Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
MỔ ĐAU DÂY V CÓ NỘI SOI HỖ TRỢ <br />
Bùi Huy Mạnh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục đích: Nghiên cứu sử dụng nội soi hỗ trợ trong mổ giải ép mạch vi phẫu điều trị đau dây V. Nhận xét <br />
một số điểm lợi khi sử dụng nội soi hỗ trợ so với dùng kính vi phẫu thường dùng trong mổ giải ép thần kinh V. <br />
Phương pháp: Chúng tôi đã tiến hành trên 15 người bệnh. Các người bệnh được tiến hành mổ giải ép vi <br />
mạch với kính vi phẫu (pp Jannetta), trong quá trình mổ, nội soi được đưa vào nhằm tăng độ tin cậy của chẩn <br />
đoán và kết quả giải ép. So sánh hình ảnh trong mổ của kính vi phẫu với nội soi: Số lượng nguyên nhân mạch <br />
máu chèn ép thần kinh. Các chỉ số nghiên cứu khác: Thời gian mổ, thuận lợi và khó khăn khi có nội soi hỗ trợ, <br />
biến chứng trong mổ do nội soi, kết quả giảm đau sau mổ. <br />
Kết quả: Trong 15 bệnh nhân mổ, nội soi phát hiện được 16 nguyên nhân chèn ép mạch so với kính vi phẫu <br />
phát hiện 14 nguyên nhân. Nguyên nhân phát hiện thêm ở vị trí gốc dây V phía thân não là góc khuất mà kính vi <br />
phẫu (KVP) không quan sát được. Tất cả các người bệnh khi có nội soi đều có hình ảnh rõ ràng và khẳng định <br />
chẩn đoán. Kết quả giảm đau sau mổ (A1+A2) chiếm 80% bệnh nhân. Không có tai biến trong mổ do nội soi. <br />
Từ khóa: Phẫu thuật giải ép vi mạch, nội soi hỗ trợ giải ép vi mạch, đau dây V <br />
<br />
ABSTRACT <br />
RESULTS OF ENDOSCOPE – ASSISTED MICROVASCULAR DECOMPRESSION (EMD) FOR <br />
TRIGEMINAL NEURALGIA <br />
Bui Huy Manh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 355 – 359 <br />
Objectives: This study aims to assess the usefulness of endoscope ‐ assisted during microvascular <br />
decompression (MVD) procedures for idiopathic trigeminal neuralgia (TN.) <br />
Methods: Between 01‐01‐2014 and 05‐09‐ 2014, 15 MVD procedures were performed (Technique <br />
Microscope + Endoscope).The informations have been noted: nerve‐vessel conflicts, images, complications, <br />
advantages, disadvantages, pain relieve. <br />
Results: Of 15 patients who undergone endoscope ‐ assisted microvascular decompression for <br />
trigeminal neuralgia. Endoscope explores 16 causes while Microscope explores 14 causes. In two patients, <br />
endoscope revealed arterial compression at REZ that was not seen with the miroscope. EMD has a clear <br />
image and confirmed the diagnosis. There are 80% patients with relief pain (A1+A2). There are not any <br />
postoperative complications. <br />
Conclusion: EMD is a useful adjunct to MVD in the treatment of trigeminal neuralgia. <br />
Key words: Microvascular decompression, endoscope‐assisted microvascular decompresion, trigeminal <br />
neuralgia <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Mổ giải áp vi mạch (PT Jannetta) được <br />
chứng minh là một trong những phương pháp <br />
điều trị hiệu quả rất cao nhất trong điều trị đau <br />
dây V nguyên phát. Sử dụng kính vi phẫu (KVP) <br />
<br />
trong mổ tìm nguyên nhân chèn ép mạch máu <br />
thần kinh là nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật. <br />
Tuy nhiên, trên số lượng người bệnh gặp khó <br />
khăn và thất bại có thể lên đến 12‐34%(1). Trong <br />
một số trường hợp, không tìm được nguyên <br />
nhân hoặc bỏ sót nguyên nhân làm thất bại kết <br />
<br />
* Khoa Phẫu Thuật Thần Kinh – Bệnh viện Việt Đức <br />
Tác giả liên lạc: Ths. Bùi Huy Mạnh, <br />
ĐT:0912969444,<br />
<br />
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br />
<br />
Email: drmanhhvd2014@gmail.com <br />
<br />
355<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
quả điều trị. Nhiều tác giả trên thế giới đã đưa <br />
thêm nội soi hỗ trợ nhằm tăng hiệu quả tìm <br />
nguyên nhân, tránh bỏ sót. Có một số nghiên <br />
cứu bắt đầu công bố các kết quả ban đầu về mổ <br />
giải áp vi mạch có nội soi hỗ trợ. Đầu năm 2014, <br />
chúng tôi áp dụng nội soi cho 15 người bệnh và <br />
có một số kết quả ban đầu. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Trong thời gian từ 01‐01‐2014 đến 05‐09‐2014 <br />
chúng tôi mổ 15 người bệnh đau dây V có nội <br />
soi hỗ trợ trên. Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt <br />
ngang. Người bệnh được lựa chọn ngẫu nhiên <br />
trong các người bệnh có chỉ định mổ đau dây V: <br />
người bệnh kháng thuốc, thất bại với các <br />
phương pháp khác, giải thích người bệnh đồng <br />
ý. Kỹ thuật áp dụng là mổ với kính vi phẫu và có <br />
nội soi hỗ trợ trong mổ theo miêu tả ở dưới đây. <br />
Kết quả giảm đau đánh giá ngay sau mổ, <br />
thời gian bệnh nhân trong viện. Giảm đau theo <br />
thang điểm Roland Apfenbaum: A1 (hết đau, <br />
không dùng thuốc), A2 (thỉnh thoảng đau, có thể <br />
dùng thuốc liều thấp, không có tác dụng phụ <br />
của thuốc), A3 (đau phụ thuộc thuốc, hoặc có tác <br />
dụng phụ của thuốc), A4 (đau như cũ). Gọi là <br />
giảm đau khi A1 hoặc A2. Gọi là không giảm <br />
đau khi A3 hoặc A4. Trong mổ tìm các nguyên <br />
nhân mạch máu chèn ép thần kinh, thống kê số <br />
lượng các nguyên nhân. Các khó khăn và thuận <br />
lợi khi thao tác nội soi, thời gian mổ, biến chứng <br />
trong mổ, kết quả giảm đau sau mổ. <br />
<br />
<br />
Hình 1: Ống kính kiểm tra mặt thân não của dây V <br />
<br />
356<br />
<br />
Kỹ thuật(11) <br />
Sử dụng đường mổ sau xoang sigma <br />
(Retrosigmoid). Người bệnh ở tư thế nằm ngửa <br />
đầu nghiêng, cố định đầu bằng khung <br />
Mayefield, có thể chuyển động được gáy. Gây <br />
mê nội khí quản, rạch da 5cm sau tai, mở volet <br />
xương đường kính khoảng 2cm dưới chỗ nối của <br />
xoang ngang và xoang sigma. Mở màng cứng lật <br />
phủ về phía xoang. <br />
Bước 1: Dùng kính vi phẫu: Kỹ thuật chuẩn <br />
vi phẫu, dây V được nhận biết sau khi vén nhẹ <br />
tiểu não, hút bớt dịch não tủy ở bể lớn, phá <br />
màng nhện. <br />
Bước 2: Sau khi khám phá dây V qua kính vi <br />
phẫu, ống kính cứng 30 độ đưa vào vùng góc <br />
cầu làm nổi bật hình ảnh. Ống kính sử dụng là <br />
ống kính chuẩn, KarlStorz loại 30 độ dùng cho <br />
sọ não. Ống kính nội soi đi vào theo đường <br />
thẳng hướng về phía dây V, giữ cán vị trí ngược <br />
với xoang màng cứng. Ống kính được xoay bởi <br />
cổ tay PTV cho phép nhìn rõ gốc dây V. Hướng <br />
ống kính 30 độ bên, trung gian, trên hoặc dưới <br />
đến khi khám phá rõ ràng. Để đạt được mỗi <br />
hình, ống kính được điều chỉnh bằng cách xoay <br />
tay cầm (rod lens) và cammera để giữ hình ảnh <br />
trên phải và trục lý tưởng. Thì này quan trọng <br />
nhất, phẫu thuật viên trực tiếp cầm ống kính, vỏ <br />
não được che phủ bởi bông ướt. Các động tác <br />
nhẹ nhàng và chậm. Khi khó khăn như chảy <br />
máu phải được dừng lại và đưa KVP để cầm <br />
máu ngay. <br />
<br />
Hình 2: Ống kính kiểm tra phần dây V đi vào hạch <br />
Gasser <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Nếu mạch nhìn rõ ràng được bằng KVP, nội <br />
soi chỉ sử dụng định giá mức độ của giải ép và <br />
đoạn cuối của cuộc mổ. Nếu chèn ép mạch được <br />
thấy tốt hơn (hoặc chỉ duy nhất thấy được) nhờ <br />
nội soi, nghĩa là mổ vi phẫu được kiểm soát dưới <br />
nội soi. <br />
Bước 3: Giải ép mạch được thực hiện bằng <br />
cách đặt miếng Neuro‐Patch được tạo hình phù <br />
hợp, ngăn giữa mạch máu chèn ép (offending <br />
vessel) và đoạn gốc dây V. Khi có thể được, <br />
miếng ngăn cách được gập một nửa dưới áp lực <br />
làm tách hơn mạch máu và thần kinh. <br />
Bước 4: Kiểm tra lại bằng nội soi, đánh giá lại <br />
kết quả của miếng ngăn cách, vị trí, tư thế. <br />
Bước 5: Đóng vết mổ: Kỹ thuật chuẩn bao <br />
gồm kiểm tra chảy máu, dùng nước đuổi khí, <br />
đóng kín màng cứng, đặt lại xương, đóng vết mổ <br />
các lớp cân cơ, da. <br />
Lưu ý: Ống kính NS được cẩn thận đưa vào <br />
hố sọ sau dọc cạnh ống hút nhỏ. Dụng cụ được <br />
duy trì để đầu ống kính luôn nhìn rõ trong mọi <br />
thời gian, tránh có thể không nhìn thấy va chạm <br />
với cấu trúc mềm mại mạch máu TK. Một số <br />
trường hợp chỉnh sửa miếng giải ép qua nội soi: <br />
dùng một tay phẫu tích và thao tác với miếng <br />
giải ép với dụng cụ nội soi ở một tay và dụng cụ <br />
mổ một tay còn lại. Đa số các trường hợp hút bớt <br />
dịch não tủy, phẫu tích màng nhện, đặt bông che <br />
<br />
phủ bề mặt tiểu não là đủ thao tác do đó không <br />
cần dụng cụ vén não. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Khả năng ứng dụng <br />
Nghiên cứu áp dụng nội soi hỗ trợ cho 15 <br />
người bệnh, tất cả đều được áp dụng thành <br />
công. Thời gian mổ từng người bệnh là dưới 2 <br />
giờ. <br />
<br />
Kết quả trong mổ <br />
Có 15 người bệnh, trên kính vi phẫu phát <br />
hiện được 14 nguyên nhân mạch máu xung đột <br />
thần kinh, trên nội soi phát hiện được 16 nguyên <br />
nhân. Có một người bệnh không có nguyên <br />
nhân mạch máu chèn ép thần kinh, chỉ là dày <br />
dính màng nhện. <br />
Nội soi hỗ trợ phát hiện thêm được 2 nguyên <br />
nhân trên 2 người bệnh, cả hai nguyên nhân là <br />
những mạch nhỏ nằm ở phía thân não (REZ). <br />
Các người bệnh còn lại nội soi giúp ích khẳng <br />
định chẩn đoán trong mổ rõ ràng. <br />
<br />
Kết quả giảm đau <br />
Đa số người bệnh sau mổ giảm đau 80% <br />
(12/15 người bệnh). <br />
Không có tai biến cuộc mổ, không biến <br />
chứng chảy máu, không tổn thương dây <br />
VII,VIII… ở tất các các người bệnh. Không có tai <br />
biến do mổ cũng như do dụng cụ nội soi. Thời <br />
gian dưới 2 giờ cho mỗi người bệnh. <br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Hình ảnh nội soi giống hình ảnh KVP: Phát Hình 2: Nội soi ống 30 độ nhìn về phía thân não phát <br />
hiện thêm nguyên nhân thứ 2 là ĐM màu đỏ <br />
hiện một nguyên nhân tiếp xúc mạch máu‐ thần <br />
kinh (Tĩnh mạch màu xanh) <br />
<br />
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br />
<br />
357<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Biến chứng trong mổ do nội soi <br />
Không có tai biến do nội soi trong mổ trên <br />
các người bệnh nghiên cứu <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Khả năng ứng dụng <br />
Tất cả 15 người bệnh của chúng tôi đều áp <br />
dụng thành công phẫu thuật nội soi hỗ trợ giải <br />
ép thần kinh. <br />
Đa số các tác giả đều thống nhất, khả năng ứng <br />
dụng nội soi hỗ cho mổ đau dây V là khả thi. Với <br />
Charles Teo, áp dụng nội soi cho 114 người bệnh <br />
thì thành công trên 113 người bệnh, còn một người <br />
bệnh do dụng cụ nội soi trục trặc(11). Với nghiên <br />
cứu trên 15 người bệnh, số lượng còn hạn chế <br />
nhưng qua thực tế, khả năng áp dụng trên nhiều <br />
người bệnh là có tính thực tiễn. <br />
<br />
Kết quả trong mổ <br />
Có hai cản trở chính của phẫu thuật là nguy <br />
cơ của mở sọ, và hạn chế tầm nhìn của kính vi <br />
phẫu. Hai vị trí kính hay bị khuất là vùng gần <br />
thân não (Root entry zone‐ REZ)(2,9), và mặt trước <br />
thần kinh và chèn ép có thể xảy ra bất cứ đâu <br />
quanh rễ thần kinh hay dọc chiều dài(8). Các vị trí <br />
này có thể thấy được với nội soi(4,5) nhất là ống <br />
kính 30 độ. Việc tìm đầy đủ các nguyên nhân là <br />
rất quan trọng, theo Jannetta, các nguyên nhân <br />
đều được coi là bình đẳng như nhau trong việc <br />
gây đau(1). Charles Teo công bố nghiên cứu trên <br />
114 người bệnh mổ gải ép mạch, 113 thành công <br />
dưới nội soi hỗ trợ. Có 38 người bệnh (33%): nội <br />
soi bộc lộ những mạch khó nhìn (25%) hoặc <br />
không thấy gì (8%) với kính vi phẫu. Trong thời <br />
gian là 29 tháng, đau thuyên giảm hoàn toàn ở <br />
112 BN (99,1%), tất cả không cần thuốc(11). <br />
Lợi ích của nội soi hỗ trợ còn đi xa hơn. Nó <br />
cho thấy dây V vẫn có thể bị chèn ép hay biến <br />
dạng ngay cả khi làm với kính vi phẫu tưởng đã <br />
rõ ràng. Kính vi phẫu vẫn hữu ích để thực hiện <br />
thì đầu mổ giải ép bởi vì dễ dàng cho phẫu thuật <br />
viên sử dụng. Tuy vậy, trong kỹ thuật của chúng <br />
tôi nhằm xác định là nội soi đánh giá chất lượng <br />
của cuộc mổ. <br />
<br />
358<br />
<br />
Mức độ rõ ràng về hình ảnh được nội soi <br />
khẳng định khi các nguyên nhân mạch máu <br />
chèn ép được nhìn rõ ở các người bệnh, ở độ nét <br />
cao với ánh sáng và màu trung thực hơn. Sử <br />
dụng các kỹ thuật tương tự, Jarrahy và cộng sự(6) <br />
tìm thấy 14 trên 51 (28%) mạch chèn ép với duy <br />
nhất kính nội soi và nhóm khác kính vi phẫu <br />
không rõ ràng ở 21 người bệnh (25%) sau khi nội <br />
soi kiểm chứng. El‐Garem và cộng sự(3) sử dụng <br />
NS trên 42 trường hợp mổ giải áp dây V. Chèn <br />
ép mạch thần kinh được tìm thấy ở tất cả các <br />
người bệnh, nhưng tác giả không so sánh với <br />
kính vi phẫu. Ở giữa hai nhóm King và cộng <br />
sự(7) với Abdeen và cộng sự miêu tả 20 người <br />
bệnh, nhưng không chỉ ra tình huống rằng nội <br />
soi có ích ra sao. Rak và CS (10) sử dụng kỹ thuật <br />
NS hỗ trợ trên 17 người bệnh đau dây V. Nội soi <br />
làm tăng khả năng tầm nhìn trên 11 trường hợp, <br />
tác giả thấy rằng nội soi có ích nhất là phần <br />
ngoại biên của dây V trong hố Meckel, nơi mà <br />
hay đốt tĩnh mạch của TK V. Tác giả cũng thông <br />
báo tác dụng hữu ích của nội soi trong toàn bộ <br />
các trường hợp, tỷ lệ giảm đau của nhóm người <br />
bệnh là 100% trong thời gian trung bình29 <br />
tháng(10). <br />
Các biến chứng do nội soi có thể gặp như tỳ <br />
vào tiểu não gây dập não, ống kính gây chảy <br />
máu tĩnh mạch Dandy, tổn thương dây VII, VIII. <br />
Do các thao tác chưa quen và trường mổ bị hạn <br />
chế. Một số tác giả đưa tay cầm robot để hạn chế <br />
di chuyển ống nội soi, nhưng lại có nhược điểm <br />
hạn chế độ linh động của ống kính. Trong nhóm <br />
bệnh nhân của nghiên cứu chưa gặp trường hợp <br />
tai biến nhưng cũng do số lượng người bệnh <br />
chưa nhiều. <br />
Với số lượng người bệnh còn hạn chế, các kết <br />
quả ứng dụng nội soi cũng cần được thực hiện ở <br />
nhiều người bệnh và có thời gian để đánh giá. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Áp dụng nội soi hỗ trợ cho 15 người bệnh <br />
thu được kết quả: 100% (15/15) người bệnh áp <br />
dụng thành công, nội soi tìm được nhiều nguyên <br />
nhân hơn so với kính vi phẫu tìm. Tất cả các <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
nguyên nhân tìm được trên nội soi đều cho hình <br />
ảnh rõ ràng và tin cậy. Không có tai biến cuộc <br />
mổ do nội soi gây ra. <br />
Với số lượng người bệnh còn mới ở giai <br />
đoạn áp dụng, cũng như số lượng ít người bệnh <br />
mổ nội soi hỗ trợ trong các nghiên cứu khác so <br />
với lượng người bệnh mổ kính vi phẫu nên kết <br />
quả còn đang thảo luận. Tuy nhiên các lợi ích <br />
thấy được là quan sát được rõ ràng, các vị trí <br />
khó, hạn chế vén tiểu não, thời gian không kéo <br />
dài hơn. Kết quả cần được thảo luận trên những <br />
nghiên cứu với số lượng người bệnh lớn hơn. <br />
<br />
during posterior fossa microvascular decompression. J <br />
Neurosurg 62:552‐557. <br />
5.<br />
<br />
Fukushima T (1978), Endoscopy of Meckel’s cave, cisterna <br />
magna, and cerebellopontine angle. Technique note. J <br />
Neurosurg 48:302‐306. <br />
<br />
6.<br />
<br />
Jarrahy R, Berci G, Shahinian HK (2000), Endoscope‐assisted <br />
microvascular decompression of trigeminal nerve. Otolaryngol <br />
Head Neck Surg 123:218‐223. <br />
<br />
7.<br />
<br />
King WA, Wackym PA, Sen C, Meyer GA, Shiau J, Deutsh H <br />
(2001), Adjunctive use of endoscopy during posterior fossa <br />
surgery to treat cranial neuropathies. Neurosurgery 49:108‐115. <br />
<br />
8.<br />
<br />
Lee SH, Levy EI, Scarrow AM, Kassam A, Jannetta PJ (2000), <br />
Recurrent trigeminal neuralgia attributable to veins after <br />
microvascular decompression. Neurosurgery 46:356‐361. <br />
<br />
9.<br />
<br />
Meaney JF, Eldridge PR, Dunn LT, Nixon TE, Whitehouse <br />
GH, Miles JB (1995), Demonstration of neurovascular <br />
compression in trigeminal neuralgia with magnetic resonace <br />
imaging. Comparison with surgical findings in 52 consecutive <br />
operative cases. J Neurosurg 83:799‐805. <br />
<br />
10.<br />
<br />
Rak R, Sekhar LN, Stimac D, Hechl (2004), Endoscope‐<br />
assisted microsurgery for microvascular compression <br />
syndromes. Neurosurgery 54:876‐881. <br />
<br />
11.<br />
<br />
Teo C (2006), Endoscope‐assisted microvascular <br />
decompression for trigeminal neuralgia: Technique case <br />
report, volume 59, operative neurosurgery <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Baker FG, Jannetta PJ, Bissonette DJ, Larkins MV, Jho HD <br />
(1996), The long‐term outcome of microvascular <br />
decompression for trigeminal neuralgia. N Engl J Med <br />
334:1077‐1083. <br />
Boecher‐Schwarz HG, Bruehl K, Kessel G, Guenthner M, <br />
Perneczky A, Stoeter P (1998), Sensitivity and specificity of <br />
MRA in the diagnosis of neurovascular compression in <br />
patients with trigeminal neuralgia. A correlation of MRA and <br />
surgical findings. Neuroradiology 40:88‐95. <br />
El Garem HF, Badr‐El‐Dine M, Talaat AM, Magnan J (2002), <br />
Endoscopy as a tool in minimally invasive trigeminal <br />
neuralgia surgery. Otol Neurotol 23:132‐135. <br />
Friedman WA, Kaplan BJ, Gravenstein D, Rhoton AL Jr <br />
(1985), Intraoperative brain‐stem auditory evoked potentials <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20/10/2014 <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
<br />
2/11/2014 <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
5/12/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br />
<br />
359<br />
<br />