và khủng hoảng giữa công nghiệp và nông nghiệp, đô thị và nông thôn. Nếu xét về kinh tế, tiến trình phát triển chỉ có chiểu công nghiệp hoa, đô thị hoa, không có chiều nông nghiệp hoa, nông thôn hoa, vì ở đây diễn ra quá trình giải thể kết cấu nông nghiệp - nông thôn, đồng thòi xác lập kết cấu công nghiệp - đô thị. Nhưng xét về văn hoa, thì sự phát triển không phải là một đường tuyến tính, mà là một quá trình đa chiều, quá trình hội nhập. Nông nghiệp, nông thôn luôn gắn vói hệ sinh thái nông nghiệp và môi trướng tự nhiên và không gian rộng mở của nông thôn. Quá trình phát triển đô thị, hay đô thị hoa là quá trình hình thành, xác lập một không gian sống mối. Không gian sống này luôn đòi hỏi một môi trường sinh sống tốt hơn. Môi trường đó luôn đòi hỏi có 232 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. một hệ sinh thái và khung cảnh mở rộng. ở đây, không có quá trình nông thôn hoa đô thị, song có quá trình chuyển "cây xanh-khung cảnh rộng mở" vào đô thị. Đô thị và nông thôn gặp nhau, hội nhập ở hệ sinh thái, ở không gian, khung cảnh nông thôn rộng mở - môi trường sống xanh và trong lành, thoáng đãng. Thật sai lầm nếu quan niệm rằng sự giàu có của hệ kinh tế thị trường - công nghiệp và quá trình đô thị hoa lại bắt con nguôi sống trong những "cái máy sống nhân tạo". Càng giàu có, càng hiện đại càng cần thiên nhiên và môi trường tốt hơn, càng có điều kiện để được hưởng những lợi ích môi trường thiên nhiên tốt hơn. Mặt khác, nông thôn truyền thống là tổ chức xã hội tiền công nghiệp hoa, đô thị hoa, nơi phát sinh và lưu giữ một nền văn hoa truyền thống. Văn hoa truyền thống xét cho cùng là nền tảng tinh thần của sự phát triển. Trong tiến trình phát triển, cách mạng kinh tế - xã hội thay đổi trong phương thức sản xuất, trong kết cấu, tổ chức xã hội chỉ thành công trên cơ sỏ kế thừa và phát triển những giá trị văn hoa truyền thống có nguồn gốc từ văn hoa nông thôn. Bởi vậy, đô thị hoa, xét tổng thể là một giai đoạn phát triển văn hoa đặc thù trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội; đô thị hoa hình thành một kiểu văn minh, văn hoa mới tất yếu phải trên cơ sở gần gũi, chắt lọc, phát triển những giá trị văn hoa truyền thống. Như vậy, quá trình phát triển là một sự chuyển đổi căn bản trong bản chất kinh tế của nông nghiệp, nông thôn, là sự giải thể kết cấu nông nghiệp - nông thôn và xác lập hệ kinh tế thị trưòng - công nghiệp với kết cấu công nghiệp - đô thị. Nói khác đi, quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, đô thị và nông thôn là quá trình hình thành hệ kinh tế thị trường - 233 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. công nghiệp, tạo lập kết cấu công nghiệp - đô thị. Đó là quá trình tan rã PTSX tiểu nông và giải thể kết cấu nông nghiệp - nông thôn truyền thống. Đó chính là quá trình thị trưòng hoa, công nghiệp hoa và đô thị hoa nến kinh tế xã hội. Quan niệm về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, đô thị và nông thôn như hai bộ phận, hay hai lực lượng đối ngẫu trong một cơ cấu là không phù hợp. Bồi vì cách nhìn nhận này xem công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành sản xuất đã có sẵn và trong trạng thái tĩnh. Cách nhìn này không thấy sự phát triển dưới sự thúc đẩy của quá trình công nghiệp hoa nông nghiệp, quá trình giải thể kết cấu nông nghiệp và xác lập kết cấu công nghiệp. Nhìn tổng quát, đó là sự chuyển đổi căn bản trong PTSX và kết cấu kinh tế - xã hội. Sự chuyển đổi này là phương thức phát triển của nông nghiệp nông thôn và của nền kinh t ế và xã hội nói chung. Chính cách nhìn mói này vạch ra những vấn đề trong mối quan hệ nông nghiệp - công nghiệp, đô thị - nông thôn: Một là, lựa chọn một kết cấu kinh t ế - xã hội cần thiết đáp ứng được yêu cầu kết hợp hiện đại với truyền thống, văn minh công nghiệp và văn minh nông nghiệp, văn minh đô thị và văn minh nông thôn. Hai là, hình thành một con đường và mô hình để thực hiện sự chuyển đổi, phát triển thích hợp để đạt tói kết cấu kinh tê - xã hội vãn minh. Ba là, giải quyết thoa đáng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, đặc biệt là quan hệ giữa quá trình xác lập hệ kinh tế thị truồng - công nghiệp và giải thể phương thức 234 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. sản xuất tiểu nông, kết cấu nông nghiệp - nông thôn truyền thống, do đó giải quyết thoa đáng giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, giữa tăng trưởng và giảm đói nghèo. li. CÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆP, ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN TRONG TIẾN TRÌNH KINH TẾ VIỆT NAM- NHỮNG TRIẾT LÝ 1. Làn sóng nông nghiệp Trong tiến trình kinh tế Việt Nam, làn sóng nông nghiệp có một ý nghĩa đặc biệt. Nó in đậm lên tư duy và văn hoa của nguôi Việt. Có thể nói, văn minh, văn hoa của người Việt là vãn minh, văn hoa lúa nước, và triết lý kinh tế xuyên suôi tiến trình lịch sử vừa qua của Việt Nam là triết lý trọng nông . 1 Trong thời đại của làn sóng nông nghiệp, triết lý trọng nông có một vai trò đặc biệt đối với việc duy trì nền tảng của sự sinh tồn, hưng thịnh của dân tộc. Triết lý này là nền tảng cho việc điều chỉnh hành vi của người ta và cũng là nền tảng trên đó hình thành các chính sách của nhà nước phong kiến. Có thể nói, triết lý trọng nông đã trở thành nếp nghĩ, tình cảm của ngưòi dân Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử vừa qua. Triết lý này đã được đúc kết dưới dạng một mệnh đề ngắn 1. Khái niệm trọng nông ỏ đây là khái niệm dùng để chi tư tường, chính sách kinh tế lấy nông nghiệp làm nền tảng của thời đại nông nghiệp, hay trong làn sóng nông nghiệp, phân biệt vói phái trọng nông của kinh tế học cổ điển là học thuyết kinh tế thòi đại CNH. 235 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. gọn, song những chữ trong đó là những chữ được đúc bằng vàng: "Dĩ nông vi bản", lấy nông nghiệp là căn bản - nền tảng. "Dĩ nông vi bản" là triết lý trọng nông, coi sản xuất nông nghiệp là cơ bản, còn các hoạt động kinh tế và phi kinh tế khác là thứ yếu, là phụ; trên cái cơ bản nghề nông mà các hoạt động khác được duy trì và phát triển. Triết lý này xem toàn bộ xã hội như một cái cây, mà nông nghiệp chính là gốc rễ; gốc rễ cắm vào đất để dựng lên cái cây xã hội, và quan trọng hơn, nó tạo ra nguồn sống để nuôi toàn bộ cái cây xã hội đó. Sự hưng vong của đất nước bồi vậy được quyết định ỏ sự hưng vong của nông nghiệp. Triết lý trọng nông đã thấm đượm vào tâm linh người Việt. Họ quan niệm sự "phong đăng hoa cốc", được mùa hay mất mùa phụ thuộc vào sự thành tâm của ngưòi ta đối với nghề nông như thế nào. Những tai họa gây cho nhà nông như hạn hán, lụt lội, sâu bệnh làm mất mùa nguôi ta không xem đó là những hiện tượng tự nhiên, mà coi đó là sự giáng họa của trời đối vối người, đôi vôi triều đình, có liên quan đến các hành vi trái đạo của vua chúa. Bởi vậy, trong cuộc sống tâm linh đã nảy sinh các nghi lễ "hạ điển" của nhà vua, lễ cầu "phong đăng hoa cốc"; lễ "cơm mối" là cái tâm của người cúng lễ đối với tròi, liên quan đến mùa màng. Lễ hội trong các cộng đồng thôn làng là bắt nguồn từ triết lý trọng nông. Ở đây hoạt động nông nghiệp không chỉ là hoạt động vật chất, hoạt động kinh t ế trần tục. Nó được nâng lên tầm vãn hoa và được tôn vinh. Trong hoạt động nông nghiệp, nghề nông bắt rễ trong thôn làng và trỏ thành hoạt động chuyên sâu của người nông dân. Trong quá trình đó tất sẽ nảy sinh những "Nhà nông học" nông dân - đó là các "Lão nông tri điền". Các lão nông tri điền là hiện thân 236 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2