intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹo thay đổi phông nền khi chụp close-up

Chia sẻ: Pham Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

85
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

MKhi hậu cảnh quá "rối", trong khi camera không thể "xóa phông" thêm là lúc người chụp có thể áp dụng cách thay đổi hoàn toàn phông nền. Chụp cận cảnh là một trong những kỹ thuật thông dụng nhất và có thể áp dụng hiệu quả trên đa số các loại máy ảnh từ điện thoại cho đến máy compact hay DSLR. Ưu điểm của close-up là nhờ đưa góc máy đến sát chủ thể, khả năng "xóa phông" của camera được nâng lên đáng kể, ngay cả trên các máy ảnh với khẩu bé và tiêu cự nhỏ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹo thay đổi phông nền khi chụp close-up

  1. Mẹo thay đổi phông nền khi chụp close-up Khi hậu cảnh quá "rối", trong khi camera không thể "xóa phông" thêm là lúc người chụp có thể áp dụng cách thay đổi hoàn toàn phông nền. Chụp cận cảnh là một trong những kỹ thuật thông dụng nhất và có thể áp dụng hiệu quả trên đa số các loại máy ảnh từ điện thoại cho đến máy compact hay DSLR. Ưu điểm của close-up là nhờ đưa góc máy đến sát chủ thể, khả năng "xóa phông" của camera được nâng lên đáng kể, ngay cả trên các máy ảnh với khẩu bé và tiêu cự nhỏ như điện thoại. Tuy nhiên, đôi khi người chụp vẫn gặp phải trường hợp phông nền quá "rối", gây mất tập trung đến chủ thể chính, mà không thể khắc phục bằng một góc nhìn khác. Thông thường với những máy ảnh compact, điện thoại, hay thậm chí DSLR dùng ống kính khẩu nhỏ phải chịu "bó tay" vì không thể làm mờ hậu cảnh thêm được nữa. Có một cách khá hiệu quả và đơn giản để khắc phục tình trạng này, người chụp có thể thay đổi hoàn toàn phông nền, thay vì cố gắng "xóa phông". Đó là dùng một miếng bìa với các màu sắc hay họa
  2. tiết khác nhau đặt ngay sau chủ thể, tạo một "studio" thu nhỏ sử dụng ngay ánh sáng ngoài trời tiện lợi. Người chụp có thể bắt đầu với những tấm bìa với màu sắc đơn giản như trắng-đen. Cách giữ tấm bìa có thể tạo ra hiệu quả ánh sáng của phông nền. Cụ thể trong trường hợp ánh sáng từ trên xuống, việc kéo các góc ra sau có thể giúp phần giữa phông nền sáng hơn, nhấn mạnh vào chủ thể. Khi chụp nên giữ được ở khoảng cách gần nhất mà camera có thể lấy nét. Cách tìm được vị trí này khá đơn giản, giữ ống kính máy ảnh ở sát chủ thể, sau đó lùi dần ra xa. Trong khoảng thời gian này liên tục lấy nét, đến khi máy "bắt" được đối tượng cần chụp. Ngoài ra, tấm bìa sử dụng cũng không cần phải quá lớn, chỉ cần đủ che hết toàn bộ chủ thể. Các phương pháp xử lý hậu kì như crop, clone stamp hay patch tool trong Photoshop hoặc các công cụ tương tự ở các phần mềm chỉnh sửa ảnh có thể giải quyết tốt khi phông nền không đủ che toàn bộ khung ảnh. Đối với các máy nặng và cồng kềnh như DSLR, việc sử dụng thêm một chiếc tripod sẽ giúp người chụp đỡ vất vả hơn khi điều chỉnh bố cục và tạo hiệu quả sáng-tối cho phông nền. Chọn một chế độ chụp rảnh tay như hẹn giờ, hay nhờ người khác bấm máy cũng là một phương pháp hiệu quả.
  3. Không nên chọn tấm bìa có quá nhiều chi tiết, màu sắc tương phản. Tiếp tục thử những phông nền khác nhau cho đến khi chọn được hình ảnh ưng ý. Lưu ý không nên chọn những tấm bìa quá nhiều chi tiết với màu sắc tương phản mạnh, gây "nhức mắt" thêm và không đem lại hiệu quả.
  4. Kiên trì thử nghiệm và sáng tạo là hai yếu tố cần thiết. Đối mẹo chụp ảnh "đối phó" này, người chụp cần tạo ra toàn bộ phông nền phía sau chủ thể. Vì vậy, kiên trì thử nghiệm và sự sáng tạo trong khâu thực hiện cũng như xử lý hậu kì sẽ là nhân tố quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả mỹ thuật của bức ảnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2