intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình hóa hệ truyền động bánh răng

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

118
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài toán nghiên cứu động lực học hệ truyền động bánh răng trong các máy tổ hợp là một bài toán phức tạp, nhưng không thể bỏ qua, vì nó sẽ quyết định chất lượng điều khiển hệ truyền động sau này. Để có được một chất lượng điều khiển cao, cần có một mô hình toán mô tả động học hệ truyền động bánh răng đủ chính xác. Mục đích của bài báo này là xây một mô hình toán đủ chính xác về cấu trúc cho hệ truyền động bánh răng cho bài toán điều khiển. Mô hình toán của bài báo sẽ chứa đựng trong nó đầy đủ các thành phần quyết định đặc tính động học của hệ, bao gồm tính đàn hồi của vật liệu, khe hở và ma sát. Kết quả mô phỏng đã khẳng định khả năng ứng dụng tốt của mô hình vào điều khiển chất lượng cao cho hệ truyền động qua bánh răng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình hóa hệ truyền động bánh răng

Lê Thị Thu Hà<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 118(04): 67 - 77<br /> <br /> MÔ HÌNH HÓA HỆ TRUYỀN ĐỘNG BÁNH RĂNG<br /> Lê Thị Thu Hà*<br /> Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài toán nghiên cứu động lực học hệ truyền động bánh răng trong các máy tổ hợp là một bài toán<br /> phức tạp, nhưng không thể bỏ qua, vì nó sẽ quyết định chất lượng điều khiển hệ truyền động sau<br /> này. Để có được một chất lượng điều khiển cao, cần có một mô hình toán mô tả động học hệ<br /> truyền động bánh răng đủ chính xác. Mục đích của bài báo này là xây một mô hình toán đủ chính<br /> xác về cấu trúc cho hệ truyền động bánh răng cho bài toán điều khiển. Mô hình toán của bài báo sẽ<br /> chứa đựng trong nó đầy đủ các thành phần quyết định đặc tính động học của hệ, bao gồm tính đàn<br /> hồi của vật liệu, khe hở và ma sát. Kết quả mô phỏng đã khẳng định khả năng ứng dụng tốt của mô<br /> hình vào điều khiển chất lượng cao cho hệ truyền động qua bánh răng.<br /> Từ khóa: Hệ truyền động bánh răng, mô hình toán, khe hở, moment ma sát.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> *<br /> <br /> Trong các máy chuyên dụng, máy tổ hợp và<br /> các máy tự động điều khiển theo chương trình<br /> không thể không có sự tham gia của các hệ<br /> truyền động và hệ truyền động qua bánh răng<br /> là một trong số các hệ truyền động được sử<br /> dụng rộng rãi nhất. Hình 1 mô tả cấu trúc vật<br /> lý cơ bản của hệ truyền động qua bánh răng.<br /> <br /> Hình 1. Cấu trúc vật lý hệ truyền động qua<br /> bánh răng<br /> <br /> Chất lượng điều khiển hệ truyền động nói<br /> chung và hệ truyền động qua bánh răng nói<br /> riêng giữ một vai trò quyết định tới năng suất,<br /> chất lượng của sản phẩm, tuổi bền của máy và<br /> đảm bảo môi trường làm việc cho người lao<br /> động. Vì vậy trong quá trình tính toán và thiết<br /> kế máy, người ta luôn phải tập trung nghiên<br /> cứu và áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, để<br /> sao cho hệ truyền động nói riêng và các cơ<br /> cấu chấp hành nói chung làm việc được ổn<br /> định với dao động cho phép nằm trong giới<br /> hạn cho trước, tiếng ồn nhỏ, độ chính xác của<br /> biến đổi vận tốc, moment... cao [1].<br /> *<br /> <br /> Tel: 0977008928; Email: hahien1977@gmail.com<br /> <br /> Thêm nữa, đối với các máy tổ hợp sau một<br /> thời gian làm việc các yếu tố tác động nhiễu<br /> không mong muốn vào hệ truyền động qua<br /> bánh răng như ma sát, khe hở giữa các bánh<br /> răng, độ không cứng vững của vật liệu, sự<br /> mài mòn của vật liệu theo thời gian..., đã dẫn<br /> tới sự mất ổn định động lực học trong hệ<br /> truyền động. Mất ổn định động lực học là<br /> trạng thái nguy hiểm nhất xẩy ra khi tần số<br /> lực kích động có giá trị bằng hoặc xấp xỉ với<br /> tần số dao động riêng của hệ. Khi một quá<br /> trình gia công bị rơi vào trạng thái mất ổn<br /> định thì biên độ dao động của hệ rất lớn, làm<br /> cho hệ thống rung động mạnh, gây ồn và<br /> giảm độ chính xác cũng như chất lượng của<br /> sản phẩm.<br /> Từ trước đến nay đã có nhiều công trình<br /> nghiên cứu về lý thuyết cũng như thực<br /> nghiệm nhằm giải thích nguyên nhân, bản<br /> chất của hiện tượng mất ổn định động lực<br /> học. Người ta đã đưa ra các giải pháp kỹ thuật<br /> chế tạo, bảo dưỡng cơ khí để tìm cách khống<br /> chế và loại trừ nó. Chẳng hạn như lắp thêm<br /> bánh đà, nâng cao độ chính xác khi chế tạo<br /> các chi tiết, điều chỉnh và lắp ráp theo các quy<br /> trình nghiêm ngặt, chấp hành các chế độ bảo<br /> quản bảo dưỡng và bôi trơn... [1],[4]. Mặc dù<br /> vậy các biện pháp này cũng chỉ giải quyết<br /> được một phần và có tính chất định kỳ.<br /> Trường hợp, do các yếu tố ngẫu nhiên xẫy ra<br /> bất thường tác động thì các biện pháp cơ khí<br /> không thể khắc phục ngay được.<br /> 67<br /> <br /> Lê Thị Thu Hà<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Do đó, để đáp ứng được yêu cầu đặt ra về ổn<br /> định động lực học cho hệ truyền động trong<br /> suốt thời gian làm việc, nâng cao tuổi thọ<br /> thiết bị thì bên cạnh các giải pháp cơ khí,<br /> người ta thường phải kết hợp sử dụng thêm<br /> các giải pháp điều khiển cho hệ truyền động<br /> [6] mà ở đây được hiểu là hệ thống điều khiển<br /> động cơ tạo moment dẫn động cho hệ truyền<br /> động như mô tả ở hình 2.<br /> <br /> Hình 2. Điều khiển hệ truyền động qua bánh răng<br /> <br /> Đến đây, ta lại gặp vấn đề cơ bản khác liên<br /> quan tới điều khiển là bên cạnh phương pháp<br /> điều khiển hợp lý, thì để có chất lượng điều<br /> khiển càng cao, mô hình toán mô tả hệ thống<br /> càng phải chính xác [2]. Đây cũng là nhiệm<br /> vụ nghiên cứu của bài báo này.<br /> Trong bài báo này, tác giả sẽ trình bày kết quả<br /> nghiên cứu về việc xây dựng mô hình toán<br /> mô tả hệ truyền động qua bánh răng. Mô hình<br /> toán này thu được hoàn toàn dựa trên phân<br /> tích lý thuyết về động lực học hệ bánh răng và<br /> các định luật cân bằng vật lý giữa các thành<br /> phần cơ trong nó. Nói cách khác ở đây chưa<br /> áp dụng thêm các phương pháp thực nghiệm<br /> để xác định những tham số hay các thành<br /> phần bất định của mô hình. Bởi vậy tính<br /> chính xác của mô hình đề xuất trong bài báo<br /> mới chỉ khẳng định được ở phần cấu trúc của<br /> mô hình.<br /> Như vậy, tính chính xác của mô hình toán thu<br /> được cho hệ truyền động qua bánh răng ở đây<br /> mới chỉ được đảm bảo về mặt cấu trúc. Tuy<br /> nhiên mô hình toán này đã mô tả được chính<br /> xác tối đa quan hệ qua lại giữa các thành phần<br /> bất định tác động ngẫu nhiên trong hệ, như<br /> dao động, ma sát, khe hở giữa các bánh răng,<br /> độ không cứng vững của vật liệu, sự mài mòn<br /> của vật liệu....<br /> <br /> 68<br /> <br /> 118(04): 67 - 77<br /> <br /> PHÂN TÍCH ĐỘ NG LỰ C HỌ C HỆ<br /> BÁNH RĂNG<br /> Động lực học có tính tới yếu tố đàn hồi<br /> Ảnh hưởng các yếu tố đàn hồi trong hệ thống<br /> truyền động có liên quan mật thiết tới chuyển<br /> động của cơ cấu chấp hành 0. Ví dụ như ảnh<br /> hưởng do biến dạng đàn hồi của các bộ truyền<br /> dây đai, các trục công tác đặc biệt trục chính của<br /> các máy công cụ, các cặp bánh răng bị biến<br /> dạng đàn hồi trong quá trình ăn khớp, các khâu<br /> thanh truyền trong các cơ cấu truyền động ví dụ<br /> như đối với cơ cấu bốn khâu bản lề...<br /> Để thấy rõ yếu tố đàn hồi có ảnh hưởng tới<br /> chuyển động của máy hãy xét các trường hợp<br /> hai bánh răng được gắn trên một trục, nếu<br /> xem chúng là một khâu rắn tuyệt đối thì rõ<br /> ràng vận tốc góc của bánh răng i sẽ có cùng<br /> giá trị và chiều quay với bánh răng i + 1 ở<br /> hình minh họa 3, nhưng khi trục của nó có độ<br /> cứng ci thì trong quá trình chuyển động, vận<br /> tốc của chúng sẽ không bằng nhau. Điều đó<br /> cũng sẽ xẫy ra tương tự đối với các trường<br /> hợp bộ truyền đai, bộ truyền bánh răng cũng<br /> như đối với cơ cấu 4 khâu bản lề.<br /> Động lực học kể tới các yếu tố khe hở<br /> (backlash)<br /> Trong hệ thống truyền động cơ khí luôn luôn<br /> tồn tại khe hở giữa các thành phần của khớp<br /> động ví dụ như: Khe hở trong các ổ đỡ, bộ<br /> truyền dây đai, bộ truyền xích truyền động<br /> vít- đai ốc, truyền động trục vít-bánh vít và<br /> khe hở của các cặp bánh răng ăn khớp. Các<br /> khe hở nói trên tồn tại là do có sai số trong<br /> quá trình chế tạo, lắp ráp và mòn, ngoài ra các<br /> khe hở có thể được xuất hiện do trong quá<br /> trình làm việc các tiết máy bị biến dạng đàn<br /> hồi. Các khe hở trong máy có ảnh hưởng trực<br /> tiếp tới chuyển động của cơ cấu chấp hành,<br /> gây ồn và giảm nhanh tuổi bền của máy.<br /> Mặt khác khi tồn tại các khe hở trong máy thì<br /> bài toán động lực học trở nên rất phức tạp, do<br /> khe hở mà số bậc tự do của hệ thống truyền<br /> động tăng lên và bài toán trở nên không xác<br /> định. Ví dụ:<br /> Ảnh hưởng của khe hở trong các khớp quay.<br /> Hình 4 biểu diễn một khớp loại thấp, đó là<br /> <br /> Lê Thị Thu Hà<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> sử có hai khâu động i và i + 1 được nối với<br /> nhau bằng một khớp động tịnh tiến trên hình<br /> 5. Do giả thiết có khe hở δy và δx vì thế vị<br /> trí tâm O của con trượt thuộc khâu i + 1 chỉ<br /> được xác định khi biết được hai tọa độ x + 1<br /> và y + 1 . Điều đó chứng tỏ rằng khi một khớp<br /> tịnh tiến có khe hở cũng sẽ làm tăng bậc tự do<br /> của hệ thống truyền động lên 2.<br /> Như vậy nếu có i khớp loại thấp, bao gồm<br /> khớp quay và khớp tịnh tiến hay còn gọi là<br /> khớp loại p5 , có chứa khe hở thì số bậc tự do<br /> của hệ tăng lên w p 5 = 2i .<br /> <br /> khớp quay quay hình trụ, do có khe hở<br /> δ max = D − d , nên để xác định được vị trí tọa<br /> độ trọng tâm của trục, khi đã biết tọa độ<br /> trọng tâm của ổ thì cần phải xác định được<br /> thêm hai thông số x và y . Như vậy trong hệ<br /> thống truyền động, khi mỗi khớp quay, hay<br /> còn gọi là khớp loại thấp p5 , có xuất hiện<br /> khe hở thì nó sẽ làm tăng số bậc tự do của hệ<br /> thêm 2 [1],[2].<br /> Ảnh hưởng của khe hở trong các khớp tịnh<br /> tiến. Đối với khớp tịnh tiến cũng là khớp loại<br /> thấp do thành phần khớp động là bề mặt, giả<br /> <br /> ci<br /> <br /> mi , Jsi<br /> <br /> 118(04): 67 - 77<br /> <br /> ci<br /> mi +1 , Jsi +1<br /> <br /> mi , Jsi<br /> <br /> mi +1 , Jsi +1<br /> <br /> Oi +1 mi +1 , Jsi +1<br /> ci<br /> <br /> t<br /> n<br /> Oi<br /> mi , Jsi<br /> <br /> Hình 3. Biến dạng đàn hồi của các khâu trong máy<br /> <br /> y<br /> <br /> D<br /> d<br /> <br /> i<br /> <br /> i<br /> yi +1<br /> yi<br /> <br /> i +1<br /> <br /> δ<br /> <br /> Oi +1<br /> <br /> i +1<br /> <br /> Oi<br /> <br /> x<br /> <br /> O<br /> xi x i +1<br /> <br /> Oi +1<br /> <br /> δ max = D − d<br /> <br /> Hình 4. Khe hở trong các khớp quay<br /> <br /> 69<br /> <br /> Lê Thị Thu Hà<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> y<br /> <br /> 118(04): 67 - 77<br /> <br /> bi<br /> <br /> i<br /> δy<br /> <br /> yi +1<br /> <br /> i +1<br /> <br /> ai<br /> <br /> ai+1<br /> <br /> yi<br /> <br /> O<br /> <br /> δx<br /> <br /> bi +1<br /> <br /> δbmax = bi − bi +1<br /> <br /> x<br /> <br /> xi xi +1<br /> <br /> δa max = ai − ai +1<br /> <br /> Hình 5. Khe hở trong các khớp tịnh tiến<br /> <br /> Ảnh hưởng của khe hở trong các khớp loại<br /> cao. Khớp động loại cao là những khớp động<br /> mà các thành phần của khớp khi tiếp xúc với<br /> nhau là đường hoặc điểm [1]. Ví dụ các khe<br /> hở trong các khớp loại cao được sử dụng<br /> trong máy thường xuất hiện ở chỗ tiếp xúc<br /> giữa con lăn với rãnh định hướng của nó<br /> trong cơ cấu cam, hay chỗ tiếp xúc giữa các<br /> đôi răng ăn khớp của các cặp bánh răng và<br /> khe hở trong bộ truyền bánh vít trục vít.<br /> Các khe hở trong các cơ cấu nói trên thường<br /> xuất hiện do mòn bởi có hiện tượng trượt giữa<br /> hai thành phần khớp động [1], hoặc trong quá<br /> trình làm việc hoặc do sai số trong quá trình<br /> lắp ráp, chế tạo. Đặc biệt trong các hệ thống<br /> truyền động phần lớn sử dụng các cơ cấu<br /> bánh răng để biến đổi chuyển động hay<br /> truyền năng lượng, khe hở của các cặp bánh<br /> răng có thể xẩy ra do sai số kích thước trong<br /> quá trình chế tạo và lắp ráp hoặc điều chỉnh<br /> không chính xác, hoặc sau một thời gian làm<br /> việc các biên dạng răng bị mòn do các thành<br /> phần ma sát trên các bề mặt tiếp xúc, các<br /> trường hợp nói trên đều dẫn tới việc tạo ra các<br /> khe hở cạnh răng, khe hở cạnh răng luôn luôn<br /> được đo trên đường pháp tuyến chung n − n<br /> của các cặp biên dạng đối tiếp. Do đó khe hở<br /> cạnh răng xẩy ra trong trường hợp:<br /> tNi ≠ tNi +1 (1)<br /> <br /> Nếu gọi δ là khe hở cạnh răng ta có:<br /> 70<br /> <br /> δ = tNi − tN (i +1) (2)<br /> <br /> Vì δ luôn có gia trị dương, nên có thể viết độ<br /> lớn của khe hở trong bộ truyền bánh răng<br /> dưới dạng:<br /> δi (i +1) = tNi − tN (i +1) (3)<br /> <br /> Khi tNi > tN (i +1) và ngược lại:<br /> δ (i +1)i = tN (i +1) − tNi (4)<br /> <br /> trong đó tNi và tN (i +1) là bước răng đo trên<br /> vòng tròn cơ sở của hai cặp biên dạng răng<br /> đối tiếp vì thế:<br /> tNi =<br /> <br /> 2π r0(i +1)<br /> 2π r0i<br /> (5)<br /> , tNi +1 =<br /> zi<br /> z (i +1)<br /> <br /> Nhưng do còn có:<br /> r0i = rLi cos α L , r0(i +1) = rL (i +1) cos α L (6)<br /> <br /> nên:<br /> tNi =<br /> <br /> 2π rL (i +1) cos α L<br /> 2π rLi cos αL<br /> (7)<br /> , tNi +1 =<br /> zi<br /> z (i +1)<br /> <br /> Thay (7) vào (3) và (4), ta có:<br /> δi (i +1) = tLi − tL (i +1)<br /> <br /> trong đó: tLi , tL (i +1) là bước răng của hai bánh<br /> răng ăn khớp i và i + 1 được đo trên vòng<br /> tròn lăn [1].<br /> <br /> Lê Thị Thu Hà<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> n<br /> <br /> 118(04): 67 - 77<br /> <br /> δ<br /> <br /> αL<br /> <br /> P<br /> <br /> t<br /> <br /> P<br /> <br /> t<br /> n<br /> <br /> αL<br /> <br /> δ<br /> <br /> rLi<br /> <br /> ω1<br /> O<br /> <br /> O<br /> <br /> Hình 6. Khe hở trong các khớp động loại cao<br /> <br /> Do có tồn tại khe hở giữa hai trục bánh răng<br /> với các ổ bi đỡ trục nên trong quá trình<br /> chuyển động tọa độ tâm quay của các trục<br /> thay đổi, nên khe hở ăn khớp của cặp bánh<br /> răng cũng thay đổi theo thời gian t , khe hở<br /> đó có thể được xác định theo công thức được<br /> viết dưới dạng tổng quát:<br /> δi (t ) = (xi − xi +1)sin αLi + (yi − yi +1)cos αLi  +<br /> (8)<br /> + riθi − ri +1θi +1<br /> δ(i +1) (t ) = (xi +1 − xi +2 )sin αL(i +1) + (yi +1 − yi +2 )cosαL(i +2)  +<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> + ri +3θi +3 − ri +4θi +4<br /> <br /> (9)<br /> trong đó xi và yi là tọa độ tâm quay của các<br /> bánh răng thứ i , αLi là góc ăn khớp, ri là bán<br /> kính vòng tròn lăn, θi là góc quay của bánh<br /> răng thứ i .<br /> Ảnh hưởng khe hở tới số bậc tự do của hệ<br /> thống truyền động. Thông thường trong một<br /> hệ thống truyền động cơ khí người ta sử dụng<br /> các khớp loại thấp p5 và khớp loại cao p4<br /> như đã nêu trên.Vậy giả sử trong hệ thống<br /> truyền động phẳng nếu có i khớp p5 và j<br /> khớp p4 tồn tại khe hở, thì số bậc tự do của<br /> hệ sẽ tăng lên WB bậc tự do. Nếu gọi W0 là<br /> số bậc tự do của hệ khi không có khe hở, thì<br /> khi xuất hiện các khe hở thì bậc tự do của hệ<br /> sẽ tăng lên là:<br /> W = W0 +WB (10)<br /> <br /> Hay W = W0 + 2i + j (11)<br /> trong đó i là khớp loại thấp có khe hở, j là<br /> số số khớp loại cao có khe hở, W0 là số bậc<br /> tự do ban đầu của hệ thống truyền động khi<br /> hệ thống không có khe hở và W là số bậc tự<br /> do của hệ thống truyền động.<br /> Rõ ràng một hệ truyền động cơ khí khi tồn tại<br /> khe hở trong các khớp động thì số bậc tự do W<br /> của hệ sẽ tăng lên, do tồn tại khe hở mặc dù có<br /> thể rất bé bé nhưng sẽ làm cho hệ thống<br /> chuyển động không hoàn toàn xác định, dẫn<br /> tới chuyển động của cơ cấu chấp hành cũng<br /> không xác định, nó sẽ phát sinh các nhiễu động<br /> phi tuyến trong quá trình máy làm việc và tạo<br /> ra các xung va đập trong máy. Làm cho độ tin<br /> cậy của của cơ cấu chấp hành không cao.<br /> Để hạn chế ảnh hưởng gây ra do các khe hở<br /> trong các khớp động người ta cũng đã tiến<br /> hành thực hiện các quy định nghiêm ngặt<br /> trong quá trình thiết kế chế tạo các tiết máy,<br /> cũng như lắp ráp vận hành sữa chữa và bảo trì<br /> bảo dưỡng máy, tuy nhiên để đảm bảo bảo hệ<br /> thống hoàn toàn không có khe hở là một điều<br /> khó tránh khỏi.<br /> Ảnh hưởng khe hở tới chuyển động của máy.<br /> Như phân tích trên cho thấy một hệ thống<br /> truyền động khi tồn tại các khe hở sẽ dẫn tới<br /> làm tăng số bậc tự do W của hệ thống, do đó<br /> hệ thống chuyển động không xác định, gây ra<br /> <br /> 71<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2