intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú

Chia sẻ: Nguyễn Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

188
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mắc bệnh thủy đậu, chị Mai (TP.HCM) rất lo lắng, con gái chị mới 7 tháng tuổi và bé đang được bú sữa mẹ hoàn toàn. Làm sao để bé không bị lây bệnh từ mẹ mà vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng? Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho rằng, vẫn cho trẻ bú nhưng cần có biện pháp để phòng bệnh cho bé. Những điều cần biết về thủy đậu Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Varicella – Zoster gây ra. Bệnh dễ bị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú

  1. Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú Mắc bệnh thủy đậu, chị Mai (TP.HCM) rất lo lắng, con gái chị mới 7 tháng tuổi và bé đang được bú sữa mẹ hoàn toàn. Làm sao để bé không bị lây bệnh từ mẹ mà vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng? Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho rằng, vẫn cho trẻ bú nhưng cần có biện pháp để phòng bệnh cho bé. Những điều cần biết về thủy đậu Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Varicella – Zoster gây ra. Bệnh dễ bị lây nhiễm và chủ yếu lây qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện thì dịch tiết bắn ra, nếu người khác hít phải dịch tiết này sẽ nhiễm bệnh. Thủy đậu cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi người lành tiếp xúc với mụn nước (hoặc nốt rạ) đã bị vỡ ra, hoặc các vết loét trên da người mắc bệnh.
  2. Thời điểm lây bệnh phần lớn ở giai đoạn ủ bệnh, trước khi người bệnh nổi bóng nước 2- 3 ngày, sau đó kéo dài 2 – 3 tuần. Dấu hiệu cho thấy bị nhiễm thủy đậu như: biểu hiện đầu tiên là sốt (từ 38 - 38,5 độ C). Người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, dễ cáu gắt, một vài trường hợp có cảm giác đau đầu hoặc đau nhức các cơ bắp. Thông thường, áp dụng những nguyên tắc như giữ vệ sinh sạch sẽ trong sinh hoạt như tắm bằng nước ấm, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, uống nhiều nước... Bệnh sẽ tự lành sau khoảng 10 -15 ngày, tính từ ngày sốt phát ban. Bà mẹ đang cho con bú cần lưu ý: Nếu có thể, mẹ nên vắt sữa ra bình và nhờ người khác cho bé bú. Cho bé ngủ riêng, cách ly mẹ. Trong trường hợp bé không chấp nhận bú bình mà chỉ bú mẹ trực tiếp thì người mẹ cần mang khẩu trang khi cho bé bú. Thời gian này nên hạn chế nói chuyện cùng bé để phòng dịch tiết bắn ra. Thận trọng đừng để bé cọ sát làm vỡ các nốt rạ và nước dịch này dính vào người bé khiến bé bị lây nhiễm. Cắt móng tay của bé để tránh trường hợp bé dùng móng cào và làm bong các vết rạ, dịch tiết ra sẽ làm bé bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất vẫn là các bà mẹ nên chích ngừa thủy đậu trước khi có con (nếu chưa từng bị). Vì mẹ có chích ngừa và cho con bú thì kháng thể sẽ theo đường sữa vào cơ thể bé, bảo vệ bé trong 12 tháng đầu đời, dù có tiếp xúc với mầm bệnh.
  3. Những trường hợp mẹ chưa chích ngừa nhưng bị nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ ảnh hưởng nặng nề cho thai nhi như bị thủy đậu bẩm sinh, đa dị tật, tim, mắt, sảy thai... Người mẹ sau đó cũng rất dễ bị viêm phổi. Gần đây, một số trường hợp cho rằng mình bị bệnh thủy đậu lần 2 là hoàn toàn không đúng. Y khoa thế giới cũng từng khẳng định, một đời người chỉ có 1 lần nhiễm bệnh thủy đậu, không có lần thứ 2. Nếu có, thì có thể đó là sự nhận dạng sai bệnh, hoặc là lần trước không phải thủy đậu hoặc lần sau không phải thủy đậu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2