Những thắc mắc của mẹ khi chăm sóc bé
lượt xem 38
download
Những thắc mắc của mẹ khi chăm sóc bé: Có nên tiêm nhiều loại vaccin cùng lúc? Con tôi 2 tuổi. Từ khi cháu còn bé tôi thường cho cháu đi tiêm phòng nhiều mũi khác nhau, cả miễn phí và tự nguyện. Đợt này tôi định tiêm phòng cho cháu 2 bệnh quai bị và thủy đậu, để cho tiện tôi muốn tiêm cả 2 mũi cùng một lúc trong lần đưa cháu đi tiêm có được không? Xin báo tư vấn giúp. Hà Thị Ngạc (Nam Định) Chị cho con tiêm phòng đầy đủ như vậy là rất tốt vì phòng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những thắc mắc của mẹ khi chăm sóc bé
- Những thắc mắc của mẹ khi chăm sóc bé: Có nên tiêm nhiều loại vaccin cùng lúc? Con tôi 2 tuổi. Từ khi cháu còn bé tôi thường cho cháu đi tiêm phòng nhiều mũi khác nhau, cả miễn phí và tự nguyện. Đợt này tôi định tiêm phòng cho cháu 2 bệnh quai bị và thủy đậu, để cho tiện tôi muốn tiêm cả 2 mũi cùng một lúc trong lần đưa cháu đi tiêm có được không? Xin báo tư vấn giúp. Hà Thị Ngạc (Nam Định) Chị cho con tiêm phòng đầy đủ như vậy là rất tốt vì phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Tuy nhiên có những loại vaccin có thể tiêm cùng một lúc, và có những loại chỉ cần tiêm 1 mũi có thể phòng được cả 3 bệnh như sởi, Cần tư vấn trước khi tiêm quai bị, Rubella. Ngược lại có những phòng cho trẻ. loại lại không tiêm được cùng một lúc. Để an toàn và hiệu quả khi tiêm phòng cho con, tốt nhất chị nên đến các trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn trước khi tiêm.
- Riêng đối với 2 loại vaccin phòng 2 bệnh quai bị và thủy đậu mà chị định tiêm cho cháu thì tuyệt đối không được tiêm cùng một lúc mà phải tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng. Chị có thể đi tiêm phòng bệnh quai bị trước, sau đó 1 tháng tiêm phòng bệnh thủy đậu. Chị lưu ý chỉ cho con đi tiêm khi cháu hoàn toàn khỏe mạnh và tiêm ở những cơ sở y tế tin cậy. Tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ: Không thể trì hoãn Những hiểu biết không đầy đủ về các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh và tính an toàn của vaccin trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ đi tiêm chủng, đặc biệt là đối với tỷ lệ tiêm vaccin viêm gan B, một trong những vaccin mới được đưa vào bao phủ trên toàn quốc. Hậu quả của việc trì hoãn hoặc không cho trẻ tiêm vaccin này sẽ có ảnh hưởng nguy hiểm như thế nào? Phóng viên (PV) báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với TS. Trịnh Thị Ngọc - Trưởng Khoa truyễn nhiễm Bệnh viện Bạch Mai. PV: Virut viêm gan B nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng như thế nào? Mức độ nhiễm virut này ở Việt Nam hiện nay ra sao, thưa TS?
- TS. Trịnh Thị Ngọc: Theo những nghiên cứu điều tra mới nhất thì hiện nay tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B (HBV) ở nước ta rất cao, từ 15- 20% dân số, thậm chí còn cao hơn và được xếp vào nhóm các quốc gia có tỷ lệ viêm gan B cao nhất thế giới. Những người nhiễm TS. Trịnh Thị Ngọc HBV đều có nguy cơ biến thành viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan và dẫn đến tử vong. Sự lây truyền xảy ra theo các con đường truyền máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Tất cả mọi người có xét nghiệm HbsAg dương tính đều có khả năng lây truyền bệnh. Nhóm người có nguy cơ cao là tiêm chích ma túy, phải truyền máu nhiều lần, người có quan hệ tình dục không an toàn và trẻ sinh ra từ những phụ nữ có HBV. Những trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV rất dễ bị viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan nguyên phát và có tuổi thọ ngắn ngủi. Người ta ước tính có khoảng 15- 20% số người nhiễm HBV sẽ chết sớm vì xơ gan hoặc ung thư gan. HBV còn là nguyên nhân gây nên 80% các trường hợp ung thư gan trên thế giới. PV: Theo TS biện pháp nào tốt nhất để phòng được căn bệnh này? TS. Trịnh Thị Ngọc: Không có biện pháp phòng bệnh nào tốt hơn là tiêm phòng vaccin viêm gan B. Tại Việt Nam, việc đưa vaccin viêm gan B vào tiêm
- chủng thường xuyên cho trẻ là việc làm thật sự cần thiết, đáp ứng nhu cầu cấp thiết đối với căn bệnh này. Khi được bảo vệ bằng vaccin, trẻ em sinh ra từ những người mẹ có HBsAg cũng sẽ tránh được nguy cơ lây nhiễm từ mẹ. Khi dịch vụ y tế còn kém phát triển thì nguy cơ lây lan trong cộng đồng theo đường truyền máu, dùng chung bơm kim tiêm... làm cho bệnh lây nhiễm cao, nhưng hiện nay dịch vụ y tế đã được cải thiện đáng kể, bơm kim tiêm đều dùng 1 lần và kỹ thuật sát khuẩn được thực hiện tốt thì nguy cơ lây lan bệnh viêm gan B chủ yếu hiện nay là quan hệ tình dục, tiêm chích ma tuý và đặc biệt là từ mẹ sang con. Có những bệnh nhân còn ít tuổi chưa một lần phải tiêm, truyền, chưa có quan hệ tình dục nhưng xét nghiệm trong máu có dương tính với HbsAg, đây là hậu quả truyền bệnh từ người mẹ mà đứa con phải hứng chịu. PV: Gần đây do hiểu biết không đầy đủ về các ca phản ứng nặng xảy ra sau tiêm vaccin viêm gan B đã làm các bậc cha mẹ lo ngại không cho trẻ đi tiêm hoặc trì hoãn lịch tiêm, điều này sẽ tác động nguy hại đến sức khỏe của trẻ và cộng đồng ra sao? TS. Trịnh Thị Ngọc: Tôi nhấn mạnh rằng vaccin viêm gan B là vaccin có tính an toàn cao nhất trong tất cả những vaccin đang được sử dụng trên thế giới. Rất đáng tiếc là sự thiếu hiểu biết của cộng đồng về vaccin này cũng như những nguy cơ gây tử vong ở trẻ sơ sinh đã làm giảm sút tỉ lệ tiêm chủng thời gian qua. Trong khi đó, vaccin VGB mũi đầu tiên được chỉ định tiêm trong 24 giờ sau sinh, trùng với thời điểm tử vong sơ sinh xảy ra cao nhất. Do đó nếu có phản ứng nặng
- xảy ra với những trẻ này người ta chỉ đổ lỗi cho tiêm chủng, mà sự thật nếu không tiêm thì nhiều trẻ sơ sinh vẫn có thể tử vong vì nhiều lý do khác. Nếu tình trạng này không được sớm khắc phục sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng và nền kinh tế, bởi vì khi bệnh đã biến chứng sang xơ gan thì điều trị rất tốn kém mà hiệu quả không cao, tuổi thọ không kéo dài. Hơn nữa nếu không cho trẻ đi tiêm chủng nhiều bệnh tật đã thanh toán và loại trừ có nguy cơ quay trở lại, nhiều bệnh truyền nhiễm khác như viêm não Nhật Bản, sởi có cơ hội bùng phát mạnh mẽ. Trẻ em là người chịu thiệt thòi nặng nề nhất. GS Beas Ley- một chuyên gia về viêm gan B của Mỹ khi sang Việt Nam đã khẳng định: muốn phòng bệnh cho trẻ có mẹ dương tính với virut thì phải tiêm ngay vaccin viêm gan B và kháng thể Hepabig vài phút sau khi sinh, nếu để sau vài giờ đã là quá muộn. Vì thế chúng ta không thể trì hoãn lịch tiêm cho trẻ, kể cả những trẻ sinh ra từ mẹ không bị nhiễm virut viêm gan B thì vẫn phải tiêm ngay sau khi sinh mới có tác dụng phòng được bệnh. PV: TS có lời khuyên như thế nào với cộng đồng trong việc lựa chọn phòng bệnh bằng vaccin này trước những vụ tai biến xảy ra sau tiêm chủng? TS. Trịnh Thị Ngọc: Các bậc cha mẹ cần lựa chọn biện pháp tiêm chủng để phòng bệnh tốt nhất cho con mình, cần hiểu đầy đủ giá trị của vaccin viêm gan B. Trước những thông tin về phản ứng sau tiêm phải tìm hiểu nguyên nhân từ các cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông tin cậy. Mỗi người mẹ, đặc biệt là
- những người đã nhiễm virut viêm gan B cần phải chia sẻ trách nhiệm với các nhân viên tiêm chủng khi họ tiêm phòng cho con mình, bởi chỉ có vaccin mới bảo vệ được con họ trước căn bệnh này. Ráy tai có ảnh hưởng đến nghe, nói của trẻ? Con trai tôi 18 tháng, so với trẻ cùng tuổi thì cháu nói không được nhiều, không hiểu có phải do nút ráy trong tai cháu đã cản trở nghe không? Vì tôi nhìn tai trái của cháu thấy ráy tai đã gần bịt kín lỗ tai. Tôi không biết làm thế nào để có thể lấy ráy tai cho cháu được. Xin bác sĩ chỉ bảo giúp. Nguyễn Hoàng Liên (Nam Định) Ráy tai được sinh ra do các tuyến ráy nằm trong tổ chức dưới da của ống tai ngoài. Ráy tai cũng có tác dụng bảo vệ thành ống tai nếu không nhiều. Tuy nhiên khi tạo thành nút ráy thì nên lấy bỏ để tránh hiện tượng ứ đọng Không nên tự ý lấy ráy tai cho trẻ. dịch bẩn gây viêm ống tai ngoài, gây ra các triệu chứng ù tai, nghe kém (cản trở nghe đường khí) làm cho trẻ khó chịu. Những trẻ chưa biết nói, nút ráy tai cũng làm cho trẻ khó khăn khi phát âm một số âm
- trầm do khó nghe những âm này, do đó việc loại trừ nút ráy cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn không thể tự lấy được mà phải đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để lấy ráy cho cháu để tránh những rủi ro có thể xảy ra như rách ống tai ngoài, rách màng nhĩ thậm chí một số trường hợp nặng nề gây tổn thương cả mê nhĩ ở tai trong và não. Có nên dùng mỡ tetracylin cho trẻ nhỏ? Con gái tôi 2 tuổi, gần đây cháu bị viêm kết mạc. Đi khám bác sĩ cho dùng mỡ tetracyclin tra mắt. Tôi ngần ngại vì nếu là thuốc tetracyclin uống sẽ ảnh hưởng đến xương và răng của cháu nhưng đây là thuốc mỡ tra mắt không biết có ảnh hưởng gì không? Xin quý báo tư vấn. Vũ Bích Hà (Hưng Yên) Tetracyclin được sử dụng rộng rãi vào thập niên 70 của thế kỷ trước như một kháng sinh kìm khuẩn phổ rộng. Ngoài đường uống (dạng viên 0,25g), còn có mỡ tetracyclin 1% dùng trong nhãn khoa. Chúng bị lãng quên bởi tác hại trên men răng nếu dùng cho trẻ dưới 7 tuổi mà chúng ta đã quá quen thuộc với bộ “răng tetra”, thêm nữa là tác hại trên xương nếu dùng duy nhất và kéo dài. Mỡ tetracyclin là một vũ khí chính để điều trị các nhiễm trùng tại mắt thời đó, ngày nay nó vẫn được kê cho bệnh nhân để điều trị bệnh mắt hột, cho đến nay chưa có
- công trình nào nhắc tới tác dụng trên xương, răng do dùng mỡ tetracyclin tại mắt. Bởi lẽ trong một tuýp thuốc mỡ, nếu dùng hết, chỉ đưa vào cơ thể có 0,1g tetracyclin. Hơn nữa, ngày nay chúng ta có rất nhiều kháng sinh tốt, dùng trên mắt lâu dài không gây kích ứng và rất an toàn như: cebemycine, posicycline, tobrex, oflovid... Vậy bạn có thể yên tâm dùng thuốc, nếu thấy không hiệu quả thì nên cho cháu đi khám lại để có thể được đổi thuốc khác. Chúc bạn thành công! Có cần bổ sung vitamin C cho trẻ nhỏ? Con trai tôi được 4 tháng tuổi, tôi bắt đầu phải trở lại với công việc, vì vậy trong thời gian tới tôi không có nhiều thời gian chăm sóc con và nhất là không cho cháu bú thường xuyên được. Tôi nghe nói nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi mà không được bú sữa mẹ thường xuyên sẽ làm bé bị thiếu vitamin C, khi đó trẻ dễ bị ốm hơn. Tôi rất băn khoăn không biết có đúng không, tôi có thể sử dụng thêm vitamin C cho bé được không? Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hoàng Ngọc Hân (TP.HCM)
- Trong cơ thể chúng ta, nhất là cơ thể trẻ em, chỉ cần một lượng vitamin nói chung và vitamin C nói riêng rất nhỏ, nhưng nếu thiếu chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ. Vitamin C có vai trò rất quan trọng, nó tham gia vào nhiều chức năng sinh lý bảo đảm cho sự phát triển và hoạt động của chúng ta, trong đó có một số vai trò hay được nhắc đến như: tham gia vào quá trình tạo máu, tham gia vào sự liên kết vững bền của tế bào trong các tổ chức, giúp cơ thể phòng chống bệnh tật nhất là các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là vitamin C rất không bền, dễ hòa tan trong nước và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao cho nên những thức ăn được chế biến sẵn hoặc để lâu đều bị mất vitamin C; bên cạnh đó vitamin C là vitamin tan trong nước nên không tích lũy trong cơ thể, vì vậy nó cần được cung cấp hàng ngày. Cách cung cấp vitamin C tốt nhất cho cơ thể nói chung và cho cơ thể trẻ em nói riêng là thông qua ăn uống, vì nó có rất nhiều trong rau xanh, củ quả tươi như cam, cà rốt, cà chua... nhưng với điều kiện là hoa quả phải còn tươi và cần cho trẻ ăn nhiều loại rau quả khác nhau. Đối với bà mẹ đang cho con bú cần ăn nhiều rau quả hơn để tăng lượng vitamin C qua sữa, nếu người mẹ không đủ sữa hoặc nuôi con bằng sữa ngoài cần phải bổ sung cho trẻ vitamin C bằng hoa quả tươi hoặc vitamin C dạng thuốc. Tuy nhiên, vì con bạn còn quá nhỏ, hơn nữa, bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có tác
- dụng phụ nếu dùng không đúng cách, vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn trước khi bổ sung vitamin C cho cháu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sử dụng hợp lý rau quả trong thực đơn của bé
5 p | 120 | 17
-
Giải đáp một số thắc mắc khi nuôi con bằng sữa mẹ - Phần 1
12 p | 97 | 14
-
7 câu hỏi về sinh mổ
5 p | 131 | 13
-
Những thắc mắc thường gặp khi bé sốt
5 p | 99 | 12
-
Những bí quyết phát triển các giác quan cho bé của các mẹ Nhật
5 p | 89 | 7
-
Thắc mắc của mẹ khi trẻ lật
5 p | 101 | 6
-
Giải đáp những khó khăn của mẹ khi cho con ăn
6 p | 58 | 6
-
Những thắc mắc quanh việc đóng bỉm cho con
5 p | 75 | 6
-
Những thắc mắc của bà bầu về thai nhi
3 p | 88 | 6
-
Thắc mắc hay gặp khi cho trẻ bú mẹ
4 p | 91 | 5
-
Điều mẹ nên biết khi nuôi con
5 p | 79 | 4
-
Tác dụng kỳ diệu của việc cho con bú
3 p | 83 | 4
-
Cho bé uống thuốc: Thắc mắc thường gặp của mẹ
6 p | 67 | 3
-
Thắc mắc thường gặp khi ốm nghén
6 p | 72 | 3
-
Giúp mẹ lên thực đơn chi tiết cho bé từ 0-1 tuổi
15 p | 86 | 3
-
Giúp các mẹ giải đáp thắc mắc hay gặp khi cho trẻ bú
4 p | 58 | 2
-
Những điều có thể mẹ chưa biết khi cho bé ăn phô mai.
6 p | 90 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn