intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mingun (Myanmar): làng cổ bên sông

Chia sẻ: D D | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không phải là điểm du lịch nổi tiếng ở đất nước chùa tháp Myanmar, Mingun thường được kể tên chung với Inwa và Sagaing như là một trong những làng cổ ở ngọai vi cố đô Mandalay. Thế nhưng, một ngày đến với ngôi làng bên sông này sẽ để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc và ấn tượng sâu sắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mingun (Myanmar): làng cổ bên sông

  1. Mingun (Myanmar): làng cổ bên sông
  2. Không phải là điểm du lịch nổi tiếng ở đất nước chùa tháp Myanmar, Mingun thường được kể tên chung với Inwa và Sagaing như là một trong những làng cổ ở ngọai vi cố đô Mandalay. Thế nhưng, một ngày đến với ngôi làng bên sông này sẽ để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc và ấn tượng sâu sắc. Khởi hành từ bến tàu ở Mandalay, chúng ta xuôi theo dòng Ayeyarwady, con sông cái dài 2.170km chạy dọc theo chiều dài đất nước, để tới Mingun. Cuộc hành trình hấp dẫn ngay từ đầu với khung cảnh hai bên bờ sông vừa quen vừa lạ. Quen vì chỉ là những hình ảnh sinh hoạt đời thường của người dân sống bên bờ sông. Nhưng trong ánh nắng tinh khiết của buổi sớm mai ấy, mọi thứ đều toát lên vẻ trong trẻo tươi mới, như thể đã được lọc qua một lăng kính thần kỳ. Chỉ cách một dòng sông nhưng khung cảnh ở hai bờ lại có những khác biệt rất thú vị. Trong khi bờ Tây tiếp giáp với trung tâm thành phố Mandalay phát triển, với những nhà sàn gỗ cao lênh khênh giữa vườn cây xanh mướt thì bờ Đông lại giống như một sa mạc, với bãi cát dài vàng rực và những nếp nhà lợp bằng lá đơn sơ. Tuy vậy, hai bên bờ đều có điểm chung là nhịp sống chậm rãi và an nhàn của người dân. Chiếc canô chở chúng ta lao vun vút trên mặt nước, chẳng mấy chốc đã nhìn thấy bến sông làng. Từ đầu làng, cây lapan (hoa gạo) cổ thụ đứng sừng sững như một vị thần khổng lồ bảo hộ. Làn gió du lịch đã ít nhiều thổi đến đây với những quầy hàng
  3. bán tranh, đồ lưu niệm. Nhưng may mắn là người dân Mingun vẫn giữ được hồn quê bình dị, chất phác của mình. Không hề có cảnh chèo kéo, tranh giành du khách, khiến cho việc làm du lịch ở đây cũng trở thành một công việc hàng ngày, giống như đánh cá hay làm đồng. Điểm đến đầu tiên là phế tích còn dang dở của chùa Mingun, một công trình đầy tham vọng của vua Bodawpaya. Ngôi chùa khổng lồ này được khởi công vào năm 1790 và dự kiến xây cao tới 150m, nhưng sau đó đã bị ngừng giữa chừng vì lời tiên tri: nhà vua sẽ chết khi chùa xây xong. Mặc dù không bao giờ được hoàn thành nhưng phế tích này vẫn sừng sững như một quả đồi nhỏ, đủ để hậu thế chiêm ngưỡng và thán phục. Những vết nứt khổng lồ sau trận động đất năm 1838 không những không phá hủy mà còn làm tăng thêm vẻ ấn tượng cho di sản này. Cách chùa Mingun không xa là chiếc chuông lớn nhất thế giới nặng tới 90 tấn, được đúc riêng cho chùa nhưng đã không bao giờ được sử dụng. Mặc dù đã nhìn thấy chùa Hsinbyume trên bìa cuốn guidebook về Myanmar, nhưng chúng ta sẽ bị ấn tượng mạnh khi đứng trước nét dịu dàng thanh thoát của ngôi chùa tuyệt đẹp này. Được đặt theo tên hoàng hậu Hsinbyume, ngôi chùa do vua Bagyidaw xây dựng năm 1816 để tưởng nhớ người vợ của mình. Kiến trúc chùa mô phỏng theo hình mẫu núi thần Meru, ngọn núi được cho là trung tâm của vũ trụ, với bảy lớp hành lang trắng muốt uốn lượn tượng trưng cho bảy ngọn núi xung quanh. Chúng ta leo lên tầng trên cùng, tận hưởng những khoảng lặng hiếm hoi trong hành trình và ngắm nhìn toàn cảnh ngôi làng Mingun cùng dòng sông Ayeyarwady bên dưới. Dòng sông giống như con người nơi đây, chậm rãi, hiền hòa. Trên bến sông, cây hoa gạo khổng lồ nghiêng mình soi bóng nước. Và xa xa, những chiếc thuyền
  4. gỗ với cánh buồm xanh biếc dường như cũng dừng lại trên dòng nước màu xanh nhạt nơi chân trời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2