intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình bếp ăn một chiều dành cho trường mẫu giáo

Chia sẻ: Lynh Kalynn | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:16

962
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường học đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là những bậc phụ huynh có con đang học mầm non và tiểu học. Đơn giản vì ở lứa tuổi này, các em chưa có ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình bếp ăn một chiều dành cho trường mẫu giáo

  1.   Vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường học đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là những bậc phụ huynh có con đang học mầm non và tiểu học. Đơn giản vì ở lứa tuổi này, các em chưa có ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho mình. Chính vì vậy, công tác bảo đảm ATVSTP luôn cần được các trường chú trọng, nâng cao.
  2. Theo báo cáo của Sở Giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh,  năm học 2010 - 2011, thành phố có 696 trường mầm non.  Trong đó có 407 trường công lập, chiếm tỷ lệ 58,6%; 289  trường ngoài công lập chiếm tỷ lệ 41,4%. Ngoài ra còn 960  nhóm lớp nhà trẻ, mẫu giáo tư thục. Số lượng trường lớp  công lập cả thành phố chỉ đáp ứng việc thu nhận 70% tổng  số trẻ năm tuổi, 30% còn lại học ở các trường tư thục. Vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng  đầu của các phụ huynh, nhà trường và xã hội
  3. •Các cô cấp dưỡng không muốn tháo nhẫn trong khi làm bếp  mà dùng gạc vệ sinh quấn che, thay thế càng làm mất vệ  sinh hơn. •Những người làm bếp cho bọn trẻ, điều kiện tiên quyết  phải thật vệ sinh, nhưng những người đầu bếp các trường  Mầm non TPHCM đã không tuân thủ đúng quy trình. Họ để  lẫn đồ thức ăn sống và chín, không có mô hình bếp một  chiều. •Về kho chứa thực phẩm, chỉ 1-2/10 trường tạm chấp nhận  với chức năng... chứa đồ, vệ sinh đều không đạt yêu cầu.  Thực phẩm bốc mùi khó chịu •Có trường sử dụng đồ nhựa màu làm dụng cụ, theo quy  định về An toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể của 
  4. •Nguồn nguyên liệu không rõ ràng, các cơ sở sản xuất  nguyên liệu này mang tính chất gia đình, nhỏ lẻ, không được  trang bị về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và chưa có  giấy phép sản xuất. •Thức ăn nấu trước khi sử dụng quá lâu 
  5. •Đảm bảo về điều vệ sinh an toàn thực phẩm: điều kiện về  cơ sở, điều kiện về trang thiết bị, điều kiện về con người.  Điều kiện về cơ sở  
  6. Điều kiện về trang thiết bị
  7. •Điều kiện về con người Có thói quen thường xuyên mặc quần áo công tác khi làm  việc. Móng tay cắt ngắn, đầu tóc gọn gàng , không đeo trang  sức khi nấu ăn 4. Thường xuyên rửa sạch tay trước khi chia thức ăn cho  trẻ, sau khi đi VS Thường xuyên đeo khẩu trang, đội mũ  khi chia thức ăn  cho trẻ. Chia thức ăn bằng dụng cụ. Cho trẻ ăn ngay sau khi chia
  8. •Kiểm soát nguyên liệu đầu vào Khó khăn nhất của các bếp ăn tập thể là kiểm soát nguyên  liệu đầu vào. Các bếp ăn tập thể thường phải nhập nguyên  liệu tươi sống hàng ngày, do vậy, rất khó khăn để có một  nguồn cung ứng nguyên liệu an toàn ổn định. Hợp đồng cam kết với cơ sở cung ứng thực phẩm an toàn:  đặc biệt là rau, quả, thịt, cá Kiểm soát nguồn: kiểm soát tại vùng nguyên liệu (vùng trồng trọt và chăn nuôi) là rất quan trọng.
  9. Kiểm tra khi tiếp nhận nguyên liệu: kiểm tra thẻ hàng của  bên cung cấp và kiểm tra nguyên liệu khi nhập. Thực hiện  kiểm thực 3 bước: trước khi nhập, trước khi nấu và trước  khi ăn. Sử dụng thiết bị kiểm tra và cảm quan để phát hiện các  nguyên liệu thực phẩm không đạt yêu cầu (thiết bị kiểm tra  nhanh).
  10. Kiểm soát khâu chế biến, nấu nướng - Đảm bảo quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc  một chiều: nguyên liệu sau khi sơ chế (nhặt, rửa, thái...)  chuyển vào bếp (nguyên liệu sạch), chế biến nấu nướng,  xong chuyển thức ăn chín sang phòng chia, phân phối thức  ăn, cuối cùng ra phòng ăn hoặc vận chuyển đến nơi khác để  ăn. Cần chú ý nguyên liệu sạch không để lẫn nguyên liệu bẩn, các nguyên liệu khác nhau (thịt, cá, rau,...)  cũng không được để lẫn với nhau, vì chế độ nấu nướng  khác nhau. Thức ăn chín không để lẫn với thức ăn sống. Đi  theo đó là các dụng cụ, thiết bị, con người cũng phải tách  biệt khác nhau.
  11. Kiểm soát khâu bảo quản thực phẩm - Bảo quản thực phẩm sống trước khi nấu nướng: có dụng  cụ chứa đựng riêng biệt cho thực phẩm bẩn và sạch, các  loại thực phẩm khác nhau, tuyệt đối không di chuyển thực  phẩm ngược chiều chế biến. - Bảo quản thực phẩm sau khi nấu chín: thực phẩm sau khi  nấu chín được chuyển vào phòng chia, phân phối, phòng  chia được coi là phòng “vô trùng” nhất, coi như “phòng  mổ”, các dụng cụ chứa đựng thực phẩm chín phải được  dùng riêng biệt, các xuất ăn phải được tránh bụi, ruồi và  giữ ở nhiệt độ nhất định theo yêu cầu kỹ thuật. Thời gian  từ sau khi nấu nướng đến khi ăn không để quá 2 giờ.
  12. Kiểm soát nhà ăn: - Nhà ăn phải đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở, dụng cụ  thiết bị và con người phục vụ. - Người ăn phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Trong khi ăn  không nói to, đi lại lộn xộn, giữ đúng quy định của nhà ăn. - Trước khi vào phòng ăn có chỗ rửa tay,... - Phòng ăn có bàn, ghế ngồi thông thoáng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2