intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mía nhuận tâm phế

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

97
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mía nhuận tâm phế Theo Đông y, mía có vị ngọt, tính mát; vào phế vị. Đường sacaro và frueto, đường phèn vị ngọt tính bình, vào tỳ và phế. Mía có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Dùng cho các trường hợp thử nhiệt tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản ho đau rát họng, tiểu ít tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón. Đường có tác dụng nhuận tâm phế, bổ tỳ, điều hoà can khí, giải độc, bổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mía nhuận tâm phế

  1. Mía nhuận tâm phế Theo Đông y, mía có vị ngọt, tính mát; vào phế vị. Đường sacaro và frueto, đường phèn vị ngọt tính bình, vào tỳ và phế. Mía có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Dùng cho các trường hợp thử nhiệt tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản ho đau rát họng, tiểu ít tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón. Đường có tác dụng nhuận tâm phế, bổ tỳ, điều hoà can khí, giải độc, bổ trung ích khí, hoà vị nhuận phế, chỉ khái trừ đàm. Làm gia vị để khai vị trợ tiêu hoá. Nước mía. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, đau rát họng, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu. Y học cổ truyền phương Đông cho rằng đường mía có tác dụng bổ dưỡng tốt nên các dạng bào chế có tác dụng bổ dưỡng (ngân nhĩ, long nhãn) thường dùng đường mía. Đường mía có tính dược bình hoà nên hạn chế tác dụng phụ là lưu thấp sinh đàm hoá nhiệt. Rễ mía có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, dùng chữa sỏi tiết niệu. Liều dùng cách dùng: 500 - 1.000g, ép lấy nước. Đường phèn: 10 - 50g. Một số thực đơn và thuốc chữa bệnh: + Nước mía: mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn tuỳ ý hoặc nước mía ép để mát uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu dắt. + Nước mía gừng tươi: nước mía ép 30 - 50ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một. Dùng cho các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, nôn ói ra thức ăn dịch vị. + Nước mía nóng: nước mía ép đun cách thuỷ đến sôi, mỗi lần 100ml, ngày uống 3 lần. Dùng cho các trường hợp nôn oẹ, nôn khan dai dẳng (nhiễm độc thai nghén, kích ứng ho gà...).
  2. + Cháo kê nước mía: nước mía 400g, kê hạt đã xát bỏ vỏ 200g. Nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản ho khan, miệng khô, họng khô, chảy nước mắt, nước mũi. + Nước mía ép ngó sen: nước mía 500 - 1.000g, ngó sen 500g. Ngó sen nghiền ép vụn hoà lẫn với nước mía, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho các trường hợp viêm đường tiết niệu cấp (tiểu dắt, tiểu buốt, đau khi tiểu và tiểu ra máu). + Nước mía củ cải bách hợp: nước mía 100ml, nước ép củ cải 100ml; bách hợp 100g. Bách hợp nấu trước cho chín nhừ, cho nước mía và nước ép củ cải vào, đun sôi, khuấy đều. Uống trước khi đi ngủ. Dùng cho các trường hợp viêm họng, viêm nóng thanh khí phế quản, ho khan. Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy nên thận trọng (chỉ dùng mía nướng hoặc nước mía đun sôi, không dùng sống hoặc ướp đá). TS. Nguyễn Đức Quang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0