intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình cơ giới hóa trên cây rau

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

89
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bình Chánh là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích đất nông nghiệp là 16.742 ha, trong đó diện tích đất trồng rau hàng năm chiếm hơn 900 ha. Canh tác chủ yếu dựa vào sức lao động trẻ của người dân địa phương. Tuy nhiên, do áp lực đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển nên lao động trẻ trong nông nghiệp có khuynh hướng chuyển sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp, giá lao động nông nghiệp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình cơ giới hóa trên cây rau

  1. Mô hình cơ giới hóa trên cây rau. Bình Chánh là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích đất nông nghiệp là 16.742 ha, trong đó diện tích đất trồng rau hàng năm chiếm hơn 900 ha. Canh tác chủ yếu dựa vào sức lao động trẻ của người dân địa phương. Tuy nhiên, do áp lực đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển nên lao động trẻ trong nông nghiệp có khuynh hướng chuyển sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp, giá lao động nông nghiệp tăng, khiến giá thành sản phẩm tăng. Tỷ lệ cơ giới hóa trên cây rau còn thấp, diện tích đất sản xuất rau manh mún, hình thức canh tác chủ yếu là thủ công, vừa tốn chi phí, hiệu quả kinh tế không cao, vừa khó mở rộng diện tích canh tác. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, trạm Khuyến nông Bình Chánh – Bình Tân đã thực hiện mô hình “Cơ giới hóa trong canh tác rau”. Qui mô mô hình là 3 máy
  2. xới mini BL 550 cho 03 hộ tham gia, trong đó Trung tâm Khuyến nông TP. HCM hỗ trợ 50% chi phí đầu tư cho mỗi máy xới mini BL550 là 5.250.000 đồng. Qua 6 tháng thực hiện và theo dõi mô hình từ tháng 06 – 11/2010, các hộ tham gia mô hình đều có diện tích đất canh tác từ 2.500 – 7000 m 2, chủ yếu trồng rau ăn lá như cải xanh, cải ngọt, rau muống…Kết quả ghi nhận như sau: làm đất bằng máy xới mini BL550 rất thích hợp với điều kiện canh tác rau ở địa phương, đất tơi xốp hơn so với làm đất bằng tay; đặc biệt là, tiết kiệm được công lao động: Chi phí làm đất trồng rau ăn lá bằng sức lao động tính trên 1000m2/ vụ là 400.000 đồng, nếu làm đất bằng máy xới mini BL550 tổng chi phí khấu hao máy, nhiên liệu, công sử dụng máy là 121.000 đồng. Như vậy, khi cơ giới hóa tiết kiệm được 279.000 đồng/vụ/1000 m2. Đối với rau ăn lá mỗi năm có thể thu hoạch từ 9 - 10 lần, tương ứng tiết kiệm được 2.790.000 đồng. Ngoài ra, áp dụng cơ giới hóa trong canh tác rau còn giải quyết được vấn đề thiếu lao động ở địa phương. Đây là mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội và khả năng nhân rộng cao trong sản xuất. Mặt khác, cơ giới hóa đã góp phần cải thiện đáng kể thu nhập về kinh tế cho các hộ trồng rau, đảm bảo sức khỏe người dân và bảo vệ được môi trường xung quanh. Lãnh đạo các cấp và chính quyền địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp bà con nông dân có nguồn vốn để áp dụng cơ giới hoá trong canh tác rau, nhằm mang lại đời sống kinh tế ổn định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2