intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình liên kết giữa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động và ngân hàng – định hướng phát triển cho thanh toán di động ở Việt Nam

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung một số lý luận cơ bản; phân tích bối cảnh cần thiết và đưa ra một số đề xuất để tạo sự liên kết bền vững giữa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và các ngân hàng trong triển khai thanh toán di động ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình liên kết giữa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động và ngân hàng – định hướng phát triển cho thanh toán di động ở Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VÀ NGÂN HÀNG – ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHO THANH TOÁN DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM LINKAGE MODELS FOR MOBILE TELECOMMUNICATION SERVICES AND BANKING - DIRECTION FOR DEVELOPMENT IN ELECTRONIC PAYMENT Lê Xuân Cù Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Các thiết bị di động ngày càng phổ biến đối với mỗi người dân và tiện ích to lớn. Nó không chỉ là công cụ truyền thông thông thường mà trở thành công cụ quan trọng và hiệu quả trong thương mại di động. Tiêu biểu cho sự phát triển lĩnh vực này là thanh toán di động cho ph p người sử dụng trao đổi giá trị tiền tệ, tài chính trên thiết bị di động. Đ y là phương thức thanh toán hiện đại và xu thế phát triển tất yếu trên toàn cầu. Việt Nam dự báo có tiềm năng rất lớn để phát triển hoạt động này. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay các đối tượng tham gia độc lập triển khai còn gặp khó khăn do điều kiện nội tại và bên ngoài thì yêu cầu đặt ra cần có sự liên kết để phát triển và tạo lập thị trường bền vững. Do đó, bài viết tập trung một số lý luận cơ bản; phân tích bối cảnh cần thiết và đưa ra một số đề xuất để tạo sự liên kết bền vững giữa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và các ngân hàng trong triển khai thanh toán di động ở Việt Nam Từ khóa: Thanh toán di động, thương mại di động, thương mại điện tử, thiết bị di động, thiết bị hỗ trợ số hóa cá nhân PDA (Personal Digital Assisstant), Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động MNO (Mobile Network Operator), ngân hàng ABSTRACT Mobile technology has gained popularity for the Vietnamese population with its agile connection to the business. Among major benefits it brings, electronic payments is one of the integration goals for companies, in order to attract more customers through increased convenience. However, Vietnamese overall technology infrastructure cannot support the growth rate of such integration. The article aims to discuss literature, shortfalls, and recommendations for linkages between mobile telecommunication firms and banks in Vietnam. 1. Một số lý luận cơ bản về thanh toán di động và mô hình liên kết giữa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động và ngân hàng trong thanh toán di động 1.1. Khái niệm và bản chất của thanh toán di động ―Thanh toán di động đƣợc hiểu là việc thức thanh toán hàng hóa và dịch vụ thông qua các thiết bị di động nhƣ điện thoại di động, thiết bị hỗ trợ số cá nhân (PDA) hoặc các thiết bị khác‖ [10]. Theo đó, thanh toán di động nhƣ quá trình hai bên thực hiện trao đổi giá trị tiền tệ, tài chính khi sử dụng thiết bị di động. Theo nhà nghiên cứu Tarasewich, P.Nickerson, RC và Warkentin trong tài liệu ―Các vấn đề trong thương mại di động‖, ―thanh toán di động là tất cả các hoạt động liên quan đến việc chuyển giao các giá trị tài chính tiến hành thông qua mạng lƣới thông tin liên lạc với các thiết bị không dây (hoặc điện thoại di động)‖ Theo một cách hiểu khác, ―thanh toán di động là việc sử dụng các trạm truyền phát dựa trên các thiết bị không dây nhƣ điện thoại di động và thiết bị số cá nhân (PDA) đƣợc phân công để thực hiện thanh toán cho các giao dịch B2B hoặc B2C trực tuyến, dựa trên hệ thống website thƣơng mại điện tử‖ (Theo computerworld) Bên cạnh các khái niệm trên, các nhà nghiên cứu ở Châu Á đƣa ra cách nhìn về ―thanh toán di động là hình thức thanh toán đƣợc thực hiện sử dụng thiết bị di động và thiết bị khác, mua sắm trực tiếp hoặc thực hiện thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ.‖[4] 194
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Về mặt bản chất, thanh toán di động là hình thức và xuất hiện sau của thanh toán điện tử. Hình thức này chỉ xuất hiện khi thƣơng mại điện tử đã phát triển đến một mức độ nhất định, khi nền tảng hạ tầng viễn thông, cũng nhƣ sự nhất thể hóa của các thiết bị điện tử diễn ra một cách mạnh mẽ mà tiêu biểu là sự tích hợp các thiết bị điện tử trong điện thoại di động. Chúng đƣợc tích hợp bởi rất nhiều các thiết bị nhƣ máy nhắn tin, máy đàm thoại, máy ảnh, máy gửi và nhận email, đồng hồ báo thức, lịch thời gian, đặc biệt là đƣợc tích hợp các tính năng truy cập mạng Internet và các tính năng khác của máy tính cá nhân. Điểm khác biệt cơ bản giữa thanh toán di động và thanh toán điện tử khác là thanh toán điện tử chủ yếu đƣợc thực hiện qua mạng Internet bao gồm cả hữu tuyến (sử dụng dây nối) và vô tuyến dựa trên các máy tính cá nhân, còn thanh toán di động chủ yếu đƣợc thực hiện trên mạng truyền thông vô tuyến (không dây) [2] Trên cơ sở các góc độ tiếp cận về thanh toán di động, một khái niệm chung đƣợc đƣa ra “Thanh toán di động là một tập hợp con của thanh toán điện tử bao gồm bất kỳ hoạt động thanh toán nào được thực hiện trên mạng truyền thông không dây thông qua sử dụng các thiết bị di động điện thoại di động, các thiết bị số cá nhân (PDA) và các thiết bị di động khác” 1.2. Các đặc trưng của thanh toán di động Thanh toán di động mang năm đặc trƣng cơ bản sau: Tính đồng thời ở khắp mọi nơi: có nghĩa là ở bất kỳ vị trí nào và ở bất kỳ thời gian nào. Một thiết bị di động nhƣ điện thoại thông minh, máy tính cá nhân có thể gửi thông tin bất kể vị trí của ngƣời sử dụng. Đặc tính này tạo ra sự truy nhập các thông tin dễ dàng hơn trong thời gian thực, nó đƣợc đánh giá cao trong thị trƣờng kinh doanh và thị trƣờng ngƣời tiêu dùng hiện nay. Tính tiện lợi: cho ngƣời sử dụng trong môi trƣờng không dây. Các thiết bị di động đƣợc nâng cao về chức năng và tiện lợi trong sử dụng khi vẫn tồn tại các kích cỡ tƣơng tự hoặc trở nên nhỏ hơn. Không giống nhƣ các máy tính cá nhân, các thiết bị di động dễ dàng mang theo, cài đặt và phần lớn các kết nối tức thời, nhanh chóng tới mạng Internet và các cơ sở dữ liệu trực tuyến. Tính tương giao: so với thực hiện qua máy tính cá nhân, các thiết bị di động mang lại khả năng tƣơng tác trực tiếp và ở mức độ cao hơn. Các hoạt động hỗ trợ khách hàng và cung ứng các dịch vụ yêu cầu một mức độ cao và nâng cao giá trị gia tăng cao trên các thiết bị di động. Tính cá nhân hóa: Các thiết bị di động về cơ bản là các thiết bị máy tính cá nhân. Bởi vì máy tính ở nhà, thƣ viện hoặc các quán cafe Internet đƣợc sử dụng bởi một số lƣợng lớn ngƣời sử dụng, các thiết bị di động gần nhƣ đƣợc sở hữu và hoạt động bởi một cá nhân riêng lẻ. Điều này cho phép cá nhân hóa ngƣời sử dụng- việc chuyển giao thông tin, sản phẩm và dịch vụ đƣợc thiết kế để đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng cá nhân. Tính địa phương hóa: ngƣời sử dụng đƣợc đặt tại một vị trí vật lý ở bất kỳ một thời điểm cụ thể nào là chìa khóa để đƣa ra các dịch vụ thích hợp. Tính địa phƣơng hóa sẽ phổ biến, chẳng hạn nhƣ mọi khách hàng mục tiêu ở một địa điểm nào đó cũng giống nhƣ các chủ cửa hàng ở một khu vực bán hàng. Hoặc, thậm chí, nó có thể trở thành đích ngắm để cho những ngƣời sử dụng nhận các tin nhắn, điều đó phụ thuộc vào nơi mà họ đang đứng và những cái mà họ thích hơn, đó là sự kết hợp giữa cá nhân hóa và địa phƣơng hóa. 1.3. Mô hình hợp tác giữa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động và ngân hàng trong thanh toán di động Một trong số mô hình thanh toán di động đang phát triển đƣợc thực hiện dựa trên sự hợp tác giữa các đối tác tham gia. Các mô hình hợp tác dựa trên cơ bản sự chia sẻ doanh thu. 195
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Sự đa dạng các dịch vụ thanh toán di động đƣợc cung ứng trên thị trƣờng, một số dịch vụ đƣợc thực hiện bởi các ngân hàng hoặc nhà cung cấp mạng viễn thông di động trong khi các dịch vụ khác có thể đƣợc thực hiện bởi các bên tham gia thứ ba. Ƣu điểm của mô hình các bên tham gia độc lập là ngƣời sử dụng di động sử dụng các dịch vụ thông qua việc đăng ký, mà không cần quan tâm đến các nhà cung cấp dịch vụ di động hoặc các ngân hàng. Vì thế, các dịch vụ mang đến sự tiện lợi và hiệu quả cho ngƣời đối tƣợng tham gia giao dịch. Tuy nhiên, các bên tham gia độc lập không thể dễ dàng tìm kiếm đƣợc khách hàng khi mới thực hiện trong khi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động phát triển mạng lƣới rộng lớn các khách hàng của mình – đối tƣợng tiềm năng trở thành các khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán di động. Vì thế, trong mô hình này, các đối tác kinh doanh theo đuổi giá trị kinh doanh cốt lõi và sự hợp tác với các bên tham gia khác một cách bình đẳng. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động (MNO), mô hình hợp tác giữa ngân hàng và MNO sẽ mang đến sự tin cậy đối với các dịch vụ thanh toán di động trả trƣớc. Đối với các ngân hàng, khó khăn lớn là chi phí phát triển các nền tảng công nghệ cho hoạt động thanh toán di động lớn. Mô hình này hứa hẹn sẽ mang đến sự tích hợp các công nghệ mới trong cấu trúc hạ tầng mang đến sự hợp tác giữa các ngân hàng, MNO và ngƣời bán. Yếu tố cuối cùng tạo nên sự thuận lợi trong việc thiết lập các chức năng thanh toán di động phi biên giới, tính độc lập của dịch vụ thanh toán di động của các ngân hàng và MNO, đảm bảo số lƣợng các điểm chấp nhận thanh toán cao và hỗ trợ các dịch vụ thanh toán một cách hiệu quả.[5] 2. Bối cảnh ảnh hƣởng đến sự cần thiết của mô hình liên kết giữa MNO và ngân hàng trong thanh toán di động ở Việt Nam Ở nƣớc ta, các điều kiện cơ bản để phát triển thanh toán di động khá thuận lợi. Đối với hạ tầng công nghệ thông tin, mạng lƣới viễn thông Internet đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là mạng di động 3G. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động nhƣ Vinaphone, MobiFone, Viettel tập trung đấy nhanh tiến độ đầu tƣ mạng lƣới và cung cấp dịch vụ viễn thông di động chất lƣợng cao. Cả nƣớc có khoảng 145,47 triệu thuê bao, trong đó thuê bao di động là 136 triệu, thuê bao di động 2G, 3G tăng 4,3 triệu thuê bao (cuối tháng 6/2013). Bên cạnh đó, số dân kết nối mạng Internet ở nƣớc ta là 36.140.967 ngƣời, chiếm 39% tổng dân số; tỉ lệ ngƣời sử dụng Internet trên thiết bị di động chiếm 34% dân số (theo www.vtmgroup.com.vn). Mặt khác, yếu tố văn hóa xã hội có sự chuyển biến đáng kể, tỉ lệ ngƣời dân đã có thói quen mua sắm trực tuyến là 65% (theo khảo sát của Cục ứng dụng công nghệ thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2012) và 71% đối tƣợng khảo sát đã mua hàng trực tuyến năm 2012 (theo kết quả nghiên cứu của VISA). Qua đó cho thấy ngƣời dân đã nhận thức đƣợc lợi ích to lớn của thƣơng mại điện tử và tâm lý của họ đã có niềm tin đáng kể vào mua sắm trực tuyến. Đây cũng là tín hiệu tích cực thúc đẩy phát triển các hoạt động trong thƣơng mại điện tử. Mặt khác, ngƣời dân đã thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua thiết bị di động nhƣ thanh toán hóa đơn (chiếm 21%), chơi trò chơi trực tuyến (13%), sản phẩm nội dung số (13%). Chính sự chuyển biến về công nghệ và phi công nghệ đã tạo điều kiện to lớn phát triển hoạt động thanh toán di động. [1] Bên cạnh đó, sự tăng trƣởng của thanh toán di động phải kể đến sự nỗ lực của các đối tƣợng tham gia nhƣ các ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động (MNO), các cổng thanh toán trực tuyến v.v. Các ngân hàng thƣơng mại đã đặt những bƣớc chân đầu tiên cho thanh toán di động với các dịch vụ ngân hàng di động (mobile banking). Điển hình là ngân hàng Á Châu (ACB) đã hợp tác với Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC, VinaPhone, MobiFone triển khai ngân hàng di động năm 2003. Tiếp sau là sự vào cuộc của các ngân hàng khác nhƣ Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Hàng hải, Ngân hàng Công Thƣơng v.v. Các ngân hàng tại thời điểm đó coi ngân hàng di động là một lợi thế chiến lƣợc nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc cung cấp dịch vụ nhanh chóng và tiện lợi và các 196
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) chuyên gia kỳ vọng với tốc độ phát triển và nắm bắt công nghệ nhanh chóng của các ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng di động sẽ đạt đến đỉnh cao là cho phép khách hàng thanh toán chỉ với một tin nhắn ngắn nhƣ các quốc gia phát triển đã có. Tuy nhiên, tính đến thời điểm năm 2010 các dịch vụ ngân hàng di động phát triển khá chậm chạp, chỉ dừng ở mức độ cho phép khách hàng tra cứu số dƣ và lịch sử giao dịch, kể cả ngân hàng ACB triển khai dịch vụ kiểm tra và tra cứu thông tin trên thiết bị di động. Thị trƣờng thanh toán di động trở nên sôi động hơn với sự vào cuộc của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động. Với các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng công nghệ nhƣ đƣờng truyền, mạng Internet, công nghệ truyền thông thế hệ mới nhƣ 3G, các trung tâm, trạm thu phát sóng; số lƣợng thuê bao di động, thƣơng hiệu, nguồn nhân lực công nghệ thông tin v.v thúc đẩy các đơn vị này tham gia lĩnh vực còn mới mẻ này. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động đang triển khai một số dịch vụ thanh toán di động nhƣ thanh toán qua tin nhắn SMS, WAP. Đối với dịch vụ này, các đơn vị nhƣ Viettel, MobiFone, VinaPhone thanh toán đƣợc khấu trừ trực tiếp vào tài khoản hoặc trừ vào hóa đơn trả sau của khách hàng. Dịch vụ này phù hợp với thanh toán giá trị nhỏ đối với sản phẩm nội dung số hóa nhƣ nhạc chuông, nhạc chờ, video, game, hình nền v.v. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông triển khai thanh toán qua thẻ cào nhƣng mệnh giá không cao, cao nhất là 500 nghìn đồng/thẻ cào và ƣu điểm hình thức này phù hợp với khách hàng không có tài khoản ngân hàng và ở các vùng xa xôi.[3] Đối với các đơn vị tham gia khác nhƣ cổng thanh toán trực tuyến cho phép khách hàng thanh toán thông qua ví điện tử nhƣ Nganluong, Baokim, Sohapay v.v. Khi thanh toán, khách hàng phải nạp tiền vào trong ví điện tử và có thể thực hiện thanh toán nhƣ mua sắm, chuyển tiền, các giao dịch khác. Tuy nhiên, hình thức thanh toán này yêu cầu tiền phải có trong tài khoản ví và không có khả năng chuyển đổi từ tiền điện tử sang tiền mặt khi khách hàng không muốn sử dụng, không đƣợc hƣởng lãi với số tiền trong tài khoản. Thị trƣờng thanh toán di động đã khởi động với sự tham gia của các đối tƣợng và các dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, việc phát triển vẫn chƣa đƣợc nhƣ mong đợi và gặp nhiều rào cản trong quá trình triển khai bởi một số nguyên nhân: Tính chuyên nghiệp và triển khai đồng bộ dịch vụ thanh toán di động còn thiếu. Mỗi đối tƣợng tham gia đều có thế mạnh riêng để triển khai các dịch vụ thanh toán di động nhƣ đối với ngân hàng, các dịch vụ thanh toán cơ bản đƣợc thực hiện trong môi trƣờng truyền thống và điện tử, cách thức thực hiện chuyên nghiệp, đủ nguồn lực về tài chính đầu tƣ và nguồn nhân lực để thực hiện. Tuy nhiên, số lƣợng ngân hàng nhỏ và vừa ở nƣớc ta còn nhiều, dịch vụ triển khai còn chƣa đồng bộ, hạ tầng công nghệ thông tin và kỹ thuật còn chƣa đảm bảo để triển khai nhƣ cơ sở dữ liệu, khả năng kết nối, lƣu trữ, các giải pháp an toàn bảo mật. Ngoài ra, các nhà cung cấp viễn thông di động có lƣợng khách hàng tƣơng đối lớn sử dụng thiết bị và dịch vụ viễn thông, sẵn có hạ tầng công nghệ truyền thông, mạng lƣới viễn thông rộng khắp. Tuy nhiên, dịch vụ thanh toán di động chƣa đa dạng, giá trị trao đổi chƣa cao chủ yếu tập trung dịch vụ vi thanh toán, thanh toán qua thẻ cào, chƣa tận dụng hạ tầng công nghệ sẵn có và tập khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, các cổng thanh toán trực tuyến khi triển khai dịch vụ thanh toán di động gặp nhiều khó khăn về hạ tầng công nghệ, các giải pháp bảo mật an toàn, chƣa cho phép chuyển đổi giá trị từ tiền điện tử sang tiền mặt, dịch vụ thanh toán còn đơn giản. Vấn đề văn hóa – xã hội của người tiêu dùng dịch vụ thanh toán di động. Đây là một rào cản mang tính phi công nghệ khó khắc phục trong ngắn hạn bởi yếu tố này đƣợc tạo nên văn hóa và thói quen tiêu dùng, tâm lý và hành vi sử dụng, nhận thức và hành động của ngƣời tiêu dùng. Ngƣời dân ở nƣớc ta có tập quán mua sắm và thanh toán trong môi trƣờng truyền 197
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thống khá lâu đời, có thói quen giao dịch trực tiếp mặt đối mặt, mua sắm không phải tiết lộ thông tin nhạy cảm về cá nhân, tâm lý yên tâm hơn khi giao dịch trong môi trƣờng truyền thống. Mặt khác, các hoạt động thƣơng mại điện tử nói chung và thanh toán di động nói riêng, khách hàng còn tỏ ra chƣa quan tâm bởi họ chƣa thể thay đổi yếu tố văn hóa tiêu dùng cố hữu và khó thích nghi với văn hóa mua sắm hiện đại. Điều này đƣợc lý giải khi doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng chƣa nhận thức và hiểu biết về hoạt động và bản chất trong môi trƣờng điện tử. Mặt khác, hạ tầng thanh toán điện tử nói chung và thanh toán di động nói riêng mà các đối tƣợng đang có chƣa đáp ứng đƣợc khả năng thực hiện các giao dịch. Điều này có thể thấy rõ khi các doanh nghiệp triển khai giao dịch di động cần có hạ tầng đồng bộ, có sự đầu tƣ đa dạng phƣơng thức thanh toán di động, triển khai giải pháp bảo mật thông tin của quá trình giao dịch, có các tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực để triển khai v.v. Do đó, doanh nghiệp đang rơi vào thế bị động khi triển khai và thiếu tính chủ động trong lôi kéo và thu hút khách hàng. Chi phí đầu tư hệ thống thanh toán di động. Đây đƣợc xem là vấn đề rất nhiều doanh nghiệp hiện nay khi phát triển các dịch vụ thanh toán di động. Bởi doanh nghiệp cần tập trung đầu tƣ cho hạ tầng công nghệ về phần cứng, phần mềm để khởi đầu, triển khai, duy trì hệ thống thanh toán di động. Về hạ tầng phần cứng, doanh nghiệp đầu tƣ hệ thống lƣu trữ hệ thống lƣu trữ cơ sở dữ liệu, mạng kết nối với các đối tác, khách hàng và chi nhánh. Điều này trở nên quan trọng hơn khi giao dịch thanh toán gia tăng, cấu trúc hạ tầng cần phải đáp ứng, nâng cấp và đổi mới, đảm bảo tính co giãn, tốc độ xử lý các giao dịch. Đây là điều quan trọng nhất và thể hiện tính ƣu việt của thanh toán di động so với phƣơng thức thanh toán khác. Đối với phần mềm, doanh nghiệp tạo lập, duy trì và phát triển ứng dụng thanh toán di động đem lại cho khách hàng sự thuận tiện, đơn giản, không yêu cầu thao tác thực hiện phức tạp, kỹ năng. Đồng thời, doanh nghiệp cần tích hợp công nghệ đảm bảo an toàn bảo mật nhƣ mật khẩu của khách hàng, mã OTP, chữ ký điện tử nhằm xác thực và tính tin cậy của giao dịch. Ngoài ra, chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng, bảo trì, nâng cấp và đổi mới hệ thống. Do đó, với các yêu cầu trên thì các doanh nghiệp thƣơng mại điện tử ở nƣớc ta chủ yếu quy mô nhỏ và vừa chƣa thể đảm bảo và đáp ứng hoàn thiện hệ thống thanh toán di động một cách độc lập. Yếu tố nguồn nhân lực có kinh nghiệm, kỹ năng và chuyên môn chưa đảm bảo. Để đảm bảo vận hành, duy trì và phát triển hệ thống thanh toán di động ngoài hạ tầng công nghệ, yếu tố con ngƣời đóng vai trò quan trọng. Ở nƣớc ta, nguồn nhân lực về công nghệ thông tin nói chung và thƣơng mại điện tử nói riêng còn thiếu về số lƣợng và chƣa đảm bảo về chất lƣợng. Trong khảo sát các yếu tố gây trở ngại đối với doanh nghiệp thƣơng mại điện tử của Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin, nguồn nhân lực là một trong sáu trở ngại mà các doanh nghiệp đang quan tâm. Đối với thanh toán di động, yêu cầu về con ngƣời không chỉ có hiểu biết về công nghệ, quy trình, cách thức vận hành hệ thống thanh toán đồng thời có kỹ năng, hiểu biết, nghiệp vụ tƣ vấn các dịch vụ và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Vì thế, khả năng hợp tác và liên kết hỗ trợ đáng kể cho đội ngũ nhân lực nâng cao trình độ, kỹ năng và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 3. Thành công điển hình của mô hình thanh toán di động Bank-plus giữa MNO Viettel và các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam 198
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) - Tra cứu, lịch sử giao dịch - Vi thanh toán Bank-plus - Thẻ cào Services Mobile - Chuyển tiền banking - Thanh toán dịch vụ hóa đơn Hình 1: Mô hình hợp tác gi a Viettel và các ngân hàng đối với dịch vụ thanh toán di động Bank-plus Nguồn: tác giả Dịch vụ thanh toán di động Bank-plus là dịch vụ liên kết giữa Viettel Telecom với các ngân hàng trong nƣớc nhƣ Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, VP bank, LienVietPostBank, MB Bank, Maritime Bank v.v mang đến khách hàng thực hiện đƣợc các giao dịch tài chính ngân hàng ngay trên điện thoại di động nhanh chóng, an toàn và tiện lợi ở bất cứ nơi đâu có sóng của Viettel. Để sử dụng dịch vụ thanh toán di động này, khách hàng là thuê bao của Viettel phải đăng ký sử dụng tại các kênh phân phối dịch vụ và kích hoạt SIM đã đƣợc cài đặt sử dụng thanh toán tài chính ngân hàng. Các dịch vụ thanh toán di động Bank- plus bao gồm tra cứu số dƣ và lịch sử của các giao dịch tài chính ngân hàng, chuyền tiền trong và ngoài ngân hàng, nạp tiền tài khoản thẻ điện thoại, thanh toán dịch vụ hóa đơn nhƣ điện, nƣớc, điện thoại v.v Dịch vụ thanh toán Bank-plus mang lại cho các khách hàng các lợi ích nhƣ: Hình 2: Các tiện ích dịch vụ thanh toán di động Bank-plus của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel Nguồn: khảo sát nghiên cứu của tác giả (2014) Dựa trên các đặc trƣng của thanh toán di động, dịch vụ Bank-plus mang lại cho khách hàng đầu tiên là tính rộng khắp và thời gian thực, thông qua các thiết bị di động, thẻ thanh toán, quầy. Đặc biệt, các thao tác đƣợc thực hiện trực tiếp, tƣơng tác thân thiện với ngƣời sử dụng, không cần cú pháp nhắn tin, không cần cài đặt phần mềm và không phân biệt các thế hệ điện thoại di động. Tiếp theo là tính đơn giản, dễ sử dụng và an toàn bảo mật khi khách hàng thực hiện trên điện thoại di động. Sau khi đăng ký dịch vụ, khách hàng đƣợc cấp mã PIN kích 199
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG hoạt dịch vụ và mỗi giao dịch ảnh hƣởng tới số dƣ tài khoản đều có mật khẩu giao dịch một lần (mã OTP-One Time Password) do hệ thống của ngân hàng tạo một cách ngẫu nhiên. Do đó, bảo mật của dịch vụ bao gồm 2 lớp mật khẩu và mã xác thực. Đồng thời, tính tiện lợi của dịch vụ khi tốc độ xử lý giao dịch thanh toán cực nhanh tƣơng đƣơng với tốc độ gửi tin nhắn. Ngoài ra, do sự liên kết chặt chẽ giữa Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel và các ngân hàng mang đến cho khách hàng dịch vụ thanh toán đa dạng tƣơng tự ngân hàng di động và các dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động Viettel mà không phải mất phí thanh toán khi khách hàng sử dụng một số dịch vụ thanh toán cƣớc phí viễn thông (trả trƣớc hoặc trả sau), dịch vụ hóa đơn, chuyển tiền trong ngân hàng (tại một số ngân hàng liên kết). Mặt khác, dịch vụ thanh toán đa dạng cũng phải kể đến Viettel đã tạo nên mạng lƣới ngân hàng liên kết rộng khắp trong đó phần lớn các ngân hàng lớn ở nƣớc ta nhƣ BIDV, Vietinbank, Agribank, VIB v.v vì thế khách hàng có thể lựa chọn ngân hàng thực hiện dịch vụ. Vì vậy, dịch vụ thanh toán di động Bank-plus đã đạt đƣợc một số kết quả thành công nhƣ bƣớc đầu tạo lập và triển khai các dịch vụ thanh toán di động trên thị trƣờng nƣớc ta, tạo ra sự chuyển biến trong thói quen thanh toán không sử dụng tiền mặt, phƣơng thức thanh toán văn minh, hiện đại và phong cách trong một bộ phận dân cƣ thông qua việc hỗ trợ quản lý tài chính bằng chiếc điện thoại di động. Qua đó thể hiện nƣớc ta đang bắt kịp xu hƣớng thanh toán di động hiện nay trên thế giới. Đồng thời, đã góp phần xây dựng và cải tiện hạ tầng viễn thông di động không dây, mạng lƣới các trạm thu phát tín hiệu di động khắp cả nƣớc, công nghệ không dây 3G. 4. Định hƣớng phát triển mô hình liên kết giữa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động và ngân hàng trong thanh toán di động ở Việt Nam Đối với các ngân hàng: ngân hàng là đối tƣợng có kinh nghiệm trong triển khai thanh toán trong cả môi trƣờng truyền thống và môi trƣờng trực tuyến nên họ nắm vững cách thức và quy trình triển khai dịch vụ, hiểu đƣợc nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, cung ứng các dịch vụ liên quan đến thanh toán. Đây là một lợi thế của các ngân hàng khi triển khai các dịch vụ thanh toán di động và họ cần phát huy trong liên kết với nhà cung cấp viễn thông di động trong việc tham mƣu để mang đến các dịch vụ thanh toán phù hợp với nhu cầu của khách hàng và phát huy các đặc trƣng của thanh toán di động. Đồng thời, cần gia tăng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng của dịch vụ bởi nƣớc ta khách hàng còn khá xa lạ với việc thực hiện thanh toán trên thiết bị di động do đó, tâm lý và thói quen khi sử dụng còn khó khăn, việc đa dạng dịch vụ sẽ mang đến nhiều sự lựa chọn và chất lƣợng đảm bảo sẽ giúp khách hàng yên tâm trong sử dụng dịch vụ. Đối với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động MNO: các dịch vụ thanh toán di động đƣợc thực hiện thông qua các hình thức công nghệ khác nhau nhƣ tin nhắn SMS, ứng dụng wapsite, công nghệ hiện đại nhƣ mã barcode, truyền thông tầm ngắn NFC (Near Field Communication). Hiện tại, ở Việt Nam đang triển khai chủ yếu thông qua tin nhắn SMS, ứng dụng wapsite. Một mặt, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động cần đẩy mạnh giải pháp tăng cƣờng khả năng truyền tín hiệu, dữ liệu thanh toán và tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng. Điều này đòi hỏi họ cần liên tục nâng cấp và cải tiến hệ thống đƣờng truyền kết nối thông qua tăng cƣờng mức độ phủ sóng trên phạm vi toàn quốc và tận dụng cơ sở hạ tầng viễn thông hiện có. Và hệ thống mạng diện rộng không dây WWAN (Wireless Wide Area Network) tuân thủ tiêu chuẩn toàn cầu với thế hệ mạng kết nối 3G. Mặt khác, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động cần tạo ra các ứng dụng wapsite đƣợc tích hợp hoặc cài đặt trên thiết bị di động tiện dụng và mang đến sự đơn giản hóa, thao tác thực hiện nhanh chóng, không cần sử dụng nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Điều này sẽ mang lại sự thân thiện của các dịch vụ và tính tƣơng tác trên các ứng dụng. Bên cạnh đó, các MNO đóng vai trò trong việc tạo lập, duy trì và 200
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) cải tiến cơ sở hạ tầng công nghệ trong thanh toán, đòi hỏi họ cần đảm bảo an toàn và bảo mật cho các thông tin thực hiện trong quá trình truyền tải thông tin, lƣu trữ thông tin bằng các giải pháp phi công nghệ nhƣ cảnh báo khách hàng nguy cơ có thể xảy ra, hƣớng dẫn khách hàng các kỹ năng và cách thức bảo vệ thông tin cá nhân trên thiết bị di động; giải pháp công nghệ nhƣ xác thực giao dịch (giải pháp sinh trắc học, mật khẩu cá nhân PIN, mật khẩu sử dụng một lần OTP), và tích hợp kỹ thuật mã hóa dữ liệu thông qua hạ tầng mã hóa khóa PKI (Public Key Infrastructure) với ứng dụng chữ ký điện tử trên thiết bị di động. Đồng thời, trong tƣơng lai các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động cần nghiên cứu và thử nghiệm các công nghệ hiện đại nhƣ truyền thông tầm ngắn NFC cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch trong khoảng cách ngắn nhờ tiện ích và dịch vụ ứng dụng to lớn. Đối với cả ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động: cần có sự phối hợp đồng bộ về hạ tầng công nghệ, triển khai dựa trên tiêu chẩn đem đến cho khách hàng các dịch vụ đảm bảo tiện ích, nhanh chóng và an toàn. Đối với yêu cầu cơ sở dữ liệu, cần có sự chia sẻ và xây dựng cơ sở dữ liệu chung đảm bảo cho xử lý dữ liệu, giao dịch kịp thời, nhanh chóng. Mặt khác, hai bên cần hợp tác trong công tác đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực về công nghệ và nghiệp vụ liên quan đến các dịch vụ thanh toán di động bởi đây là hai lực lƣợng nòng cốt đảm bảo sự thành công của hoạt động thanh toán di động. Lĩnh vực thanh toán di động còn khá mới mẻ ở nƣớc ta, khai thác và triển khai thị trƣờng này còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nếu nhƣ các đơn vị triển khai một cách độc lập; đồng thời việc khách hàng chấp nhận và thích nghi phƣơng thức thanh toán mới chuyển đổi từ thanh toán truyền thống phải mất nhiều thời gian; cùng với đó là bối cảnh tác động của các nhân tố môi trƣờng bên ngoài nhƣ môi trƣờng pháp luật, môi trƣờng chính trị - văn hóa – xã hội, môi trƣờng hạ tầng công nghệ thông tin, môi trƣờng thƣơng mại quốc tế v.v tất cả điều đó phát sinh nhiều thách thức đòi hỏi các đối tƣợng cần phải vƣợt qua và trên hết là chính là nhận thức về vai trò và sự cần thiết của thanh toán di động trong thời đại ngày nay khi công nghệ thông tin không ngừng tiến bộ và phát triển, đặc biệt là đội ngũ quản trị của các bên tham gia cần có tầm nhìn chiến lƣợc phát triển cho họ không chỉ đơn thuần là tự lực phát triển và cũng cần có sự liên kết, hợp tác bền vững trong từng hoàn cảnh cụ thể. Chính sự nhạy bén thích nghi môi trƣờng và sự hợp tác thống nhất sẽ mang đến hiệu quả lâu dài cho đối tƣợng tham gia trong thanh toán di động. 5. Kết luận Việt Nam đƣợc đánh giá là thị trƣờng tiềm năng phát triển thanh toán di động trong tƣơng lai bởi các điều kiện nội tại thuận lợi và xu thế phát triển tất yếu trên toàn cầu. Tuy nhiên, để phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội bên ngoài nhƣ kinh nghiệm thành công trên thế giới, thay đổi văn hóa tiêu dùng, tập quán mua sắm của ngƣời dân, phát triển nhanh chóng của thị trƣờng thiết bị di động v.v và khai thác triệt để các lợi thế của chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai độc lập thì việc liên kết và hợp tác là giải pháp tối ƣu nhất để khắc phục các trở ngại của mỗi doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sức mạnh tập thể để mang đến cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất và mục tiêu tƣơng lai không xa sẽ đƣa lĩnh vực thanh toán di động bắt kịp với các quốc gia phát triển trên thế giới./. 201
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Xuân Cù (2012), ‗Thƣơng mại di động - ứng dụng trên thế giới và cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam‘, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế chủ đề: Nh ng vấn đề quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr.700-713 [2] Nguyễn Trần Hƣng (2011), Phát triển thanh toán di động cho các sản phẩm số hóa tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trường Đại học Thương mại [3] Vân Trang (5/2014), ‗Thị trƣờng thanh toán điện tử: Tiềm năng và thách thức‘, Báo điện tử thông tin khởi nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam, truy cập ngày 06 tháng 08 năm 2014, [4] KPMG Global Network of professional Firms (2011), Mobile payments in Asia Pacific, Korea [5] Society of Worldwide Interbank Financial Telecommunication (SWIFT) (2012), Mobile payments – Three winning strategies for banks, Belgium 202
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1