intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹ ẵm con đi! (3 - 4 tuổi)

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mới đây bạn khấp khởi mừng thầm rằng bé đã lớn, bỗng nhiên hôm nay bé thay đổi hẳn, những hành động, cử chỉ như trẻ con trước kia lại xuất hiện. Cả hơn một hai năm nay nó có bú tay nữa đâu thế mà trong buổi tiệc hôm qua nó lại ngồi bú tay từ đầu đến cuối. Hình ảnh hai năm trước kia dường như đang được quay lại. Tại sao vậy? Thật là lạ. Đã bước vào tuổi đến trường thì đột nhiên bé lại bám mẹ và lại có những hành vi y như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹ ẵm con đi! (3 - 4 tuổi)

  1. Mẹ ẵm con đi! (3 - 4 tuổi) Mới đây bạn khấp khởi mừng thầm rằng bé đã lớn, bỗng nhiên hôm nay bé thay đổi hẳn, những hành động, cử chỉ như trẻ con trước kia lại xuất hiện. Cả hơn một hai năm nay nó có bú tay nữa đâu thế mà trong buổi tiệc hôm qua nó lại ngồi bú tay từ đầu đến cuối. Hình ảnh hai năm trước kia dường như đang được quay lại. Tại sao vậy? Thật là lạ. Đã bước vào tuổi đến trường thì đột nhiên bé lại bám mẹ và lại có những hành vi y như em bé. Sao thế nhỉ? Đó là do bé căng thẳng quá và…. Mới đây bạn khấp khởi mừng thầm rằng bé đã lớn, bỗng nhiên hôm nay bé thay đổi hẳn, những hành động, cử chỉ như trẻ con trước kia lại xuất hiện. Cả hơn một hai năm nay nó có bú tay nữa đâu thế mà trong buổi tiệc hôm qua nó lại
  2. ngồi bú tay từ đầu đến cuối. Hình ảnh hai năm trước kia dường như đang được quay lại. Tại sao vậy? Thật là lạ. Sự đi ngược trở lại - khi bé tự dưng không muốn rời mẹ nửa bước hoặc có những hành động như baby – xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau:  Sự căng thẳng: Khi trẻ đang cố gắng để nắm vững một kỹ năng nào đó như bơi lội hoặc viết chữ, rất có thể trẻ sẽ có những hành động như em bé trong suốt quá trình luyện tập. Sự thay đổi này giúp bé tự tin hơn và là cách bé đối phó với vấn đề hiện tại. Một khi đã nắm vững kỹ năng mới, bé sẽ cư xử bình thường.  Buồn rầu: Khi gặp chuyện buồn bé lại càng bám mẹ vì bên cạnh mẹ, được mẹ an ủi vỗ về, bé như trút được gánh nặng. Càng nhỏ thì càng được nâng niu hơn nên bé lại thích làm em bé để được nhõng nhẽo hơn.  Sợ hãi: Dù bé có tự tin đến đâu, can đảm đến đâu nhưng khi sợ điều gì thì cũng bám chặt lấy mẹ. Nhảy vào lòng mẹ hoặc nắm chặt tay là một cách tự bảo vệ tự nhiên.  Bắt chước: Khi bé hay chơi với những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn, bé lại bắt chước những đứa trẻ ấy.
  3. Khi tình trạng ấy cứ kéo dài thì sao? “Sự thoái hóa” này thường chỉ kéo dài khoảng chừng vài tuần. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho đó là chuyện nhỏ và bỏ mặt trẻ muốn phát triển ra sao cũng được. Khi bé căng thẳng, sợ hãi hoặc lo âu là lúc bé cần sự giúp đỡ của cha mẹ để có thể trở lại cách hành xử đúng theo lứa tuổi của mình. Cũng có trường hợp tình trạng trên kép dài hơn vài tuần. Đến lúc này hãy sử dụng những hướng dẫn sau để giúp trẻ:  Quan sát và rà soát lại xem sự kiện gì xảy ra với bé trong thời gian này. Có thể bạn sẽ tìm ra nguyên nhân khiến cho bé căng thẳng mà bạn nghĩ là chuyện nhỏ. Ví dụ: bà nội cảm thấy bị quấy rầy và trách mắng bé; bé vừa đánh nhau với người bạn thân. Hãy nhìn nhận sự việc theo quan điểm của bé thì bạn dễ nắm bắt vấn đề hơn.  Trò chuyện với bé: “Con có chuyện gì vậy? Con nói mẹ nghe xem nào?”. Đôi khi chính bé cũng chẳng biết nguyên nhân nào khiến bé lo lắng nhưng đừng nản lòng, sự quan tâm của bạn đã an ủi bé nhiều lắm rồi.
  4.  Hỏi thăm cô giáo của bé: Nếu bé đã học mẫu giáo, bạn hãy tìm cơ hội để tiếp chuyện với cô. Trình bày vấn đề với cô và xin được tham vấn. Cô giáo hiểu rất rõ tâm lý của bọn trẻ, ngoài ra cô là người tiếp cận với bé nhiều nhất khibé ở trường. Những lời khuyên của có rất thiết thực đấy.  Không trêu chọc bé: Không bao giờ được trêu chọc bé mỗi khi nó có hành động của em bé. Chọc ghẹo chỉ làm cho nó căng thẳng thêm. Nhiều người đã sai lầm khi cố trêu chọc bé với mong muốn trẻ cư xử bình thường. Nên ghi nhớ một điều là trẻ cần sự thông cảm chứ không phải sự trêu chọc.  An ủi: Thể hiện tình thương dành cho trẻ bằng cả hành động lẫn lời nói. Qua đó, trẻ sẽ trút bỏ hết sự phiền muộn trong lòng. Những lời yêu thương, an ủi của bạn không bao giờ là thừa.  Nhẹ nhàng khích lệ: Giải thích và khích lệ trẻ hành xử theo đúng lứa tuổi của mình. “Mẹ biết con đang lo lắng về điều gì đó nhưng nếu con cứ hành động như em bé như vậy
  5. thì con chẳng giải quyết được gì cả”. Dẫn bé đi chợ, đi dạo và khen ngợi khi bé có thái độ, hành động đúng mực.  Đừng quá lo lắng: Thái độ của trẻ chỉ là nhất thời, tốt nhất là đừng quá quan tâm hoặc vội la mắng trẻ. Luôn giữ bình tĩnh, đánh giá đúng tình hình để tìm ra phương pháp tích cực nhất để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2