YOMEDIA
ADSENSE
Mô hình lớp học đa phương tiện
83
lượt xem 10
download
lượt xem 10
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tóm tắt: Với mô hình và phương pháp dạy học hiện nay, học sinh học tập một cách quá thụ động, có quá ít kênh thông tin được đưa ra cho học sinh tìm hiểu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mô hình lớp học đa phương tiện
- Mô hình lớp học đa phương tiện Tóm tắt: Với mô hình và phương pháp dạy học hiện nay, học sinh học tập một cách quá thụ động, có quá ít kênh thông tin được đưa ra cho học sinh tìm hiểu. Đồng thời với mô hình này quyền của người thầy “quá to” và quyền của người học “quá nhỏ”, nhà trường thường áp đặt giáo viên chứ học sinh thì không được chọn thầy. Cần phải có một mô hình lớp học mới khác với mô hình trường lớp hiện nay. Mở đầu: Đầu tiên ai cũng biết rất khó để có thể đào tạo một giáo viên trung bình thành một giáo viên giỏi, vậy thì tại sao chúng ta lại không khai thác tối đa những giáo viên giỏi. Một câu hỏi mà chúng ta thường né tránh: “Người biết ít có nên dạy cho người chưa biết hay không?”. Trong lúc chưa có câu trả lời thì cách tối ưu là để cho nhiều học sinh yếu học với một thầy giỏi. Vậy thì phải có một mô hình lớp học đông người? Với mô hình lớp học này, tất cả học sinh trong trường đều có thể được học với giáo viên giỏi, vì với lớp học 100 – 200 chỗ ngồi để dạy cho khoảng 1000 học sinh (5 - 10 lớp) mà không có khó khăn gì. Các giáo viên chính của trường sẽ chịu trách nhiệm giảng dạy lý thuyết và mô phỏng thí nghiệm ảo, còn giáo viên trợ giúp sẽ phân chia học sinh thành các nhóm để hướng dẫn làm bài tập và thực hành thí nghiệm. Trong khi đó với số lượng học sinh như vậy thì mọi khoản đóng góp của học sinh giảm xuống rất nhiều và sự trang bị cơ sở vật chất của nhà trường cũng giảm xuống đáng kể. Trước đây với khoảng 1000 học sinh và
- mỗi lớp học là 45 – 50 học sinh thì phải trang bị vật chất cho khoảng 20 - 25 lớp học. Nội dung: Lớp học đa phương tiện là gì? Lớp học đa phương tiện trong đó : - Trong lớp học đa phương tiện số lượng học sinh học trong một lớp có thể lên tới 100 hoặc 200 học sinh. - Trong lớp học đa phương tiện gồm có giáo viên chính và giáo viên trợ giúp. Giáo viên chính là người có chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm giỏi trong trường còn giáo viên trợ giúp là những giáo viên có chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đạt chuẩn. - Về cơ sở vật chất của lớp học đa phương tiện: lớp học được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại cần thiết như: bảng, máy tính, máy chiếu, âm thanh, mạng internet... Đặc biệt phải có các phòng thí nghiệm hiện đại đạt tiêu chuẩn. Khi học ở lớp học này học sinh không phải ghi chép mà mọi nội dung chính của tiết học đã được phát từ đầu tiết học. Học sinh chỉ ngồi theo dõi bài giảng của giáo viên, trả lời các câu hỏi gợi mở của giáo viên đưa ra và làm thí nghiệm (nếu có). - Về giáo viên, giáo viên chính giảng dạy phần lý thuyết và mô phỏng thí nghiệm bằng thí nghiệm ảo trên máy tính cho cả lớp học. Các giáo viên trợ giúp thì phân nhóm lớp thành nhiều nhóm để hướng dẫn học sinh làm bài tập và thực hành thí nghiệm bằng các dụng cụ thực tế. Các giáo viên trợ giúp vừa là người trợ giúp nhưng cũng là vừa người giám sát đánh giá bài giảng của giáo viên chính. Tại sao phải thay đổi mô hình lớp học truyền thống ? Với mô hình lớp học và phương pháp dạy học truyền thống có rất nhi ều nhược điểm mà khó khắc phục như: + Theo cách dạy truyền thống dụng cụ thí nghiệm là rất cần thiết và quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho học sinh nhưng để trang bị được cho tất cả các lớp học một bộ đầy đủ dụng cụ thí nghiệm tốt và bền là rất tốn kém ngay cả các nước phát triển việc này cũng rất khó khăn nên đối với nước ta càng khó khăn. Mà
- các dụng cụ thí nghiệm chỉ sử dụng được lặp lại một số lần sẽ hỏng hóc và hư hại khi đó sửa chữa và mua mới gây rất tốn kém. + Trong một trường lượng giáo viên giỏi (ở đây đề cập đến mọi khía cạnh của một giáo viên) ít mà đối với giáo dục đối tượng và sản phẩm là con người nên để đào tạo được một con người hoàn chỉnh cần giáo viên có trình độ thực sự, với lượng học sinh như hiện nay và mô hình lớp học truyền thống việc đáp ứng đủ giáo viên giỏi là rất khó khăn chưa nói là không thể làm được. + Phương pháp đào tạo ở nước ta lâu nay vẫn bị coi là thụ động. Giáo viên thường soạn bài ra các trang giáo án và giảng bài với phấn trắng bảng đen, còn học sinh vừa phải chăm chú lắng nghe vừa phải cặm cụi ghi chép. Kết luận: Khi sử dụng mô hình lớp học đa phương tiện thì khái niệm trường, lớp hiện nay sẽ thay đổi nhiều. Các giáo viên giảng dạy được “đặt hàng” từ trước và được giám sát chặt chẽ trong quá trình giảng dạy, và học sinh được quyền học những kiến thức chuẩn chính xác. Khâu kiểm tra đánh giá học sinh sẽ do một bộ phận khác chứ không phải do giáo viên dạy tự đánh giá. Truyền thông đa phương tiện trong hoạt động dạy học
- Trong dạy học, việc thu nhận thông tin có 3 hình thái cơ bản: nghe, nhìn, và cảm xúc. Sự kết hợp 3 hình thái này cộng với việc xử lý thông tin sẽ phát sinh ra 3 phong cách học cơ bản: không gian nhìn, chuỗi nghe và xúc giác của cơ thể. Người học thuộc về phong cách nhìn sẽ nắm bắt thông tin mới qua sự hình dung toàn bộ khái niệm và trong suy nghĩ, tưởng tượng của họ là những hình ảnh không gian Phương pháp dạy học mới Trong hoạt động học tập và nhận thức của người học, âm thanh có một vai trò rất quan trọng. Nó giúp người học tiếp thu ngôn ngữ nói từ giáo viên và ý kiến thảo luận từ các học sinh khác. Âm thanh có thể tạo “điểm nhấn” để giúp người đọc thư giãn thoải mái và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn. Âm nhạc có thể tăng cường chức năng thị giác, giúp ổn định nhịp tim, giảm stress và phục hồi thần kinh, làm giảm các cơn phấn khích… Trong tiết học, nếu giáo viên sử dụng một số đoạn nhạc trong lúc học sinh đang căng thẳng thì có thể làm các em hưng phấn, hứng thú hơn, và tiếp thu bài tốt hơn. Đặc biệt trong các video clip nếu có lồng nhạc tiết tấu phù hợp với tiến trình, tiến độ tiếp diễn của các hoạt cảnh sẽ tạo cho người xem tập trung và hứng thú hơn. Ngoài lồng các đoạn nhạc, thì có thể lồng các âm thanh thực như: tiếng kêu của các loài động vật, tiếng nổ của máy bay, tiếng róc rách của dòng nước chảy… Những âm thanh thực này sẽ làm cho người học dễ cảm nhận thực tế từ đó làm cho họ nhớ lâu hơn. Thế giới thông tin chứa đựng nhiều hình ảnh, biểu đồ và đồ thị. Những hình ảnh sống động, các kí hiệu âm nhạc sẽ tác động đến tâm trạng của con người và tạo ra không khí nền tảng cho cuộc sống. Những hệ thống kí hiệu ngôn ngữ nói hay viết đang được hòa nhập vào nhau làm cho hệ thống mã hóa ngày càng phong phú. Mỗi một hệ thống kí hiệu đóng vai trò là một phương tiện cho các khái niệm, và là một phương tiện để chúng ta truyền đạt cho người đọc. Khi có ý định xem hình ảnh như là một phần của quá trình dạy học thì việc xem xét mục đích của việc tạo ra hình ảnh rất hữu ích. 5 mục đích mà hình ảnh mang lại bao gồm: hình ảnh trang trí, hình ảnh tượng trưng, hình
- ảnh về cấu tạo, hình ảnh về giải thích, và hình ảnh về sự biến đổi. Hình ảnh cùng với tất cả các hệ thống khác, đã tạo ra những nền tảng để con người có thể hiểu được nội dung và cấu trúc của một hệ thống lý thuyết. Giúp người học nhận thức và học tốt hơn Video clip thường được sử dụng để trực quan hóa các hiện tượng vật lý. Với việc cung cấp các hình ảnh minh họa hay các hình ảnh trực quan, các sự kiện và những khái niệm sẽ lôi cuốn cảm xúc con người trong quá trình học tập. Sử dụng video clip trong dạy học với những chiến lược giảng dạy và những đặc tính mô hình nhận thức đã được tích hợp trong nội dung video có thể mang lại hiệu quả cao. Từ ví dụ về một chi tiết đến việc cung cấp những tiêu đề; từ những hình ảnh đồ họa, đến những hoạt cảnh đều có tác động tốt trong việc tiếp thu nội dung kiến thức của bài học. Việc sử dụng video clip có thể phát triển sự hiểu biết và nâng cao sự phát triển của tri thức trong học tập. Những bài dạy đa phương tiện được thiết kế tốt, sử dụng nhiều oạn video clip thích hợp có thể nâng cao quá trình hiểu biết tích cực của học sinh. Lớp học không giảng viên thức (tranh ảnh, sự chuyển động, âm thanh, thuyết minh). Sự kết hợp âm thanh và hình ảnh đứng yên hay những hình ảnh động giúp cho việc thu nhận thông tin của con người một cách tốt hơn. Điểm mạnh của những thông tin mà video clip cung cấp (hình ảnh, âm thanh, tiếng động) tạo điều kiện cho người học qua cả 2 phương tiện: nghe và nhìn, xem xét những vật thực và hình ảnh thực, xem chuỗi chuyển động và xem những cảnh mà khó quan sát được trong cuộc sống hằng ngày. Video clip không chỉ tạo ra ngữ cảnh học tập có thể tiếp cận ở một số tình huống, mà video clip có thể được tua lại và xem lại thường xuyên nếu cần. Có thể rất nhiều thuận lợi khi sử dụng video clip trong giảng dạy. Đầu tiên, cung cấp một nguồn thông tin phong phú với những cơ hội nhằm để chú ý tới những hình ảnh bằng xúc giác của mình, những nét đặc trưng tiêu biểu, những vấn đề liên quan và những vấn đề di truyền. Thứ 2, video clip đưa tới cho người đọc khả năng tiếp nhận các sự kiện. Thuận lợi này đặc biệt quan trọng đối với những học sinh chưa
- quen sử dụng hình ảnh, và những học sinh không nhận ra được sở thích của mình. Thứ 3, video clip cho phép người học nâng cao các kĩ năng nhận dạng các loại hình ảnh liên quan tới nghe nhìn thay vì các sự kiện mà giáo viên đưa ra. Những hình ảnh video clip đưa ra tạo ra mối quan hệ giữa giáo viên và người học, gây hứng thú cho người học. Video clip cung cấp một ngữ cảnh xã hội cho người học, nó có thể sử dụng kèm với âm thanh để người đọc có thể nghe được tiếng nói hay thay đổi âm thanh, tạo ra một hội thoại hay kể truyện. Video clip sẽ ít có hiệu quả hơn nếu chúng ta đưa ra những thông tin trừu tượng và không trực quan; khi khảo sát thông tin hay giới thiệu những logic kiến thức không sao lưu với bằng chứng thực tế. Video clip khảo sát thông tin cả nghe lẫn nhìn. Do đó, hai kiểu này phải làm việc hòa hợp mới đạt hiệu quả nhất. Những âm thanh to qua mức và sự tường thuật những hình ảnh kịch tính không hỗ trợ nhau, và việc sử dụng khung hay các slide quá mức có thể làm giảm các thông báo mang tính giáo dục. Video clip có thể xem là một công cụ giáo dục cho tất cả học sinh, nó có thể mang lại hiệu quả tích cực cho từng học sinh riêng biệt, thu hút được sự chú ý của họ. Người học qua quan sát một cách trực quan sẽ giúp việc xử lý thông tin và tiếp nhận kiến thức hiệu quả hơn. Với sức mạnh về âm thanh và lời nói, video clip rất có lợi cho người học theo hình thức nghe. Ngoài ra video clip mô tả, minh họa những chuỗi hình ảnh và diễn tả các hành động thực một cách có cảm xúc, do đó sẽ đem lại hiệu quả tốt cho người học. Việc lựa chọn các video có hiệu quả là một thành phần quan trọng của việc hợp nhất phương tiện này vào trong thực hành và thực thi vai trò của đa phương tiện trong lớp học. Lựa chọn video có nội dung phong phú, giàu tính trực quan là một yếu tố quan trọng để video clip đạt hiệu quả nhất.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn