intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình nào cho Ngân hàng Trung ương?

Chia sẻ: Viettuan Viettuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

850
lượt xem
180
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau 10 năm, vấn đề này lại được đặt ra: Làm thế nào để Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát chặt tình hình tiền tệ, góp phần giảm thiểu tác động xấu của khủng hoảng?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình nào cho Ngân hàng Trung ương?

  1. Mô hình nào cho Ngân hàng Trung ương? Sau 10 năm, vấn đề này lại được đặt ra: Làm thế nào để Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát chặt tình hình tiền tệ, góp phần giảm thiểu tác động xấu của khủng hoảng? Cách đây 10 năm, khi Luật Ngân hàng Nhà nước được bàn thảo để hoàn thiện, câu chuyện Ngân hàng Trung ương (NHTW) của Việt Nam phải như thế nào để đảm bảo vị trí đặc biệt của nó trong nền kinh tế đã được đặc biệt quan tâm. Thế nhưng, khi cơn bão khủng hoảng tài chính châu Á lan tràn trong khu vực, thì những câu chuyện về tính độc lập, tính minh bạch, hay mô hình tổ chức... đã được gác lại, thay vào đó là các vấn đề làm thế nào để NHTW có thể kiểm soát chặt tình hình tiền tệ, góp phần giảm thiểu tác động xấu của khủng hoảng. Giờ đây, những vấn đề từ cơ bản nhất, như mục tiêu của một NHTW phải là gì, NHTW có nên là một cơ quan độc lập với Chính phủ hay không... đều được nhắc lại một cách quyết liệt. Cũng với chủ đề này, trong tuần qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức Hội thảo về cải cách Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với sự có mặt của đông đảo các chuyên gia tài chính quốc tế và trong nước. Theo các chuyên gia quốc tế, không có một mô hình chuẩn nào cho một NHTW, bởi mỗi nước có những đặc thù riêng. Có lẽ bởi vậy, các tham luận phần nhiều nêu ra kinh nghiệm các nước khác nhau và dừng lại ở mức gợi ý chính sách. Mục tiêu phải rạch ròi Theo ông Masahiko Takeda, Cố vấn cao cấp Vụ châu Á - Thái Bình Dương của IMF, chính sách của Việt Nam nhằm rất nhiều mục tiêu, như tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, ổn định giá cả, phát triển kinh tế - xã hội... Ông Takeda cho rằng, mục tiêu chính sách như vậy là chung chung, do đó “cần đặt mục tiêu cụ thể hơn và chỉ là các mục tiêu tài chính/tiền tệ, thậm chí cụ thể hơn nữa để tránh xung đột tiềm ẩn giữa chúng”. Còn theo ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), mục tiêu của chính sách tiền tệ hiện quá rộng, đặc biệt, chúng xung đột nhau và không có trật tự ưu tiên rõ rệt. Đây không phải là vấn đề mới. Sự xung đột được đề cập nhiều trong hai năm qua khi chỉ số giá tiêu dùng tăng cao - đó là xung đột giữa thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là hai mục tiêu mâu thuẫn nhau và NHTW nên có sự lựa chọn một mục tiêu cụ thể hoặc tối thiểu là ưu tiên mục tiêu nào hơn trong ngắn hạn, hoặc trong mỗi thời kỳ, chẳng hạn như ở thời điểm này, sẽ rất khó thúc đẩy tăng trưởng cao trong điều kiện lạm phát phải thấp. Theo ông Lars Nyberg, Phó Thống đốc Ngân hàng Riskbank (Thụy Điển), NHTW mỗi nước đều đặt nhiều mục tiêu khác nhau, chẳng hạn như Mỹ quy định Cục Dự trữ liên bang có mục tiêu “tạo công ăn việc làm tối đa”. Vấn đề việc làm cũng được đề cập trong hoạt động của NHTW Anh. Nhưng qua phân tích cũng như kinh nghiệm của mình, ông Lars Nyberg cho rằng, nhiệm vụ cơ bản của NHTW là nhằm duy trì ổn định giá cả, tăng sự ổn định trong hệ thống tài chính, tức là
  2. cố gắng ổn định nền kinh tế. Các NHTW mỗi nước có khác nhau, nhưng hầu hết đều nhấn mạnh những yếu tố này. Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng không được ông Lars Nyberg nhấn mạnh trong mục tiêu của NHTW, bởi theo ông, chính sách tiền tệ không thể tác động trực tiếp đến tăng trưởng trong dài hạn. Mức tăng trưởng dài hạn của một quốc gia được xác định bởi diễn biến về số lượng nhân công, nguồn vốn và tốc độ phát triển công nghệ. “Ảnh hưởng lớn nhất của chính sách tiền tệ là góp phần gián tiếp vào những diễn biến thuận lợi của nền kinh tế bằng cách đảm bảo rằng, lạm phát được duy trì ở mức thấp, ổn định và đạt được sự ổn định tài chính”, ông Lars Nyberg nói. Xác định nhiệm vụ của NHTW theo hướng kiểm soát lạm phát đã được đề cập thông qua một nghiên cứu có giá trị tham khảo tốt của một chuyên viên thuộc Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) công bố năm ngoái. Kết quả nghiên cứu hơn 10 năm cho thấy kết quả tương tự như nhận định của ông Lars Nyberg về quan hệ giữa chính sách tiền tệ và tăng trưởng. Còn theo ông Vũ Thế Vậc, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Ngân hàng Nhà nước), mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước, với tư cách là NHTW, là ổn định giá trị đồng tiền, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước vẫn cần thiết phải thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, như tăng trưởng kinh tế. “Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước luôn theo đuổi mục tiêu chính khi mục tiêu của mình có xung đột với mục tiêu kinh tế vĩ mô khác”, ông Vậc nói. Với những nhận định như vậy, nếu áp dụng vào thời điểm 2 năm vừa qua khi lạm phát cao thì có thể nói, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải hướng vào mục tiêu giảm lạm phát, chứ không phải là thúc đẩy tăng trưởng, tức là khác với việc cố cân bằng hai mục tiêu theo công thức “lạm phát < tăng trưởng thực” như Ngân hàng Nhà nước đang làm hiện nay. Độc lập là tất yếu Hiện ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước là một thành viên Chính phủ và hoạt động như một bộ, như một cơ quan quản lý nhà nước khác trong bộ máy Chính phủ, nên tất nhiên sẽ có ưu và nhược điểm. Nhiều ý kiến đã từng cho rằng, mô hình như vậy sẽ khiến vai trò đặc biệt của một NHTW bị giảm, nên cần phải độc lập hơn, thậm chí tách ra khỏi Chính phủ như mô hình một số nước phương Tây. Tại Hội thảo, hầu hết ý kiến cũng cho rằng, nên tăng tính độc lập của NHTW tại Việt Nam. Theo ông Lê Xuân Nghĩa, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, NHTW có tính độc lập càng cao thì mục tiêu ổn định giá càng có khả năng đạt được, nhờ đó mà chính sách tiền tệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn. Nhưng ông Nghĩa cũng khẳng định, độc lập không có nghĩa là tách ra khỏi Chính phủ, mà nó thể hiện bởi 3 tiêu thức cơ bản là mức độ quyết định của NHTW trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, mức độ tự chủ về ngân sách, ảnh hưởng của áp lực chính trị tác động vào các vấn đề tổ chức và hoạt động của NHTW. Tính độc lập sẽ khác với việc hiểu đơn giản là độc lập về mặt vị thế. Theo ông Karl Habermeier, Cố vấn Vụ Hệ thống tài chính và tiền tệ IMF, NHTW là một phần của Chính phủ và cộng đồng, nên không thể hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, Chính phủ có thể xác định cho NHTW những mục tiêu cụ thể, nhất quán với những hiểu biết đúng đắn về vai trò
  3. chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, Chính phủ có thể trao cho NHTW những công cụ thực hiện mục tiêu đó, mà không cần can thiệp. Tính tự chủ và độc lập đó được ông Masahiko nêu ra với kinh nghiệm rất nhiều nước, như tại Anh trước năm 1997, NHTW không có quyền lực để quyết định công cụ chính sách lãi suất, mà chỉ có quyền đưa ra quan điểm với Thủ tướng. Sau năm 1997, Chính phủ Anh chỉ xác định mục tiêu lạm phát và NHTW Anh chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt quyết sách để thực hiện mục tiêu. Những ví dụ khác là sự tự chủ ở Nhật Bản vào năm 1998, hay cách mà NHTW Israel thể hiện sự độc lập của mình trong vấn đề về chính sách tiền tệ và cả chính sách tài khóa, mặc dù theo luật định, NHTW nước này có tính độc lập rất thấp... Bà Dương Thu Hương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội, người có nhiều năm gắn bó với ngành ngân hàng, cũng ủng hộ việc nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước hiện nay. Theo bà Hương, Ngân hàng Nhà nước không cần là cơ quan độc lập với Chính phủ, nhưng theo cơ chế Chính phủ đưa mục tiêu và Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêu đó bằng công cụ của mình, Chính phủ hay Quốc hội không cần phải can thiệp bằng cách ấn định những chỉ số cơ bản, như yêu cầu về tăng, giảm lãi suất, đưa ra mức cung tiền... Còn thực hiện bằng cách nào để đảm bảo mục tiêu là việc của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài hai vấn đề có tính quyết định trên, tại Hội thảo, nhiều vấn đề về mô hình tổ chức, vai trò của thanh tra ngân hàng, sự cần thiết phải bãi bỏ cơ chế chủ quản của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại nhà nước, vai trò của Thống đốc... cũng được các chuyên gia trong và ngoài nước phân tích một cách khá chi tiết. Admin (Theo VIR)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2